Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt: Bài báo này cung cấp những kết quả nghiên cứu sử dụng cá Hòa lan

(Xiphophorus sp.) làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm do nước thải công nghiệp. Kết quả

đánh giá được xác định bằng phương pháp theo dõi khoảng cách di chuyển và hành vi

thay đổi của cá Hòa lan trong các bể thử nghiệm 5 phút/1lần và theo dõi liên tục trong 5

giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với các nồng độ 20, 40, 60 và 80% LC50, giá trị hành

vi bơi có sự giảm dần theo chiều tăng lên của nồng độ. Ở ngưỡng nồng độ 80% và 100%

nước thải lần lượt có sự tương đồng về mặt quãng đường di chuyển của cá Hòa lan với

nồng độ 20% và 80% LC50 của NaOCl. Có thể thấy rằng, thử nghiệm trong môi trường

nước thải, cá Hòa lan cũng có phản ứng hành vi bơi tốt như trong thử nghiệm với chất

giả ô nhiễm NaOCl. Kết quả này cho thấy có thể áp dụng cá Hòa lan (Xiphophorus sp.)

cho chương trình ứng dụng sinh vật cảnh báo sớm, giám sát ô nhiễm nước thải công

nghiệp tại Việt Nam

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 6

Trang 6

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 7

Trang 7

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 8

Trang 8

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 9

Trang 9

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 12340
Bạn đang xem tài liệu "Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Trầu, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
ờng để xác 
định ngưỡng giới hạn chịu đựng trung 
bình của nó. Trong quá trình hình thành 
ngưỡng giới hạn này, cá Hòa lan có sự 
giảm hành vi bơi trong suốt quá trình 
giám sát, với sự khác nhau có ý nghĩa 
giữa khoảng cách di chuyển đầu và cuối 
(Hình 1).
Trong thí nghiệm theo dõi hành vi 
cúa cá trong NaOCl, ở mỗi nồng độ khác 
nhau, quãng đường di chuyển tương ứng của cá cũng có sự khác nhau. Phản ứng hành vi 
bơi của cá ở các nồng độ thử nghiệm dưới mức gây chết có sự giảm dần khoảng cách di 
chuyển theo sự tăng lên của nồng độ (Hình 2).
Tại nhóm nồng độ 40% LC
50
, có các phản ứng giảm hành vi bơi so với nhóm 
nồng độ 20% LC
50
: quãng đường di chuyển trung bình của cá Hòa lan từ 41,71±6,09 
m/5 phút ở nồng độ 20% LC
50
 xuống còn 36,05±6,30 m/5 phút ở nồng độ 40% LC
50
. 
Hình 1. Quãng đường di chuyển trung bình 
của cá Hòa lan và giới hạn hành vi bơi của 
cá trong điều kiện môi trường bình thường
7NGUYỄN VĂN KHÁNH, KIỀU THỊ KÍNH, VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Nhóm nồng độ này được quan sát nằm 
hầu hết trong giới hạn chịu đựng của 
cá trong điều kiện môi trường bình 
thường (khoảng 90% khoảng thời 
gian thí nghiệm) (Hình 3). Do đó, mức 
nồng độ 40% LC
50
 này được coi là 1 
NOAEC (No Observed Adverse Effect 
Concentration - nồng độ cao nhất 
không quan sát thấy phản ứng, ảnh 
hưởng của độc chất).
Giá trị trung bình của nhóm 
nồng độ 20% LC
50
 (41,71±6,09 m/5 
phút) cao hơn giới hạn chịu đựng của 
cá trong điều kiện môi trường bình 
thường (35,12±2,76 m/5 phút), tuy 
nhiên không có sự sai khác về mặt 
thống kê với mức ý nghĩa á = 0,05. 
Tại đây, hành vi bơi của cá có sự tăng 
lên khá cao, cao nhất so với các nồng 
độ còn lại. Tuy nhiên, hành vi này bao 
gồm tình trạng phản ứng quá mức – 
là hành vi căng thẳng (stress) nhưng 
không phải là phản ứng hành vi biểu 
