Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản

TÓM TẮT

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thức ăn nuôi thủy sản dẫn đến nhu cầu sử dụng

nguồn nguyên liệu protein ngày càng cao. Các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc đậu nành

dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản được xem như là giải pháp tối ưu trong việc giảm áp lực

sử dụng nguyên liệu bột cá, giảm chi phí thức ăn và thân thiện với môi trường. Sử dụng nguyên

liệu thay thế có nguồn gốc đậu nành gồm bánh dầu đậu nành, bã đậu nành lên men và bột đậu nành

đậm đặc với ưu điểm nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, bột đậu nành vẫn có một số nhược điểm cần

khắc phục về vấn đề thiếu hụt một số acid amin, yếu tố kháng dinh dưỡng. Kết quả khảo sát cho

thấy một số nguồn nguyên liệu có nguồn gốc bã nành nhiều tiềm năng dùng trong sản xuất thức ăn

nuôi thủy sản như bã nành tách béo, bã nành lên men (Dabomp, soytide,.), bã đậu nành cao đạm

(soy protein concentrate) có hàm lượng protein cao nhất (58,69-66,37%). Tỉ lệ sử dụng từ 5-30%

trong khẩu phần thức ăn tôm, cá. Hàm lượng protein dao động từ 40-45%, lipid từ 0,88-2,22%,

xơ từ 3,35-8,08%, tro từ 5,33-8,39%. Đặc biệt bã nành lên men có hàm lượng protein cao (49,81

-52,37%), hàm lượng béo khá thấp (0,86-1,08%). Diện di SDS-PAGE cho thấy vẫn chưa tách hết

các chất kháng dinh dưỡng như β-conglycinin, glycinin. Kết quả khảo sát cho thấy sự đa dạng của

các chủng loại, chất lượng của các nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ bã nành, trong đó đặc biệt

chú ý một số các yếu tố kháng dinh dưỡng cần lưu ý loại bỏ trong sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá.

