Đối chiếu từ đa nghĩa "ăn" trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Động từ ‘ăn” trong tiếng Việt và động từ “먹다” (Mok-ta) trong tiếng Hàn thuộc

nhóm động từ có hiện tượng đa nghĩa. Bài nghiên cứu này tìm hiểu những cơ chế chuyển

nghĩa của cặp động từ này từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Từ yêu cầu đó, bài viết sẽ đặt

vấn đề, sơ lược về những nội dung của ngôn ngữ học tri nhận liên quan trực tiếp đến chủ đề

nghiên cứu. Và trong phần nội dung nghiên cứu, các tác giả sẽ mô tả hiện tượng đa nghĩa

cũng như cơ chế chuyển nghĩa của cặp động từ. Kết quả cho thấy những giống nhau và

những khác biệt giữa các ý niệm phái sinh của động từ “ăn” và động từ “먹다” (mok-ta)

đáng để rút ra những nhận định về mặt ngôn ngữ và về đặc trưng văn hóa-xã hội.

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 1

Trang 1

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 2

Trang 2

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 3

Trang 3

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 4

Trang 4

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 5

Trang 5

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 6

Trang 6

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 7

Trang 7

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 8

Trang 8

Đối chiếu từ đa nghĩa ăn trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 860
Bạn đang xem tài liệu "Đối chiếu từ đa nghĩa "ăn" trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối chiếu từ đa nghĩa "ăn" trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Đối chiếu từ đa nghĩa "ăn" trong tiếng Việt và ‘먹다’ (mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận
nhận vấn đề như là bước chuyển đến cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri 
nhận. Thay vì có cấu trúc Chủ ngữ (Subject) + Động từ (Verb)/ Vị ngữ (Predicate) + Tân ngữ 
(Object) như trong tôi ăn cơm, ăn cưới lại có cấu trúc Chủ ngữ + Động từ + Cương vực 
(Range). Nếu xét một cách trần trụi rằng ăn cưới là ăn các món ăn, thức ăn trong tiệc cưới, thì 
ăn cưới có cấu tạo theo phương thức hoán dụ từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. 
Trong khi đó, “ăn2” lại mang dáng dấp của một động từ bị động. Để làm rõ điểm này, 
chúng ta có thể so sánh 2 câu sau: 
(1) “Tôi ăn đòn” 
(2) “Tôi bị ăn đòn” 
Chúng ta có thể thấy từ “ăn3” lại mang tính chất gần giống với một tính từ. Để làm sáng tỏ 
thêm điểm này, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau: 
(3) Xe rất ăn xăng 
(4) Da rất ăn nắng 
Những từ như “rất, lắm” là những phó từ thường đi cùng các tính từ, làm gia tăng tính 
chất hoặc trạng thái của chủ thể hoặc đối tượng. 
(5) Da rất đen 
Như vậy, chúng ta thấy rằng “da rất ăn nắng” và “da rất đen” thì tính chất của “ăn 
nắng” và “đen” là giống nhau về mặt từ loại 
Từ ‘ăn4” của Bảng 2 lại có những nét tương đồng với tính chất của một nội động từ. 
(6) Sông ăn ra biển 
Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ chỉ nơi chốn 
Câu trên có cấu trúc chính là: Chủ ngữ + Vị ngữ, không có phần Tân ngữ như 
trường hợp ăn1. Và đây là cấu trúc điển hình của một nội động từ khi xuất hiện trong 
câu. 
Như vậy, từ “ăn”, ngoài nghĩa cơ bản, 13 nghĩa còn lại đều là nghĩa phái sinh, và 
xét ở góc nhàn cấu trúc - chức năng thì 13 lớp nghĩa này đem lại cho từ “ăn” những 
