Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát

*. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn;

- Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;

- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.

*. Nội dung bài:

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn;

2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.

2.1. Chuẩn bị

2.2. Trình tự thực hiện

2.2.1. Tháo hệ thống bôi trơn;

2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn;

2.2.3. Lắp hệ thống bôi trơn;

2.3. Vệ sinh công nghiệp

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn;

1.1. Quy trình tháo lắp

Với mỗi động cơ khác nhau, hệ thống bôi trơn sẽ khác nhau. Do đó quy trình tháo

lắp cũng sẽ khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình tháo lắp của một số động

cơ điển hình.

1.1.1. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài

(động cơ xe Zil 130)

Hệ thống bôi trơn của động cơ Zil130 là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu

bánh răng ăn khớp ngoài, có hai cặp bánh răng. Một cặp bánh răng bơm dầu ra két làm

mát, một cặp bánh răng bơm dầu lên bầu lọc rồi từ đó vào đường dầu chính đi bôi trơn.

Bầu lọc kiểu ly tâm toàn phần.

1.1.1.1. Quy trình tháo:

1. Xả dầu bôi trơn.

2. Tháo đường ống dẫn dầu từ bơm lên két làm mát

3. Tháo bơm dầu.

- Tháo nắp đậy tầng dưới

- Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng dưới

- Tháo nắp đậy tầng trên

- Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng trên

4. Tháo đường ống lên đồng hồ báo áp lực dầu.5

5. Tháo bầu lọc ly tâm.

- Tháo nắp đậy ngoài

- Tháo rôto quay

- Tháo giclơ ngẫu lực

6. Tháo két làm mát dầu.

7. Tháo các van an toàn.

1.1.1.2. Quy trình lắp:

Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý:

- Trước khi lắp, các chi tiết phải rửa sạch sẽ, các đường dầu phải được thông rửa

bằng khí nén.

- Các bề mặt lắp ghép phải có gioăng đệm làm kín. Bề dầy gioăng đệm giữa nắp

bơm và thân bơm phải đảm bảo.

- Khi tháo lắp tránh làm xô lệch các lá tản nhiệt của két mát dầu.

1.1.2. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong (động

cơ 3A và 2RZ)

Hệ thống bôi trơn động cơ 3A và 2RZ là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu loại

bánh răng ăn khớp trong, lắp trên vỏ hộp xích cam được dẫn động bởi rãnh then đầu

trục khuỷu. Khi động cơ làm việc, bơm dầu hút dầu từ đáy các te đẩy dầu qua bầu lọc

vào đường dầu chính để đi bôi trơn cho các cổ trục khuỷu, cổ trục cam Bầu lọc sử

dụng lõi lọc, không tháo rời đựơc phải thay thế theo định kì bảo dưỡng.

