Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn

Bài viết tiến hành khảo sát, phân tích và miêu tả đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi

chính danh có từ để hỏi ―AI‖ trong tiếng Việt và tiếng Hàn qua nguồn dữ liệu lấy từ các

tác phẩm văn học tiếng Việt và tiếng Hàn. Trên cơ sở kết quả khảo sát, bài viết chỉ ra

đƣợc tần suất xuất hiện cũng nhƣ những loại cấu trúc thƣờng gặp, ngữ nghĩa và chỉ ra

đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt của tiểu loại câu hỏi có chứa từ để hỏi ―AI‖ trong

tiếng Việt và tiếng Hàn.

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 1

Trang 1

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 2

Trang 2

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 3

Trang 3

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 4

Trang 4

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 5

Trang 5

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 6

Trang 6

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 7

Trang 7

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 8

Trang 8

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 9

Trang 9

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn

Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi “ai” trong tiếng Việt và tiếng Hàn
t có tần suất xuất hiện 18 lần, chiếm 18%. Trong đó từ để hỏi AI thƣờng xuất 
hiện với các vai trò nhƣ sau: 
Cấu trúc 1:Từ để hỏi Ai làm chủ ngữ (tần suất 7%) 
AI ( CN)+ VN+ BN? 
NGƢỜI NÀO/ĐỨA NÀO/KẺ NÀO+ VN+ BN? 
Đây là cấu trúc câu hỏi về ngƣời. Ngoài từ AI dùng để hỏi thì ngƣời ta còn dùng từ tổ 
(phó) chỉ ngƣời + nào NGƢỜI NÀO/ĐỨA NÀO/KẺ NÀO..‘. đứng ở vị trí đầu câu hỏi khi 
tiêu điểm hỏi là chủ thể của hành động hay tác nhân của hành động. Chủ thể gây ra hành động 
ở đây phải mang những đặc tính của con ngƣời. 
Ví dụ: 
Ai cho tao lƣơng thiện? [B,tr.67] 
Ai bán cho mình hơn? [B,tr. 364] 
Đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? [B,tr.37] 
Cấu trúc 2: Từ hỏi AI làm bổ ngữ trực tiếp ( tần suất 1%) 
CN+VN+ AI (BN)? 
18% 
22% 
19% 
15% 
15% 
11% 
AI GÌ
NÀO ĐÂU
SAO BAO NHIÊU
15% 
29% 
5% 9% 
11% 
10% 
4% 
17% 
누구 (AI) 무엇/무슨(CÁI GÌ/GÌ) 
언제 (KHI NÀO, BAO GIỜ) 어디(ĐÂU) 
왜(SAO) 얼마/몇(BAO NHIÊU(MẤY) 
어느 (NÀO) 어떻게(NHƯ THẾ NÀO) 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 443 
Đây là cấu trúc câu hỏi đƣợc sử dụng khi đối tƣợng đƣợc hỏi đóng vai trò bổ ngữ 
trong câu. AI với chức năng bổ ngữ luôn đứng sau động từ vị ngữ hoặc đóng vai trò vị ngữ 
với hệ từ ‗là‘ đứng ở cuối câu.CN là chủ ngữ có thể là đại từ nhân xƣng hoặc danh từ chỉ 
ngƣời, VN là vị ngữ có thể bao gồm các động từ chỉ hành động, nhận thức. 
Ví dụ: 
Mình có biết ai đây không? [B,tr.355] 