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 21820
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản
 Hiện trạng sử dụng nguyên liệu bã đậu nành trong thức ăn thủy sản.
Công ty nhập khẩu Nguyên liệu Xuất xứ Tỷ lệ sử dụng trong CTTA (%)
Nhà máy tại Tp.HCM Khô đậu nành Argentina, Brasil, Mỹ 20-30
Nhà máy tại Bình Dương Khô đậu nành Argentina, Brasil 15-35
Nhà máy tại Bến Tre Khô đậu nành Mỹ, Brasil, Paraguay 5-10
96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng nguyên liệu bã đậu nành lên men trong thức ăn thủy sản.
Công ty nhập khẩu Nguyên liệu Xuất xứ
Tỷ lệ sử dụng 
trong CTTA (%)
Nhà máy tại Tp.HCM Bã đậu nành lên men Đài Loan, Hàn Quốc 5-10%
Nhà máy tại Bình Dương Bã đậu nành lên men Đài Loan 5%
Nhà máy tại Bến Tre Bã đậu nành lên men Đài Loan 3-5%
3.2. Kết quả đánh giá chất lượng nguyên 
liệu bã đậu nành 
3.2.1. Bã đậu nành (BĐN)
Các sản phẩm từ bã đậu nành gồm có: bã đậu 
nành, bã dầu đậu nành nguyên hạt cả vỏ trích ly, 
bã dầu đậu nành nguyên hạt ít vỏ trích ly.
Trong đó, bã đậu nành và bã đậu nành 
nguyên hạt ít vỏ trích ly có hàm lượng protein 
cao (45,4% và 46,53%) và thấp nhất là bã đậu 
nành nguyên hạt cả vỏ trích ly (41,36%).
Bảng 3. Thành phần hóa học của khô dầu đâu nành, đậu nành nguyên hạt trích ly
Nguyên liệu Ẩm (%) Protein (%) Lipid (%) Xơ (%) Tro (%)
Bã đậu nành 9,71-12,87 45,4-48,8 0,88-2,27 3,35-8,31 5,33-7,88
Bã dầu đậu nành nguyên 
hạt cả vỏ trích ly 
11,13±0,12 41,36±0,34 2,22±0,14 8,02±0,82 8,39±0,33
Bã dầu đậu nành nguyên 
hạt ít vỏ trích ly
8,7±0,22 46,53±0,45 1,86±0,18 8,08±0,74 6,3±0,48
3.2.2. Bã đậu nành cao đạm (BĐNCĐ)
Bảng 4 cho thấy hàm lượng protein trong 
nguyên liệu sau khi loại bỏ kháng dinh dưỡng 
và oligosaccharide thay đổi rất lớn từ 58,69% 
đến 66,37%, tăng đáng kể so với bã đậu nành 
sau khi trích lý dầu (41,36-46,53%). 
Bảng 4. Hàm lượng protein đậu nành đậm đặc từ nhà cung cấp nguyên liệu và nhà máy.
STT Nguyên liệu Hàm lượng (%)
1 Đậu nành đậm đặc 1 62,46±0,06
2 Đậu nành đậm đặc 2 58,69±0,51
3 Đậu nành đậm đặc 3 66,37±0,27
3.2.3. Bã đậu nành lên men (BĐNLM)
Hàm lượng protein của BĐNLM (Bảng 5) 
của một số sản phẩm trên thị trường (49,81-
52,37%) cao hơn bã đậu nành chưa lên men 
(45,4-48,8%) nhưng thấp hơn đậu nành cao đạm 
(58,69-66,37%). 
Bảng 5. Thành phần hoá học bã đậu nành lên men
Nguyên liệu Ẩm (%) Protein (%) Lipid thô (%) Xơ (%) Tro (%) Phosphor (%)
Bio-Soytide 10,24±1,12 49,81±0,91 1,01±0,83 5,09±0,8 8,09±0,29 0,78±0,21
Dabom 8,83±2,86 52,23±2,37 1,08±2,27 3,28±1,93 7,02±0,83 0,80±0,19
Bã đậu nành lên men 5,67±2,08 52,37±2,06 0,86±2,93 3,69±0,86 6,51±0,94 0,73±0,93
Trong khi đó, bã đậu nành lên men được 
nhập chủ yếu từ các nước như Đài Loan và Hàn 
Quốc (Bảng 2), nơi các nước không có nguồn 
nguyên liệu về bã đậu nành nhưng lại xuất khẩu 
bã đậu nành lên men với số lượng lớn. 
97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.2.4. Kết quả điện di
Qua kết quả điện di SDS-PAGE (Hình 1 và 
Hình 2 a và b) trên một số bã sản phẩm đậu nành 
lên men như Bio lên men, Dabom-P, đậu nành 
chưa lên men và so sánh với protein chuẩn cho 
thấy một số vạch biểu hiện tương ứng với trọng 
lượng phân tử protein từ 20 kDa đến 100 kDa 
và chất kháng dinh dưỡng (β-conglycinin và 
glycinin) cũng xuất hiện trong các mẫu BĐNLM 
và BĐN. Về cấu trúc hóa học thì glycinin và 
β-conglycinin là các protein dự trữ chiếm 
khoảng 70% trong đậu nành. β-conglycinin là 
protein 7S trimer có khối lượng phân tử khoảng 
50-175 kDa, có cấu tạo gồm các tiểu đơn vị 
polypeptide tương đồng kết hợp nhau gồm α’ 
(76 kDa), α (72 kDa) và β (53 kDa) (Yaklich, 
2001). Glycinin là protein không đồng nhất 11S 
hexamer với khối lượng phân tử khoảng 340-
375 kDa. Glycinin có cấu tạo từ hai tiểu đơn vị 