1.1.2.1. Quy trình tháo:

1. Xả dầu bôi trơn.

2. Tháo bánh đai bơm nước và khớp dẫn động quạt gió cùng với cánh quạt.

3. Tháo bánh đai đầu trục khuỷu.

4. Tháo cảm biến đo mức dầu.

5. Tháo cạtte dầu.

6. Tháo bầu hút dầu

7. Tháo bầu lọc dầu.

8. Tháo giá đỡ bầu lọc dầu.

9. Tháo nắp bơm dầu.

10. Tháo rô to chủ động, rô to bị động của bơm dầu

11. Tháo van điều chỉnh áp suất dầu:

- Tháo phanh hãm

- Tháo đế lò xo và thân van

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang xuanhieu 3460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn & Làm mát
ng làm mát với dung dịch hóa 
chất, sau đó xả đi rồi dùng thiết bị rửa bơm 
nước với một áp suất nhất định chảy với tốc 
độ nhanh và ngược chiều lưu thông bình 
thường của nước làm mát trong két và trong 
áo nước động cơ. Tháo ống nối giữa bình 
dưới của két với động cơ, bơm nước vào 
ống nối ở phía dưới của két, chảy ngược lên 
vào nắp máy xuống thân máy rồi chảy ra 
ngoài. Rửa đến khi nước thoát ra sạch thì 
thôi. Hình 2.3. Súc rửa két nước 
 Có thể tháo hai ống nối giữa két và động cơ rồi rửa riêng cho từng cụm két và 
động cơ (Hình 2.3). 
 b. Pha dung dịch nước làm mát. 
 Dung dịch nước làm mát gồm: 
 - Chất chống đông (êtylen glycol) 50%. 
 - 50% nước sau đó pha thành dung dịch làm mát. 
 Dung dịch nước làm mát này có tác dụng: 
 - Hạ thấp nhiệt độ đông đặc – 370 C 
 - Tăng nhiệt độ sôi lên cao 1080 C. 
 - Chống lắng cặn, ăn mòn kim loại trong hệ thống làm mát (Do trong chất chống 
đông có các chất phụ gia, chất ức chế ăn mòn, chất chống tạo bọt). 
 c. Phương pháp làm đầy và thông khí hệ thống làm mát. 
 - Kiểm tra dung tích hệ thống làm mát sau đó rót đầy hệ thống. 
 - Sau khi thêm một lượng ít chất làm mát mà đã đầy, điều này cho thấy không khí 
bị kẹt bên trong hệ thống làm mát (áo nước ở thân động cơ). Do nhiệt độ thấp của dung 
dịch làm mát làm đóng van hằng nhiệt. 
 - Khởi động động cơ chạy đến nhiệt độ làm việc bình thường (Van hằng nhiệt 
mở) rồi dừng máy, kiểm tra lại mức nước trong hệ thống, nếu chưa đủ thì điền đầy theo 
yêu cầu. 
 20 
 - Nhiều van hằng nhiệt có một lỗ nhỏ ở phía trong van cho phép xả không khí ra 
ngoài nhanh chóng khi van hằng nhiệt đóng. 
 Bài 4. Sửa chữa hệ thống làm mát Thời gian: 22 giờ 
 *. Mục tiêu của bài: 
 - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữahệ thống làm mát; 
 - Sửa chữa được hệ thống làm mát theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; 
 - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; 
 - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. 
 *. Nội dung bài: 
 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát; 
 2. Thực hành sửa chữa hệ thống làm mát. 
 2.1. Chuẩn bị 
 2.2. Trình tự thực hiện 
 2.2.1. Sửa chữa bơm nước; 
 2.2.2. Sửa chữa van hằng nhiệt; 
 2.2.3. Sửa chữa két làm mát 
 2.3. Vệ sinh công nghiệp 
 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát; 
 1.1. Sửa chữa bơm nước 
 1.1.1. Quy trình tháo, lắp bơm nước 
 a. Quy trình tháo. 
 - Tháo bơm khỏi động cơ 
 + Quan sát cấu tạo bên ngoài của bơm nước. 
 + Làm sạch khu vực cần tháo. 