hình ảnh khác nhau, không chỉ là một ngoại động từ bình thường. Sẽ có lúc từ “ăn” 
được dùng như một bị động từ, tính từ và nội động từ. Chính sự đa dạng nghĩa đã đem 
lại sự đa dạng về tính chất cấu tạo của từ và tạo nên cho từ có những chức năng ngữ 
pháp không giống nhau trong câu. 
Tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích mối quan hệ của nghĩa cơ bản và nghĩa phái 
sinh của từ “ăn” trên bình diện ngôn ngữ học tri nhận. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
51 
Bảng 3. Cơ chế chuyển nghĩa dựa trên Ngôn ngữ học tri nhận 
 Ăn Yếu tố kết hợp Cơ chế chuyển nghĩa 
Tôi 
ăn 
cơm nghĩa cơ bản 
cưới hoán dụ 
hoa hồng 
ẩn dụ 
đòn 
ảnh 
Xe xăng 
Da nắng 
Nước chân 
Sông (ra biển) 
Một đô-la 
hai mươi nghìn 
đồng 
Từ nghĩa cơ bản: “tôi ăn cơm” nghĩa phái sinh “Tôi ăn cưới” có thể diễn giải một cách 
khác là: “tôi tham dự một đám cưới”. Từ việc “tham dự một đám cưới và ăn các món ăn trong tiệc 
đám cưới đó”, ông cha ta đã nói ngắn gọn hơn là: “ăn cưới”. Như vậy, với cơ chế chuyển nghĩa 
hoán dụ “lấy sự kiện để thay thế cho hành động diễn ra trong sự kiện đó”, động từ “ăn” đã 
được chuyển nghĩa tạo ra một nghĩa phái sinh mới. 
Các nghĩa phái sinh còn lại của động từ “ăn”: “ăn hoa hồng, ăn ảnh, ăn đòn,  ăn ra 
biển, ăn hai mười nghìn đồng” đều được tạo ra từ cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ. Trong trường 
hợp nghĩa cơ bản thì động từ “ăn” là một hành vi đưa thức ăn vào cơ thể để nuôi sống cơ thể. 
Điều đó có nghĩa rằng: “nhận lấy và đưa vào cơ thể những yếu tố tốt và bổ (thức ăn) để nuôi 
sống cơ thể đó khỏe mạnh”. Như vậy, ông cha ta dựa trên sự giống nhau (cơ chế ẩn dụ) của 
hành vi “ăn” trong nghĩa cơ bản và hành vi “nhận lấy điều tốt đẹp” để xây dựng nên một nghĩa 
phái sinh mới cho động từ này. 
Nghĩa phái sinh của từ “ăn” trong “ăn đòn” là một nghĩa được tạo ra dựa trên sự giống 
nhau (cơ chế ẩn dụ) :“đưa thức ăn vào cơ thể để làm hại cơ thể” đến “phải nhận lấy thứ gây hại 
cho cơ thể (thứ không mong đợi)”. Có thể sử dụng hình ảnh Mỵ9 cầm nắm lá ngón trên tay với ý 
định “ăn lá ngón” để tự tử để hiểu rõ hơn về một khía cạnh khác, một nét nghĩa trong lớp nghĩa 
cơ bản của động từ ‘ăn’: không phải lúc nào ‘ăn’ cũng là để nuôi sống cơ thể. Có khi, ‘ăn’ là 
hành vi làm hại đến cơ thể mình. Như vậy, việc động từ “ăn” trong “ăn đòn” mang nghĩa phái 
sinh dựa trên cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ từ nghĩa cơ bản là rõ ràng. 
Hành vi “ăn” vốn là hành vi của con người và động vật lại được phái sinh thành sự hoạt 
động của các đồ vật/sự vật vốn vô tri vô giác. “Xe ăn xăng” là sự thẩm thấu, xuất phát từ việc 
“thức ăn được đưa vào cơ thể và tiêu hóa rồi chắt lọc để thẩm thấu các thành phần cần thiết 
cho sự sống của cơ thể”, bằng cơ chế ẩn dụ, nghĩa phát sinh “ăn” trong “xe ăn xăng” là sự thẩm 
hấp, hấp thụ nhiên liệu cần thiết cho sự vận hành của xe. “Nước ăn chân”, “da ăn nắng” cũng 
nằm trong một cơ chế chuyển nghĩa tương tự. 
Nếu chúng ta nhìn nhận rằng “thức ăn khi đi vào cơ thể thì trở thành thứ mà cơ thể đó 
sở hữu” thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được cơ chế chuyển từ nghĩa cơ bản sang nghĩa phái sinh 
trong trường hợp sau. 
9 Tô Hoài (1952), Vợ chồng A Phủ 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
52 
(7) Sông ăn ra biển 
(8) Một đô-la ăn hai mươi ba nghìn đồng 
Việc “biển bị lấn bởi sông”, “hai mươi nghìn đồng có giá trị bằng một đô-la” ... đều cho 
