Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt

Bài báo tập trung tìm hiểu về những giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại trong tiếng

Đức gồm những giới từ: “vor (trước)/ hinter (sau)”, đối chiếu với tiếng Việt. Qua đó, bài viết

cho thấy sự giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng những giới từ chỉ địa điểm mang

nghĩa không gian (tri nhận) trong tiếng Đức và tiếng Việt. Những giới từ này không dễ sử

dụng và thường gây nhầm lẫn và lúng túng cho người học. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng

những kết quả nghiên cứu của bài viết sẽ giúp người học hiểu biết rõ ràng hơn về cách sử

dụng cũng như phân loại giới từ theo các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó.

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 1

Trang 1

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 2

Trang 2

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 3

Trang 3

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 4

Trang 4

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 5

Trang 5

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 6

Trang 6

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 7

Trang 7

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 8

Trang 8

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 600
Bạn đang xem tài liệu "Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt

Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) với tiếng Việt
 ở mặt kia 
của tầm nhìn của đối tượng khác. Khoảng 
cách giữa mối quan hệ dẫn đến các mối 
quan hệ khác, cụ thể là: direkt vor (phía 
trước trực tiếp) và direkt hinter (phía sau 
trực tiếp). Đối với direkt vor (phía trước 
trực tiếp) một đối tượng đứng trực tiếp 
trước một đối tượng khác. Đối với direkt 
hinter (phía sau trực tiếp) không có 
khoảng cách thứ ba giữa hai đối tượng. 
[Vgl. Edb. (1988): 29]
Trong diễn đạt này Garage (nhà để 
xe) được mô tả thông qua giới từ hinter (sau) 
như là vị trí của mặt sau ngôi nhà. Ở đây 
với điều kiện rằng mặt trước của ngôi nhà 
cần được nhận biết, mặt trước nhà là mặt mà 
hướng ra đường. [Vgl. Weinrich, H. (2005): 
630] Vor (trước) được phân tích ngược lại.
Eisenberg lại tìm thấy một cách giải 
thích khác. Đối với những vật mà không 
xác định được trước và sau thì cách 
thức định hướng là “chỉ xuất tương tự” 
[Eisenberg, P. (2006): 1994]
Ví dụ: Der Baum steht vor dem 
Haus (Cái cây đứng trước ngôi nhà), “cái 
cây” có thể đảm nhiệm hai vị trí hoặc là ở 
mặt trước ngôi nhà hoặc giữa ngôi nhà và 
người nhìn.
Đối với những đối tượng mặt trước 
và mặt sau không rõ ràng thì vor (trước) 
và hinter (sau) được hiểu theo từng 
hướng đối với đối tượng tham chiếu. [Vgl. 
Mansour, M. A. (1988): 32]
Ví dụ: Sie sitzt hinter den Baum (Cô 
ta ngồi dưới cái cây)
Vị trí của người nhìn đóng vai trò 
quan trọng trong việc định vị đối tượng. 
[Vgl. Weinrich, H. (2005): 630]. Trong 
ví dụ sau đây, hai giới từ có thể thay đổi 
43Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cho nhau tùy theo người nhìn đứng đâu: 
“Wir Bankangestellte können uns hinter 
unseren Schaltern nicht unterhalten, 
wenn vor den Schaltern Kunden warten” 
(Chúng tôi, nhân viên ngân hàng, không 
thể nói chuyện sau quầy giao dịch khi 
trước quầy giao dịch khách hàng đang 
đợi.) [Mansour, M. A. (1988): 22]
