Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô

3.1. Kiểm tra bằng mắt thường

Dùng mắt để kiểm tra hệ thống khởi động trước tiên vì có thể tìm ra được một số lỗi đơn giản dể gây

ra hư hỏng cho hệ thốngHình 6.3 Các vị trí hư hỏng của hệ thống khởi động

Kiểm tra dòng khởi động của ắc-qui

Sử dụng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra dòng của ắc-qui (bài 4)

Kiểm tra điện áp rơi

Kiểm tra điện áp rơi có thể phát hiện ra những vị trí có giá trị điện trở lớn. Phải kiểm tra điện áp rơi tại

mạch điện cấp cho động cơ điện (dòng cung cấp cho động cơ điện) và mạch cấp điện cho công tắc từ.

Nếu điện trở trong mạch cấp cho động cơ điện lớn sẽ làm giảm dòng khởi động. Đây có thể là nguyên

nhân làm tốc độ trục khuỷu thấp dẫn tới hiện tượng khó khởi động. Còn nếu điện trở trong mạch điều

khiển công tắc từ lớn sẽ dẫn đến công tắc từ làm việc kém hoặc không hoạt động

3.3.1. Mạch cấp điện cho động cơ điện (nguồn dương)

Hình 6.4 Sơ đồ kiểm tra điện áp rơi của dòng cấp cho động cơ điện1. Khóa điện; 2. Công tắc khởi động trung gian; 3. Máy khởi động; 4. Ắc qui; 5. Cầu chì

1. Sử dụng vôn kế (loại đo được dải điện áp nhỏ)

2. Kết nối đồng hồ (dây đỏ vào dương ắc-qui, dây đen vào cực C của công tắc từ)

3. Ngắt hệ thống đánh lửa của động cơ (rút giắc bộ chia điện hoặc IC đánh lửa tùy loại)

4. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ

Nhỏ hơn 0,5V là sự sụt áp cho phép. Nếu lớn hơn thì giá trị điện trở tiếp xúc quá lớn. Nguyên nhân có

thể là: cáp ắc-qui hỏng, tiếp xúc kém hoặc công tắc từ hỏng

5. Nếu sự sụt áp lớn hơn 0,5V, tiếp tục xác định vị trí gây hư hỏng. Điện áp rơi cho phép là 0,3V

cho công tắc từ và 0,2V cho cáp, 0V cho mối tiếp xúc của cáp. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận nếu

cần

3.3.2. Mạch cấp điện cho động cơ điện (nguồn âm)

1. Kết nối đồng hồ (dây đỏ với vỏ máy khởi động, đen với âm ắc-qui)

2. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ. Nhỏ hơn 0,2V là sự sụt áp cho phép. Những nguyên nhân

có thể gây ra hư hỏng là: mối ghép của máy khởi động với thân máy lỏng, tiếp âm ắc-qui kém, giắc kết