thấy “biển”, “hai mươi ba nghìn đồng” đều có thể được xem là thứ được sở hữu bởi “sông”, 
“một đô-la” và nó nằm trong mối tương quan với “thức ăn – cơ thể”. 
Như vậy, với tất cả những dẫn chứng và phân tích trên, chúng ta có thể đi đến nhận định 
rằng động từ “ăn”, có rất nhiều nghĩa phái sinh được tạo ra từ nghĩa cơ bản, dựa sự liên tưởng, 
liên hệ (hoán dụ) và sự giống nhau ở một khía cạnh nào đó (ẩn dụ). 
3.2. Đối chiếu hiện tượng đa nghĩa của từ “ăn” với từ “먹다” (mok-ta) 
Động từ “먹다” (mok-ta)10 trong tiếng Hàn được xếp là một từ đa nghĩa. Theo “Đại từ điển 
quốc ngữ Hàn Quốc” - trang từ điển trực tuyến chính thống của Viện ngôn ngữ học Hàn Quốc, 
cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc11 thì động từ “먹다(mok-ta) được 
sắp xếp với các nghĩa như sau. 
Bảng 5. Nghĩa của động từ “먹다” (mok-ta) 
STT Nghĩa Ví dụ 
Giống/khác với 
động từ “ăn” 
1 
Đưa thức ăn vào cơ thể thông qua 
miệng 
Ăn cơm 
Ăn rượu (tức: uống rượu) 
Ăn thuốc (tức: uống thuốc) 
Giống một phần 
2 Hút thuốc lá hoặc ma túy 
Ăn thuốc lá (tức: hút thuốc lá) 
Ăn ma túy (tức: hút ma túy) 
Giống 
3 Hít phải mùi gas, mùi khói Ăn phải khí ga (Tức: hít phải khí ga) 
Khác 
4 Mang trong mình một cảm xúc Ăn lòng dạ (Tức: hạ quyết tâm) Khác 
5 Thêm tuổi Ăn tuổi (Tức: có thêm tuổi) Khác 
6 
Cảm thấy sợ hãi hoặc nhận lấy một 
cú sốc 
Ăn nỗi sợ hãi (Tức: cảm thấy sợ hãi) 
Ăn cú sốc (Tức: bị sốc) 
Khác 
7 Bị la mắng, khiển trách Ăn mắng Giống 
8 Nhận hối lộ (cách nói lóng) 
Ăn hối lộ 
Giống 
9 Nhận lấy lợi ích, lợi nhuận Ăn lãi Giống 
10 Hấp thụ nước hoặc là độ ẩm 
Giấy ăn dầu 
Bông gòn ăn nước 
Giống 
11 
Chiếm lấy một thứ hạng hoặc giành 
được điểm số 
Ăn giải nhất 
Ăn 100 điểm 
Giống 
12 Bị thua (trong trận đấu) 
Ăn một trái (goal) từ đối phương (Tức: 
bị thủng lưới một trái) 
Khác 
13 
Sự chà đạp lên sự trong trắng của nữ 
giới (cách nói lóng) 
Ăn một cô gái (chà đạp lên sự trong 
trắng của cô gái) 
Khác 
14 Bị đánh đòn bằng roi Ăn roi Giống 
15 
Giành lấy tài vật của người khác 
hoặc là lấy tài vật đó thành thứ của 
mình 
Ăn quỹ công (Tức: lấy tiền từ quỹ 
công) 
Khác 
10 Gốc bằng tiếng Hàn là 먹다 
11 (https://www.korean.go.kr/) 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
53 
16 
Dụng cụ nào đó sắc bén, có thể cắt 
gọt cái gì đó 
Dao không ăn 
Cái bào gỗ này rất ăn 
Giống 
17 
Vật chất nào đó bôi lên thấm vào bề 
mặt vật khác 
Hồ dán ăn vải 
Mặt không ăn phấn 
Giống 
18 
Vi khuẩn, côn trùng phá hủy và thâm 
nhập vào đâu đó 
Vẩy nến ăn vào mặt 
Mốc ăn vào áo 
Giống 
19 Tiền bạc vật chất bị tiêu hao Công trình ăn thép nhiều hơn tôi nghĩ Giống 
Bảng trên cho thấy động từ “먹다(mok-ta) trong tiếng Hàn đã phát triển nghĩa rất đa 
dạng, với nhiều dòng nghĩa phái sinh thú vị. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều điểm giống 
nhau trong các dòng nghĩa phái sinh của động từ “ăn” và động từ “mok-ta”. 
Trước hết, ở nghĩa cơ bản của “먹다” (mok-ta) chúng tôi có ghi chú: “giống một phần” 
với nghĩa của động từ “ăn”. Trong các ví dụ của từ “먹다” (mok-ta), thức ăn có thể là ở thể rắn, 
thể lỏng đều được sử dụng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, chủ yếu là thể rắn (cơm, cá, thịt) 
hoặc “thể bán rắn” (cháo, súp...) thì có thể sử dụng kết hợp với từ “ăn”. 
Ở các nghĩa phái sinh của động từ “먹다” (mok-ta), có đến 11/18 nghĩa phái sinh giống 