hiện khi tiếp xúc với hóa chất. Giá trị 
quãng đường di chuyển trung bình 
của cá Hòa lan ở nhóm nồng độ 60% 
và 80% LC
50
 có những phản ứng hành 
vi tương đồng nhau và tương đồng cả 
về mặt thống kê với mức ý nghĩa á = 
0,05: hành vi bơi biến thiên nhiều hơn 
ngưỡng giới hạn của cá, quãng đường di chuyển ngắn hơn (28,15±6,36 m/5 phút ở nồng 
độ 60% LC
50
 và 25,89±4,79 m/5 phút ở nồng độ 80% LC
50
).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Magalha D. tiến hành trên cá Ngựa vằn với 
loại độc chất là NaOCl, cũng cho thấy cá Ngựa vằn có phản ứng vượt ngưỡng giới hạn 
ở nồng độ 10% LC
50
 của NaOCl, tương đương ngưỡng chịu đựng ở 20% LC
50 
và thấp 
hơn ngưỡng chịu đựng ở 2 nồng độ 30% và 40% LC
50
 tiếp theo [Danielly et al., (2007)]. 
Từ đó, có thể nhận thấy rằng phản ứng hành vi bơi của cá Hòa lan ở các nồng độ thử 
nghiệm dưới mức gây chết có sự giảm dần khoảng cách di chuyển theo sự tăng lên của 
nồng độ NaOCl.
Hình 2. Biểu đồ quãng đường dịch chuyển 
trung bình của cá Hòa lan khi tiếp xúc trong 
20, 40, 60, 80% nồng độ LC
50
 của NaOCl và 
mẫu đối chứng
Hình 3. Quãng đường di chuyển trung bình 
của cá Hòa lan trong 20% và 40% nồng độ 
LC50 của NaOCl
8DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ...
3.2. Kết quả thí nghiệm theo dõi hành vi của cá trong nước thải
3.2.1. Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan trong thời gian làm thí nghiệm
Tương tự như thí nghiệm theo dõi hành vi của cá Hòa lan trong môi trường có 
NaOCl, thí nghiệm trong môi trường nước thải cũng không có sự thay đổi đáng kể về 
giá trị của các chỉ tiêu pH (dao động từ 7,53 – 7,79) và giá trị oxy hòa tan (dao động từ 
6,15 – 6,73 mg/l).
Chứng tỏ, điều kiện tiến hành thí nghiệm ổn định ở hai lô thí nghiệm nồng độ 80%, 
100% nước thải và mẫu đối chứng kèm theo (Bảng 2).
Bảng 2. Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan trong thời gian làm thí nghiệm theo dõi 
hành vi của cá Hòa lan trong môi trường nước thải
Mẫu thí nghiệm
DO (mg/l) Nhiệt độ (oC) pH
Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc
80% NT 6,69 6,32 25,62 24,96 7,78 7,54
Đối chứng 6,41 6,15 25,59 25,03 7,61 7,60
100% NT 6,55 6,28 24,70 24,11 7,79 7,63
Đối chứng 6,73 6,41 24,82 23,96 7,53 7,60
3.2.2. Kết quả thí nghiệm độc tính cấp tính LC
50
 và theo dõi hành vi của cá trong 
môi trường nước thải
Trong thử nghiệm độc tính cấp tính của cá Hòa lan trong 24 giờ phơi nhiễm với 
NaOCl, kết quả LC
50
 của cá Hòa lan là 91,96 mg/l, cao hơn LC
50
 của cá Ngựa vằn là 
57,02 mg/l và cá Tứ vân là 90,90 mg/l; chứng tỏ cá Hoà lan là loài nhạy cảm nhưng có 
sức chống chịu cao nhất. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm theo dõi hành vi 
của cá Hoà lan trong môi trường nước thải.
Trước khi tiến hành thử nghiệm theo dõi hành vi, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 
độc tính cấp tính của cá trong môi trường nước thải để xác định LC
50
 của nước thải đối 
với cá, từ đó tìm ra ngưỡng nồng độ gây ảnh hưởng đến hành vi bơi của cá. Kết quả 
thí nghiệm độc học cho thấy tỷ lệ chết cao nhất của cá là 33,33% trong mẫu nước thải 
nguyên chất, chứng tỏ nước thải thử nghiệm có ngưỡng gây độc dưới giá trị LC
50
 đối với 
cá Hòa lan (Bảng 3).
Bảng 3. Tỷ lệ chết ở các nồng độ của nước thải trên cá Hòa lan
Lô thí nghiệm Đối chứng
Tỷ lệ cá chết ở các nồng độ của nước thải (%)
