Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô

* Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên

liệu diesel

- Quan sát, nhận dạng các bộ phân của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

* Nội dung:

1.1 Nhiệm vụ.

Quá trình làm việc của động cơ diesel là nhiên liệu và không khí được hòa trộn với

nhau trong buồng cháy động cơ ở cuối kỳ nén. Tại buồng cháy hỗn hợp nhiên liệu tự bốc

cháy nhờ nhiệt độ và áp xuất cao. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu Diesel là:

- Dự trữ nhiên liệu : đảm bảo cho động cơ có thể làm việc liên tục trong một thời gian

nhất định, không cần cấp thêm nhiên liệu, lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên

liệu, giúp nhiên liệu chuyển động thông thoáng trong hệ thống.

- Cung cấp nhiên liệu có áp xuất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của động

cơ đúng thời điểm và đảm bảo.

+ Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

+ Phun nhiên liệu vào đúng thời điểm và đúng quy luật mong muốn. Lượng nhiên

liệu vào các xilanh phải đồng đều

- Các tia nhiên liệu vào xilanh động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng,

phương hướng , hình dạng kích thước của tia phun với kích thước và hình dạng của buồng

cháy.

1.2 Yêu cầu.

- Nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt động cơ phải sạch

- Phải tạo ra nhiên liệu có áp xuất cao để nhiên liệu phun vào trong buồng cháy dưới

dạng sương mù, phân tán đều để hòa trộn với không khí được tốt.

- Cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt động cơ phải đúng thời điểm và đúng qui luật

thiết kế. Thời điểm kết thúc cung cấp nhiên liệu phải dứt khoát không bị nhỏ giọt.

- Cung cấp nhiên liệu đồng đều tới các xi lanh của động cơ.

- Điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ d

àng và nhanh chóng phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

- Đơn giản trong quá trình vận hành và sửa chữa bảo dưỡng

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 155 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
cái một: 
 - Nếu tốc độ động cơ tụt xuống đột ngột, động cơ rung mạnh thì xy lanh đó bình 
thường 
- Nếu không có gì thay đổi thì xy lanh hoặc kim phun đó có nỗi (chuyển đến mục kiểm tra áp 
suất nén) 
2.7. Các triệu chứng của động cơ Diesel khi hư hỏng hệ thống nhiên liệu 
2.7.1. Động cơ không khởi động được 
* Không có nhiên liệu cung cấp vào xi lanh 
 - Trong thùng chứa hết nhiên liệu 
 - Khóa thùng nhiên liệu chưa mở 
 - Các đường ống dẫn nhiên liệu bị tắc 
 - Tay ga để ở vị trí ngừng cung cấp nhiên liệu hoặc bị kẹt 
 - Các bầu lọc nhiên liệu bị tắc 
 - Trong đường ống dẫn nhiên liệu có không khí 
 - Van của bơm thấp áp đóng không kín 
 - Van triệt hồi bị kẹt, đóng không kín 
 - Piston bơm cao áp bị kẹt 
 - Lò xo BCA bị gẫy 
 - Cặp piston-xi lanh BCA bị mòn nghiêm trọng 
 134 
 - Vành răng bị lỏng không kẹp chặt ống xoay piston BCA 
 - Kim phun nhiên liệu bị kẹt 
 - Các lỗ tia phun bị tắc 
 * Nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy: 
 - Kim phun bị kẹt 
 - Kim phun mòn mặt côn đóng không kín các lỗ tia phun trên đót kim 
 - Lò xo vòi phun bị yếu, gẫy 
 - Có không khí trong đường ống cao áp 
 - Rò rỉ nhiên liệu ở đường ống cao áp 
 - Trong nhiên liệu có lẫn nước hoặc nhiên liệu bị biến chất 
 - Điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu không đúng 
4.7.2. Động cơ làm việc có khói đen hoặc xám 
 - Do nhiên liệu cháy không hết 
 - Thừa nhiên liệu do điều chỉnh lượng nhiên lệu cung cấp không đúng 
 - Điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu quá muộn 
 - Động cơ bị quá tải 
 - Thiếu không khí 
 - Do tắc đường ống xả 
 - Lọc không khí bị tắc bẩn 
 - Khe hở su páp lớn làm su páp mở không hết 
 - Chất lượng phun kém 
 - Chất lượng nhiên liệu kém 
 2.7.3. Động cơ làm việc có khói xanh do lọt dầu bôi trơn vào buồng đốt động cơ 
 - Động cơ làm việc có khói trắng 
 - Có xị lanh nào đó không nổ 
 - Trong nhiên liệu có lẫn nước lã 
 2.7.4. Động cơ không phát huy được công xuất 
 - Nhiên liệu cung cấp vào động cơ không đủ 
 - Do lọc nhiên liệu bị bí tắc 
 - Có không khí lọt vào đường nhiên liệu thấp áp 
 - Năng xuất bơm thấp áp không đảm bảo 
 - Áp xuất nhiên liệu trong khoang BCA điều chỉnh thấp quá 
 - Cặp piston-xi lanh BCA bị mòn 
 - Lượng nhiên liệu cung cấp giữa các nhánh bơm không đồng đều 
 - Góc lệch cung cấp nhiên liệu giữa các nhánh bơm điều chỉnh không đúng 
 - Rò rỉ nhiên liệu trên đường ống cao áp 
 135 
 - Đường ống cao áp bị bẹp 
 - Kim phun mòn nghiêm trọng 
 - Chất lượng phun nhiên liệu không đạt yêu cầu 
 - Nhiên liệu phun không tơi 
 - Chùm nhiên liệu phun ra phân bổ không đúng trong không gian buồng cháy 
 2.7.5. Thời điểm cung cấp nhiên liệu không đúng 
 - Do cặp piston-xi lanh mòn 
 - Đặt bơn lên động cơ không chính xác 
 - Điều chỉnh góc lệch giữa các nhánh bơm không đúng 
 2.7.6. Quy luật phun nhiên liệu không đúng 
 - Do cặp piston-xi lanh mòn nhiều 
 - Chiều cao con đội BCA điều chỉnh không đúng 
 - Các vấu cam BCA bị mòn nhiều 
 - Các lỗ tia phun bị tắc 
 - Độ nâng kim phun không đúng 
 - Dùng sai loại vòi phun 
 2.7.7. Động cơ làm việc không ổn định 
 * Có hiện tượng bỏ máy hoặc nổ không đều 
 - Có xi lanh nào đó không được cấp nhiên liệu 
 - Có không khí trong đường nhiên liệu 
 - Điều kiện cháy không đảm bảo 
 * Hiện tượng máy rú liên hồi 
 - Do piston BCA bị kẹt 
 - Vít kẹp vành răng xoay piston bị lỏng 
 - Lò xo bộ điều tốc yếu hoặc gẫy 
 * Tốc độ động cơ tăng quá cao 
 - Ốc hạn chế tốc độ điều chỉnh sai 
 - Thanh răng BCA bị kẹt 
 - Mức dầu bôi trơn trong bộ điều tốc quá nhiều 
 Động cư làm việc có tiếng gõ do điều chỉnh phun sớm quá 
 Quy trình mẫu 