Đối với hinter (sau) không phải 
luôn luôn định vị chính xác đối tượng 
liên quan đến một đối tượng khác, mà 
diễn đạt rằng đối tượng được định vị bị 
giấu trước tầm nhìn của người nhìn. [Vgl. 
Edb. (1988): 31]
Ví dụ: Ich verriegelte die Tür des 
Badezimmers hinter mir.
(Tôi khóa cái cửa phòng tắm sau tôi)
Vor (trước) cũng xảy ra với đối tượng 
tham chiếu mà bao gồm nhiều người.
[Vgl. Weinrich, H (2005): 643]
Ví dụ: Nun muss sie vor dem Gericht 
stehen 
(Cô ta hiện đang đứng trước tòa)
Tuy nhiên cả hai giới từ vor (trước) 
và hinter (sau) không được sử dụng bởi 
tất cả đối tượng. Đối với những đối tượng 
không có chiều dọc làm đối tượng tham 
chiếu, vor (trước) và hinter (sau) không 
được sử dụng. Trong trường hợp này các 
diễn đạt diesseits và jenseits là phù hợp. 
[Vgl. Mansour, M. A. (1988): 32f] 
Ví dụ: Die Frau sitzt hinter dem 
Fluss (Người phụ nữ ngồi sau dòng sông)
Giải thích tiếp theo của hinter (sau) 
là, mặt sau mà hinter (sau) diễn đạt trong 
nhiều tình huống được coi như là cản trở 
sự nhìn. Do đó có nhiều cách diễn đạt ẩn 
dụ. [Vgl. Weinrich, H (2005): 631]
Ví dụ: Das Gesicht hinter der Maske 
(Khuôn mặt đằng sau chiếc mặt nạ)
Der Neid hinter seinen freundlichen 
Worten 
(Sự đố kỵ đằng sau lời nói thân mật 
của anh ta)
Trái ngược với vor (trước) và hinter 
(sau) truyền tải cảm giác đe dọa thông qua 
sự nhận thức của cơ thể, theo đó vor hợp 
với một động từ phản thân như là cơ sở. 
[Vgl. Weinrich, H. (2005): 643]
Ví dụ: Die Mutter schützt das Kind 
vor dem Hund
(Người mẹ bảo vệ đứa trẻ trước 
con chó)
Ngoài ra vor (trước) và hinter (sau) 
có thể kết hợp với her để diễn đạt rằng 
cả hai đối tượng chuyển động cùng một 
hướng. [Vgl Mansour, M. A. (1988): 34]
Ví dụ: Die Kinder laufen der Mutter 
hinterher. 
(Những đứa trẻ chạy đằng sau mẹ)
2.2. Giới từ chỉ địa điểm trong 
tiếng Việt
Phù hợp với giới từ được phân 
tích trong tiếng Đức, các giới từ chỉ 
địa điểm trong tiếng Việt sau đây được 
chúng tôi nghiên cứu như: trên, dưới, 
trong, ngoài, trước, sau, giữa, bên, lên, 
xuống, ra, vào.
2.2.1 Giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại
Giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại trong 
tiếng Việt xuất hiện trước danh từ, đại từ 
nhân xưng, từ phiếm và nêu ra hành động/
sự kiện diễn ra ở đâu. Các giới từ sau thuộc 
loại này là: trên, dưới, trước, sau.
2.2.2. Giới từ "trước, sau" (vor, hinter)
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Giới từ trước đứng trước danh từ và đại từ nhân xưng và diễn rả một đối tượng thấy ở 
mặt trước của đối tượng khác. Đối tượng tham chiếu có điều kiện là phải xác định được đâu 
là mặt trước và mặt sau. Hướng chuyển động của con người thông thường đi lên trước. Do đó 
mặt trước và mặt sau của một người được xác định.
Trước mắt chúng tôi là biển cả. (Vor uns liegt das Meer.)
Nhà được xác định mặt trước là mặt có cửa và hướng ra đường. Mặt khác mà được xây 
song song với mặt trước được gọi là mặt sau.
Chiếc ô tô đỗ trước nhà (Das Auto wird vor dem Haus geparkt)
Dĩ nhiên không thể xác định mặt trước và mặt sau của tất cả các đồ vật. Trong trường 
hợp này một đối tượng đứng trước hoặc sau một đối tượng khác phụ thuộc vào mối quan 
hệ không gian giữa người nhìn, đối tượng tham chiếu và đối tượng được định vị. Lý Toàn 
Thắng cho rằng người Việt Nam thường sử dụng chiến lược “ego-facing” để mô tả mối quan 
