Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

- Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ

động

- Tháo lắp các cụm chi tiết đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn

- Nhận dạng các chi tiết

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

1.1.1. Giới thiệu chung và các kiểu bố trí hệ thống truyền lực.

a. Giới thiệu chung

Hình 1.1: Hệ thống truyền lực trên ô tô

Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có ly hợp, hộp số, trục

các đăng, cầu chủ động (vi sai và bán trục)

Công dụng của hệ thống truyền lực:

- Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho

phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô

chuyển động.

- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài.

- Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi.

- Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường5

b. Các kiểu bố trí

Hình 1.2a: FF Hình 1.2b: FR

Hệ thống truyền động chủ yếu sử dụng là:

- FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động).

- FR (Động cơ đặt trước – Bánh sau chủ động).

Ngoài xe FF và FR còn có các loại xe4WD (4 bánh chủ động), RR (động cơ đặt

sau – cầu sau chủ động) hiện nay ít được sử dụng, và xe hybrid đang bắt đầu được

phát triển.

* FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động):

Trên xe với động cơ đặt trước cầu trước chủ động. Động cơ, ly hợp, hộp số, cầu

chủ động tạo nên một khối lượng đơn. Mô men động cơ không truyền xa đến bánh

sau, mà đưa trực tiếp đến các bánh trước.

Bánh trước dẫn động rất có lợi khi xe quay vòng và đường trơn. Sự ổn định

hướng tuyệt với này tạo được cảm giác lái xe khi quay vòng. Do không có trục các

đăng nên gầm xe thấp hơn giúp hạ được trọng tâm của xe, làm cho xe ổn định khi di

chuyển.