Cấu trúc 3: từ để hỏi AI làm bổ ngữ gián tiếp (tần suất 2%) 
 CN + VN + BN (TT) + CHO AI (BNGT) ? 
 CN + VN + (CHO) AI (BNGT) + BN (TT)? 
 Đây là câu trúc câu hỏi dùng để hỏi khi tiêu điểm nghi vấn là thành phần bổ ngữ gián 
tiếp trong câu. Trong cấu trúc này, đại từ nghi vấn ‗ AI‖ thƣờng kết hợp với giới từ ‗cho‖ để 
phân biệt thành phần bổ ngữ gián tiếp, bổ ngữ trực tiếp. CN là chủ ngữ có thể là đại từ nhân 
xƣng hoặc danh từ chỉ ngƣời, VN là vị ngữ bao gồm các động từ chỉ hành động, nhận thức... 
BN (TT) là bổ ngữ trực tiếp. BN(GT) là bổ ngữ gián tiếp. 
 Ví dụ: 
Tiền đếm rồi mày đƣa cho ai? [P,Tr.118] 
Cấu trúc 4: Từ hỏi AI là TPP của CN, VN (tần suất 3%) 
DT +CỦA AI(CN)+ VN? 
 (TPP của CN) 
CN+ ( LÀ)+DT+CỦA AI (VN)? 
 (TPP của VN) 
Đây là cấu trúc câu hỏi về sự sở hữu. Cụm giới từ „của‟ + từ hỏi Ai biểu thị quan hệ 
sở hữu ― CỦA AI‖. 
Ví dụ: 
Con nhỏ này là con nhỏ của ai? [T,tr.202] 
Con bé của nhà ai kháu thế? [B,tr.127] 
Cấu trúc 5: Từ hỏi Ai là TPP của TrN chỉ nguyên nhân (tần suất 1%) 
CN+VN + VÌ/DO/BỞI/TẠI AI? 
Đây là cấu trúc câu hỏi sử dụng để hỏi về nguyên nhân.―Bởi, do, vì , tại‖ là những 
giới từ chỉ nguyên nhân, lý do kết hợp với từ hỏi AI tạo thành trạng ngữ chỉ nguyên nhân. 
Những giới từ này thƣờng đặt sau động từ chính, nhƣng có thể đảo lên trên. Khi đó ta cần có 
trợ từ ―Mà‖. CN là chủ ngữ có thể là đại từ hoặc danh từ. VNlà vị ngữ có thể là động từ hoặc 
tính từ . 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 444 
Ví dụ: 
Hắn hà tiện vì ai? [V,tr 331] 
Cấu trúc 6: từ hỏi AI là TPP của TrN chỉ sự đồng hành (tần suất 4%) 
CN+VN +VỚI AI?( cụm giới từ „Với‟ + từ hỏi Ai) 
Đây là cấu trúc câu hỏi đƣợc sử dụng khi muốn hỏi chủ thể thực hiện hành động nào 
đó với AI- một đối tƣợng khác . CN là chủ ngữ có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ ngƣời, VN là 
vị ngữ có thể là động từ. 
Ví dụ: 
Trời ơi, ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai ? [P, tr.81] 
 Cấu trúc câu hỏi sử dụng từ hỏi AI là cấu trúc dùng để hỏi về ngƣời. AI có thể là 
thành phần chính của câu ( CN,BN,VN) hoặc là một thành phần phụ của CN,VN, TrN. 
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi “AI”) 
trong tiếng Hàn 
Dựa vào bảng 1, chúng tôi thấy câu hỏi chính danh có chứa từ hỏi 누구 (AI) có tần 
suất 15%. 
Trong tiếng Hàn, 누구 là đại từ nghi vấn chỉ ngƣời. 누구 có thể đóng vai trò chủ ngữ 
hoặc là bổ ngữ trong câu. 
Cấu trúc 1: từ hỏi 누구(AI) làm chủ ngữ (tần suất 6%) 
Khi ‗누구‘ kết hợp với trợ từ chủ cách ‗이/가‘ sẽ trở thành ‗누가‘ 
누가 + 목적어+ 서술어 + 의문형종결어미? 
 [AI (CN) + BN +VN + VTKTCH?] 
누가 đứng ở vị trí đầu câu hỏi khi tiêu điểm nghi vấn là chủ thể của hành động hay 
tác nhân của hành động . Chủ thể gây ra hành động ở đây phải mang những đặc tính của con 