với các dòng nghĩa phái sinh của động từ “ăn”. Trong đó, “hút thuốc lá hoặc ma túy” của “먹다” 
(mok-ta) không tìm được nghĩa giống tương ứng ở từ “ăn” trong từ điển hiện hành. Tuy nhiên, 
thực tế, “ăn thuốc (thuốc lá, thuốc lào)” đều được ông cha ta sử dụng từ lâu: 
(9) “Gặp nhau ăn một miếng trầu” 
 “Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, 
hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào.”12 
Trên cơ sở 7 ý niệm phái sinh của động từ “ăn” mà chúng tôi đã thống kê ở , 
chúng tôi tiếp tục đối chiếu với động từ “먹다 (mok-ta) và rút ra nhận định theo bảng sau: 
Bảng 6. Ý niệm phái sinh của động từ “ăn” trong mối quan hệ đối chiếu với động từ “먹다” (mok-ta) 
STT Ý niệm 
Ví dụ trong tiếng 
Việt 
Ví dụ trong tiếng Hàn Ghi chú 
1 
Ăn là “Nuôi sống cơ 
thể” 
Tôi ăn cơm 
저녁밥을 먹고 있다. 
(Dịch: Tôi đang ăn cơm 
tối) 
Nghĩa cơ bản 
Tương đồng 
2 
Ăn là “Tham gia sự 
kiện” 
Năm nay tôi về 
quê ăn Tết. 
x Khác biệt 
3 Ăn là “Tiêu hao” 
Xe này ăn xăng 
quá. 
이 차는 기름을 잘 먹는다. 
(Dịch: Xe này ăn xăng 
lắm) 
Tương đồng 
4 Ăn là “Hưởng thụ” 
Ông ta ăn hối lộ 
từ các nhà thầu. 
그 사람은 기업들에게 뇌물을 
먹었다. 
(Dịch: người đó ăn hối lộ 
từ mấy doanh nghiệp.) 
Tương đồng 
5 Ăn là “Chịu nhận lấy” 
Con bé đó suốt 
ngày ăn đòn. 
매일 매를 먹었다. 
(Dịch : Ngày nào cũng ăn 
roi.) 
Tương đồng 
12 Trích https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_l%C3%A0o 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
54 
6 Ăn là “Hấp thụ” 
Da cô ấy ăn phấn 
nhỉ? 
얼굴에 화장이 잘 먹는다. 
(Trang điểm rất ăn da.) 
Tương đồng 
7 Ăn là “Lan tỏa” 
Đám đất này ăn 
về xã bên. 
x Khác biệt 
8 Ăn là “Tương ứng” 
Một đồng won ăn 
20 đồng Việt Nam 
x Khác biệt 
Như vậy, kết quả so sánh trên cho thấy sự tương đồng giữa các ý niệm phái sinh của 
động từ “ăn” và động từ “먹다” (mok-ta) hơn là sự khác biệt (4 ý niệm trên tổng số 7 ý niệm 
được đưa ra phân tích). Sự tương đồng hay khác biệt này dường như thể hiện sự tương đồng hay 
khác biệt về mặt tư duy của con người ở hai đất nước. Nó phản ánh văn hóa, lối sống của người 
dân hai nước. Dân tộc Việt Nam ta bao đời luôn coi trong việc thiết đãi khách trong các sự kiện 
của gia đình, của dòng tộc, của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà “ăn” từ một hành vi đưa thức ăn vào cơ 
thể, ông cha ta gắn kết nó với những dịp lễ quan trọng như: ăn cưới, ăn giỗ, ăn tân gia, ăn thôi 
nôi, ăn TếtLối tư duy này, trong từ đơn “먹다” (mok-ta) của tiếng Hàn, chưa được tìm thấy sự 
tương đồng. Tuy nhiên, ở tầng cấp phái sinh rộng hơn: phái sinh trong từ ghép có thành tố 
“먹다” (mok-ta) hay phái sinh trong cụm từ cố định có thành tố “먹다” (mok-ta), bài nghiên cứu 
lại tìm thấy được ý niệm phái sinh tương tự như trên của tiếng Việt. 
(10) “언제 국수를 먹어 줄 거야?” 
(Dịch nghĩa các yếu tố cấu tạo: Bao giờ cho tôi ăn bún?) 
(Dịch nghĩa quán dụng: Bao giờ thì cho ăn kẹo?) 
Theo đám cưới truyền thống của Hàn Quốc, gia chủ sẽ đãi khách một món bún nước 
đặc trưng. Cũng giống như đám cưới truyền thống của Việt Nam, gia chủ đãi hai họ và quan 
khách chén trà, miếng bánh, viên kẹo 
Cứ như vậy, các nghĩa phái sinh của động từ “ăn” và động từ “먹다” (mok-ta) đều có thể 
nhìn bằng cái nhìn của văn hóa; để từ đó, chúng ta thấy được ngôn ngữ và văn hóa là hai lĩnh 
vực luôn luôn đồng hành, tương hỗ, chiếu sáng nhau và giúp làm sáng đẹp lên những giá trị 
sống của dân tộc. 
4. Kết luận 
Bài báo đã định hướng nghiên cứu và đối chiếu từ “Ăn” trong tiếng Việt và từ “먹다” 