nối lỏng, bẩn. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận nếu cần

3.3.3. Mạch điện điều khiển

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 150 trang xuanhieu 9440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô
g 
* Các bộ phận chính 
 Công tác điều chỉnh gạt nước và phun nước rửa kính 
 (a) Điều khiển gạt mưa có các nấc. 
 + Tự động gạt khi có mưa( Auto), nấc gạt rất chậm (INT) 
 + Nấc gạt chậm (LO) 
 + Nấc gạt nhanh (HI); 
(b) Điều khiển bơm phun nước rửa kính (bằng cách kéo cần lên) 
- Công tắc dừng tự động (công tắc dạng cam) 
4.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống. 
Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST ( tốc độ thấp ký hiêu tắt là LO )`` 
 Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp, dòng điện đi vào chổi than tốc độ thấp của 
motor gạt nước (gọi là LO) thể hiện như trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp dòng điện đi 
như sau: 
 (+)Ắc quy → cầu chì → chân (+) B → tiếp điểm LO công tắc gạt nước → chân (+) 1 → motor gạt 
nước (LO) → E (mát). 
Nguyên lý hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí HIGH (tốc độ cao ký hiệu là HI ) 
 Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ cao 
của motor gạt nước (gọi là HI) thể hiện như trên sơ đồ và gạt nước hoạt động ở tốc độ cao dòng điện đi 
như sau. 
 (+)Ắc quy → cầu chì → chân (+)B → tiếp điểm HI công tắc gạt nước → chân (+) 2 → motor gạt 
nước → E (mát). 
Nguyên lý hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí INT. 
 * Hoạt động khi Transistor bật ON 
 Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì Transistor Tr1 được bật lên làm cho cuộn dây rơ le có 
từ trường hút tiếp điểm của rơle chuyển tử A sang B. Khi tiếp điểm rơle tới vị trí B, dòng điện đi vào 
motor tốc độ thấp (LO) và motor bắt đầu quay ở tốc độ thấp, dòng điện đi như sau: 
 - Mạch điều khiển rơ le: (+)Ắc quy → cầu chì → chân (+) B → cuộn dây rơ le → Transistor Tr1 → 
EW → mát lúc này hút cần tiếp điểm chuyển từ A sang B. 
 - Mạch điện hoạt động của mô tơ gạt nước: (+) ắc quy → cầu chì → chân (+)B → chân B trên rơ le 
→ tiếp điểm LO công tắc gạt nước → chân (+) 1 → motor gạt nước ( LO ) → E (mát). 
 * Hoạt động khi Transistor ngắt OFF 
 Transistor Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm rơle lại chuyển từ B về A. Tuy nhiên, khi 
motor bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc dạng cam chuyển từ P3 sang P2 , do đó dòng điện tiếp tục đi 
vào chổi than tốc độ thấp của motor và motor làm việc ở tốc độ thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố 
định. Transistor Tr1 lại bật ngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại. 
 Dòng điện đi như sau:(+)Ắc quy → cầu chì → Tiếp điểm P2 → Tiếp điểm P1 → cực S → chân A 
trên rơ le điều khiển chân →tiếp điểm LOcông tắc gạt nước → chân (+) 1 → motor gạt nước ( LO ) → 
E (mát). 
4.3.Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra 
5. Hệ thống điều khiển ghế. 
5.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống 
- Nhiệm vụ, cấu tạo 
5.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống. 
 5.3.Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra 
6. Hệ thống nâng hạ kính. 
6.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống 
 Hệ thống nâng kính dạng kéo. 
Hệ thống dùng dây cáp 
Trong số các hệ thống dùng dây cáp thì có hai loại cáp chính : 
Hệ thống dùng cáp xoắn 
 Hệ thống dùng cáp Bowden và hệ thống cáp Bowden "kép" 
 Nguyên lý hoạt động giống hệt một cái kéo, hệ thống này không dùng dây cáp mà dựa trên 1 bánh 
răng được truyền động bởi mô tơ điện. 
 Hệ thống điều khiển 
 Hầu hết các xe ngày nay đều được trang bị chức năng tự động lên xuống kính vị trí người lái vì lý 
do an toàn (có in dòng chữ AUTO trên nút bấm). Hệ thống này cho phép người lái chỉ cần gạt nút bấm 
