Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

TÓM TẮT Bài viết thể hiện kết quả khảo sát thực trạng nghề đánh bắt làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở số liệu điều tra các hộ ngư dân hoạt động khai thác tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang năm 2011-2012, kết quả thu được như sau: (1) Có 03 phương thức khai thác là lưới mành, bẫy và lặn bắt. Trong đó, nghề lưới mành có 172 hộ (chiếm 20,8%), nghề bẫy 614 hộ (chiếm 74,2%) và nghề lặn 41 hộ (chiếm 5%); (2) Trình độ học vấn của lao động làm nghề khai thác tôm hùm giống khá thấp, có tới 63,2% chưa hoàn thành chương trình tiểu học, 27,1% chưa hoàn thành chương trình phổ thông cơ sở và số còn lại là có trình độ cao hơn; (3) Thu nhập của lao động nghề khai thác tôm hùm giống khá cao, trung bình từ 20÷24 triệu đồng/tháng vào chính vụ; (4) Hàng năm, trung bình mỗi hộ ngư dân khai thác tôm hùm giống bằng bẫy đã sử dụng khoảng 2,2 m3 rạn san hô tự nhiên, tác động rất lớn đến môi trường sống của các loài thủy sản nói chung và nguồn lợi tôm hùm nói riêng; (5) Sản lượng và năng suất đánh bắt có xu hướng giảm mạnh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc đặt bẫy khai thác tôm hùm giống đã ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường và gây cản trở các hoạt động kinh tế khác tại vịnh Nha Trang như ngành du lịch, giao thông đường thủy. Trên cơ sở thực trạng nghề, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 5