 + Gỡ dây đai dẫn động bơm bằng cách nới lỏng bu lông chống xoay tiếp theo nới 
lỏng bu lông điều chỉnh hay bu lông máy phát điện để điều chỉnh dây đai dẫn động 
trùng xuống( Hình 6.3a). 
 + Xả nước ở thân máy và két làm mát ra. 
 21 
 a) b) 
 Hình 6.3. Tháo bơm nước ra khỏi động cơ 
 + Dùng kìm vạn năng, tuốc lơ vít hay clê tháo các đường ống dẫn nước. 
 + Dùng clê hoặc khẩu tháo bu lông bắt quạt gió và nhấc quạt ra. 
 + Tháo puli dẫn động bơm nước. 
 + Tháo bơm nước ra khỏi động cơ (hình 6.3b). 
 - Tháo rời từng bộ phận của bơm (Hình 6.4) 
 + Dùng vam để tháo mặt bích bắt puli ra khỏi trục bơm. 
 + Dùng kìm phanh tháo vòng hãm ở trục bơm. 
 Hình 6.4. Bơm nước được tháo rời 
 + Dùng vam tháo cánh bơm ra (Hình 6.5) 
 + Nhấc cụm cánh bơm, phớt nước ra khỏi vỏ bơm. 
 + Dùng tuốc nơ vít tháo các chi tiết hãm, (vòng đệm chắn cánh bơm, lò xo phớt 
nước) ra( Hình 6.6). 
 + Tháo trục bơm và các ổ bi đỡ. 
 + Tháo các vú mỡ của bơm. 
 + Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết để lên giá chuyên dùng. 
Hình 6.5 Tháo cánh quạt bơm Hình 6.6. Tháo phớt chắn nước, vòng hãm 
 b. Quy trình lắp 
 22 
 - Làm nóng thân bơm đến nhiệt độ khoảng 1000 C rồi ép cụm trục bơm bằng máy 
ép vào thân bơm tới khi thân bơm ngang bằng với bề mặt của ổ bi. 
 - Khi ép trục bơm vào hãy ép lên vòng phía ngoài của ổ bi. 
 - Lắp các chi tiết hãm chặn vào cả thân bơm và cánh quạt. 
 - Ép cánh quạt vào trục tới khi cả hai mặt ngang bằng với nhau (Hình 6.7). 
 - Sau khi đã ép cánh quạt vào vị trí phải 
đảm bảo khoảng cách giữa bề mặt đầu thân bơm 
và bề mặt đầu trục theo kích thước đã xác định. 
 - Dùng máy ép, ép puli vào trục bơm. 
 - Một tay giữ trục bơm tay kia quay cánh 
quạt khi quay phải nhẹ nhành không có hiện 
tượng chạm sát hay tiếng kêu va chạm. 
 - Lắp các vú mỡ cho ổ trục bơm. Sau khi Hình 6.7. Ép cánh quạt vào trục 
lắp xong toàn bộ thì bơm mỡ cho các ổ bi. bơm 
 - Bôi lớp mỡ lên đệm bơm và chòng vào bu 
lông. 
 a) b) 
 Hình 6.8. Lắp bơm lên động cơ 
 a) Lắp bơm; b) Lắp đai dẫn động bơm 
 - Lắp bơm vào động cơ và dùng khẩu siết chặt các bu lông cố định bơm vào thân 
máy ( Hình 6.8a). 
 - Quàng dây đai dẫn động cho bơm. Sau đó điều chỉnh dây đai sao cho có độ găng 
thích hợp (Hình 6.8b). 
 - Lắp các đường ống dẫn vào bơm. 
 1.1.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa bơm nước. 
 23 
 Khi có những hiện tượng hư hỏng bơm nước, ta cần phải kiểm tra sơ bộ bên ngoài 
với các chi tiết liên quan tới hiện tượng hư hỏng trên. Nếu sau khi kiểm tra các chi tiết 
đó không bị hỏng hóc thì ta tiến hành tháo rời bơm để kiểm tra, sửa chữa. 
 a. Kiểm tra: 
 - Kiểm tra khi chưa tháo động cơ: 
 + Kiểm tra sự rò chảy nước làm mát phía ngoài động cơ. 
 + Kiểm tra lượng nước làm mát. 
 + Kiểm tra két làm mát. 
 + Kiểm tra sức căng đai dẫn động bơm nước. 
 + Kiểm tra đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát. 
 + Kiểm tra van hằng nhiệt. 
 - Kiểm tra khi tháo động cơ: 
 + Quan sát thấy được những hư hỏng của vỏ bơm, cánh bơm, các đầu ren trục 