1 chạm mà không cần phải giữ nút bấm cho đến khi kính lên hay xuống hẳn. Trong trường hợp này, 
các bạn cần phải chọn động cơ có chức năng 1 chạm đi kèm.Tiện ích này đôi khi cũng được kết hợp 
với hệ thống đóng cửa kính trung tâm bằng cách dùng chìa khóa cắm vào ổ khóa trên cửa tài. Trên các 
dòng xe hiện đại, cửa kính còn có thể đóng/mở từ xa bằng chìa 
 Khoá cửa 
 Có 2 tín hiệu đến và 2 tín hiệu đi.Tín hiệu đến sẽ được gởi về ECU khóa cửa khi bật công tắc 
khóa cửa trên giàn công tắc điều khiển ở chỗ cửa bên tài. Khi có tín hiệu đến ECU sẽ gởi tín hiệu đi để 
bộ chấp hành khóa cửa làm việc 
6.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống. 
 Công tắc Auto dùng để điều khiển kính tài xế, 3 công tắc nâng hạ kính chính dùng để tài xế điều 
khiển, công tắc nâng hạ kính phụ dùng để hành khách điều khiển.Ngoài ra còn có 1 công tắc LOCK để 
chặn không cho các công tắc nâng hạ kính phụ hoạt động. 
* Sơ đồ mạch điện nâng hạ kính và khóa cửa. 
Sơ đồ mạch điện nâng hạ kính và khóa cửa thông thường. 
 Sơ đồ mạch điện nâng hạ kính và khóa cửa điều khiển. 
* Sơ đồ mạch điện sấy kính 
7. Hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa 
7.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống 
Hệ thống khóa cửa bao gồm các chi tiết sau đây : 
 Công tắc điều khiển Công tắc điều khiển khoá cửa 
 khoá cửa trái Công tắc mở khoá ph ải 
 Cụm khoá cửa 
 Relay điều khiển khoá cửa 
 Công tắc đèn cửa 
 Hình 3.9: Các chi tiết trên hệ thống khoá cửa. 
Công tắc điều khiển khóa cửa : 
 Hình 3.10: Công tắc điều khiển khóa cửa. 
 Công tắc điều khiển khóa cửa cho phép khóa và mở tất cả các cửa đồng thời chỉ một lần ấn. Nhìn 
 chung, công tắc điều khiển khóa cửa được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía người lái, nhưng ở một 
 số kiểu xe, thị trường, nó cũng được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía hành khách. 
 Môtơ khóa cửa : 
 Hình 3.11: Môtơ khóa cửa. 
 Môtơ khóa cửa là cơ cấu chấp hành để khóa cửa. Môtơ khóa cửa hoạt động, chuyển động quay 
 được truyền qua bánh răng chủ động, bánh răng lồng không, trục vít đến bánh răng khóa, làm cửa 
 khóa hay mở. Sau khi khóa hay mở cửa xong, bánh răng khóa được lò xo hồi vị đưa về vị trí trung 
gian. Việc này ngăn không cho môtơ hoạt động khi sử dụng núm khóa cửa và cải thiện cảm giác 
điều khiển. 
Đổi chiều dòng điện đến môtơ làm đổi chiều quay của môtơ. Nó làm môtơ khóa hay mở cửa. 
 Công tắc điều khiển chìa : 
Công tắc điều khiển chìa được gắn bên trong cụm khóa cửa. 
Nó gửi tín hiệu khóa đến rơle điều khiển khóa cửa, khi ổ khóa được điều khiển từ bên ngoài. 
 Công tắc vị trí khóa cửa: 
 Hình 3.12: Công tắc vị trí khóa cửa 
Công tắc vị trí khóa cửa được gắn bên trong vị trí khóa cửa. 
Công tắc này phát hiện trạng thái khóa cửa. Công tắc vị trí bao gồm một tấm tiếp điểm và đế công 
tắc. Khi bánh răng khóa ở phía mở, công tắc bật. 
 Công tắc báo không cắm chìa khoá vào công tắc máy: 
 Hình 3.13: Công tắc báo không cắm chìa. 
Công tắc này gắn ở giá đỡ trên trục lái chính. Nó phát hiện chìa đã được cắm vào ổ khóa điện hay 
chưa. Nó bật khi chìa đang cắm và tắt khi rút chìa. 
 Công tắc cửa: 
Chức năng: Chống quên chìa, an toàn và điều khiển cửa sổ điện sau khi tắt khóa). 
Công tắc này phát hiện cửa mở hay không. Nó bật khi cửa mở và tắt khi cửa đóng. 
 Công tắc điều khiển khóa cửa : 
Rơle điểu khiển khóa cửa bao gồm hai rơle và một IC. Hai rơle này điều khiển dòng điện đến các 
môtơ khóa cửa. IC điều khiển hai rơle này theo tín hiệu từ các công tắc khác nhau. 
NGUYÊN LÝ HỌAT ĐỘNG: 
 Ở đây chúng ta mô tả hoạt động khóa và mở khóa của của các khóa cửa và từng chức năng của hệ 
 thống khóa cửa. Cấu tạo của giắc nối rơle điều khiển khóa cửa và cách đánh số chân có thể khác 
 nhau tùy theo loại xe. 
 Hoạt động khóa của khóa cửa: 