hệ không gian trước và sau của đối tượng, có nghĩa là đối tượng mà ở gần người nhìn/người 
nói hơn, thì đứng trước đối tượng khác.
Cậu bé đứng sau gốc cây Cậu bé đứng trước gốc cây
(Der Junge steht hinter dem Baum) (Der Junge stehr vor dem Baum)
Trong ví dụ này, đối tượng cụ thể là 
cậu bé trong tiếng Việt được định vị khá 
chi tiết thông qua gốc cây. Trong tiếng 
Đức ta thường nói cậu bé đứng sau/trước 
cái cây, mặc dù ta hiểu rằng trong trường 
hợp này cái cây biểu tượng cho gốc cây, 
vì cậu bé dĩ nhiên không thể lơ lửng trên 
trong không khí và ta thấy không thể ở đâu 
khác ngoài ở cạnh gốc cây. Ý nghĩa này 
không được hiểu trong tiếng Việt mà phải 
được diễn đạt thông qua từ gốc. Đặc điểm 
này thường xuất hiện khi sử dụng giới từ 
chỉ địa điểm trong tiếng Việt, đặc biệt là 
giới từ trước và sau. Trong một số trường 
hợp thậm chí có sự thay đổi ý nghĩa nếu 
đặc điểm chi tiết này được loại bỏ.
45Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thông qua từ mặt trong ví dụ (1) 
ta có thể hiểu rằng chị ấy và tôi đứng đối 
diện nhau và có lẽ nói chuyện với nhau, 
trong khi đó ở ví dụ (2) người nghe tự giới 
thiệu rằng chị ấy và tôi đứng ở một hàng 
và “chị ấy” chỉ cho “tôi” cái lưng.
Giới từ trước /sau được sử dụng 
theo cách nhìn thông qua trên/dưới.
Ví dụ 3a: Ba lô trên lưng (Rucksack 
auf dem Rücken)
Ví dụ 3b Ba lô sau lưng (Rucksack 
auf dem Rücken)
Ví dụ (4a): Huân chương trên ngực 
(Medaille vor der Brust)
Ví dụ (4b): Huân chương trước 
ngực (Medaille vor der Brust)
Trong các ví dụ (3a) và (4a) lưng 
và ngực được coi là một mặt phẳng mà 
ta có thể dựa những đồ vật vào. Cả hai bộ 
phận cơ thể đều thuộc phần trên của con 
người do vậy theo nguyên tắc “hình thái 
tiêu chuẩn”, chúng ta sử dụng giới từ trên. 
Ngược lại lưng và ngực trong ví dụ (3b) 
và (4b) như là các bộ phận của đối tượng 
có mặt trước và mặt sau. Lưng là ở mặt 
sau và cần giới từ sau. Ngực thuộc mặt 
trước và cần giới từ trước.
3. Kết luận
Khi nghiên cứu về các giới từ trong 
tiếng Đức thì động lực nghiên cứu các giới 
từ chỉ địa điểm “vor (trước)/ hinter (sau)” 
trong hệ thống giới từ chỉ không gian 
trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt 
của tôi dựa trên các thiếu sót về so sánh 
đối chiếu giữa tiếng Đức và tiếng Việt nói 
chung và giới từ chỉ địa điểm trong hai 
ngôn ngữ nói riêng. Phù hợp với mục đích 
nghiên cứu, các kết quả của nghiên cứu 
viết bài báo được tóm tắt sau đây: Những 
đặc điểm về sự giống nhau và khác nhau 
của giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức 
đối chiếu với tiếng Việt.
Giới từ trong tiếng Đức là một phạm 
trù từ loại căn bản, đứng trước danh từ, 
cụm danh từ hoặc đại từ, để biểu thị mối 
quan hệ giữa những từ này với những 
từ khác trong câu. Do đặc điểm về vị 
trí, giới từ tiếng Đức dùng thuật ngữ 
Präpositionalgruppe tức là “nhóm từ 
đứng trước”.
Việc phân loại các giới từ trong tiếng 
Đức căn bản dựa vào hai tiêu chí là ngữ 
nghĩa và ngữ pháp. Phân loại theo ngữ 
nghĩa chỉ thuần túy phân thành các nhóm 
nhỏ theo nội dung ý nghĩa, ít có tác dụng 
sử dụng. Tuy nhiên cách phân loại 361 
giới từ tiếng Đức của Helbig, G./ Buscha, 
J (2001) thành các nhóm nhỏ hơn dựa vào 
ý nghĩa mang nhiều giá trị khoa học. Cách 
phân loại theo ngữ pháp gắn liền với phạm 
trù cách tức là giới từ đòi hỏi các từ đi sau 
nó theo các cách: cách 4 (Akkusativ) là 