 3. Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel 
 Động cơ Diesel Hyun dai có 4 xi lanh. Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm có: 
- Thùng chứa nhiên liệu 
 136 
 - Bơm thấp áp (Bơm chuyển vận) kiểu màng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như 
 bơm xăng. Bơm được dẫn động từ trục cam của cơ cấu phân phối khí. 
 - Bầu lọc nhiên liệu 
 - Bơm cao áp kiểu VE có 1 piston-xi lanhcung cấp nhiên liệu cho cả 4 xi lanh động 
 cơ. Trong BCA có bơm cấp nhiên liệu kiểu rô to cánh trượt. Tự động điều chỉnh phu sớm 
 bằng thủy lực. Áp xuất của bơm cấp nhiên liệu được điều chỉnh bởi van điều áp. 
 - Vòi phun nhiên liệu dùng loại vòi phun kín 
3.1. Quy trình tháo 
 TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ 
 thuật 
 1 Xả nhiên liệu ở thùng chứa Choòng 17 Xả vào thùng 
 chứa 
 2 Tháo các đường ống dẫn nhiên liệu Cle dẹt 17-19 
 thấp áp và cao áp, các đường dầu hồi 
 3 Tháo thùng chứa nhiên liệu Choòng 17 
 4 Tháo các bầu lọc nhiên liệu Choòng 14-17 
 5 Tháo bơm thấp áp Choòng 14 
 6 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ Choòng 14 
 7 Tháo BCA ra khỏi động cơ Cle dẹt 17-19 
 - Tháo dẫn động ga Kìm 
 - Tháo giắc cắm van điện từ tắt máy 
 - Tháo bu lông đai ốc bắt BCA với giá Tuýp khẩu 12-19 
 đỡ mặt bích truyền động 
 8 Tháo rời bơm thấp áp Đánh dấu trước 
 - Tháo nắp bơm Tuốc nơ vít khi tháo 
 - Tháo thân bơm Tuốc nơ vít 
 - Tháo màng bơm Cle dẹt 10 Dùng tay ép và 
 - Tháo chốt cần bơm máy Búa đột giữ màng để 
 - Tháo cần bơm tay tháo 
 - Tháo lò xo, thanh đẩy 
 - Tháo van hút van xả Búa đột 
 Đóng nhẹ nhàng 
 9 Tháo rời BCA 
 - Tháo cảm biến vị trí cần ga Tuốc nơ vít 
 137 
 - Tháo cần ga và lò xo Cle dẹt 8 
 - Tháo nắp trên Cle lục lăng Chú ý doăng 
 - Tháo lò xo bộ điều tốc Tuốc nơ vít đệm 
 - Tháo cụm tấm ga, tấm trung gian Vam 
 - Tháo nắp trước Cle lục lăng 
 - Tháo bơm chuyển vận lấy Sta to,rô to Cle lục lăng 
 và các phiến gạt 
 - Tháo van điều áp Choòng 22 
 - Tháo nắp đạy cơ cấu điều chỉnh góc Cle lục lăng 
 phun sớm 
 - Tháo lò xo, piston và chốt cơ cấu điều 
 chỉnh góc phun sớm. 
 - Tháo van điện từ tắt máy Cle dẹt 22 
 - Tháo van triệt hồi Choòng 14 
 - Tháo nắp sau Cle lục lăng 
 - Tháo van tiết lưu 
 - Tháo piston và đĩa cam Tuốc nơ vít 
 - Tháo khối con lăn 
10 Tháo rời vòi phun 
 - Tháo nắp đậy vòi phun Choòng 19-22 
 - Nới ê cu hãm vít điều chỉnh Choòng 14 
 Tuốc nơ vít 
 - Tháo ê cu điều chỉnh Choòng 14 
 - Tháo đai ốc đầu vòi phun Choòng 19-22 
 - Tháo thân và kim phun 
3.2. Quy trình kiểm tra sửa chữa 
TT Những sai hỏng Phương pháp K.tra Phương pháp Yêu cầu KT 
 S. chữa 
1 - Vỏ bình lọc thô, Quan sát Thay vỏ mới 
 tinh bị nứt vỡ 
 - Các phin lọc tắc - Xúc rửa hoặc 
 bẩn thay 
2 Bơm cao áp 
 138 
 - Van triệt hồi bị - Quan sát Rà lại hoặc Thay đồng bộ cả 
 mòn - Kiểm tra trên dụng cụ thay mới van và ổ đặt 
 chuyên dùng Thay đồng bộ cả 
 - Quan sát piston và xi lanh 
 - Piston, xi lanh bị - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 mòn - Kiểm tra trên dụng cụ 
 chuyên dùng 
 - Quan sát 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Lò xo bị yếu, gẫy - Quan sát 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Con đội bị mòn 
 3 Vòi phun nhiên liệu 
 - Kim phun bị kẹt, - Quan sát Rà lại hoặc Thay đồng bộ cả 
 mòn, mặt côn đóng - Kiểm tra trên dụng cụ thay mới kim phun và đót 
 không kín chuyên dùng kim 
 - Quan sát Thay đồng bộ cả 
 - Thân kim phun - Kiểm tra trên dụng cụ Thay mới kim phun và đót 
 mòn làm áp xuất chuyên dùng kim 
 phun giảm, chất - Quan sát 
 lượng phun kém - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Ty đẩy mòn - Quan sát 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Lò xo yếu, gẫy 
 4 Bơm thấp áp 
 -Mòn van và đế van Kiểm tra độ kín Rà lại hoặc 
 - Piston bị mòn - Quan sát thay mới 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Lò xo yếu, gẫy - Quan sát 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 - Con đội bị mòn - Quan sát 