Trang 5

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 6

Trang 6

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 7

Trang 7

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 8

Trang 8

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6360
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Sản lượng đánh bắt của nghề lưới 
mành cao nhất (khoảng 65,5%), tiếp đến là nghề 
bẫy (khoảng 32,7%) và nghề lặn bắt thấp nhất 
(khoảng 2,8 %). Theo đó, năng suất khai thác 
cũng có sự khác biệt giữa các phương thức khai 
thác (hình 4).
Hình 4: Năng suất đánh bắt tôm hùm giống
Mặc dù số lao động tham gia khai thác 
ngày càng tăng, trong khi đó số lượng con giống 
đánh bắt được hàng năm lại giảm. Nếu năm 
2008÷2009, sản lượng đạt được khoảng 720.000 
con thì năm 2010÷2011 chỉ còn lại 570.000 con. 
Do đó, năng suất đánh bắt tôm hùm giống có 
khuynh hướng giảm theo thời gian. Điều này có 
thể lý giải là số phương tiện và lao động tham gia 
khai thác tăng lên hàng năm nên năng suất đánh 
bắt trên một đơn vị cường lực sẽ giảm xuống. 
Năm 2011, do nhu cầu con giống cao và 
nguồn giống khan hiếm nên giá bán khá cao, 
dao động từ 180.000 – 220.000 đồng/con. Chính 
vì vậy, thu nhập của người khai thác tăng lên 
đáng kể. Ở các tháng chính vụ, trung bình mỗi 
lao động có mức thu nhập từ 20÷24 triệu đồng/
148 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
tháng. Nếu so với các nghề khai thác khác trong 
khu vực, ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm 
giống có mức thu nhập cao nhất. 
d. Mùa vụ và thời gian khai thác
Tôm hùm giống thường bắt đầu xuất hiện từ 
tháng 8, rộ lên vào tháng 10 đến hết tháng 3 âm 
lịch năm tới và giảm dần cho đến mùa vụ năm 
sau. Đây cũng là mùa vụ khai thác chính của 
tất cả phương thức khai thác từ lặn bắt, bẫy đến 
khai thác bằng lưới mành. Tuy nhiên, khoảng 
thời gian khai thác tôm hùm giống của mỗi loại 
hình khai thác lại có sự khác biệt rõ ràng. Theo 
kết quả điều tra, nghề lưới mành chỉ tập trung 
vào những tháng chính vụ, hầu hết ngư dân bắt 
đầu khai thác vào cuối tháng 10 đến hết tháng 
3 âm lịch năm sau. Đối với các nghề bẫy và lặn 
bắt thì mùa vụ khai thác chính cũng bắt đầu từ 
cuối tháng 10 nhưng tới khoảng từ tháng 6÷7 
âm lịch năm sau mới kết thúc.
Theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS, từ 
tháng 4÷8 hàng năm, thời điểm tôm hùm trong 
thời kỳ sinh sản, không được phép khai thác dưới 
bất kỳ hình thức nào [1]. Nhưng kết quả điều tra 
cho thấy, hoạt động khai thác tôm hùm trên địa 
bàn vịnh Nha Trang vẫn diễn ra công khai. Mùa 
vụ khai thác tôm hùm kéo dài tới 10 tháng/năm. 
Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây 
nên sự suy giảm nguồn lợi tôm hùm giống.
e. Thành phần loài và kích cỡ tôm khai thác
Theo kết quả điều tra, ngư dân khai thác 
được nhiều loài tôm hùm khác nhau: tôm 
hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá 
(Panulirus homarus), tôm hùm sỏi (Panulirus 
stimpsoni) và tôm hùm đỏ (Panulirus longipes). 
Trong đó, tôm hùm sỏi và tôm hùm đỏ có giá trị 
thấp hơn rất nhiều so với tôm hùm bông và tôm 
hùm đá, nên họ chỉ chú tâm khai thác hai đối 
tượng này. Tỷ lệ khai thác của hai loài tôm này 
thay đổi theo các tháng trong mùa vụ khai thác. 
Theo kinh nghiệm của ngư dân thì đầu vụ (cuối 
tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch) tôm hùm đá 
thường xuất hiện nhiều hơn tôm hùm bông, vào 
những tháng chính vụ tôm hùm bông xuất hiện 
nhiều hơn. Trung bình toàn vụ tôm hùm bông 
chiếm khoảng 71%, tôm hùm đá chiếm 27% và 
phần còn lại là các loài khác. Tuy nhiên, giá trị 
của tôm hùm đá chỉ bằng 1/5 tôm hùm bông nên 
ngư dân thường ít để ý tới việc tính chính xác số 
lượng con giống tôm hùm đá khai thác được. Vì 
vậy, tỷ lệ tôm hùm đá theo kết quả điều tra có 
thể thấp hơn so với thực tế đánh bắt.
Kích cỡ con giống có sự khác nhau giữa 
các phương thức khai thác. Khai thác bằng lưới 