20% NT 40% NT 60% NT 80% NT 100% NT
Lô TN 1 0 10 20 20 20 40
Lô TN 2 0 0 10 20 30 30
9NGUYỄN VĂN KHÁNH, KIỀU THỊ KÍNH, VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Lô TN 3 0 0 20 10 20 30
Trung bình 0 3,33 16,67 16,67 23,33 33,33
Theo kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết của cá Hoà lan không có sự chênh 
lệch lớn ở các nồng độ 40%, 60%, 80% và 100%, vì vậy chúng tôi tiến hành thiết lập thí 
nghiệm với 2 nghiệm thức cao nhất và có tỷ lệ chết cao nhất là nồng độ 80% và 100% 
nước thải để đánh giá hành động bơi của cá. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả quãng đường di chuyển của cá thí nghiệm với nước thải
Nhóm Tổng quãng đường trong 5 giờ (m)
Trung bình quãng 
đường/5 phút
Nước thải nồng độ 80% 1916,44 31,94±3,64a
Nước cấp đối chứng 2208,77 36,81±3,12a
Nước thải nồng độ 100% 1552,04 25,87±5,14b
Nước cấp đối chứng 2124,27 35,40±3,05a
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái a không có sự khác nhau có ý 
nghĩa (α=0,05).
Dựa trên kết quả phân tích quãng đường di chuyển trung bình của cá Hòa lan trên 
bảng 4, cho thấy ở ba môi trường: nước cấp đối chứng của nồng độ 80%, nước thải với 
nồng độ 80% và 100% nước thải, không 
chênh lệch quá lớn để tạo sự sai khác về 
mặt ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa α = 
0,05). Quãng đường di chuyển trung bình 
của cá ở môi trường nước thải với nồng độ 
100% thì có sự sai khác rõ rệt: 25,87±5,14 
m/5 phút, thấp hơn nhiều so với 3 nhóm 
giá trị còn lại.
So sánh với hành vi bơi của cá trong 
nồng độ 20% LC
50
 của NaOCl, cho thấy dù 
giá trị trung bình quãng đường di chuyển có 
sự chênh lệch: 41,71±6,09 m/5 phút ở nồng 
độ 20% LC
50
 của NaOCl và 31,94±3,64 
m/5 phút trong nước thải có nồng độ 80%, 
nhưng không có sự sai khác về mặt thống 
kê và có sự tương đồng về hành vi bơi, độ biến thiên và cùng nằm trên ngưỡng giới hạn 
trong điều kiện môi trường bình thường của cá Hòa lan (Hình 4).
Trong môi trường có nồng độ 100% nước thải, quãng đường di chuyển với hơn 
50% khoảng thời gian nằm trong giới hạn hành vi bơi của cá, toàn bộ quá trình di 
Hình 4. Quãng đường di chuyển của cá 
Hòa lan trong nồng độ 20% LC
50
 của 
NaOCl với 80% nước thải
10
DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ...
chuyển có xu hướng giảm dần so với 
ban đầu và có giá trị thấp hơn so với 
giá trị quãng đường di chuyển ở nồng 
độ 80%: từ 31,94±3,64 m/5 phút xuống 
còn 25,87±5,14 m/5 phút. So sánh với 
hành vi bơi của cá trong nồng độ 80% 
LC
50
 của NaOCl, nhận thấy giá trị trung 
bình quãng đường di chuyển của cá 
Hòa lan ở 2 lô thí nghiệm có sự tương 
đương nhau: 25,89±4,79 và 25,87±5,14 
m/5 phút lần lượt ở nồng độ 80% LC
50
của NaOCl và 100% nước thải. Hành vi 
bơi của cá có sự sai khác rõ rệt ở 50% 
khoảng thời gian đầu thí nghiệm, nhưng 
lại tương đồng ở 50% khoảng thời gian 
thí nghiệm còn lại (Hình 5).
Tương tự như hành vi bơi quan sát được trong thí nghiệm, nhiều nghiên cứu cho 
thấy những phản ứng hành vi có sự tương quan mật thiết với nồng độ độc chất: nồng độ 
thấp làm tăng hành vi bơi của cá, trong khi đó, ở nồng độ cao hơn làm giảm hành vi bơi. 
Ở một vài nghiên cứu, Little et al. quan sát thấy hành vi bơi được tăng cường khi cá tiếp 
xúc với photpho hữu cơ DEF hoặc 2,4-DMA tại 0,5% LC
50
, trong khi nồng độ cao hơn 
(5-50% LC
50
) làm giảm hoạt động bơi của cá [Little et al., (1989)]. Cùng kết quả được 