 Khi cửa bị khóa do tín hiệu từ các công tắc khác nhau, Tr1 bên trong rơle điều khiển khóa cửa 
 được IC bật. Khi Tr1 bật, dòng điện qua cuộn dây rơle số 1 làm bật rơle số 1. 
 Khi rơle số 1 bật, dòng điện chạy qua môtơ khóa cửa như chỉ ra ở sơ đồ mạch điện dưới, khóa tất 
 cả các cửa. 
 Relay
 soá 2
 Rô le ñieàu khieån khoùa
 Hình 3.14: Sơ đồ hoạt động khóa của khóa cửa 
 Hoạt động mở khóa cửa: 
 Khi các khóa được mở, Tr2 được bật bởi IC, khi Tr2 bật, rơle số 2 bật và dòng điện chạy qua các 
 mô tơ khóa cửa như sơ đồ mạch điện dưới, làm mở tất cả các khóa cửa. 
 Relay
 soá 2
 Rô le ñieàu khieån khoùa
 Hình 3.15: Sơ đồ hoạt động mở của khóa cửa. 
 Khóa cửa bằng công tắc điều khiển khóa cửa: 
Khi công tắc điều khiển dịch đến Lock, chân 10 của rơle điều khiển khoá cửa được nối mass qua 
công tắc điều khiển khoá cửa làm Tr1 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho tất cả các cửa bị 
khoá. 
 Mở khoá bằng bằng công tắc điều khiển khoá cửa: 
Khi công tắc điều khiển khoá cửa dịch đến phía Unlock, chân 11 của rơle điều khiển khoá cửa 
được nối mass qua công tắc điều khiển khoá cửa, bật Tr2 trong khoảng 0,2 giây, nó làm cho tất cả 
các khoá cửa mở. 
 Chức năng khoá cửa bằng chìa: 
Khi chìa khoá cửa quay sang phía Lock, chân 12 của rơle điều khiển khoá cửa được nối mass qua 
công tắc điều khiển chìa, làm bật Tr1 trong 0,2 giây. Nó làm tất cả các cửa khoá. 
 Chức năng khoá cửa bằng chìa: 
Phụ thuộc vào thị trường, cửa phía người lái có thể bao gồm chức năng mở khoá 2 bước. Khi chìa 
cửa xoay sang vị trí Unlock, chân 11 của rơle điều khiển được nối mass qua công tắc điều khiển 
chìa làm Tr2 bật trong khoảng 2 giây. Nó làm tất cả các cửa mở khoá. 
 Chức năng mở khoá 2 bước: (phía cửa người lái). 
Chức năng này không có ở một vài thị trường. Khi chìa cắm ở cửa phía người lái xoay sang phía 
Unlock một lần, nó chỉ mở khoá cho người lái. Lúc này chân 9 của rơle điều khiển khoá cửa được 
nối mass một lần qua công tắc điều khiển chìa, nhưng Tr2 không bật. 
Khi chìa xoay sang phía Unlock hai lần liên tiếp trong khoảng 3 giây, chân 9 được nối mass hai 
lần, nên Tr2 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho tất cả các khoá cửa đều mở. 
 Chức năng chống quên chìa: 
Chức năng này không có ở phía hành khách đối với một vài thị trường. 
 Khi chìa được cắm vào ổ khoá điện và cần khoá cửa bị ấn trong khi cửa mở, tất cả các cửa 
không khoá. Nghĩa là nếu chân 6 của rơle điều khiển khoá cửa được mở bởi công tắc vị trí khoá 
cửa trong khi chân 7 được nối mass qua công tắc báo không cắm chìa và hai chân được nối mass 
qua công tắc cửa, Tr2 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho các cửa không khoá. 
 Khi công tắc điều khiển khoá cửa dịch sang phía Lock với chià cắm trong ổ khoá điện và cửa 
mở, tất cả các khoá cửa khoá tạm thời sau đó mở. 
 Nghĩa là, nếu chân 10 của rơ le điều khiển khoá cửa được nối mass qua công tắc điều khiển khoá 
 cửa trong khi chân 7 và chân 2 được nối mass, Tr1 bật trong khoảng 0,2 giây. Sau đó Tr2 bật 
 khoảng 0,2 giây. Nó làm tất cả các khoá cửa khoá rồi lại mở. 
 Nếu cửa đóng với chìa cắm trong ổ khoá điện và ấn khoá cửa (khoá), có nghĩa nếu ấn cần khoá 
 cửa ấn trong khoảng 0,2 giây hay lâu hơn trong khi các cửa không khoá nhờ hoạt động ở mục (a), 
 sau đó đóng, các cửa được mở khoá sau 0,8 giây. Nếu lần đầu các cửa không mở khoá, chúng sẽ 
 được mở khoá lại sau 0,8 giây nữa. 
 Chức năng an toàn: 
 Chức năng này không có ở một vài thị trường. 
 Nếu các cửa được khoá bởi một trong các hoạt động sau, các cửa sẽ không mở khoá ngay cả khi 
 công tắc điều khiển khoá cửa di chuyển về phía Unlock. 
 Cửa được khoá bằng chìa khi khoá điện ở vị trí khác với vị trí ON (bình thường khi chìa bị rút 
 khỏi ổ khoá điện), và khi các cửa phía lái xe và hành khách được đóng. 
 Cửa phía người lái (hay cửa phìa hành khách) được khoá bằng phương pháp không dùng chìa 