mành, ngư dân sử dụng lưới có cỡ mắt nhỏ (2a 
≤ 4 mm), đánh bắt được con giống cỡ nhỏ, có 
chiều dài giáp đầu ngực từ 7÷8 mm, 100% con 
giống có màu trắng hoặc trắng hồng. Phương 
thức khai thác bằng bẫy, đánh bắt được con 
giống có kích cỡ lớn hơn, gần 95% tôm giống 
có màu trắng hồng và 5% tôm con có màu sắc 
gần giống tôm trưởng thành.
3.1.2. Sự tác động của nghề khai thác tôm 
hùm giống đến các hoạt động khác trong khu vực
Mỗi phương thức khai thác (lưới mành, bẫy 
và lặn bắt) đều có những ưu, nhược điểm riêng. 
Tất cả các phương thức khai thác này đã tạo 
nên một chu kì khép kín, khai thác triệt để tôm 
hùm giống từ giai đoạn ấu trùng (Puerulus) đến 
tôm trưởng thành. Khi ấu trùng mới xuất hiện 
ở ngoài cửa vịnh, đầm đã bị đánh bắt bằng lưới 
mành, những con di chuyển được vào gần bờ 
thì mắc phải các loại bẫy, một số ít thoát khỏi 
lưới mành, bẫy thì bị ngư dân lặn bắt gần như 
quanh năm.
Khai thác bằng lưới mành đạt được số lượng 
con giống lớn, cỡ giống đồng đều nhưng có tỷ 
lệ tôm chết cao (1,2%). Hơn nữa, lưới mành có 
kích thước mắt lưới nhỏ (2a ≤ 4 mm) bắt được 
tôm con ở giai đoạn Puerulus, chất lượng con 
giống không cao, kết hợp với phương thức lưu 
giữ và vận chuyển không đúng kỹ thuật đã làm 
tôm giống yếu đi và bị chết nhiều khi đưa vào 
ương nuôi. Mặt khác, những con giống không 
đảm bảo chất lượng đưa vào nuôi thương phẩm 
thường bị bệnh, nên có tỷ lệ hao hụt lớn trong 
quá trình nuôi. Chính điều này làm cho nhu cầu 
149TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
con giống của người ương luôn cao hơn thực 
tế, đẩy giá bán con giống tăng, khuyến khích 
ngư dân tìm mọi cách để đánh bắt với số lượng 
càng nhiều, càng tốt mà không quan tâm đến 
chất lượng con giống. Điều đó nói lên rằng, nghề 
khai thác đã làm lãng phí một số lượng lớn tôm 
hùm giống, làm suy giảm số lượng cá thể trong 
quần thể tôm hùm ở tất cả các giai đoạn sống, từ 
giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành.
Các phương thức khai thác không chỉ ảnh 
hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống mà 
còn ảnh hưởng tới sinh cảnh đáy biển bao gồm 
rạn đá ngầm, vùng đáy sỏi, rạn san hô, thảm cỏ 
biển, bọt biển - là nơi cư trú và phát triển tốt 
của các loài thủy sản đáy, đặc biệt là đối với 
tôm hùm ở giai đoạn tôm con. Mức độ tác động 
của mỗi hình thức khai thác có khác nhau: lưới 
mành nằm sát đáy suốt đêm cộng thêm 4 neo 
cố định lưới và thuyền làm cho nền đáy bị tác 
động rất lớn; bẫy đá, cọc, lưới trủ, mút,  ngâm 
trong nước suốt vụ khai thác từ tháng 10 đến 
tháng 6 năm sau, có thể tạo hình thức bẫy giả 
khi các bẫy bị đứt hoặc thải bỏ ra biển khi không 
còn sử dụng, việc sử dụng rạn san hô làm bẫy đã 
hủy hoại các hệ sinh thái biển.
Hơn nữa, vịnh Nha Trang là 01 trong 29 
vịnh đẹp nhất thế giới, góp phần thúc đẩy 
ngành du lịch của địa phương phát triển mạnh 
mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nghề 
khai thác tôm hùm giống bằng bẫy đã và đang 
tác động không tốt đến cảnh quan tự nhiên, môi 
trường và giao thông đường thủy nội địa. Theo 
kết quả tham dò ý kiến của 115 du khách trong 
và ngoài nước đến tham quan tuyến biển đảo ở 
vịnh cho thấy, có 49,6% số người được hỏi cho 
rằng: Cần nghiêm cấm hoạt động khai thác tôm 
hùm giống tại vịnh Nha Trang để trả lại cảnh 
quan tự nhiên vốn có; 35,6% cho rằng: Cần 
phải quy hoạch lại ngư trường đánh bắt và cấm 
khai thác ở gần bãi tắm, khu du lịch và nơi có 
nhiều tàu thuyền qua lại; 14,8% du khách cho 
rằng: Cho phép ngư dân tự do khai thác nhưng 
cần phải tìm giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế 
hệ thống phao nổi lên mặt nước và việc khai 
thác đó không làm ảnh hưởng đến các bãi tắm 
và đường đi của tàu thuyền.
Như vậy, các hoạt động khai thác đều có 
tác động ít nhiều lên môi trường sống của các 
loài tôm hùm, làm thay đổi hoặc hủy hoại nơi 
cư trú của chúng và đồng thời làm mất cảnh 
quan tự nhiên vùng vịnh. Do vậy, để nghề khai 
