Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh một số yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chánh của

mô hình nuôi tôm thẻ theo quy trình biofloc và nuôi theo quy trình truyền thống. Đề tài

được thực hiện tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, trên 6 ao nuôi với diện tích

0,3 ha/ao, trong đó ba ao nuôi theo quy trình biofloc và ba nuôi theo mô hình truyền thống

(đối chứng, trong cùng một trang trại, và khảo sát 15 nông hộ nuôi tôm thẻ xung quanh).

Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc cho thấy vật chất lơ lửng, mật độ

tổng vi khuẩn, động vật phù du trong nghiệm thức biofloc cao hơn và đồng thời hàm lượng

ammonia và mật độ thực vật phù du thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).>

năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ nuôi theo quy trình biofloc là tốt nhất so với nghiệm

thức đối chứng và số liệu khảo sát. Tỷ lệ sống của tôm nuôi giữa nghiệm thức biofloc tăng

gần 30% so với tôm nuôi theo quy trình truyền thống (p<0,05). ở="" nghiệm="" thức="" biofloc="">

phí tăng thêm từ bột gạo khoảng 5% nhưng lợi nhuận tăng thêm gấp đôi so với nghiệm

thức đối chứng và số liệu khảo sát. Năng suất của nghiệm thức biofloc tăng hơn 63%, giảm

giá thành sản xuất đến 16,8% so với nghiệm thức đối chứng và 38,8% so với số liệu khảo

sát. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy nuôi tôm theo quy trình biofloc có bổ sung

carbohydrate giúp gia tăng lượng biofloc, kích thích vi khuẩn dị dưỡng phát triển, hạn chế

vi khuẩn Vibrio gây bệnh, cải thiện chất lượng nước từ đó giúp tôm nuôi sinh trưởng phát

triển tốt hơn so với quy trình nuôi tôm truyền thống, góp phần nâng cao năng suất cũng

như lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 1

Trang 1

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 2

Trang 2

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 3

Trang 3

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 4

Trang 4

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 5

Trang 5

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 6

Trang 6

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 7

Trang 7

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 8

Trang 8

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 9

Trang 9

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Đánh giá yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tại Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
đối chứng (55,7%) có 
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua số liệu 
khảo sát cho thấy tỷ lệ sống tôm nuôi 
cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, 
tuy nhiên có thể do thời gian ngắn hơn 
nên kích cỡ tôm nhỏ hơn dẫn đến năng 
suất tôm nuôi không khác biệt có ý 
nghĩa (p>0,05). 
Bảng 6. Các thông số kỹ thuật giữa ao nuôi thực nghiệm và ao nuôi được khảo sát 
Thông số ao nuôi 
Mô hình 
Biofloc Đối chứng Khảo sát 
Diện tích ao nuôi (ha) 0,30±0,00a 0,30±0,00a 0,29±0,02a 
Độ sâu (m) 1,40±0,00a 1,40±0,00a 1,55±0,24a 
Mật độ (con/m2) 100±0,00a 100±0,00a 97,6±7,33a 
Thời gian nuôi (ngày/vụ) 85,0±5,0a 79,7±5,5a 60,5±8.14a 
Cỡ thu hoạch (con/kg) 76,7±6,43a 93,7±8,62a 120±47,7a 
Tỷ lệ sống (%) 72,0±9,64b 55,7±2,52a 72,9±16,3b 
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,31±0,02b 1,38±0,03a 1,54±0,35ab 
Năng suất (tấn/ha/vụ) 9,32±2,30b 5,72±0,108a 6,53±2,09ab 
Giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau tương ứng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). 
Số liệu phân tích từ khảo sát là những hộ nuôi tôm có lợi nhuận (n=9) chiếm 60% tổng số hộ được 
khảo sát.
Kết quả trình bày ở Bảng 6 cho thấy 
khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm 
thẻ nuôi theo quy trình biofloc là tốt 
nhất, tỷ lệ lượng thức ăn trên sản lượng 
tôm là thấp nhất (1,31) so với nghiệm 
thức đối chứng (1,38) và số liệu khảo sát 
(1,54). Khi so sánh thống kê cho thấy số 
liệu khảo sát do có sự biến động lớn về 
FCR nên không có sự khác biệt so với 
thực nghiệm (p>0,05). Ở nghiệm thức 
biofloc hệ số FCR thấp hơn so với 
nghiệm thức đối chứng (p<0,05), qua 
đây cho thấy lượng thức ăn ở nghiệm 
thức biofloc có thể tiết kiệm được 
khoảng 1,5 triệu đồng và tiết kiệm 
khoảng 5,7 triệu đồng so với số liệu 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 
95 
khảo sát cho một tấn tôm nuôi. Năng 
suất tôm nuôi giữa nghiệm thức biofloc 
cao hơn nghiệm thức đối chứng gần 
63% (p<0,05) và tăng 17,2% so với số 
liệu điều tra nhưng không có sự khác 
biệt (p>0,05). 
3.4.2. Phân tích yếu tố kỹ thuật và 
tài chánh 
Chi phí lớn nhất của vụ nuôi là chi 
phí thức ăn thường chiếm từ 50-60%, 
lượng thức ăn lại phụ thuộc vào sản 
lượng tôm nuôi, kinh nghiệm quản lý 
thức ăn và phương thức ước lượng sản 
lượng tôm nuôi. Qua Bảng 7 cho thấy 
nghiệm thức biofloc và nghiệm thức đối 
chứng không có sự khác biệt (p>0,05). 
Chi phí ở các nghiệm thức thực nghiệm 
thấp hơn so với số liệu khảo sát bao gồm 
chi phí về thuốc hóa chất, vi sinh và chi 
phí về nhiên liệu (p<0,05). 
Bảng 7. Các thông số kinh tế giữa ao nuôi thực nghiệm và ao nuôi được khảo sát 
Hạch toán chi phí Biofloc Đối chứng Khảo sát 
Giống (triệu đồng/ha/vụ) 75,0±0,0a 75,0±0,0a 89,0±14,2a 
Thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) 366±89,7a 236±6,7a 372±122a 
Khấu hao (triệu đồng/ha/vụ) 33,1±1,2a 32,4±1,1a 30,6±6,9a 
Thuốc, khoáng và vi sinh (triệu đồng/ha/vụ) 49,2±3,5a 46,5±3,4a 104±32,5b 
Lao động (triệu đồng/ha/vụ) 22,0±1,5a 22,0±1,5a 24,0±3,3a 
Nhiên Liệu (*) 30,0±3,0a 24,0±2,5a 64,6±24,6b 
Bột gạo (triệu đồng/ha/vụ) 24,9±6,1 - - 
Giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau tương ứng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) 