bơm, rãnh then trục, ổ bi của trục bơm, đệm cao su, các chi tiết hãm, phớt chắn nước. 
 a) b) 
 Hình 6. 9. Kiểm tra trục bơm 
 a) Kiểm tra độ côn, độ ô van; b) Kiểm tra độ cong 
 + Dùng panme đo độ côn, ôvan của trục 
bơm sau đó đem so sánh với giá trị cho phép 
(Hình 6.9a); 
 + Dùng thước cặp đo chiều cao của cánh 
bơm để xác định độ mòn của cánh bơm; 
 + Gá trục bơm lên giá chữ V dùng đồng hồ 
so để đo độ cong của trục so sánh với tiêu chuẩn 
cho phép (Hình 6.9b) . 
 Hình 6.10. Kiểm tra độ dơ trục bơm 
 + Kiểm tra khe hở dọc trục bằng cách một đầu trục bơm tỳ vào đồng hồ so đầu 
kia dùng tay ấn mạnh (phương pháp này ít dùng). 
 24 
 + Dùng tay lắc giá đỡ puli để kiểm tra độ dơ của trục bơm ( Hình 6.10). 
 b. Sửa chữa bơm nước 
 - Vỏ bơm bị nứt nhỏ thì hàn lại rồi mài phẳng sau đó kiểm tra vết hàn bằng xăng. 
 - Kiểm tra khe hở dọc trục nếu vượt quá 0.22mm thì phải thay thế trục mới. 
 - Ổ trục và vỏ bơm được lắp chặt với nhau nếu lỏng thì phải thêm bạc lót vào bơm. 
 - Nếu trục bị cong thì nắn lại cho thẳng. 
 - Đệm chắn nước của bơm nếu bị hỏng thì thay mới. 
 - Phớt nước và lo xo chắn bị hỏng thì phải thay mới. 
 - Đệm lót nắp bơm bị rách hoặc biến chất thì thay mới. 
 1.2. Sửa chữa quạt gió 
 1.2.1. Kiểm tra 
 Quan sát bằng mắt thấy được những hư hỏng của cánh quạt như bị nứt, gẫy,biến 
dạng. Gõ tay vào cánh quạt mà kêu rè rè thì bị lỏng đinh tán. 
 - Kiểm tra cân bằng tĩnh của cụm puli và quạt gió. 
 - Lắp cụm cánh quạt lên động cơ. Dùng tay quay quạt nhiều vòng, mỗi vòng đánh 
dấu vị trí puli hoặc cánh quạt rơi thẳng xuống đất. 
 - Quay nhiều vòng mà mỗi vòng ở lại các vị trí khác nhau là được. 
 - Nếu dừng lại ở một vị trí đã đánh dấu là có sự dồn trọng lượng ở puli hoặc cụm 
ly hợp. Ta tiến hành sửa chữa nắn lại vị trí đó. 
 - Đối với quạt ly hợp dùng tay quay khớp dẫn động ly hợp kiểm tra xem có bị hư 
hỏng hoặc dò rỉ dầu xylicol không (Hình 6.13a). Kiểm tra xem lò xo lưỡng kim có bị 
gẫy hay không nếu không gẫy thì kiểm tra độ đàn hồi của lò xo. 
 - Đối với quạt điện quan sát (Hình 6.13b): 
 a) b) 
 Hình 6.13. Kiểm tra quạt gió 
 a) Kiểm tra ly hợp thủy lực; b) Kiểm tra mô tơ quạt điện 
 + Đường dây nối với ổ quạt có bị đứt hoặc hở lõi hay không. 
 + Khung quạt có bị méo hay cánh quạt có kẹt vào két nước không. 
 25 
 + Dùng ắc quy để kiểm tra sự ổn định tốc độ quay của mô tơ quạt. Nghe tiếng cắt 
gió của cánh quạt để kiểm tra quạt và tiếng kêu kít (hiện tượng khô dầu trục mô tơ quạt) 
phát ra từ mô tơ quạt. 
 1.2.2. Sửa chữa quạt gió 
 - Cánh quạt bị biến dạng thì nắn lại; Cánh nứt dưới 1mm thì hàn lại rồi dũa phẳng 
(đối với quạt nhựa thì dán keo ); Cánh quạt gẫy thì thay mới. 
 - Đinh tán dơ lỏng thì tán lại. 
 - Ổ đỡ bị mòn thì thay mới. 
 - Puli mòn thì ép kim loại rồi tiện lại. 
 - Quạt dẫn động bằng thuỷ lực điều khiển bằng lò xo lưỡng kim nếu lò xo lưỡng 
kim yếu, gẫy thì thay mới. 
 - Cụm ly hợp bị dò rỉ dầu xilycol thì thay mới. 
 - Với quạt dẫn động bằng điện nếu méo ổ quạt thì nắn lại, mô tơ quạt khô dầu thì 
tra thêm dầu vào trục, mô tơ quạt không hoạt động hoặc tốc độ vòng quay nhỏ hơn quy 
định thì thay mới. 