thác tôm hùm giống, nuôi thương phẩm tại 
vịnh Nha Trang phát triển ổn định và không 
gây mâu thuẫn với các hoạt động kinh tế khác, 
cần thiết phải thực hiện một số giải pháp quản 
lý phù hợp.
3.1.3. Một số giải pháp nhằm quản lý khai 
thác và bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống
Hạn chế hoặc cấm phát triển nghề khai thác 
tôm hùm phát triển. Để làm được điều này, cần 
kiểm soát bằng việc cấp phép, giao quyền quản 
lý vùng nước cho người dân.
Quy định kích thước tối thiểu con giống 
được phép khai thác và quản lý thông qua hệ 
thống thu mua, nhà bè và người khai thác. Nếu 
làm được điều này sẽ hạn chế được việc khai 
thác tràn làn, gây hao hụt con giống, đặc biệt 
là những con còn quá nhỏ dễ hao hụt trong quá 
trình khai thác và ương nuôi.
Nâng cao trình độ, kỹ thuật ương, nuôi và 
phương pháp bảo quản sau khai thác nhằm hạn 
chế sự thất thoát con giống. Để làm được việc 
này, cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề 
ngắn hạn cho ngư dân.
Quy hoạch vùng cấm khai thác, vùng cho 
phép khai thác và thời gian khai thác, quy định 
khai thác luân phiên giữa các vùng, nhằm 
giữ lại nguồn giống bổ sung vào quần đàn tôm 
trưởng thành.
Quy định ngư cụ khai thác hợp lý cho từng 
khu vực trong vịnh.
3.2. Thảo luận
Trình độ dân trí của ngư dân thấp, có thể rất 
khó khăn khi thực hiện các chính sách của Nhà 
nước, các quy định của ngành và địa phương 
trong việc quản lý hoạt động khai thác tôm hùm 
150 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
giống và các vấn đề liên quan khác như chuyển 
đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững, 
 Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ số lượng ngư 
dân và số lượng ngư cụ của họ khi tham gia khai 
thác, không nên để họ phát triển tự phát rồi tiến 
hành kiểm tra, xử lý và cưỡng chế.
Với cường độ khai thác cao, ngư dân đã 
đánh bắt triệt để nguồn lợi tôm hùm giống, 
không giữ lại con giống ở ngoài tự nhiên để bổ 
sung vào quần đàn tôm trưởng thành, tham gia 
sinh sản tái tạo nguồn giống cho những năm sau. 
Điều này có thể là nguyên nhân làm biến động 
lớn về số lượng con giống khai thác hàng năm 
của ngư dân ven biển miền Trung nói chung và 
ngư dân ở vịnh Nha Trang nói riêng. Do đó, các 
hộ nuôi tôm hùm thương phẩm không thể chủ 
động được nguồn giống, ảnh hướng lớn đến 
ngành nuôi biển tại vịnh Nha Trang. Như vậy, 
để có nguồn giống ổn định cần phải có chương 
trình nghiên cứu sản xuất giống thử nghiệm cho 
đối tượng này. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
 - Nghề khai thác tôm hùm giống tại vịnh 
Nha Trang có 827 hộ, với 03 hình thức chính: 
Lưới mành, bẫy và lặn bắt. 
 - Trình độ học vấn của lao động làm 
nghề khai thác tôm hùm giống thấp, là vấn đề 
khó khăn cho việc quản lý hoạt động khai thác 
tôm hùm trong vịnh Nha Trang.
 - Thu nhập của lao động nghề khai thác 
tôm hùm giống khá cao, là điều kiện để thu hút 
số lượng lao động vào hoạt động nghề, làm mất 
cân bằng xã hội. 
 - Hàng năm, ngư dân khai thác số lượng 
rạn san hô khá lớn để bổ sung làm ngư cụ khai 
thác con giống, tác động rất lớn đến môi trường 
sống của các loài thủy sản nói chung và nguồn 
lợi tôm hùm nói riêng.
 - Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 
việc đặt bẫy khai thác tôm hùm giống đã ảnh 
hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường và 
gây cản trở các hoạt động kinh tế khác tại 
vịnh Nha Trang như ngành du lịch, giao thông 
đường thủy.
 - Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải 
pháp có tính khả thi cao để quản lý hoạt động 
khai thác và bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống 
cũng như trả lại cảnh quan tự nhiên cho vịnh. 
Trước mắt, Chính quyền địa phương cần quy 
hoạch lại vùng khai thác, tiến hành cấp phép 
khai thác, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với 
các đối tượng vi phạm vùng cấm.
4.2. Kiến nghị
 - Nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc 