có tính acid (a-subunit) có khối lượng phân tử 
40 kDa liên kết bằng cầu disulfit với vùng base 
(b-subunit, 20 kDa). Điểm đẳng điện của vùng 
acid là 4,8-5,4 và vùng base là 8-8,5 (Yaklich, 
2001; Mo và ctv., 2006). 
Hình 1. Kết quả điện di của 5 mẫu bã đậu nành lên men của sản phẩm ESP 500 từ 0126 đến 0130 
được mã hóa theo thứ tự 26, 27, 28, 29 và 30, SBM (bã đậu nành chưa lên men - BĐN) và M 
(protein chuẩn - marker), các tiểu đơn vị của glycinin (a và b) và β-conglycinin (α’, α và β)
 (a) (b)
Hình 2. Kết quả điện di của mẫu bã đậu nành Bio-peptide lên men và Dabom-P, M (protein chuẩn - 
marker) và SBM (bã đậu nành chưa lên men).
98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Theo kết quả khảo sát từ Bảng 1 thì tỉ lệ 
sử dụng trong công thức thức ăn tùy theo nhà 
máy trong đó cao nhất là nhà máy tại Tp.HCM 
(20-30%) và thấp nhất là Nhà máy tại Bến Tre 
(5-10%). Đối với BĐNLM (Bảng 2) thì tỉ lệ sử 
dụng cũng ít hơn rất nhiều so với bã đậu nành 
với tỉ lệ tối đa chỉ khoảng 5-10% đối với nhà 
máy tại Tp.HCM và thấp nhất là 3-5% tại nhà 
máy ở Bến Tre. 
Về chất lượng của BĐN, theo quy định của 
Bộ NN và PTNT ban hành năm 2006 (10 TCN 
865:2006) thì hàm lượng protein thô, tính theo 
% khối lượng, không nhỏ hơn đối với khô dầu 
đậu tương tách vỏ là 44% và khô dầu đậu tương 
không tách vỏ là 40%. Theo kết quả phân tích 
chất lượng từ nguyên liệu bã đậu nành (Bảng 3), 
bã đậu nành nguyên hạt cả vỏ trích ly có hàm 
lượng protein thấp nhất (41,36%) và có hàm 
lượng tro cao nhất (8,39%). Trong khi đó, bã 
dầu đậu nành nguyên hạt ít vỏ trích ly cho thấy 
hàm lượng protein ở mức cao hơn sau khi tách 
vỏ (46,53%). Với nguyên liệu là bã đậu nành, 
hàm lượng protein nằm trong khoảng 45,4-
48,8%, các chỉ số khác cũng thay đổi lớn như 
lipid (0,88-2,27%) hay xơ (3,35-8,31%) và tro 
(5,33-7,88%). 
Đối với BĐNCĐ (Bảng 4) thì hàm 
lượng protein cao nhất (58,69-66,37%) so 
với bã đậu nành sau khi trích ly dầu (41,36-
46,53%) và BĐNLM (49,81-52,37%) do đã 
loại bỏ kháng dinh dưỡng và oligosaccharide. 
Oligosaccharide trong đậu nành là các 
carbohydrate chiếm khoảng 2% dưới dạng 
đường (Raffinose và Stachyose) và 6% dạng 
cellulose (Peisker, 2001), đã có các nghiên cứu 
về ảnh hưởng của oligosaccharide lên vật nuôi 
như giảm mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng 
do thiếu enzyme α-galactosidase thủy phân 
stachyose và giảm mức độ tăng trưởng, tăng 
sự bài tiết nitơ đối với heo đang lớn (Zhang 
và ctv., 2001; Smiricky và ctv., 2002). Đối với 
cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) làm giảm 
sự tiêu hóa protein và do đó làm giảm giá trị 
dinh dưỡng của thức ăn thủy sản (Glencross 
và ctv., 2003). Do đó, trong quy trình sản xuất 
BĐNCĐ, oligosaccharide cũng như các chất 
kháng dinh dưỡng khác được loại bỏ theo 
phương pháp trích ly bằng cồn hay phân giải 
bằng enzyme (Peisker, 2001). Điều này cho 
thấy việc xử lý loại bỏ các chất kháng dinh 
dưỡng tuỳ thuộc vào công nghệ mà có chất 
lượng khác nhau. Mặc dù hàm lượng protein 
cao từ BĐNCĐ cao nhất so với các sản phẩm 
bã đậu nành khác. Tuy nhiên, các nhà cung cấp 
và nhà máy bắt đầu chuyển qua sử dụng bã đậu 
nành lên men nên đậu nành đậm đặc ít được sử 
dụng trong sản xuất thức ăn thuỷ sản. 
Theo Hong và ctv., (2004) thì BĐN khi 
được lên men giúp cải thiện giá trị dinh dưỡng 
như làm tăng các peptide có kích thước phân 
tử nhỏ (< 20kDa) và các acid amin threonine, 
valine, acid glutamic, giảm hàm lượng 
oligosaccharide. Đồng thời, loại bỏ các chất 
kháng dinh dưỡng như chất ức chế trypsin. 
Hàm lượng protein của BĐNLM (49,81-
52,37%) trong Bảng 5 được cải thiện đáng kể 
so với BĐN (45,4-48,8%).
Khi so sánh một số vạch biểu hiện cho chất 
kháng dinh dưỡng giữa bã đậu nành chưa lên 