ngƣời.목적어 là bổ ngữ. 서술어 là vị ngữ có thể là động từ hoặc tính từ hoặc trợ từ vị ngữ 
이다(là) . 의문형종결어미 là vĩ tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
누가왔어요? [ㅈ,tr. 37 ] 
(Ai đến rồi?) 
도대체누가이런몹쓸짓을했습니까? [ ㅈ,tr.19] 
(Rốt cuộc , ai đã làm cái trò độc ác nhƣ thế? ) 
Cấu trúc 2: từ hỏi 누구(AI) làm BN (tần suất 3%) 
주어 + 누구를( 목적어) +서술어 +의문형종결어미? 
[CN + AI(BN)+ VN + VTKTCH?] 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 445 
Đây là cấu trúc câu hỏi đƣợc sử dụng khi đối tƣợng đƣợc hỏi đóng vai trò là tân ngữ 
trong câu.누구 với chức năng bổ ngữ kết hợp với trợ từ를 và đứng trƣớc động từ. 주어 là chủ 
ngữ có thể là danh từ, đại từ.서술어 là vị ngữ thƣờng là ngoại động từ.의문형종결어미 là vĩ 
tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
오늘누구를만났어요? [ㅅ, tr.108] 
(Hôm nay em đã gặp ai? ) 
Cấu trúc 3: từ hỏi 누구 (AI) là TTP của TrN chỉ phƣơng hƣớng (tần suất 3%) 
주어 + 누구에게/한테 + 직접목적어 + 서술어+ 의문형종결어미? 
 [CN+ CHO/TỚI AI +BN (TT) + VN + VTKTCH?] 
Đây là cấu trúc câu hỏi chỉ phƣơng hƣớng của hành động. 누구 kết hợp với trợ từ 
trạng cách 에게/한테 có nghĩa là ‗cho ai, tới ai‘.주어 là chủ ngữ có thể là danh từ , đại 
từ.서술어 là vị ngữ bao gồm các ngoại động từ chỉ hành động , động tác.. 의문형종결어미 là 
vĩ tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
누구한테편지를보내요? [ㅅ, tr. 126] 
(Em gửi thƣ cho ai vậy?) 
Cấu trúc 4:từ hỏi 누구(AI) là TPP của TrN chỉ địa điểm, xuất xứ (tần suất 1%) 
주어 +누구에게서/한테서+목적어 +서술어+의문형종결어미? 
[CN+ TỪ AI+ BN +VN+VTKTCH?] 
Đây là cấu trúc câu hỏi chỉ sự xuất xứ, xuất phát của hành động.누구 kết hợp với trợ 
từ trạng ngữ 에게서/한테서/께서 có nghĩa là ‗từ ai‘,주어 là chủ ngữ có thể là danh từ , đại 
từ.목적어 là bổ ngữ, 서술어 là vị ngữ bao gồm ngoại động từ chỉ hành động, động tác.. 
의문형종결어미 là vĩ tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
생일에누구에게서꽃을받았어요? [ㅅ,tr.156] 
(Ngày sinh nhật nhận đƣợc hoa từ Ai thế?) 
Cấu trúc 5:từ hỏi 누구(AI) là TPP của VN (tần suất 1%) 
주어 + 누구의명사 + 서술어 + 의문형종결어미? 
[CN+ DT CỦA AI +VN +VTKTCH?] 
Đây là cấu trúc câu hỏi về sự sở hữu. 누구 kết hợp với trợ từ sở hữu cách ‗의‘ biểu thị 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 446 
quan hệ sở hữu tạo thành định ngữ của câu có nghĩa là ―của ai‖.명사 là danh từ , 주어 là chủ 
ngữ có thể là danh từ , đại từ, 서술어 là vị ngữ có thể là động từ hoặc trợ từ vị ngữ 이다 (trợ 
từ là). 의문형종결어미 là vĩ tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
이것이누구의책입니까? 
(Cái này là sách của ai vậy?) [ㅅ, tr.108] 
Cấu trúc 6:từ hỏi 누구(AI) là TPP của TrN chỉ sự đồng hành (tần suất 1%) 
주어+ 누구와/하고/랑 (같이/함께) +목적어+ 서술어+의문형종결어미? 
 [CN+ (CÙNG) VỚI AI +BN+ VN+VTKTCH?] 
Đây là cấu trúc câu hỏi đƣợc sử dụng khi chủ thể của hành động cùng thực hiện hành 