 (điều khiển từ xa) khi khoá điện ở vị trí khác vị trí ON, các cần khoá ở cửa người lái và cửa hành 
 khách bị ấn và cửa phía hành khách (hay người lái) đóng. 
 Chức năng an ninh mất tác dụng khi một trong các hoạt động sau được thực hiện. 
 Khoá điện xoay đến vị trí ON. 
 Công tắc điều khiển chìa ở cửa người lái được xoay một lần đến vị trí Unlock. 
 Công tắc điều khiển khoá đến phía Unlock với cần khoá trên cửa hành khách và người lái được 
 kéo lên. 
 Chức năng điều khiển cửa kính điện khi đã tắt khoá điện: 
 Chức năng này không có ở ở một vài thị trường. 
 Thông thường cửa sổ điện chỉ hoạt động khi khoá điện ở vị trí ON. 
 Tuy nhiên, với chức năng này, trước khi bất kỳ cửa nào được mở, cửa sổ điện có thể hoạt động 
 trong vòng 60 giây ngay cả khi đã tắt khoá điện. 
 Chú ý: Tr4 và Tr3 bật khi khoá điện bật và điện áp ra 12V đến rơle cửa sổ điện từ chân 15. 
 7.3.Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra 
 8. Hệ thống gương điện 
 8.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống 
- Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu hai bên thân xe được lắp đặt ở bên ngoài nên có thể trợ giúp cho 
người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu thân xe còn cho phép 
điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất, phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái. 
- Rơle điều khiển 14 chân: Rơle điều khiển dùng để điều khiển gương chiếu hậu gập ra, gập vào. 
- Công tắc phụ, và công tắc chỉnh tròng: Hai công tắc này được lắp trên cánh cửa xe bên người lái. 
Giúp người lái điều chỉnh gương một cách thuận tiện nhất. 
- Mô tơ điện: Mô tơ điện được lắp bên trong xe cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu. 
8.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống. 
* Sơ đồ mạch điện hệ thống gập gương chiếu hậu. 
* Nguyên lí hoạt động. 
+ Khi chưa bật CTM dòng điện đi từ dương accu -> cầu chì -> 9,10 rơle ĐK gương -> 1,2 -> mô tơ gập 
gương trái, phải -> 3,4 ->11,12 -> mass. Hai gương trái, phải gập vào. 
+ Khi bật CTM dòng điện đi từ dương accu -> cầu chì -> CTM -> 2 -> 3 rơle chính -> công tắc phụ 4 
rơle chính 1 mass. Làm tiếp điểm rơle chính đóng lại. Lúc này có dòng dương accu -> 13 rơle ĐK 
gương qua cuộn dây -> 14 -> mass. Làm tất cả tiếp điểm của rơle ĐK gương bật sang vị trí bên kia. Vì 
vậy có dòng đi từ dương -> 9,10 -> 5,6 -> mô tơ gương trái, phải -> 7,8 -> 11,12 -> mass. Làm hai 
gương mở ra. 
+ Khi tắt công tắc phụ dòngđiện đi như chưa bật CTM gương gập vào nhưng xe vẫn hoạt động bình 
thường. 
- Khi CTCT ở vị trí LEFT : 
+ Khi bật lên có dòng đi từ dương accu -> 1 CTCT -> 7 -> mô tơ đi lên -> 3 -> 4 -> mass. Chỉnh tròng 
lên hoạt động. 
+ Khi bật xuống có dòngđi từ dương accu -> 1 CTCT -> 3 -> mô tơ đi xuống -> 7 -> 4 -> mass. Chỉnh 
tròng xuống hoạt động. 
+ Khi bật qua phải có dòng đi từ dương accu -> 1 CTCT -> 3 -> mô tơ qua phải -> 6 -> 4 -
> mass. Chỉnh tròng qua phải hoạt động. 
+ Khi bật qua trái có dòngđi từ dương accu -> 1 CTCT -> 6 -> mô tơ qua trái -> 3 -> 4 -> mass. Chỉnh 
tròng lên hoạt động. 
- Khi CTCT ở vị trí RIGHT : 
+ Khi bật lên có dòng đi từ dương accu -> 1 CTCT -> 5 -> mô tơ đi lên -> 3 -> 4 -> mass.Chỉnh tròng 
lên hoạt động. 
+ Khi bật xuống có dòngđi từ dương accu -> 1 CTCT -> 3 -> mô tơ đi xuống -> 5 -> 4 -> mass. Chỉnh 
tròng xuống hoạt động. 
+ Khi bật qua phải có dòng đi từ dương accu -> 1 CTCT -> 3 -> mô tơ qua phải -> 2 -> 4 -
> mass.Chỉnh tròng qua phải hoạt động. 
+ Khi bật qua trái có dòng đi từ dương accu -> 2 1 CTCT -> mô tơ qua trái -> 3 -> 4 -> mass. Chỉnh 
tròng lên hoạt động. 
Nguồn OTO-HUI. 
8.Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra 
9. Thực hành 
 * kiểm tra 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_trang_bi_dien_o_to.pdf