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 92 trang xuanhieu 3500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực
ộng 
không có tác dụng. 
* Nguyên nhân 
 - Khớp gài vi sai: mòn, gãy, hỏng. 
 - Cơ cấu điều khiển gãy, hỏng. 
6.1.3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bán trục. 
a. Bán trục hoạt động có tiếng ồn: Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn ở cụm bán trục 
về hai bên truyền lực chính, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng. 
* Nguyên nhân 
 - Trục bị cong hoặc phần then hoa của bán trục và bánh răng: mòn, nứt, rỗ nhiều. 
b. Bán trục hoạt động rung giật, có tiếng ồn lớn: Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn 
lớn ở cụm bán trục, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng 
* Nguyên nhân 
 - Bán trục và các ổ bi: cong và vỡ ổ bi. 
 - Thiếu dầu bôi trơn. 
6.1.4. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của moayơ 
a. Moayơ hoạt động rung giật, có tiếng ồn lớn: Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn 
lớn ở cụm moayơ, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng 
 85 
 * Nguyên nhân 
 - Điều chỉnh sai độ rơ tự do (quá lớn). 
 - Moayơ, trục bánh xe và các ổ bi: nứt, mòn nhiều, gảy lỏng các bu lông và vỡ ổ bi. 
 - Thiếu mỡ bôi trơn. 
b. Moayơ hoạt động quá nóng: Moayơ quá nóng. 
* Nguyên nhân 
 - Điều chỉnh sai độ rơ tự do (không có). 
 - Phanh bó cứng. 
c. Moayơ chảy rỉ mỡ: Bên ngoài moayơ luôn có vết bẩn, chảy rỉ mỡ bôi trơn. 
* Nguyên nhân 
 - Moayơ bị nứt, hỏng phớt chắn mỡ. 
 - Thiếu mỡ bôi trơn. 
6.1.5. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bánh xe 
a. Bánh xe hoạt động rung giật, có tiếng ồn: Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn lớn ở 
cụm bánh xe, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng. 
* Nguyên nhân 
 - Vành xe: vênh, nứt. 
 - Lốp xe: nứt, áp suât hơi thấp hơn quy định. 
b. Bánh xe hoạt động có tiếng nổ lớn đột ngột: Xe đang hoạt động có tiếng nổ lớn, 
rung giật và tay lái không ổn định. 
* Nguyên nhân 
 - Săm lốp bị nứt, thủng đột ngột. 
 - Săm lốp bơm hơi quá áp suất quy định. 
6.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cầu chủ động. 
6.2.1. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa truyền lực chính. 
a. Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng 
chủ động (hình 6.1) 
- Kiểm tra: sau khi lắp đầy đủ bánh răng 
chủ động, các ổ bi côn, ống phân cách, các 
vòng đệm, mặt bích then hoa vào vỏ 
truyền lực chính (chưa lắp bánh răng bị 
động) và vặn chặt đai ốc hãm mặt bích đủ Cân lực 
lực quy định. Dùng lực kế móc kéo mặt 
bích quay với một lực đúng quy định, nếu 
không đúng tiêu chuẩn cần điều chỉnh các 
vòng đệm. 
 - Điều chỉnh: Nếu lực quay mặt bích Hình 6.1. Kiểm tra và điều chỉnh bánh 
nhỏ hơn tiêu chuẩn cần thêm đệm điều răng chủ động 
chỉnh, lực quay lớn hơn cần tháo bớt đệm 
điều chỉnh. 
 Hình 2 - 6. Kiểm tra và điều chỉnh bánh răngđộng 
 86 
b. Kiểm tra và điều khe hở bên của bánh răng bị động (hình 6.2) 
 - Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ 
truyền lực chính, vặn vừa chặt một bu lông hãm nắp của đai ốc điều chỉnh hai bên 
bánh răng bị động ở vị trí chéo 
nhau, để dễ xoay đai ốc điều 
chỉnh. Gắn cố định đồng hồ so và 
tựa đầu kim lên bề mặt cạnh của 
vành răng, xoay hai đai ốc điều 
chỉnh ở vị trí trung gian sau đó 
xoay lắc bánh răng bị động ở các 
vị trí và quan sát các trị số đo trên 
đồng hồ so để biết khe hở bên và 
so với tiêu chuẩn cho phép (0,13 - Đai ố c điều chỉnh 
0,18 mm) và tiến hành điều chỉnh. 
 Hình 6.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên 
 - Điều chỉnh: khi khe hở bên bánh răng bị động 
không đúng tiêu chuẩn cho phép, 
tiến hành điều chỉnh xoay các đai ốc đi ều chỉnh (một bên vặn vào thì bên kia phải vặn 
ra) sao cho khe hở đạt yêu cầu. Loại truyền lực chính chỉ có các đệm điều chỉnh mà 
không có đai ốc điều chỉnh thì tiến hành thay đổi số đệm từ bên này bánh răng qua 
bên kia bánh răng (tổng số đệm không đổi) cho đến khi đạt khe hở yêu cầu. Sau đó 
vặn chặt các bu lông hãm đai ốc và ổ bi côn. 
c. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động 
và bánh răng bị động (hình 6.3) 
- Kiểm tra: ( tương tự như khi kiểm tra khe hở bên của bánh răng bị đông) 
 Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực 
chính. Dùng dây chì có đường kính 2 mm kẹp vào giữa hai bánh răng và quay hai 
bánh răng, sau đố lấy dây chì ra kiểm tra độ dày so với tiêu chuẩn khe hở cho phép. 
Nếu khe hở đúng tiêu chuẩn tiếp tục kiểm tra vết tiếp xúc giữa hai bánh răng, bằng 
cách quét một lớp bột nhôm màu đỏ có pha dầu nhờn đặc lên bề mặt răng của bánh 
răng bị động và quay bánh răng ăn khớp với bánh răng chủ động vài vòng sau đó quan 
sát vết tiếp xúc trên bề mặt răng của bánh răng bị động và so với tiêu chuẩn cho phép 
(hình 6.3) và tiến hành điều chỉnh. 
 87 
 Kiểm tra vết tiếp xúc Vết tiếp xúc chưa đúng kỹ thuật 
 Vết tiếp xúc chưa đúng KT 
Quét bột nhôm mầu 
 Vết tiếp xúc đúng kỹ thuật 
 a) b) 
 Hình 6.3. Kiểm tra vết tiếp xúc bánh răng 
 a) Kiểm tra b) Điều chỉnh 
- Điều chỉnh (hình 6.3.b): Khi khe hở ăn kh ớp và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động 