đánh giá thực trạng nghề khai thác tôm hùm 
giống, mà chưa đi vào thực thi các giải pháp 
quản lý. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp 
nói trên cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các 
cơ quan, ban ngành và thực hiện trong thời gian 
dài nhằm tìm kiếm hạt nhân đi đầu, gương mẫu 
làm cơ sở áp dụng rộng rãi trên toàn vùng nước. 
Đồng thời, tìm hướng giải quyết việc làm cho 
ngư dân nhằm giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào 
nghề khai thác tôm hùm giống.
 - Cần đầu tư, nghiên cứu và thiết lập 
khu bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống dưới dạng 
khu bảo tồn nhằm lưu giữ và bổ sung vào nguồn 
tôm trưởng thành.
 - Giao quyền khai thác và trách nhiệm 
bảo vệ mặt nước cho các hộ ngư dân được cấp 
phép, nhằm phát giác, hạn chế các hộ ngư dân 
khác xâm nhập đánh bắt.
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn ông Tiến sĩ Trần Đức 
Phú – Chủ nhiệm đề tài “Đánh giá tác động của 
nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan 
môi trường và nguồn lợi thủy sản vịnh Nha 
Trang” đã cung cấp số liệu và các nhà nghiên 
cứu đã đóng góp ý kiến cho bài viết này. Chúng 
tôi trân trọng cảm ơn các hộ ngư dân khai thác, 
thu mua và ương nuôi tôm hùm giống tại vịnh 
Nha Trang đã hỗ trợ, giúp đỡ và cung cấp số liệu 
để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.
151TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Thủy sản, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 
20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản. Hướng dẫn 
thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/
NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện 
sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
Nguyễn Trọng Lương và Nguyễn Văn Nhuận, 2012. 
Thực trạng và giải pháp khai thác hợp lý nguồn 
lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang. Tuyển tập 
Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc 
lần thứ III, 634 trang, trang 572-580.
Phòng Kinh tế Thành phố Nha Trang, 2011. Báo cáo 
kết quả thực hiện Kế hoạch tháo dỡ bẩy nhử tôm 
hùm đặt trái phép trên vùng biển vịnh Nha Trang 
năm 2011.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa. 
Báo cáo thường niên.
SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE LOBSTER FISHING IN NHA TRANG BAY, 
KHANH HOA PROVINCE
Nguyen Trong Luong1, Tran Duc Phu1, Nguyen Quoc Khanh1, 
Nguyen Y Vang1, Nguyen Van Nhuan1
ABSTRACT
The paper presents the status of lobsters fishing and subtainable fishing plans in Nha Trang bay, 
Khanh Hoa province. The data is collected through catch and landings reports, port sampling, and 
sea sampling with the following results: (1) The lobters fishery has 03 fishing methods: Lift net 
(20,8%), traps (74,2%) and dive-fishing (5%); (2) The education level of lobtermen is low. Spe-
cifically, only 27,1% of them have gone through primary education while 63,2% did not, less than 
10% graduated from high school, vocational schools or universities; (3) The income of lobtermen 
is rather high, average from 20 to 24 millions VND/ month in the main season; (4) The result also 
shows that, the lobtermen use alot of coral reef to do fihsing traps, yearly average 2,2 m3/household; 
(5) The fishing traps also impacts on natural landscape of Nha Trang bay, and others field such as 
tourism, shipping. The paper also presents solutions for subtainable lobters fishery in Nha Trang 
bay, Khanh Hoa province.
Key words: Coral reef, fishing gear, lobster juveniles.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng 
 Ngày nhận bài: 6/6/2013 
Ngày thông qua phản biện: 21/6/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013
1 Institute of Marine Science and Fishing Technology, Nha Trang University, 
Email: ntrongluong105@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_khai_thac_hop_ly_nguon_loi_tom_hum_giong_tai_vinh.pdf