men và một số sản phẩm bã đậu nành lên men 
trên thị trường thì vẫn còn xuất hiện vạch kháng 
dinh dưỡng như β-conglycinin, chất ức chế sự 
phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Như vậy 
một số sản phẩm bã đậu nành lên men trên thị 
trường vẫn chưa tách hết các chất kháng dinh 
dưỡng, kết quả nghiên cứu này phù hợp với 
một số các nghiên cứu và nhận định trước đây 
(Shiu và ctv., 2015; Teng và ctv., 2012).
V. KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát nguyên liệu tại các nhà 
máy, cơ sở sản xuất thức ăn cho thấy sự đa dạng 
của các nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành 
dùng trong sản xuất thức ăn thủy sản. Trong 
đó, bã đậu nành thông thường có hàm lượng 
protein từ khoảng 41-47%, bã đậu nành đậm 
đặc có hàm lượng protein cao hơn (58-66%), 
bã đậu nành lên men có hàm lượng protein (50-
99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
52%) tăng cao hơn so với bã đậu nành thông 
thường và thấp hơn đậu nành đậm đặc.
Các nguyên liệu bã đậu nành lên men 
thường đã được tách các chất kháng dinh dưỡng 
như β-conglycinin, glycinin, tuy nhiên một số 
sản phẩm vẫn chưa được loại bỏ triệt để các chất 
kháng dinh dưỡng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Lê Cẩm Tú, Nguyễn Vĩnh 
Tiến, Nguyễn Bảo Trung, Trần Minh Phú, Phạm 
Minh Đức và Bengston David, 2014. Thay thế bột 
cá bằng một số nguồn bột đậu nành trong thức ăn 
cho cá lóc (Channa striata). Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ, 1, 310-318.
Nguyễn Văn Nguyện, Lê Đức Trung, Phạm Duy 
Hải, Lê Hoàng, Nguyễn Quốc Cường, Trần Văn 
Khanh, Trần Thị Lệ Trinh, Nguyễn Thành Trung, 
Hoàng Thị Hồng Thơm, Nguyễn Thị Sa, Nguyễn 
Thị Thu Hiền, 2017. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ 
thường xuyên theo chức năng: Khảo sát, đánh giá 
hiện trạng sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bã 
đậu nành dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy 
sản. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
Tài liệu tiếng Anh
Álvaro G.R., Jesús D. C., José M.C., María S.R., 
Vanesa G., & Juan B. F., 2014. Evaluation of soy 
protein concentrate as replacement of fish meal 
in practical diets for juvenile tench (Tinca tinca 
L.). Turkish Journal of Fisheries and Aquatic 
Sciences, 14, 807-815.
FAO, 2016. The State of World Fisheries and 
Aquaculture 2016 - Contributing to food security 
and nutrition for all. Food and Agriculture 
Organization of the United Nations (FAO), ISBN 
978-92-5-109185-2, 1-200. 
Francis G., Makkar H.P.S., & Becker K., 2001. 
Antinutritional factors present in plant-derived 
alternate fish feed ingredients and their effect in 
fish. Aquaculture, 199, 197-227.
Glencross B.D., Thierry B., & Sadasivam J. K., 
2003. Influence of oligosaccharides on the 
digestibility of lupin meals when fed to rainbow 
trout, Oncorhynchus mykiss. Aquaculture, 219, 
703–713.
Hong K.J., Lee C.H., & Kim S.W., 2004. Aspergillus 
oryzae GB-107 Fermentation Improves Nutritional 
Quality of Food Soybeans and Feed Soybean 
Meals. Journal of Medicinal Food, 7, 4, 430–435. 
Kim S.S., Galaz G.B., Pham M.A., Jang J.W., Oh D.H., 
Yeo I.K.. & Lee K.J.. 2009. Effects of Dietary 
Supplementation of a Meju, Fermented Soybean 
Meal, and Aspergillus oryzae for Juvenile Parrot 
Fish (Oplegnathus fasciatus), Asian-Australasian 
Journal of Animal Sciences, 22, 6, 849 - 856.
Mo X., Zhong Z., Wang D., & Sun X., 2006. 
Soybean Glycinin Subunits: Characterization 
of Physicochemical and Adhesion Properties. 
Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54, 
7589-7593. 
NRC (National Research Council), 1993. Nutrient 
Requirements of Fish. National Academy Press, 
Washington, DC.