động động đó với một đối tƣợng khác. 누구 kết hợp với trợ từ trạng cách 와/하고/랑 biểu thị 
đối tƣợng đồng can dự (동반 cùng hành động) tạo thành trạng ngữ đồng dự có nghĩa là ― với 
ai, (cùng) với ai‖.주어 là chủ ngữ có thể là danh từ, đại từ.목적어 là bổ ngữ,서술어 là vị ngữ 
có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ.의문형종결어미 là vĩ tố kết thúc đuôi câu hỏi. 
Ví dụ: 
누구랑여행을갈거예요? [ㅅ,tr .120] 
(Em sẽ đi du lịch với ai?) 
4.3. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc –ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi AI (về ngƣời) 
4.3.1. Nét tương đồng 
Trong tiếng Việt, đại từ nghi vấn chuyên dụng để tạo câu hỏi về ngƣời là AI, còn trong 
tiếng Hàn dùng đại từ nghi vấn 누구(Ai) trong cấu trúc câu hỏi về ngƣời. 
AI có thể đóng vai trò là chủ ngữ và bổ ngữ trong câu, tƣơng đƣơng trong tiếng Hàn từ 
hỏi 누구 cũng có chức năng chủ ngữ và bổ ngữ trong câu. 
Mục đích dùng khuôn câu hỏi về ngƣời là giống nhau nên cấu trúc thành phần câu đa 
phần là giống nhau. Trong tiếng Việt, có các cấu trúc câu hỏi dùng AI kết hợp với giới từ (VÌ, 
DO, TẠI) để chỉ nguyên nhân, kết hợp với giới từ (CỦA)chỉ sự sở hữu, kết hợp với giới từ 
(CHO, TỚI) chỉ hƣớng của hành động, hoặc kết hợp giới từ (VỚI) trong cấu trúc câu hỏi 
ngƣời cùng tham gia thực hiện hành động nào đó (VỚI AI). 
Trong tiếng Hàn cũng có các cấu trúc câu hỏi tƣơng đƣơng khi dùng 누구 kết hợp với 
trợ từ (의) chỉ sự sở hữu( CỦA AI), trợ từ (에게, 한테) chỉ hƣớng của hành động(CHO/TỚI 
AI), trợ từ liên kết (와/랑/하고) để hỏi ngƣời cùng tham gia thực hiện hành động(VỚI AI). 
Trong tiếng Việt, còn có một cụm từ nghi vấn hỏi về ngôi thứ 3 nữa là NGƢỜI NÀO 
(KẺ NÀO, ĐỨA NÀO) dùng để hỏi với nội dung nhƣ AI nhƣng mang tính chất xác định cụ 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 447 
thể hơn. Nó tƣơng ứng với 어느사람/어느분 trong tiếng Hàn. 
Ví dụ: 
Tiếng Việt: Ê , thằng nào đó tụi bây? [D,tr.253] 
Tiếng Hàn: 어느분이총장님십니까? [유, tr.83] 
 (Vị nào là hiệu trƣởng?) 
Xét về vị trí khi AI trong tiếng Việt và 누구 trong tiếng Hàn đóng vai trò là chủ ngữ 
trong câu thì vị trí của hai đại từ nghi vấn này là giống nhau luôn đứng ở đầu câu. 
Tiếng Việt: AI +VN +BN? 
Tiếng Hàn: 누가+ 목적어 +서술어 +의문형종결어미? 
 (AI +BN +VN +VTKTCH?) 
Ví dụ: 
Ai đặt tên con nhỏ là Hạnh vậy? [T,tr.165] 
저기누가살아요?[ㅅ,tr.143] 
(Ai sống ở đằng kia?) 
4.3.2. Nét dị biệt 
Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau, nên trật tự cú pháp trong hai ngôn ngữ là 
khác nhau.Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên trật tự cú pháp cơ bản là CN+ VN 
+BN, còn tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính nên trật tự cú pháp cơ bản là 
주어(CN)+ 목적어(BN) + 서술어(VN). 
Vị trí của các giới từ trong tiếng Việt luôn đặt trƣớc danh từ, danh ngữ, còn vị trí của 