đối cách ; cách 3 (Dativ) là tặng cách và 
cách 2 (Genitiv) là sở hữu cách có ý nghĩa 
thiết thực, đặc biệt cho việc dạy và học 
tiếng Đức với tư cách là một ngoại ngữ.
Giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức 
và tiếng Việt giống nhau ở cách phân loại 
46 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và mặt ngữ nghĩa. Giới từ chỉ địa điểm ở 
hai ngôn ngữ được chia thành hai nhóm là 
giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và giới từ chỉ 
phương hướng chuyển động. 
Giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại diễn 
tả mối quan hệ không gian không có sự 
thay đổi địa điểm hoặc không hướng đến 
điểm đích. Ngược lại giới từ chỉ phương 
hướng chuyển động nêu ra rằng một đối 
tượng chuyển động hoặc được chuyển 
động từ một nơi đến một nơi khác. Trong 
hai ngôn ngữ, đối với từng tình huống nói, 
một hoặc nhiều giới từ chỉ địa điểm nhất 
định được sử dụng để diễn tả mối quan hệ 
không gian giữa các đối tượng. Trong hầu 
hết trường hợp việc chuyển nghĩa mang 
lại những câu nói phù hợp, tuy nhiên vì 
nhận thức không gian và việc sử dụng giới 
từ chỉ địa điểm khác nhau nên dẫn đến văn 
bản bị sai hoặc hiểu sai, không hiểu. 
Nhận thức về không gian mà được 
miêu tả thông qua chính giới từ chuyển 
đổi tiếng Đức và bản dịch của chúng sang 
tiếng Việt cũng mang những điểm giống 
nhau và sự khác nhau. Trong bài báo này 
tôi đã nghiên cứu và đã làm rõ nghĩa hơn 
những giới từ chỉ địa điểm vor (trước) và 
hinter (sau) mang nghĩa không gian trong 
tiếng Đức và đối chiếu với tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo:
A. Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Đức Dân: Những giới từ không 
gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ.2005
[2]. Nguyễn Đức Dân. Tri nhận và ẩn dụ về 
các từ định hướng không gian tiếng Việt. Bài 
báo. 2005.
[3]. Trần Quang Hải. Thử tìm một mô hình để 
dịch các giới ngữ chỉ quan hệ định vị không 
gian từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
[4]. Nguyễn Văn Hiệp (2013) công bố 
bài viết dưới tiêu đề Ngữ nghĩa của “RA” 
“VÀO” trong tiếng Việt nhìn từ góc độ 
nghiệm thân.
[5]. Nguyễn Cảnh Hoa. Nhận xét về sự khác 
nhau của một vài giới từ tiếng Việt và tiếng 
Anh. Hội thảo khoa học. Hội NNH Việt Nam, 
Hà Nội. 1998.
[6]. Đỗ Việt Hùng (2001): Từ điển giải thích 
thuật ngữ ngôn ngữ học. Tái bản lần 3. Nxb 
GD, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Lai (2001): Ngữ nghĩa nhóm từ 
chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại: quá 
trình hình thành và phát triển, NXB Khoa học 
xã hội.
[8]. Nguyễn Lai (2012) bài báo Sự hình thành 
cấu trúc vận động không gian vào Nam (từ 
góc nhìn tạo nghĩa của hoạt động nhận thức)
[9]. Hà Quang Năng (2001): Từ điển giải 
thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Tái bản lần 3. 
Nxb GD, Hà Nội.
[10]. Lê Văn Thanh (2003) Luận án Tiến sĩ 
Ngữ văn với đề tài Ngữ nghĩa của các giới từ 
chỉ không gian trong tiếng Anh (trong sự đối 
chiếu với tiếng Việt)
[11]. Lê Văn Thanh. Giới từ “in” – một cách 
tri nhận không gian lí thú của người Anh. 
NN&ĐS. 5/2002.
[12]. Lê Văn Thanh & Lý Toàn Thắng. Ba 
giới từ at, on, in (thử nhìn từ góc độ cơ chế tri 
nhận không gian trong sự so sánh đối chiếu 
với tiếng Việt). NN.9/2002
[13]. Lý Toàn Thắng (1994): Ngôn ngữ và sự 
tri nhận không gian. NN.4/1994.