Peisker M. (2001). Manufacturing of soy protein 
concentrate for animal nutrition. Zaragoza: 
CIHEAM, 54, 103-107.
Shiu Y.L., Wong S.L., Guei W.C., Shin Y.C., & Liu 
C.H., 2015. Increase in the plant protein ratio in 
the diet of white shrimp, Litopenaeus vannamei 
(Boone), using Bacillus subtilis E20-fermented 
soybean meal as a replacement. Aquaculture 
Research, 46, 382-394.
Smiricky M.R., Grieshop C.M., Albin D.M., Wubben 
J. E., Gabert V. M., & Fahey G.C. Jr., 2002. The 
influence of soy oligosaccharides on apparent 
and true ileal amino acid digestibilities and fecal 
consistency in growing pigs. American Society of 
Animal Science, 80, 2433–2441.
Teng D., Gao M., Yang Y., Liu B., Tian Z., & Wang 
J., 2012. Bio-modification of soybean meal 
with Bacillus subtilis or Aspergillus oryzae. 
Biocatalysis and Agricultural Biotechnology. 1, 
32-38.
Yang S.D., Lin T.S., Liu F.G., & Liou C.H., 2009. 
Dietary Effects of Fermented Soybean Meal on 
Growth Performance, Body Composition and 
Hematological Characteristics of Silver Perch 
(Bidyanus bidyanus). Journal of Taiwan Fisheries 
Research, 17, 1, 53-63.
Yaklich R.W., 2001. β-Conglycinin and Glycinin 
in High-Protein Soybean Seeds. Journal of 
Agricultural and Food Chemistry, 49, 729-735. 
Yueming D.L., 2002. The Use of Soy Protein in 
Aquafeeds. Avances en Nutrición Acuícola, 451-558.
Zhang L., Li D., Qiao S., Wang J., Bai L., Wang 
Z., & Han I.K., 2001. The effect of Soybean 
Galactooligosaccharides on Nutrient and Energy 
Digestibility and Digesta Transit Time in Weaning 
Piglets. Asian-Australasian Journal of Animal 
Sciences, 14, 11, 1598-1604. 
100 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EVALUATION OF SOYBEAN MEAL-BASED INGREDIENTS USED IN 
AQUAFEED PRODUCTION
Nguyen Quoc Cuong1*, Nguyen Thanh Trung1, Nguyen Van Nguyen1
ABSTRACT 
Rapid development of aquafeed industry has lead to the higher demand for protein material. Protein 
sources from soybean that can be used for aquafeed production can be considered as an optimal 
solution in decreasing the pressure of fishmeal, decreasing feed expenses and can be considered 
an enviromental friendly solution. Using alternative soybean materials including soybean meal, 
fermented soybean meal and soy protein concentrate with abundant supply. However, there are still 
some disadvantages when using soybean meal, such as amino acids shortage and antinutritional 
factors. The results of a survey have shown that some soybean materials used in aquafeed production 
including defatted soybean, fermented soybean meal (Dabomp, soytide,..), soy protein concentrate 
have very high protein content (58.69-66.37%), with utilisation rate ranging between 5-30% in 
aquafeed. Protein percentage ranged between 40-45%, lipid 0.88-2.22%, cellulose 3.35-8.08%, ash 
5.33-8.39%. Especially, fermented soybean meal has a high protein content (49.81-52.37%) and 
low lipid content (0.86-1.08%). SDS-PAGE electrophoresis showed that antinutritional substances 
such as β-conglycinin and glycinin have not been removed yet. Results from this survey also 
showed the diversity of feed from soybean meal in types and quality. Beside that, it is important 
that antinutritional factors are eliminated in aquafeed.
Keywords: soybean material; soybean meal; fermented soybean meal; soy protein concentrate; 
aquafeed.
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 20/11/2017
Ngày thông qua phản biện: 10/12/2017
Ngày duyệt đăng: 18/12/2017
1 Research center for aquafeed nutrition and fishery post harvest technology, Research Institute for Aqua-
culture No.2
*Email: quoccuong3389@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_nguyen_lieu_co_nguon_goc_dau_nanh_su_dun.pdf