 - Dùng dụng cụ đo Thay mới 
 Quy trình lắp: Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo. Trước khi lắp cần chú ý: 
- Các chi tiết phải được rửa sạch bằng dầu Diesel 
 139 
- Các cặp chi tiết chính xác như piston- xi lanh bơm, van triệt hồi, kim phun không 
 được lắp lẫn và phải lắp đúng vị trí ban đầu 
 Câu hỏi ô tập 
 1. Nêu nhiệm vụ yêu cầu của vòi phun. 
 2. Trình bày hiện tượng hư hỏng cách kiểm tra sửa chữa vòi phun. 
 3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều tốc bơm cao áp 
 4. Trình các bước điều chỉnh áp suất vò phun bơm cao áp 
 140 
 Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến 
 * Mục tiêu: 
 - Phát biểu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô đun điều khiển điện tử và 
các bộ cảm biến 
 - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng mô 
đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến 
 - Bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các cảm biến đúng phương pháp và đúng tiêu 
chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định 
 - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 
 - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 
 * Nội dung: 
1. Nhiệm vụ của bộ điều khiển trung tâm( ECU) và các bộ cảm biến 
1.1. Nhiệm vụ. 
 Về mặt điều khiển điện tử, vai trò của ECU là xác định lượng phun nhiên liệu, định 
thời điểm phun nhiên liệu và lượng không khí nạp vào phù hợp với các điều kiện lái xe, dựa 
trên các tín hiện nhận được từ các cảm biến và công tắc khác nhau. Ngoài ra, ECU chuyển 
các tín hiệu để vận hành các bộ chấp hành. Đối với hệ thống EFI-Diesel thông thường và hệ 
thống EFI-Diesel ống phân phối. 
 141 
 Hình 6.15. Nguyên lý điều khiển của EDU. 
 EDU là một thiết bị phát điện cao áp. Được lắp giữa ECU và một bộchấp hành, EDU 
khuếch đại điện áp của ắc quy và trên cơ sở các tín hiệu từ ECU sẽ kích hoạt SPV kiểu tác 
động trực tiếp trong EFI Diesel thông thường hoặc phun trong hệ thống kiểu EFI Diesel có 
ống phân phối. EDU cũng tạo ra điện áp cao trong trường hợp khác khi van bị đóng 
1.2. Công dụng, cấu tạo và hoạt động của các cảm biến. 
 Các cảm biến có chức năng thu thập các thông tin và gửi tín hiệu đến ECU. 
 Hình .16. Các cảm biến gửi tín hiệu tới ECU. 
 Cảm biến gửi tín hiệu tới ECU động cơ được nêu ở hình trên. 
1.3. CÁC CHỨC NĂNG ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN BỞI ECU. 
 142 
 Xác định lượng phun và định thời gian phun của EFI Diesel thông thường. 
1.4. Điều khiển lượng phun. 
 143 
2. Bảo dưỡng và sửa chữa các bộ cảm biến chính 
2.1. Cảm biến bàn đạp ga. 
Công dụng: 
 Cảm diến vị trí bướm ga xác định vị trí bướm ga hoặc góc quay tương ứng của nó và 
gửi tín hiệu của nó về ECU. 
Cấu tạo. 
 * Cảm biến vị trí bướm ga kiểu biến trở: 
 Cảm biến vị trí bướm ga, nó được đặt trên trục bướm ga và là loại sử dụng một biến 
trở. 
 144 
 Hình 6.16. Cảm biến vị trí bướm ga kiểu biến trở. 
Cảm biến vị trí bàn đạp ga, nó tạo thành một cụm cùng với bàn đạp ga. Cảm biến này là loại 
có một phần tử Hall, nó phát hiện góc mở của bàn bàn đạp ga. Một điện áp tương ứng với 
góc mở của bàn đạp ga có thể phát hiện được tại cực tín hiện ra. 
2.2. CẢM BIẾN BÀN ĐẠP GA 
• Lắp trên bàn đạp ga. Cảm biến dạng biến trở hoặc phần tử Hall. 
 145 
• Tín hiệu VPA được để xác định góc mở bàn đạp ga thực tế để điều khiển motor điều khiển 
bướm ga và điều khiển lượng phun trong một chu kỳ. 
• Tín hiệu VPA2 được dùng để báo thông tin về góc mở bàn đạp ga nhằm phát hiện hư hỏng. 
 Hình 6.17. Sơ đồ cảm biến bàn đạp ga 
- Kiểm tra 
2.3. Cảm biến tốc độ động cơ được bố trí ở trục khuỷu. 
• NE dạng cảm biến điện từ, có 34 răng. 
• Xác định lưu lượng phun và thời điểm phun 
1. Nam châm; 2. Vỏ bảo vệ; 3.Thân máy; 4. Lõi từ; 5. Cụm solenoid; 6. Răng cảm biến 
 Hình 6.18. Cảm biến tốc độ động cơ 
- Kiểm tra 
 146 
2.3. CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP 
• Dùng để điều khiển hệ thống tuần hoàn khí thải. 