[14]. Lý Toàn Thắng (2005): Ngôn ngữ học 
tri nhận. Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn 
tiếng Việt. Nxb KHXH, Hà Nội.
[15]. Lý Toàn Thắng (2015): Ngôn ngữ học tri 
nhận những nội dung quan yếu.
47Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
B. Tài liệu tiếng Đức 
[16]. Angelika Wöllstein-Leisten; Axel 
Heilmann; Peter Stepan; Sten Vikner 
(2006): Deutsche Satzstruktur. Grundlagen 
der syntaktischen Analyse. Stauff enburg, 
Tübingen. 
[17]. Beerbom, C. (1992): Modalpartikeln 
als Übersetzungsproblem: eine kontrastive 
Studie zum Sprachenpaar Deutsch –Spanisch. 
Frankfurt am Main; Bern; New York; Paris: 
Lang.
[18]. Boetther, W (2009): Hiểu ngữ pháp. 1 – 
Wort. Nhà xuất bản Max Niemeyer, Tübingen 
Eisenberg, P. (2006): Tổng quan ngữ pháp 
tiếng Đức – Câu – tái bản lần thứ 3, Nhà xuất 
bản J. B. Metzler, Stuttgart.
[19]. Daniel Kehlmann, Die Vermessung 
der Welt (2006): Đo thế giới. Nhà xuất bản 
Rowohlt, Hamburg.
[20]. Eisenberg Peter (2006): Grundriss der 
deutschen Grammatik – Der Satz – 3. Aufl age, 
J. B. Metzler Verlag, Stuttgart 
[21]. Helbig, G./ Buscha, J. (2001): Ngữ 
pháp tiếng Đức. Sổ tay cho người nước 
ngoài. Langenscheidt, Berlin/München/Wien/ 
Zürick/ New York.
[22]. Hentschel, E./ Weydt, H. (2003): Sổ tay 
ngữ pháp tiếng Đức – Phiên bản được biên tập 
hoàn toàn mới lần thứ 3. Walter de Gruyter, 
Berlin/New York.
[23]. Jochen Schröder (1986): Lexikon 
deutscher Präpositionen. Enzyklopädie 
Verlag. Leipzig.
[24]. Ludger Hoff mann (2009): Handbuch 
der deutschen Wortarten. Walter de Gruyter, 
Berlin/ New York.
[25]. Ludger Hoff mann (2009): Sổ tay từ loại 
tiếng Đức. Walter der Gruyter, Berlin/ New 
York.
[26]. Masour, M. A. (1988): Phân tích đối 
chiếu của giới từ chỉ địa điểm và thời gian 
trong tiếng Đức và tiếng Ả rập. Luận án nhậm 
chức để đạt được học vị tiến sỹ của Khoa Triết 
học của Trường Đại học Albert-Ludwigs zu 
Freiburg i. Br., Freiburg.
[27]. Musan, R. (2009): Phân tích thành phần 
câu. Tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản đại học 
Winter, Heidelberg. 
[28]. Pafel, J. (2011): Nhập môn cú pháp. Cơ 
sở - Cấu trúc – Lý thuyết. Nhà xuất bản J.B. 
Metzler, Weinar.
[29]. Schröder, J. (1986): Từ điển giới từ tiếng 
Đức. Nhà xuất bản Enzyklopädie, Leipzig.
[30]. Sommerfeldt, K./Starke G. (1998): Nhập 
môn ngữ pháp trong tiếng Đức hiện đại - Ấn 
bản được biên tập mới lần thứ 3 với sự hỗ 
trợ của Werner Hackel. Nhà xuất bản Max 
Niemeyer, Tübingen.
[31]. Weinrich Harald (2005): Textgrammatik 
der deutschen Sprache. 3. Revidierte Aufl age. 
Hildesheim/ Zürich/ New York: Georg Olms 
Verlag.
[32]. Weinrich. H. (2005): Ngữ pháp văn bản 
của ngôn ngữ Đức. Ấn bản được chỉnh sửa lần 
thứ 3. Nhà xuất bản Georg Olms, Hildesheim/ 
Zürich/ New York.
[33]. Wolfgang Boettcher (2009): Grammatik 
verstehen. I – Wort. Tübingen: Max Niemeyer 
Verlag.
[34]. Wolfgang Boettcher (2009): Grammatik 
verstehen. II – Einfacher Satz. Tübingen: Max 
Niemeyer Verlag.
[35]. Wöllstein-Leisten, A./Heilmann, A./ 
Stepan, P. Sten Vikner (2006): Cấu trúc 
câu tiếng Đức. Cơ sở phân tích cú pháp. 
Stauff enburg, Tübingen.
Địa chỉ tác giả: Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Email: nuongnguyen.vpbox@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdoi_chieu_gioi_tu_dia_diem_trong_tieng_duc_vor_truoc_hinter.pdf