 1.3. Sửa chữa két nước 
 1.3.1. Kiểm tra. 
 - Kiểm tra độ kín và áp suất mở van nắp két nước: Dùng bơm tay có đồng hồ áp 
suất (Hình 6.15a). Lắp nắp két nước lên một ống trung gian (ống gá) rồi lắp ống này lên 
bơm, dùng tay bơm từ từ rồi nhìn đồng hồ kiểm tra áp suất mở van xả, sau đó tiếp tục 
bơm và giữ ở áp suất mở van một chút, nếu áp suất không giảm trong vài phút chứng tỏ 
van kín. Nếu áp suất mở van đúng quy định và van kín là được. Van hút có thể kiểm tra 
bằng tay, nếu mở nhẹ nhàng là được. 
 - Kiểm tra két nước 
 + Quan sát trực tiếp: Mở nắp két nước phát hiện xem có váng bột màu vàng của rỉ 
hay váng dầu mỡ nổi lên hay không, nếu có phải hớt sạch váng sau đó cho động cơ làm 
việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy 
từ xi lanh hoặc dầu nhờn từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát. 
 + Dùng khí nén: Giữ mức nước trong két ở mức thấp hơn vành cổ lỗ đổ nước 
khoảng 15mmm, lắp bơm tay có áp kế vào và bơm khí vào két với áp suất không vượt 
quá 25 Kpa so với áp suất làm việc của két (Hình 6.15b). Nếu áp suất giữ được ổn định 
trong vài phút chứng tỏ hệ thống kín. Nếu áp suất giảm, cần kiểm tra thêm bằng các 
phương pháp khác để xác định nguyên nhân rò rỉ. 
 26 
 a) b) 
 Hình 6.15. Kiểm tra két nước 
 a) Kiểm tra nắp két nước; b) Kiểm tra độ kín của két nước 
 + Kiểm tra sự rò rỉ bằng tia cực tím: 
Pha vào nước làm mát lượng nhất định chất 
phát quang. Cho động cơ chạy một lúc cho 
nước ấm lên rồi dùng đèn chiếu tia cực tím 
vào chỗ nghi ngờ có hiện tượng rò rỉ, nếu có 
nước rò ra chất phát quang sẽ phát ra màu 
xanh nên dễ dàng quan sát được. Sử dụng 
phương pháp này kết hợp với cho nén khí vào 
hệ thống cho kết quả tốt hơn và có thể phát 
hiện hầu hết các chỗ có rò rỉ. (Hình 6.16). 
 Hình 6.16. Kiểm tra bằng tia cực tím 
 + Kiểm tra hiện tượng tắc két nước: Két biểu hiện tắc (Nhiệt độ nước cao, mở nắp 
két thấy nước trào ra, đặc biệt là khi tăng tốc động cơ nước trào ra mạnh) thì cần kiểm 
tra như sau: Xả nước động cơ và tháo cả hai ống nối phía trên và phía dưới của két khỏi 
động cơ rồi bịt kín cả hai đầu nối trên két, sau đổ nước đầy két rồi mở nút bịt đầu ống
nối phía dưới. Quan sát hiện tượng nước chảy ra, nước trong két phải chảy hết nhanh 
trong vòng vài giây. Nếu thấy lưu lượng nước chảy ra nhỏ hơn khả năng thông qua của 
ống thoát (chảy không mạnh) là két bị tắc một phần, cần thông rửa két. 
 1.3.2.. Sửa chữa két nước 
 - Cánh tản nhiệt bị bẹp, xô dạt thì nắn lại để cánh thẳng lại như ban đầu. 
 - Bình chứa, bình ngưng, ống dẫn thẳng thủng thì hàn lại. Trước khi hàn phải làm 
sạch mối hàn. Nếu ống thủng nằm ở dãy giữa không thể hàn vá được thì có thể hàn tịt 
hai ở đầu lại. Số lượng ống hàn tịt không quá 10% tổng số ống của két. 
 - Van 1 chiều hỏng, lò xo hỏng, đệm cao su ở nắp két nước bị rách thì thay mới. 
 - Nếu két nước bị bẩn tắc thì tiến hành xúc rửa két nước, dùng que sắt dẹt phù hợp 
để thông cặn trong các ống. 
 27 
 - Sửa chữa két xong cần kiểm tra lại lần cuối trước khi lắp lên xe. 
 1.4. Sửa chữa van hằng nhiệt. 