Theo số liệu khảo sát cho thấy các chi 
phí cao hơn ao nuôi thực nghiệm chủ 
yếu là chí phí diệt khuẩn, cấy lại vi sinh, 
bón thêm vôi sau mỗi lần thay nước, bên 
cạnh đó sử dụng thuốc kháng sinh ngừa 
bệnh, do thay nước thường xuyên nên 
chi phí xử lý nước và chi phí bơm nước 
từ ao lắng sang ao nuôi. Ở nghiệm thức 
biofloc có bổ sung thêm bột gạo làm chi 
phí tăng thêm 25 triệu/ha/vụ chiếm 
khoảng 4,1 - 5,7% nhưng lợi nhuận tăng 
thêm gấp đôi so với nghiệm thức đối 
chứng và so với nông dân trong khu vực 
(Bảng 8). 
Bảng 8. Các thông số tài chánh giữa ao nuôi thực nghiệm và ao nuôi được khảo sát 
Hạch toán kinh tế Biofloc Đối chứng Khảo sát 
Chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) 33,1±1,15a 32,4±0,00a 31,0±4,40a 
Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) 572±98,8b 409±5,56a 675±97,9b 
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 605±97,3b 441±5,99a 687±141b 
Giá thành (1.000 đ/kg) 66,0±5,86b 77,1±0,54a 91,6±20,6a 
Giá bán (1.000đ/kg) 126±4,36b 111±6,56a 116±9,60ab 
Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 1.189±308b 639±29,1a 881±389b 
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 583±211b 198±34,3a 194±283ab 
Lợi nhuận/Chi phí 0,94±0,20b 0,45±0,08a 0,44±0,24a 
Lợi nhuận/Doanh thu 0,48±0,05b 0,31±0,04a 0,29±0,12a 
Giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau tương ứng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 
96 
Qua Bảng 8, chi phí cố định giữa các 
nghiệm thức không có sự khác biệt và 
chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có biến phí thay đổi 
đưa đến tổng chi phí khác biệt giữa 
nghiệm thức biofloc cao hơn 37,2% so 
với nghiệm thức đối chứng (p<0,05), và 
có khuynh hướng thấp hơn so với số liệu 
khảo sát 13,6%, (p>0,05). Do năng suất 
tôm nuôi của nghiệm thức biofloc tăng 
hơn 63%, nhưng chi phí chỉ tăng 37,2% 
so với nghiệm thức đối chứng, điều này 
giúp làm giảm giá thành sản xuất đến 
16,8% so với nghiệm thức đối chứng và 
38,8% so với số liệu khảo sát. Bên cạnh 
đó kích cỡ tôm thu hoạch của nghiệm 
thức biofloc lớn hơn nên giá bán trung 
bình là 126 ngàn đồng/kg cao hơn so với 
nghiệm thức đối chứng (111 ngàn 
đồng/kg) và số liệu điều tra (116 ngàn 
đồng/kg). Tất cả các vấn đề vừa nêu cho 
thấy lợi nhuận mang lại từ nghiệm thức 
biofloc là rất cao (94%) so với lợi nhuận 
mang lại từ nghiệm thức đối chứng 
(45%) và số liệu khảo sát (44%) khác 
biệt có ý nghĩa (p<0,05). 
4. KẾT LUẬN 
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy 
trình biofloc ngoài ao đất tại Thạnh Phú, 
Bến Tre có các yếu tố TSS, FVI, mật độ 
tổng vi khuẩn, động vật phù du trong 
nghiệm thức biofloc cao hơn và đồng 
thời hàm lượng TAN, mật độ thực vật 
phù du và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 
thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng 
và số liệu khảo sát. Lượng thức ăn ở 
nghiệm thức biofloc có thể tiết kiệm 
được cho một tấn tôm khoảng 1,5 triệu 
đồng so với nghiệm thức đối chứng và 
5,7 triệu đồng so với số liệu khảo sát. Tỷ 
lệ sống của tôm nuôi giữa nghiệm thức 
biofloc tăng gần 30% và năng suất tăng 
gần 63% so với tôm nuôi theo truyền 
thống. 
Nuôi tôm thẻ theo quy trình biofloc 
chi phí tăng thêm từ bột gạo khoảng 25 
triệu/ha/vụ chiếm khoảng 4,12-5,7% 
nhưng lợi nhuận tăng thêm gấp đôi so 
với nghiệm thức đối chứng và số liệu 
khảo sát. Năng suất của nghiệm thức 
biofloc tăng hơn 63%, nhưng chi phí chỉ 
tăng 37,2% so với nghiệm thức đối 
chứng, điều này giúp giảm giá thành sản 
xuất đến 16,8% so với nghiệm thức đối 
chứng và 38,8% so với số liệu khảo sát. 
Kết quả nghiên cứu này cần được phổ 
biến rộng rãi để người nuôi có cơ hội lựa 
chọn quy trình nuôi mới. Cần mở rộng 
nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình 
biofloc ở nhiều vùng sinh thái khác nhau 
với tôm giống cỡ lớn để có thể rút ngắn 
thời gian nuôi, đồng thời giảm thiểu rủi 
ro trong thực tế sản xuất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alberto J.P. Nunes, Leandro F. 