 Hình 6.19. Cảm biến lưu lượng khí nạp 
2.4. CẢM BIẾN P ĐƯỜNG ỐNG NẠP 
• Kiểm tra áp suất trong đường ống nạp. 
• Chuẩn làm việc là 0mmHg. 
• ECU dùng tín hiệu này để điều khiển lượng phun, hệ 
thống nạp không khí và điều khiển hệ thống EGR 
- Kiểm tra 
 147 
2.5. CẢM BIẾN ÁP SUẤT NHIÊN LIỆU 
• Cảm biến P nhiên liệu được bố trí trên ống phân phối. 
• ECU theo dõi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối bằng cảm biến áp suất nhiên liệu và 
điều khiển van hút SCV để điều chỉnh P bên trong ống phân phối theo đúng chế độ làm việc 
của động cơ 
 Hình 6.20 
Cảm biến P nhiên liệu là một chất bán dẫn, điện trở củachip silicon sẽ thay đổi khi áp suất 
nhiên liệu thay đổi và được IC chuyển thành tín hiệu điện áp gởi về ECU. 
 148 
 Hình 6.21 
2.6. Cảm biến nhiệt độ (Nhiệt độ nước, T0 khí nạp, T0 nhiên liệu). 
a. Công dụng 
 Cảm biến nhiệt độ trên động cơ Diesel dùng để đo nhiệt độ động cơ, nhiệt độ khí nạp, 
nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ, nhiệt độ nhiên liệu Diesel, nhiệt độ khí xả,... 
 * CẢM BIẾN T˚ KHÍ NẠP TURBIN 
 149 
 Được bố trí sau turbine tăng áp. Cảm biến THIA là một chất bán dẫn có trị số nhiệt 
điện trở âm. ECU dùng tín hiệu này để hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun. 
 Hình 6.22. 
2.7. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ KHÍ NẠP 
 Cảm biến nhiệt độ khí nạp THA được bố trí sau lọc gió. 
 Cảm biến là một chất bán dẫn có trị số nhiệt điện trở âm. 
 • ECU dùng tín hiệu này để hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun, thời điểm phun và hệ 
thống EGR 
 150 
 Hình 6.23. 
2.8. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC 
 Là chất bán dẫn có trị số nhiệt điện trở âm. 
 Tín hiệu THW để hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun và thời điểm phun, điều khiển 
phun khi khởi động, điều khiển ISC và EGR. 
 151 
 Hình 6.24. 
2.10. Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu 
 Động cơ 1CD-FTV, 1KD-FTV, 2KD-FTV cảm biến được bố trí ở bơm cao áp. Nó 
kiểm tra nhiệt độ nhiên liệu trong mạch áp suất thấp nhằm tránh sự quá nhiệt trong hệ thống 
nhiên liệu (90C.) 
 Chuẩn làm việc của cảm biến là 39C. 
 152 
 Nếu cảm biến hở mạch hoặc ngắn mạch, ECU xem hệ thống bị quá nhiệt và động cơ 
không thể chạy được. 
 Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu là một chất bán dẫn có trị số nhiệt điện trở âm. 
 Hình 6.25 
2.9. CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC CAM 
 Cảm biến vị trí trục cam dạng cảm biến điện từ hoặc cảm biến Hall. 
 Đĩa tín hiệu G có 1 răng. Dùng để xác định thời điểm phun. 
 153 
 Hình 6.26 
 Câu hỏi ô tập 
1. Nêu nhiệm vụ yêu cầu của bộ điều khiển điện tử 
2. Trình bày hiện tượng hư hỏng cách kiểm các cảm biến hệ thống phun dầu điện tử 
3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều tốc bơm cao áp 
4. Trình các bước điều chỉnh áp suất vò phun bơm cao áp 
 154 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Danh mục tài liệu cần tham khảo - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ 
thống nhiên liệu diesel do Tổng cục dạy nghề ban hành - Nguyễn Quốc Việt 
 - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005 - Trịnh Văn 
Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện 
 - Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy-NXB Lao động - Xã hội-2007 - Nguyễn 
Oanh 
 - Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại-NXB GTVT-2008 - Nguyễn Tất Tiến, 
Đỗ Xuân Kính 
 - Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-NXB Giáo dục-2009 
 XÁC NHẬN KHOA 
 Bài giảng môn học/mô đun “BD,SCHT NL động cơ diesel đã bám sát các nội dung 
trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, 
năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đunBD,SCHT NL động cơ diesel thay thế 
cho giáo trình. 
 Người biên soạn Lãnh đạo Khoa 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) 
 155 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu.pdf