quan sát bởi Finger: cá Vược Mặt trời (Lepomis macrochirus) (phơi nhiễm 30 ngày với 
nồng độ thấp dưới gây chết của floren (0,12-0,25mg/l) đã tăng hoạt động bơi, trong khi 
ở nồng độ cao hơn (1mg/l) hành vi bơi của cá lại giảm [Finger et al., (1985)]. Sự tăng 
cường trong hoạt động bơi là đặc điểm đặc trưng của phản ứng trốn thoát – phản ứng 
mà quần thể cố gắng tránh xa vùng bị tác động của hóa chất [Smith EH & Bailey HC 
(1988)]. Ellgard cho rằng nó có thể là phương pháp đáng chú ý đối với giới hạn chịu 
đựng ô nhiễm, nghĩa là, từ đó, những nồng độ cao hầu như gây độc đối với quần thể thử 
nghiệm [Ellgard et al., (1978)].
Điều đó chứng tỏ, cá Hòa lan có sự giảm dần quãng đường di chuyển theo sự tăng 
lên của nồng độ và có sự thay đổi có ý nghĩa trong hành vi bơi ở ngưỡng nồng độ 100% 
nước thải. Ở ngưỡng nồng độ 80% và 100% nước thải lần lượt có sự tương đồng về mặt 
quãng đường di chuyển của cá Hòa lan với nồng độ 20% và 80% LC
50
 của NaOCl. Có 
thể thấy rằng, thử nghiệm trong môi trường nước thải, cá Hòa lan cũng có phản ứng hành 
vi bơi tốt như trong thử nghiệm với chất giả ô nhiễm NaOCl. Vì vậy, có thể dựa vào sự 
thay đổi hành vi của cá Hòa lan để cảnh báo ô nhiễm môi trường nước thải.
4. Kết luận
Trong thí nghiệm theo dõi hành vi của cá Hòa lan trong nồng độ 20, 40, 60 và 80% 
Hình 5. Quãng đường di chuyển của cá Hòa 
lan trong nồng độ 80% LC
50
 của NaOCl với 
100% nước thải
11
NGUYỄN VĂN KHÁNH, KIỀU THỊ KÍNH, VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
LC
50
, giá trị hành vi bơi có sự giảm dần theo chiều tăng lên của nồng độ. Nồng độ độc 
chất thấp làm tăng hành vi bơi của cá nồng độ 20% LC
50
 là 41,71±6,09 m/5 phút và nồng 
độ 40% LC
50
 là 36,05±6,30 m/5 phút. Trong khi đó, ở nồng độ cao hơn làm giảm hành vi 
bơi: các nồng độ 60% và 80% LC
50
 tương ứng với các giá trị 28,15±6,36 và 25,89±4,79 
m/5 phút.
Trong thí nghiệm theo dõi hành vi của cá Hòa lan trong nước thải ở 2 nồng độ 80% 
và 100% nước thải, có sự giảm hành vi bơi theo sự tăng lên của nồng độ (từ 31,94±3,64 
m/5 phút ở nồng độ 80% nước thải xuống còn 25,87±5,14 m/5 phút ở nồng độ 100% 
nước thải). Ở ngưỡng nồng độ 80% và 100% nước thải lần lượt có sự tương đồng về mặt 
quãng đường di chuyển của cá Hòa lan với nồng độ 20% và 80% LC
50
 của NaOCl. Có 
thể thấy rằng, thử nghiệm trong môi trường nước thải, cá Hòa lan cũng có phản ứng hành 
vi bơi tốt như trong thử nghiệm với chất giả ô nhiễm NaOCl. 
Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng loài cá Hòa lan rất nhạy cảm với chất ô 
nhiễm, đồng thời chúng cũng phản ánh tốt đối với sự thay đổi chất lượng nước thải. Do 
đó, cần nghiên cứu thêm các loại nước thải khác nhau để áp dụng vào việc giám sát chất 
lượng nước thải tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chen CM, Shih ML, Lee SZ (2001), “Increased toxicity of textile effluents by a 
chlorination process using Sodium Hypochlorite”, Water Sci Tech, 43:1–89.
[2] Danielly de Paiva Magalha, Rodolfo Armando da Cunha, Jose´ Augusto Albuquerque 
dos Santos, Daniel Forsin Buss, Darcý´lio Fernandes Baptista, “Behavioral 
response of Zebrafish Danio rerio Hamilton 1822 to sublethal stress by sodium 
hypochlorite: ecotoxicological assay using an image analysis biomonitoring 
system”, Ecotoxicology (2007), 16:417–422.