Castro, Hassan Sabry-Neto, 2011. The 
protein sparing effect of microbial 
flocs in diets for the white shrimp, 
Litopenaeus vannamei. World 
Aquaculture 2011. 
2. Anderson I C, Poth M, Homstead 
J, et al., 1993. A comparison of NO 
and N2O production by the autotrophic 
Nitrosomonas europaea and the 
heterotrophic nitrifier Alcaligenes 
gaecalis. Applied Environmental 
Microbioliology, 59, 3525 - 3533. 
3. Avnimelech, Y., 1999. 
Carbon/nitrogen ratio as a control 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 
97 
element in aquaculture systems. 
Aquaculture 176, 227–235. 
4. Avnimelech, Y. 2006. Bio-filters: 
the need for an new comprehensive 
approach. Aquac. Eng. 34 (3). 
5. Avnimelech, Y. 2012. Biofloc 
Technology - A Practical Guide Book, 
2nd Edition. The World Aquaculture 
Society, Baton Rouge, Louisiana, 
United State. 
 6. Azim M.E., litter D.C., 2008. 
The biofloc technology (BFT) in 
indoor tanks: Water quality biofloc 
composition, and grawth and wefare of 
Nile talipia (Oreochromis niloticus). 
Aquaculture 283, 29-35 
7. Boyd, C. E., 1998. Water quality 
for pond aquaculture. Deparment of 
fisheries and allied aquaculture auburn 
University, Alabama 26849 USA. pp 
37. 
8. Boyd, C.E., Thunjai, T., 2003. 
Concentrations of major ions in waters 
of inland shrimp farms in China, 
Ecuador, Thailand and the United 
States. J. World Aquac. Soc. 34, 524–
532. 
9. Bùi Quang Tề, 2009. Nuôi thâm 
canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực 
phẩm theo mô hình GAqP. Bộ nông 
nghiệp và phát triển nông thôn. Trung 
tâm khuyến nông khuyến ngư quốc 
gia. 
10. Burke Michael & Tung Hoang, 
2007. Nuôi thâm canh cá biển trong ao 
bằng mương nổi Trung tâm Nghiên 
cứu và Đào tạo Quốc tế, Trường Đại 
học Nha Trang, Việt Nam và 
Department of Primary Industries and 
Fisheries, Bribie Island Aquaculture 
Research Centre, Bribie Island, 
Queensland, Australia. 
11. Chanratchakool, P., J.F. 
Turnbull, J.S. Funge Smith, I.H. 
Macrae and C. Limsuwan. 2003. 
Health management in shrimp ponds. 
Third edition. Aquatic animal Health 
Research Institute, Department of 
Fisheries, Kasetsart University 
Campus, Bangkok. 
12. Chen, J. C and T. S. Chin, 1998. 
Accute oxicty of nitrite to tiger praw, 
Penaeus monodon, larvae. Aquaculture 
69, pp. 253-262. 1998 ISSN: 0044-
8486. 
13. Crab, R., Chielens, B., Wille, 
M., Bossier, P., Verstraete, W., 2010. 
The effect of different carbon sources 
on the nutritional value of bioflocs, a 
feed for Macrobrachium 
rosenbergii postlarvae 
14. Dan Willett and Catriona 
Morrison, 2006. Using molasses to 
control inorganic nitrogen and pH in 
aquaculture ponds. Department of 
Primary Industries and Fisheries. 
Queensland Aquaculture News, 28, 6-
7. 
15. Ebeling, J.M., Timmons, M.B., 
Bisogni, J.J. 2006. Engineering 
analysis of the stoichiometry of 
photoautotrophic, autotrophic, and 
heterotrophic removal of ammonia–
nitrogen in aquaculture systems. 
16. Ebeling, M., Michael B. 
Timmons, 2011. The three pathways 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 
98 
for the removal of ammonia-nitrogen 
in Aquaculture system. Current Issues 
in Biofloc Technology Systems AAS-
2011 
17. Hargreaves, J.A. 2013. Biofloc 
Production Systems for Aquaculture. 
Southern regional aquaculture center. 
SRAC Publication No. 4503. 
18. Kuhn, D.D., Boardman, G.D., 
Craig, S.R., Flick, Jr.G.J., McLean, E. 
2008. Use of microbial flocs generated 
from tilapia effluent as a nutritional 
supplement for shrimp, Litopenaeus 
vannamei, in recirculating aquaculture 
sistems. 
19. Lightner DV., 1993. Diseases of 
cultured penaeid shrimp. In: Mc-Vey 
JP (ed) CRC hand book of mariculture, 
Crustacean aquaculture, 2nd edn. CRC 
Press, Boca Raton, pp 393-486. 
20. Moriarty DJW., 1997. The role 
of microorganisms in aquaculture 
ponds. Aquaculture 151:333–349. 
21. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị 
Ngọc Anh và Đinh Kim Diệu, 2014. 
Đánh giá sự phát triển và giá trị dinh 
dưỡng của biofloc ở các độ mặn khác 