 1.4.1. Tháo lắp van hằng nhiệt 
 - Quy trình tháo. 
 Hình 6.18. Tháo van hằng nhiệt 
 + Trước khi tháo van hằng nhiệt phải xả chất làm mát sao cho nhiệt độ thấp hơn 
hộp chứa bộ ổn nhiệt. 
 + Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo hết nước trong động cơ và trong két làm 
mát ra. 
 + Dùng clê, khẩu, tuyp tháo hai bulông bắt cút nước. 
 + Dùng tay tháo cút dẫn nước vào bơm. 
 + Dùng tay tháo đệm và van hằng nhiệt ra ngoài (Hình 6.18) 
 + Tháo đệm ra khỏi van hằng nhiệt . 
 - Quy trình lắp: 
 + Lắp đệm vào van hằng nhiệt (Dùng keo dán cho vào cả hai mặt của vòng đệm). 
 + Lắp van hằng nhiệt vào cút nước dẫn nước vào bơm. Chú ý chiều lắp van 
 + Xiết hai bulông chặt lại (Đối với động cơ TOYOTA 1RZ, 2RZ thì Momen xiết 
là 120 Kg.cm). 
 + Đóng khoá nước lại. 
 + Cho dung dịch vào két nước làm mát 
 b. Kiểm tra van hằng nhiệt 
 - Kiểm tra nhiệt độ mở van và độ nâng 
của van: 
 + Treo van hằng nhiệt lơ lửng trong bình 
nước có cắm nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. 
Chú ý không để van và nhiệt kế chạm đáy 
bình (Hình 6.19) và đun nước nóng lên qua 
sát van và nhiệt kế. Van phải bắt đầu mở ở 
gần nhiệt độ ghi trên thân van vàmở hoàn Hình 6.19. Kiểm tra độ mở van hằng nhiệt 
 28 
toàn ở nhiệt độ cao hơn ghi trên thân van 
150C. 
 Đối với hệ thống làm mát thông thường (làm mát ở nhiệt độ 85 ÷ 950C), nhiệt độ 
van bắt đầu mở thường vào khoảng 80 ÷ 850C và nhiệt độ lúc van mở hoàn toàn vào 
khoảng 95 ÷ 1000C. 
 + Để nước nguội và kiểm tra nhiệt độ 
khi van đóng hoàn toàn ở nhiệt độ thấp hơn 
nhiệt độ ghi trên thân van 50C. Đối với hệ 
thống làm mát thông thường, van phải đóng 
hoàn toàn ở nhiệt độ 75÷ 800C. 
 + Khi van hằng nhiệt đóng hoàn toàn ta 
lấy tay lắc nhẹ phải cảm giác van đóng chặt 
(dựa vào kinh nghiệm). 
 + Nếu van bị thủng ta lau khô và lắc nhẹ Hình 6.20. Kiểm tra độ đóng van hằng 
nếu thấy có vết nước thì chứng tỏ van bị nhiệt 
thủng. 
 - Kiểm tra bằng phán đoán. 
 + Khởi động động cơ cho chạy không 
tải, lấy tay bóp vào đường ống két làm mát 
thấy có dung dịch làm mát và áp suất giảm 
chứng tỏ van ở vị trí kẹt mở. 
 + Nếu cho động cơ chạy tải trong trung 
bình tương đối lâu lấy tay bóp mạnh vào 
đường ống không thấy lực đẩy ra và nhiệt độ 
động cơ cao, két làm mát vẫn lạnh chứng tỏ 
 Hình 6.21. Kiểm tra van hằng nhiệt 
van ở vị trí kẹt đóng. bằng phán đoán 
 1.4.2. Sữa chữa van hằng nhiệt 
 - Nếu như hộp xếp của van bị thủng phải thay mới. 
 - Thanh lưỡng kim bị hỏng thì thay mới. 
 - Lò xo mất đàn tính phải thay mới. 
 - Chất hoạt tính mất tác dụng thì thay mới van. 
 - Các đệm van bị rách cũng phải thay mới. 
 29 
 XÁC NHẬN KHOA 
 Bài giảng mô đun “Bảo dưỡng và sửa hệ thống Bôi trơn- Làm mát” đã bám sát 
các nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về 
kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho mô đun Bảo dưỡng và sửa hệ thống Bôi trơn- Làm 
mát thay thế cho giáo trình. 
 Người biên soạn Lãnh đạo Khoa 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) 
 30 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_boi_tron_la.pdf