[3] Ellgard EG, Tusa JE, Malizia AA Jr. (1978), “Locomotor activity of bluegill Lepomis 
macrochirus: hyperactivity induced by sublethal concentrations of cadmium, 
chromium and zinc”, J Fish Biol 1:19–23.
[4] Finger SE, Little EE, Henry MG, Fairchild JF, Boyle TP (1985) “Comparison of 
laboratory and field assessment of fluorine, part I: Effects of fluorine on the survival, 
growth, reproduction, and behavior of aquatic organisms in laboratory tests”, in: 
Boyle TP (ed) Validation and Predictability of laboratory methods for assessment 
the fate and effects of contaminants in aquatic ecosystems, STP 865, American 
Society for Testing and materials, Philadelphia, PA, pp 120–133.
[5] Frank M. Butterworth,Amara Gunatilaka,María Eugenia Gonsebatt (2011), 
“Biomonitors and Biomarkers as Directive s of Environmental” Change 2: A 
Handbook, p350-352.
12
DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ...
[6] Hoàng Kim Giao, Bùi Thị Oanh, Đào Lệ Hằng (2008), “Ô nhiễm môi trường trong 
chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và các giải pháp khắc phục”, Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn.
[7] Hồ Thanh Hải, Phan Văn Mạch (1997), “Một số kết quả nuôi thực nghiệm loài 
giáp xác râu ngành Daphnia casinata và thử nghiệm độc tố trên đối tượng này”, 
Tạp chí Sinh học.
[8] Little EE, Archeski RD, Flerox BA, Kozlovskaya VI (1989), “Behavioral indicators 
of sublethal toxicity in rainbow trout”, Arch Environ Con Tox 19(3):380–385.
[9] Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling (2004), “Giám sát sinh học môi 
trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn”, Nhà xuất bản Đại học 
quốc gia Hà Nội.
[10] Smith EH, Bailey HC (1988) Development of a system for continuous biomonitoring 
of a domestic water source for early warning of contaminants. In: Gruber DS, 
Diamonds JM (eds) Automated biomonitoring: living sensors as environmental 
monitors. Ellis Horwood, Chichester, UK, pp 182–205.
[11] The OECD Council (1992), Fish, Acute Toxicity Test, OECD Guideline for testing 
of Chemical.
Title: A STUDY ON PLATY FISH (XIPHOPHORUS SP.) AS AN EARLY 
WARNING CREATURE OF POLLUTION CAUSED BY INDUSTRIAL 
WASTEWATER
NGUYEN VAN KHANH, KIEU THI KINH
The University of Da Nang - University of Science and Education
VU THI PHUONG ANH
Quang Nam University
Abstract: This paper presents the results about using platy fish (Xiphophorus sp.) 
as an early warning creature of pollution caused by industrial wastewater. The result 
of evaluation is determined by the method for tracking based on distance and behavior 
change of platy fish in testing tank every 5 minutes and monitoring continuously in 5 
hours. The result shows that in each concentration 20,40,60 and 80% LC50, the value 
of swimming behavior decreases with increasing direction of concentration. At 80% and 
100%, wastewater has a similarity with the distance moved by platy fish at 20% and 80% 
LC50 of NaOCl. It can be seen that in the wastewater environment test, the platy fish also 
have better swimming behavior reactions than that in the fake contaminant NaOCl. The 
findings indicate that we can apply the platy fish (Xiphophorus sp.) to the early warning 
creature program, monitoring industrial wastewater in Vietnam.

File đính kèm:

  • pdfdan_lieu_buoc_dau_ve_thanh_phan_loai_ca_o_song_trau_huyen_nu.pdf