các trợ từ trong tiếng Hàn luôn đặt sau danh từ, danh ngữ. Định ngữ trong tiếng Việt luôn 
đứng sau danh từ, trạng ngữ đứng sau động từ, còn trong tiếng Hàn, định ngữ luôn đứng trƣớc 
danh từ. 
Ví dụ: 
Vị trí giới từ ―CỦA‖ + AI trong tiếng Việt và 누구 + ―의‖ trong tiếng Hàn. 
Vị trí của NGƢỜI + ―NÀO‖ trong tiếng Việt và ―어느‖ + 사람/분 trong tiếng Hàn. 
Khi AI và 누구 đóng vai trò là bổ ngữ trong câu thì vị trí của hai từ hỏi này hoàn toàn 
khác nhau. Trong tiếng Việt, AI đứng sau động từ vị ngữ hoặc ở cuối câu, còn trong tiếng 
Hàn , thì 누구 đứng trƣớc động từ vị ngữ, hoặc trợ từ vị ngữ 이다( Là) thƣờng đứng ở vị trí 
giữa câu. 
Hai cấu trúc câu hỏi hoàn toàn khác nhau: 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 448 
Tiếng Việt: CN+VN+ AI? 
Tiếng Hàn: 주어(이/가) + 누구(를) +타동사 + 의문형종결어미? 
 (CN+ AI+ VN + VTKTCH?) 
Ví dụ: 
Chúng nó định để tội vạ cho ai?[P,tr.70] 
남씨가누굴기다려요? [ㅅ,tr.178] 
(Nam đợi ai?) 
Ở hai khuôn hỏi trên ta có thể thấy một điểm khác nhau nữa giữa tiếng Việt và tiếng 
Hàn đó là việc sử dụng các trợ từ chủ cách đứng sau danh từ, đại từ làm chủ ngữ, hay trợ từ 
trợ từ bổ ngữ đứng sau danh từ, đại từ làm bổ ngữ,và việc phải sử dụng các vĩ tố kết thúc đuôi 
câu dạng nghi vấn trong tiếng Hàn. 
5. Thảo luận và Đề xuất hoặc Kiến nghị: 
Bằng phƣơng pháp thống kê, phân tích định lƣợng, định tính, và phƣơng pháp miêu tả 
100 câu hỏi có từ hỏi tiếng Việt và 100 câu hỏi có từ hỏi tiếng Hàn, chúng tôi đã tìm ra đƣợc 
18 cấu trúc-ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi ―AI‖) trong tiếng Việt và 
15 cấu trúc-ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi ―AI‖) trong tiếng Hàn. 
Bằng phƣơng pháp đối chiếu so sánh song song hai ngôn ngữ Việt –Hàn ,chúng tôi đã tìm ra 
đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi trong 
tiếng Việt và tiếng Hàn. Trong cả hai ngôn ngữ Việt -Hàn đều có các cấu trúc câu hỏi về các 
nội dung: hỏi về ngƣời, hỏi về vật, hỏi về thời gian, hỏi về địa điểm, hỏi về cách thức, hỏi về 
nguyên nhân...nhƣng do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ nên tiếng Việt và tiếng Hàn cũng 
có những nét dị biệt về trật tự cú pháp, vị trí của các từ hỏi và cách nhận biết các thành phần 
câu, tần số xuất hiện các câu hỏi có từ hỏi... 
6. Kết luận 
 Qua phân tích đối chiếu đặc điểm cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh (tiểu loại 
câu hỏi có từ hỏi) tiếng Việt- Hàn, luận văn muốn góp phần khẳng định rằng muốn nâng cao 
chất lƣợng dạy và học các ngôn ngữ khác nhau thì phân tích đối chiếu ngôn ngữ trên bình 
diện cấu trúc- ngữ nghĩa câu là sự phân tích cần thiết nhằm giúp ngƣời học hiểu đƣợc những 
tƣơng đồng và khác biệt của cách thể hiện các ý nghĩa hỏi qua các mô hình cấu trúc câu trong 