(Mok-ta) trong tiếng Hàn từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Kết quả cho thấy dù ngôn ngữ của 
hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau về loại hình (tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, 
tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính) như qua cách thức chuyển nghĩa của hai từ này, sự giống nhau 
nhiều hơn sự khác biệt. Điều đáng lưu ý là sự giống nhau về nghĩa ngôn ngữ của hai từ này qua 
các dạng phái sinh lại kèm theo sự giống nhau về cách thức văn hóa và tư duy của hai dân tộc. 
Điều này dẫn đến những cơ sở, dù chưa đủ, cho chúng ta nói rằng có thể hai dân tộc đều thuộc 
nền văn hóa Phương Đông, nên đã cùng chia sẻ nhiều nét văn hóa, sinh hoạt và tư duy giống 
nhau. Sự gần gũi về mặt văn hóa có thể giúp hai dân tộc dễ dàng hiểu ngôn ngữ của nhau hơn. 
Thông qua nghiên cứu này, những người viết mong muốn sẽ tìm hiểu thêm về các bình diện 
khác của hai ngôn ngữ đang nói đến để có thêm căn cứ khoa học cho những kết luận thuyết 
phục hơn. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
55 
Tài liệu tham khảo 
Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, & Phương Tri (1975). Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam. NXB 
Khoa học xã hội. 
Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. 
Nguyễn Lân (2003). Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Nxb Văn học, Hà Nội. 
Trích https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_l%C3%A0o. 
Đại từ điển quốc ngữ Hàn Quốc – Trang từ điển trực tuyến chính thống của Viện ngôn ngữ học Hàn 
Quốc, cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc. (www.korean.co.kr). 
Hoang Phan Thanh Nga (2013). The meaning and argument realization of the ‘mok-ta’ in Korean and the 
‘ăn’ in Vietnamese. Inha University, Korea. 
Halliday, M. (2014). An introduction to functional grammar. Routledge, USA, Canada. 
Kövecses Z. (2020). Extended conceptual metaphor theoryduction. Cambridge University Press. 
Langacker, R.W. (1987). Foundations of cognitive grammar. Standford University Press. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by. The University of Chicago Press. 
Wright, J. (2002). Idioms organizer organized by metaphor topic and key word. Thomson & Heine. 
Evans, V., & Green, M. (2006). Cognitive linguistics – an introduction. Edinburgh University Press. 
A CONTRASTIVE ANALYSIS OF THE POLYSEMANTIC 
WORD 'ĂN' IN VIETNAMESE AND ' MOK-TA' IN KOREAN 
FROM COGNITIVE LINGUISTICS 
Abstract: The verb “ĂN” in Vietnamese language and the verb “먹다” (MOK-TA) in 
Korean language belong to polysemy. The transfer of meaning in this pair of verbs is based 
on some important mechanisms of meaning transfer that are necessary to clarify. 
Proceeding from this requirement, the paper focuses on investigating the pair of verbs 
involved and then comparing them to find out the linguistic and also cultural similarities 
and differences between the verb “ĂN” and the verb “먹다” (MOK-TA) in the two 
languages from the cognitive linguistics. From the results of the research the paper will 
draw some linguistic features and also socio-cultural features contained in these verbs. 
Key words: Ăn (eating), 먹다 (mok-ta), cognitive linguistics, polysemic words, 
mechanism, meaning transfer 

File đính kèm:

  • pdfdoi_chieu_tu_da_nghia_an_trong_tieng_viet_va_mok_ta_trong_ti.pdf