Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Cắt gọt kim loại
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ VÀ CÔNG TÁC
AN TOÀN LAO ĐỘNG.
1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ.
1.1.1. Mục đích của công tác BHLĐ.
Là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó
cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động, ngăn ngừa
bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại
khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng
người lao động và cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất,
tăng năng suất lao động.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ.
Bảo hộ lao động (BHLĐ) trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu
cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm
vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ
chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội
và nhân đạo rất cao.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất.
BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải
vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động
của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng giàu có, tự do, dân chủ cũng
là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy
lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người .
1.2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác BHLĐ.
1.2.1. Tính chất.
BHLĐ Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần
chúng.
a. BHLĐ mang tính chất pháp lý.
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những
luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi
tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm,
tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao
động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở
kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, vàTr-êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 9 -
thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Cắt gọt kim loại
Ấn chặt miếng băng vô trùng hay miếng gạc sạch vào lòng bàn tay và bảo nạn nhân nắm chặt tay lại. Nếu nạn nhân thấy nắm chặt tay quá khó, có thể dùng tay còn lại (tay không bị thương) để bóp nắm tay đó lại. + Băng các ngón tay lại để không giữ miếng gạc. Xiết chặt mối băng trên các ngón tay. + Giữ tay nạn nhân đưa lên cao và đưa nạn nhân đến bệnh viện. - Vết thương ở khớp nối. Mạch máu chạy bên trong khuỷu tay và đầu gối thì sát với da, do đó nếu bị đứt, chúng chảy máu rất nhiều. Nên nhớ là kỹ thuật nén động mạch dưới đây sẽ ngăn không cho máu chảy đến các phần thấp hơn của tay hoặc chân. Cách sơ cứu: + Kiểm soát sự mất máu. + Đặt miếng gạc trên vết thương. Gập khớp lại càng chặt càng tốt để nén lực lên miếng gạc, hãy nâng tay (hoặc chân) lên. Nạn nhân nên nằm xuống nếu thấy cần thiết. + Đưa nạn nhân đến bệnh viện, để ở tư thế sơ cứu. 4.1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng. a. Cắt đứt nguyên nhân gây bỏng: Đây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm: - Dập tắt lửa trên da (bằng nước hoặc cát, áo khoác, chăn, vảikhông dùng vải nhựa, nilon để dập lửa), tháo bỏ quần áo chỗ cháy hay thấm nước nóng (bỏng nước sôi, dầu, bỏng do ngã vào hố vôi nóng) hay các dung dịch hóa chất, cắt nguồn điện nếu là bỏng do điện. - Tháo bỏ các vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề. - Vết bỏng do acid thì rửa bằng nước vôi loãng hoặc nước xà phòng, bỏng do kiềm thì đắp dấm ăn dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả, bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên, có thể cho vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng từ 20 – 30 phút, hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh 3-4 phút 1 lần cho đến khi nạn nhân cảm thấy đỡ đau rát. - Lưu ý: + Không dùng nước đá để làm mát các vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước. + Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát, không lột quần áo mà dùng kéo Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 51 -51- cắt. b. Phòng chống sốc: - Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nghỉ ngơi yên tĩnh. - Động viên, an ủi nạn nhân. - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đảm bảo nhịp thở trên 12lần/phút. - Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt. c. Duy trì đường hô hấp: Nạn nhân bị bỏng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy có dầu, đồ đạc, bàn ghế, phim nhựa, polyme đang bốc cháy thì nạn nhân sẽ hít phải các khí khói độc, đặc biệt là khí oxytcacbon gây hội chứng: Gây co thắt thanh môn, phế quản, phù phổi, rối loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, co giật Những trường hợp này phải ưu tiên cấp cứu số 1 và phải được chuyển tới bệnh viện ngay. Phải theo dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp. - Đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí - Thở oxy nếu cần. - Giữ bệnh nhân ở tư thế đứng. - Đặt nội khí quản. - Mở khí quản nếu nguy cấp. d. Phòng chống nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cũng là 1 vấn đề rất quan trọng đối với nạn nhân bỏng, là 1 trong những yếu tố quyết định thành công trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bỏng. Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn: - Không sử dụng nước không sạch để dội, đắp vào vết bỏng trong khi sơ cứu nạn nhân. - Không sờ mó vào vết bỏng. - Không chọc vỡ các nốt phỏng. - Người cán bộ y tế (người sơ cứu) nên rửa sạch tay trước khi sơ cứu vết thương nạn nhân. e. Băng bó vết bỏng: - Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng. - Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh quần áo dính vào vết bỏng. - Bỏng độ I không cần băng để hở, độ II có nốt phỏng, độ III có hoại tử ướt cần băng để che chở, chống nhiễm khuẩn, có hoại tử khô không cần băng. - Vết bỏng sẽ chảy nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng. Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 52 -52- - Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào 1 túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay, làm như vậy nạn nhân có thể vẫn cử động được các ngón tay và tránh làm bẩn vết bỏng. - Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón, hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được để tránh co da, dính khớp. e. Xử trí và chăm sóc 1 số trường hợp bỏng đặc biệt: * Bỏng điện: Điện giật hoặc sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số nạn nhân bị bỏng điện kết hợp ngừng tim do tác dụng của dòng điện vào tim. Do vậy phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay sau đó mới tiến hành cấp cứu vết bỏng. Thứ tự các bước: - Ngắt điện. - Nếu không ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp xúc với điện (phải dùng vật cách điện: Cao su, gậy gỗ khô để gỡ hoặc kéo nạn nhân). - Cấp cứu ngừng tim (nếu có). - Sơ cứu vết bỏng. - Sau khi sơ cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để đề phòng những rối loạn về tim mạch. * Bỏng hoá chất: - Rửa ngay và liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt (tránh hoại tử các tổ chức bị bỏng). Trừ trường hợp là các hoá chất còn sinh nhiệt khi thực hiện các phản ứng hoá học, khi hút nước như: Acid muriatic, acid sunfuric. Tìm, hỏi để phát hiện tác nhân gây bỏng để có phương pháp xử trí khác nhau: + Tác nhân gây bỏng là acid: khi rơi vào da nạn nhân có cảm giác cháy xèo da, rát da, nóng ở vùng bị bỏng, gây những đám hoại tử trên da, niêm mạc dưới hình thức các vết màu khô cứng có ranh giới rõ với vùng da lành. Tại các đám hoại tử này cảm giác da và niêm mạc bị mất. Các đám hoại tử màu thường có hình dạng các giọt nước, các vết mực loang lổ. Rửa vết bỏng bằng nước có pha Bicarbonat, nước vôi loãng hoặc nước xà phòng. + Tác nhân gây bỏng là do kiềm (base): các tổn thương thường mềm , ướt, màu trắng xám, xuất tiết dịch, có thể thấy có các nốt phỏng, viền các đám da bỏng bị xung huyết và phù sưng. Bỏng nông và bỏng sâu thường xen kẽ. Rửa vết bỏng bằng dấm ăn dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả. + Nếu bỏng mắt do hoá chất chỉ được rửa bằng nước sạch bình thường. Nếu trong mắt vẫn còn có những hạt vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra. Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 53 -53- - Tháo bỏ ngay quần áo bị dính hoá chất (không dùng tay trần để tháo). - Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như đối với vết thương chảy máu. - Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị. 4.2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật. 4.2.1. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. a. Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm ... Khi cắt điện cần phải chú ý: - Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ. - Nếu không có các thiết bị đóng cắt ở gần có thể dùng búa, rìu cán gỗ... để chặt dây điện. b. Trường hợp không cắt được mạch điện. - Nếu ở mạch điện hạ áp: + Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như : Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. + Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn. - Nếu ở mạch điện cao áp: + Tốt nhất là người đi cứu phải được trang bị các dụng cụ cách điện như : ủng và găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý đến các biện pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân. + Trong các trường hợp không đủ khả năng xử lý đối với lưới điện cao áp thì tốt nhất phải điện thoại để đơn vị quản lý vận hành thiết bị hoặc báo điều độ cho cắt điện ngay. 4.2.2. Các phương pháp cấp cứu. a. Nạn nhân chưa mất tri giác. Nạn nhân chỉ hôn mê bất tỉnh trong chốc lát, còn thở yếu - Phải đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí - Nới lỏng quần áo, thắt lưng và chăm sóc theo dõi Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 54 -54- - Khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất đế cấp cứu. - Trường hợp không có y sĩ, bác sĩ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất. b. Nạn nhân mất tri giác. Nếu nạn nhân nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu: - Phải nhanh chóng đưa nạn nhân đế nơi thoáng khí - Nới rộng quần áo, thắt lưng - Đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nôn để lấy ra - Sau đó xoa nóng người nạn nhân, đồng thời khẩn trương đi mời cán bộ y tế. c. Nạn nhân tắt thở. Nếu nạn nhân tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân bị co giật - Nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí - Nới lỏng quần áo, thắt lưng - Lấy đờm, dãi,... Trong miệng ra - Sau đó làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới thôi. d. Các phương pháp hô hấp. * Hô hấp nhân tạo. Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Ngay sau khi tách được người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện, đặt nạn nhân ở chỗ thoáng mát, cởi các phần quần áo bó thân (như cúc cổ, thắt lưng), lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn sau đó tiến hành làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực theo trình tự sau: Làm hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm tra khí quản nạn nhân có thông suốt hay không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra. Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản. Mở miệng và bịt mũi nạn nhân, người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng nạn nhân (nên dùng khẩu trang hoặc khăn sạch đặt lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng và thổi vào mũi nạn nhân. Lặp lại thao tác trên nhiều lần, có kết hợp với thao tác xoa bóp tim. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10 ÷ 12 lần/phút với người lớn, 20 lần/phút với trẻ em. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 55 -55- Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4 ÷ 6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống 4 ÷ 6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4 ÷ 6 lần. Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự động hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim, nên ngừng xoa bóp khoảng 2 ÷ 3 giây. Sau khi thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co giãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ, cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5 ÷ 10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục. 4.3. Phương pháp sơ cứu người bị nhiễm độc. 4.3.1. Những biểu hiện ban đầu của người bị nhiễm độc. - Hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp co giật, đi lảo đảo, nói méo tiếng, người xỉu đi, nặng thì bất tỉnh. - Da: Bị viêm tấy đỏ hoặc xạm đi, đổ mồ hôi. - Mắt: Ngứa, chảy nước, mờ, nặng thì đồng tử bị co hoặc dãn. - Hệ tiêu hóa: Miệng, họng bị nóng, chẩy nhiều nước dãi, buồn nôn, có trường hợp nôn mửa, đâu bụng đi ngoài. - Hệ hô hấp: Ho, đau ngực, khó thở. 4.3.2. Biện pháp sơ cứu người bị nhiễm độc - Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo bị nhiễm độc. Chú ý giữ yên tính và ủ ấm cho nạn nhân. - Cho uống ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản thông suốt. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng. - Rửa sạch da bằng xà phòng nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch. - Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách (gây nôn, xong cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống nước đường gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày) - Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng thì đưa đi bệnh viện cấp cứu. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Trình bầy khái niệm về cháy nổ và nguyên nhân gây ra cháy nổ. Câu 2. Trình bày các biện pháp an toàn trong gia công cơ khí nóng. Câu 3. Trình bày các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Câu 4. Trình bầy phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng thông thường. Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 56 -56- Câu 5: Trình bầy tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người và các biện pháp an toàn khi sử dụng điện. Câu 6. Trong trường hợp đặc biệt khi bị bỏng điện và bỏng hóa chất thì cần phải xử trí, sơ cứu và chăm sóc như thế nào ? Câu 7. Phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và soa bóp tim ngoài lồng ngực được thực hiện như thế nào? Câu 8. Hãy liệt kê những sự cố, tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng hạ, lấy ví dụ về một sự cố nào đó và cho biết nguyên nhân dẫn tới sự cố đó. Câu 9. Đứng trước một nạn nhân bị điện giật bạn phải làm thế nào để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện đảm bảo an toàn ? Câu 10. Khi thực hiện việc hàn, cắt bằng khí ga và ô xy bạn phải tuân thủ những biện pháp gì để đảm bảo an toàn ? Câu 11. Bạn phải làm những biện pháp gì khi sơ cứu nạn nhận bị vết thương chảy máu ở vùng đầu. Câu 12. Khi phải thực hiện việc hàn trong phân xưởng sửa chữa ô tô có chứa nhiều nhiên liệu xăng và dầu bạn phải tuân thủ những biện pháp gì để đảm bảo an toàn ? Câu 13. Cho biết những biểu hiện ban đầu của người bị nhiễm độc và biện pháp sơ cứu người bị nhiễm độc. Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 57 -57- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình môn học An toàn lao động do Tổng cục dạy nghề ban hành. - Nguyễn Lê Ninh - An toàn trong sản xuất cơ khí - NXB Tp.HCM, 1982. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp - NXB Lao động - Xã hội năm 2003. - Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - NXB KHKT – 2000 - Luật phòng cháy và chữa cháy-NXB chính trị quốc gia - 2003 - An toàn phòng chữa cháy - Trường ĐH PCCC -2007 - Sổ tay an toàn vệ sinh lao động – Bộ LĐTB –XH năm 2002 Tr•êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai 58 -58-
File đính kèm:
- giao_trinh_an_toan_lao_dong_nghe_cat_got_kim_loai.pdf