hai ngôn ngữ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các lỗi diễn đạt do chuyển di tiêu cực của tiếng 
mẹ đẻ. Mặt khác, ngƣời dạy cũng nên soạn nhiều bài giảng có nội dung phong phú, thiết kế 
nhiều bài tập đa dạng và tạo ra những tình huống giao tiếp sử dụng các câu hỏi có từ hỏi trong 
tiếng Việt khi dạy ngƣời Hàn học tiếng Việt và sử dụng nhiều câu hỏi có từ hỏi trong tiếng 
Hàn khi dạy ngƣời Việt học tiếng Hàn để giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc các đặc trƣng, đặc 
điểm cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi trong cả hai ngôn ngữ, giúp làm giảm bớt lỗi do chuyển di 
tiêu cực của tiếng mẹ đẻ và góp phần làm cho việc giảng dạy, học tập, dịch thuật và giao tiếp 
có hiệu quả, tinh tế hơn. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 449 
Tài liệu tham khảo 
Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Đỗ Hữu Châu (1996). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia. 
Lê Quang Thiêm (1989). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Hà nội: NXB Đại học 
Quốc gia. 
Lý Kính Hiền (2007). Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin. 
Phan Cự Đệ, Đặng Ngọc Minh, & Nguyễn Anh Vũ (2008). Ngô Tất Tố và Tắt Đèn. Hà Nội: 
Nxb Giáo dục. 
Tôn Phƣơng Lan (2009). Anh Đức- tác phẩm chọn lọc. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Văn học Việt Nam hiện đại (2012). Nam Cao tuyển tập. Hà Nội: NXB Văn Học. 
Bộ giáo dục và đào tạo. Ngữ văn 12 tập 2. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Bộ giáo dục và đào tạo. Ngữ văn 11 tập 1. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
아스트리드린드그렌, 내이름은삥삥롱스타킹,지경사 
문성원, 작별인사, 지경사 
유창복, 우린마을에서논다,지경사 
세르반테스, 돈기호테, 지경사 
지원이조지오웰, 동물농장,지경사 
지은이빅토르위고, 노트르담의꼽추,지경사 
서울대학교언어교육원(2007),한국어 1, [주]문진미디어. 
서울대학교언어교육원(2007),한국어 2, [주]문진미디어. 
이봉규(2008), 졸참나무처럼, 시공주니어. 
이옥수(2006), 내친구는천사병동에있다, 시공주니어. 
STRUCTURE – SEMANTIC COMPARISON OF A GENUINE 
QUESTION WITH THE QUESTION WORD “WHO” IN 
VIETNAMMESE AND KOREAN 
Abstract: The paper conducts surveys, analyzes and describes the structure and 
semantics of the genuine questions with the question word "Who" in Vietnamese and 
Korean through data sources from literary works and textbooks. Department of teaching 
and learning Vietnamese and Korean. Based on the survey results, the article shows the 
frequency of occurrence as well as common types of structure, semantics and points out 
the similarities and differences of each type of question containing the word ―Who‖ in 
Vietnamese and Korean. 
Keywords 
grammar, structures, semantics, genuine question 

File đính kèm:

  • pdfdoi_chieu_cau_truc_ngu_nghia_cau_hoi_chinh_danh_co_tu_de_hoi.pdf