và bị động không đúng tiêu chuẩn cho phép, tiến hành điều chỉnh thêm hoặc bớt số 
đệm điều chỉnh của bánh răng chủ động và thay đổi số đệm của bánh răng bị động (từ 
bên này bánh răng qua bên kia bánh răng) cho đến khi đạt khe hở và vết tiếp xúc đạt 
yêu cầu. 
6.2.2. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh bộ vi sai 
a. Kiểm tra bộ vi sai khi vận hành 
 - Khi vận hành ô tô váo đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm 
truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 
 - Khi gài khoá vi sai và vận hành, kiểm tra cơ cấu khoá vi sai có tác dụng hoạt động 
b. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên của các bánh răng 
- Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bộ vi sai và vặn chặt đai ốc hãm vỏ đủ lực quy định. 
Dùng căn lá đúng khe hở tiêu chuẩn ( = 0,05 - 0,2 mm) để kiểm tra. 
- Điều chỉnh: Nếu khe hở không đúng tiêu chuẩn cần thay đổi các vòng đệm để đạt 
khe hở yêu cầu. 
6.2.3. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa bán trục. 
a. Kiểm tra khi vận hành 
 - Khi vận hành ô tô chú ý nghe tiếng ồn khác thường ở cụm bán trục, nếu có tiếng ồn 
 cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 
b. Kiểm tra bên ngoài bán trục 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài mặt bích. 
6.2.4. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa moayơ 
a. Kiểm tra khi vận hành 
 - Khi vận hành ô tô chú ý nghe tiếng ồn khác thường ở cụm moayơ nếu có tiếng ồn 
khác thường cần phaỉ kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa kịp thời. 
 - Sau khi xe hoạt động vừa dừng hẳn, sờ tay vào moayơ cảm thấy nóng. 
b. Kiểm tra bên ngoài moayơ 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, vết chảy rỉ bên ngoài moayơ. 
6.2.5. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa bánh xe 
a. Kiểm tra bên ngoài bánh xe và áp suất hơi của lốp xe. 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài lốp xe và vành bánh xe. 
 88 
 - Dùng ồđ ng hồ áp suất hơi để kiểm tra áp suất hơi của lốp xe. 
 b. Kiểm tra khi vận hành 
 - Khi vận hành ô tô chú ý nghe tiếng ồn khác thường ở cụm bánh xe, nếu có tiếng 
 ồn khác thường cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 
6.3. Sửa chữa cầu chủ động. 
6.3.1. Sửa chữa truyền lực chính 
a. Trục và bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa) 
- Hư hỏng: nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và các răng côn xoắn, mòn phần then hoa 
của trục và mặt bích. 
- Kiểm tra: dùng dây chì, pan me, để đo độ mòn của bánh răng và phần then hoa của 
trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm và khe hở giữa hai bánh răng chủ 
động, bị động không lớn hơn 0,4 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết 
nứt. 
- Sửa chữa 
+ Trục và bánh răng chủ động: bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn 
cho phép cần được thay mới. 
+ Các cổ trục lắp bi, bề mặt răng bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp 
sau đó gia công lại kích thước danh định. 
b. Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu) 
 - Hư hỏng bánh răng bị động: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng, vênh vành răng. 
 - Kiểm tra: dùng dây chì, đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của vành bánh răng 
và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
 - Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được thay mới. 
 - Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau 
đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu. 
 - Vành răng bị vênh bề mặt bên có thể gia công mài hết vênh. 
 a) b) 
 Hình 6.4. Kiểm tra bánh răng bị động 
 a) Kiểm tra khe hở bên b) Kiểm tra độ vênh 
 89 
c. Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính) 
- Hư hỏng chính của vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ bi, chờn 
hỏng các ren và đai ốc hãm ổ bi côn. 
- Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ, trục so với tiêu chuẩn 
kỹ thuật ( không lớn hơn 0,02 mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên 
ngoài vỏ truyền lực chính. 
- Sửa chữa 
+ Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó 
doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể 
hàn đắp, sửa nguội và gia công lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 
mm thì phải thay vỏ mới. 
+ Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính và ren. 
+ Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh. 
d. Các ổ bi côn 
- Hư hỏng: ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài. 
- Kiểm tra: Dùng kính phóng đại hoặc bằng sơn pha loãng, để kiểm tra các vết rỗ, độ 
mòn. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế. 
- Sửa chữa: ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài đều được thay 
thế. 
6.3.2. Sửa chữa bộ vi sai 
a. Vỏ bộ vi sai 
- Hư hỏng chính của vỏ bộ vi sai: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, các lỗ ren và đai ốc hãm ổ 
bi côn. 
- Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ 
thuật (không lớn hơn 0,02mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên 
ngoài vỏ bộ vi sai. 
- Sửa chữa 
 + Các lỗ lắp chốt chữ thập mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép sau đó doa 
lại lỗ theo kích thước danh định. 
 + Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại 
ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới. 
 b. Chốt chữ thập 
- Hư hỏng chốt chữ thập: nứt, mòn bề mặt lắp các bánh răng. 
- Kiểm tra: Dùng pan me, để đo độ mòn của của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 
0,02 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
- Sửa chữa: Chốt chữ thập mòn bề mặt lắp bánh răng có thể phục hồi bằng mạ thép 
hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước 
danh định. 
c. Các bánh răng và cơ cấu khoá vi sai 
- Hư hỏng các bánh răng và cơ cấu hãm vi 
sai: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng và 
các chi tiết cơ cấu khoá vi sai. 
- Kiểm tra: dùng dây chì, đồng hồ so để đo 
độ mòn bánh răng (0,06 - 0,20 mm) và các 
chi tiết cơ cấu khoá và dùng kính phóng đại 
để kiểm tra các vết nứt. 
- Sửa chữa 
 Hình 6.5. Kiểm tra độ mòn 
 các bánh răng vi sai 
 90 
 + Các chi tiết có vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và 
ta rô lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay thế. 
 + Các bánh răng: bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn cho phép 
cần được thay mới. 
6.3.3. Sửa chữa bán trục 
a. Mặt bích 
- Hư hỏng chính của mặt bích: nứt, mòn các lỗ côn. 
- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ vênh của mặt bích (độ vênh không lớn 
 hơn 0,2 mm) dùng cữ đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính 
 phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài. 
- Sửa chữa 
 + Các lỗ côn mòn quá giới hạn hoặc nứt cho phép tiến hành hàn đắp sau đó doa lại lỗ 
 theo kích thước ban đầu. 
 + Bề mặt bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành gia công hết vênh. 
b. Thân trục và phần then hoa 
- Hư hỏng thân trục và phần then hoa: cong, nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và mòn 
phần then hoa. 
- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong (độ cong không lớn hơn 1mm), dùng 
 dây chì để đo độ mòn của phần then hoa và bánh răng bán trục và dùng kính phóng 
 đại để kiểm tra các vết nứt. 
- Sửa chữa 
 + Thân bán trục: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt 
 phải thay mới. 
 + Phần then hoa ; Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó 
 gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới. 
6.3.4. Sửa chữa moayơ 
a. Cụm moayơ 
- Hư hỏng chính của cụm moayơ: nứt, mòn các lỗ lắp ca bi, cháy các phần ren và đai 
ốc hãm ổ bi côn. 
- Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ 
thuật (không lớn hơn 0,02.mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên 
ngoài. 
- Sửa chữa 
 + Các lỗ lắp ca bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp hoặc lắp ống lót sau 
đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. 
 + Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại 
ren. Các vết nứt dài thì phải thay moayơ mới. 
 91 
b. Trục bánh xe và các ổ bi côn 
 - Hư hỏng: trục bánh xe bị nứt, mòn phần lắp ổ bi và các ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên 
bi và vòng trong, vòng ngoài. 
 - Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ, dùng pan me đo độ 
mòn. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế hoặc sửa chữa. 
- Sửa chữa 
 + Trục bánh xe bị mòn phần lắp ổ bi, cháy ren các lỗ mặt bích có thể hàn đắp và gia 
công, bị nứt phải được thay mới. 
 + Các vòng trong và vòng ngoài, ổ bi côn mòn rỗ, vỡ phải được thay thế. 
6.3.5. Sửa chữa bánh xe 
a. Lốp xe Bánh xe 
- Hư hỏng chính của bánh xe: nứt, mòn các 
hoa lốp. 
- Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn 
của các hoa lốp so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Que dò 
( chiều cao của hoa lốp không nhỏ hơn 1 
mm) và dùng kính phóng đại để quan sát 
các vết nứt bên ngoài vỏ lốp xe. 
- Sửa chữa 
 + Lốp xe bi nứt, mòn quá giới hạn cho 
phép tiến hành thay lốp đúng loại. Vành xe 
 + Lốp xe bị mòn trong giới hạn cho phép 
và mòn không đều có thể tiến hành đổi vị trí Hình 6.6. Kiểm tra độ vênh 
lốp vành bánh xe 
b. Vành bánh xe 
- Hư hỏng vành xe: nứt, vênh bề mặt lắp lốp. 
- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so hoặc que dò để đo độ vênh (hình 7- 6), độ vênh không 
lớn hơn 1,2 mm ) và dùng kính phóng đại để kiể m tra các vết nứt. 
- Sửa chữa: Vành bánh xe bị nứt nhẹ, vênh bề mặt quá giới hạn cho phép cần được 
hàn đắp và nắn hết vênh. 
c. Săm và đệm săm 
- Hư hỏng săm và đệm: thủng, hỏng van và đệm rách. 
- Kiểm tra: dùng nước để kiểm tra lỗ thủng của săm và van, quan sát để kiểm tra các 
vết rách hỏng của đệm săm để sửa chữa và thay thế. 
- Sửa chữa 
 + Săm xe bị thủng nhỏ có thể vá, nếu rách thủng nhiều và hỏng van phải được thay 
săm mới. 
 + Đệm săm rách hỏng, thay thế. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa truyền lực chính? 
2. Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa bộ vi sai? 
 92 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình công nghệ ô tô_ phần truyền lực, Trường cao đẳng nghề cơ khí nông 
nghiệp, Nhà xuất bản lao động, Hà nội năm 2010. 
2. TS. Nguyễn Hoàng Việt - Giáo trình kết cấu, tính toán và thiết kế ô tô – Trường Đại 
học bách khoa Đà Nẵng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_truyen_luc.pdf