nhau trong điều kiện thí nghiệm. Tạp 
chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 
Chuyên đề Thủy sản. Tập 2, trang 150-
158. 
22. Phạm Xuân Thủy, Phạm Xuân 
Yến và Trình Văn Liễn, 2010. Chuyển 
giao công nghệ sản xuất giống và nuôi 
thâm canh tôm he chân trắng cho tỉnh 
QUảng Bình. Tạp chí khoa học công 
nghệ thủy sản Đại Học Nha Trang. Số 
1/2010. 
23. Schneider, O.,Sereti, V., Eping, 
Ep. H., Verreth, J. A. J., 2005. 
Molasses as C source for heterotrophic 
bacteria product on solid fish waste. 
Aquaculture 261: 1239-1248. 
24. Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn 
Bá và Nguyễn Văn Hòa, 2014. Ảnh 
hưởng của thời gian thủy phân và 
phương thức bổ sung bột gạo lên năng 
suất tôm thẻ chân trắng. Tạp chí khoa 
học trường Đại Học Cần Thơ. Tạp chí 
khoa học trường Đại học Cần Thơ. 
Chuyên đề Thủy sản. Tập 2, trang 54-
62. 
25. Taw Nyan, 2011. Intensive 
Shrimp Culture Water Management: 
Biofloc Technology and Waste Water 
Treatment System. Blue Archipelago 
Bhd. Malaysian National Committee 
On Irrigation and Drainage. 
26. Tổng cục Thủy sản, 2014. Báo 
cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 
2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. 
Hội nghị tại tỉnh Bến Tre do Bộ Nông 
nghiện và Phát triển Nông thôn tổ 
chức. 
27. Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang 
nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất bản 
nông nghiệp. 
28. Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê 
Hoàng Yến, 2006. Giáo trình Quản lý 
chất lượng nước nuôi thủy sản. Khoa 
thủy sản trường Đại Học Cần Thơ 
29. Vũ Ngọc Út và Dương Thị 
Hoàng Oanh, 2013. Giáo trình Thực 
vật và Động vật thủy sinh. Nhà Xuất 
Bản Đại Học Cần Thơ 342 trang. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 
99 
TECHNICAL AND FINANCIAL ASPECTS OF WHITE LEG SHRIMP 
INTENSIVE CULTURE APPLYING BIOFLOC TECHNOLOGY IN 
THANH PHU - BEN TRE 
Ta Van Phuong1, Nguyen Van Hoa2, Pham Cong Kinh3 and Nguyen Van Ba1 
1Faculty of Applied Biology, Tay Do University 
(Email: tvphuong73@gmail.com) 
2Faculty of Fisheries, Can Tho University 
3Center of Agriculture and Fisheries Promotion, Ben Tre Province 
ABSTRACT 
The aim of this study was to compare the technical and financial aspects of white leg 
shrimp culture applying biofloc technology (BFT) and traditional culture. Study has been 
conducted in An Nhon Commune, Thanh Phu District and Ben Tre Province, in 6 earthen 
ponds with 0.3 ha each, in which two treatments were implemented with three replications. 
There were two treatments, the first treatment shrimp was culture in biofloc technology 
(BFT) system while the control followed traditional culture method at salinity of 20‰. A 
survey was also carried out on 15 shrimp farmers nearby for technical and financial 
evaluation. Results indicated that suspended solid, total bacteria, zooplankton in the first 
treatment (BFT) were much higher than the conventional treatment (p< 0.05). Food 
conversion rate (FCR) of BFT treatment was the lowest compared to the traditional and 
surveyed farmer ponds. Survival ratio increased 30% compared to the conventional culture 
(p<0.05). The input in BFT treatment was increased 5% but profit was obtained double the 
traditional system and farmer ponds. Shrimp yield in BFT increased 63%, but it reduced 
production cost down to 16.8 % compared to the traditional system and farmer ponds. In 
conclusion, BFT culture of white leg shrimp with the supplement of carbohydrate enhanced 
biofloc volume, stimulate development of heterotrophic bacteria, inhibit harmful Vibrio, 
improve water quality and thus led to increase growth rate of shrimp, as well as production 
yield and profit in compared to those cultured in traditional methods in Thanh Phu – Ben 
Tre. 
Keywords: Biofloc technology, intensive culture, Litopenaeus vannamei, rice flour. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_yeu_to_ky_thuat_va_hieu_qua_tai_chinh_trong_nuoi_to.pdf