Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị

Tóm tắt: Tên gọi các loại cá biển thuộc loại từ nghề nghiệp mà cụ thể là nghề biển. Cá biển là sản phẩm

của nghề đánh bắt hải sản. Từ ngữ định danh các loại cá biển gồm từ ghép và ngữ danh từ. Khảo sát

trên 252 tên các loại cá thì số từ ghép có 2 yếu tố không nhiều, chỉ 79 đơn vị, trong đó có từ ghép chỉ cá

biển đơn loại và từ ghép chỉ cá biển tổng loại. Ngữ danh từ được cấu tạo nhiều dạng thức khác nhau:

Loại thứ nhất: từ chỉ loại + tên gọi loại cá + cấu trúc định ngữ. Loại thứ hai có cấu trúc gồm từ chỉ loại +

tên gọi loại cá + cấu trúc biệt loại có cấu tạo c-v. Phương thức định danh từng loại cá căn cứ vào dấu

hiệu cấu tạo hình thể, dấu hiệu trạng thái, dấu hiệu màu sắc, dấu hiệu nơi cá sống. Trường từ vựng tên

gọi các loại cá biển gồm trường từ vựng các cá thể tổng loại và trường từ vựng mỗi loại cá. Ngoài các

tên gọi chung của cư dân biển còn có lớp từ vựng cổ và lớp từ biến thể ngữ âm theo cách gọi riêng của

cư dân Quảng Trị.

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 1

Trang 1

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 2

Trang 2

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 3

Trang 3

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 4

Trang 4

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 5

Trang 5

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 22100
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị

Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị
 loại cá thể 
nhưng không nhiều. Loại này chỉ cấu tạo 3 tiếng. 
Nhóm thứ hai: phần cấu trúc định ngữ có chức năng 
phân biệt từng loại cá thể trong cùng loại. Cấu trúc loại 
này hai tiếng trước làm chức năng gọi tên một loại cá và 
các tiếng sau làm chức năng tạo nên sự biệt loại. Cấu 
trúc biểu thị biệt loại có thể là từ đơn, từ ghép và một số 
ít là ngữ: kim 2 gai, khỏe xám xanh, sọc màu, bốn sọc, 
sáu chấm, cuống trăng, ôông lão, một chấm, rạn bốn 
gai. Loại này phần lớn có cấu tạo 3 tiếng nhưng cũng có 
một số cấu tạo 4 tiếng: 
- Cá anh (thường, rạn): cá anh thường, cá anh rạn. 
- Cá bánh (đàn, lái): cá bánh đàn, cá bánh lái. 
- Cá bè (xước, vẫu, quỵt, vàng, ôông lão): cá bè 
xước, cá bè vẫu, cá bè quỵt, cá bè vàng, cá bè ôông lão. 
- Cá bò (giấy, đa, cụt): cá bò giấy, cá bò đa, cá bò cụt. 
- Cá bơn (ngộ, cát): cá bơn ngộ, cá bơn cát. 
- Cá cờ (kim, kiếm, lá, rụi): cá cờ kim, cá cờ kiếm, 
cá cờ lá, cá cờ rụi. 
- Cá chét (mầm, râu): cá chét mầm, cá chét râu. 
- Cá dôồng (trắng, vàng, cuống trăng, hương): cá 
dôồng trắng, cá dôồng vàng, cá dôồng cuống trăng, cá 
dôồng hương. 
- Cá duội (đỏ, thường, than): cá duội đỏ, cá duội 
thường, cá duội than. 
- Cá đổng (cát, cờ, nai, sọc màu, bốn sọc, thùa): cá 
đổng cát, cá đổng cờ, cá đổng nai, cá đổng sọc màu, cá 
đổng bốn sọc, cá đổng thùa. 
- Cá đuối (ó, kim, kim hai gai, lồi): cá đuối ó, cá 
đuối kim, cá đuối kim hai gai, cá đuối lồi. 
- Cá đù (sủ, ốp, vàng): cá đù sủ, cá đù ốp, cá đù vàng. 
- Cá hồng (sọc, bạc, cá lang): cá hồng sọc, cá hồng 
bạc, cá hồng lang. 
- Cá mao (đỏ, trắng): cá mao đỏ, cá mao trắng. 
- Cá mòi (xanh, vàng): cá mòi xanh, cá mòi vàng. 
- Cá mú (son, dẹt, bông, quạ, vằn, vân, sáu chấm): 
cá mú son, cá mú dẹt, cá mú bông, cá mú quạ, cá mú 
vằn, cá mú vân, cá mú sáu chấm. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 1 (2018), 31-36 
 33 
- Cá nóc (đạp, trơn, xanh, nhím, mụ): cá nóc đạp, 
cá nóc trơn, cá nóc xanh, cá nóc nhím, cá nóc mụ. 
- Cá nục (chuối, gai, hoa): cá nục chuối, cá nục gai, 
cá nục hoa. 
- Cá ngờng (búng, dài, thường): cá ngờng búng, cá 
ngờng dài, cá ngờng thường. 
- Cá ngừ (chuối, sọc, vằn, bạc, đại dương): cá ngừ 
chuối, cá ngừ sọc, cá ngừ vằn, cá ngừ bạc, cá ngừ đại 
dương. 
- Cá oong (căng, bạc, vù, mè): cá oong căng, cá 
oong bạc, cá oong vù, cá oong mè. 
- Cá liệt (càng, mỡ, úc, khỏe, khỏe xám xanh, 
suôn): cá liệt càng, cá liệt mỡ, cá liệt úc, cá liệt khỏe, cá 
liệt khỏe xám xanh, cá liệt suôn 
- Cá sác (sọc, một chấm, đỏ): cá sác sọc, cá sác một 
chấm, cá sác đỏ. 
- Cá sơn (đỏ, lam): cá sơn đỏ, cá sơn lam. 
- Cá tu hú (trắng, đỏ): cá tu hú trắng, cá tu hú đỏ. 
- Cá tớp (râu, gió): cá tớp râu, cá tớp gió. 
- Cá thia (rạn, rạn bốn gai): cá thia rạn, cá thia rạn 
bốn gai. 
- Cá thoèn (rộ, râu, sọc, rạn, đỏ): cá thoèn rộ, cá 
thoèn râu, cá thoèn sọc, cá thoèn rạn, cá thoèn đỏ. 
Cá thu (trắng, trơn, viền, dưa, sọc, nổ): cá thu 
trắng, cá thu trơn, cá thu viền, cá thu dưa, cá thu sọc, 
cá thu nổ (chấm). 
- Cá trích (suôn, mái): cá trích suôn, cá trích mái. 
- Loại thứ hai: Cấu trúc gồm từ chỉ loại + tên gọi 
loại cá + cấu trúc định ngữ có cấu tạo C-V. Cấu trúc loại 
này hai tiếng trước làm chức năng gọi tên một loại cá và 
hai tiếng sau làm chức năng tạo nên sự biệt loại. Cấu 
trúc 4 tiếng chiếm 12,6%: 
- Cá bè (khế vằn, khế sọc, râu ngang): cá bè khế 
vằn, cá bè khế sọc, cá bè râu ngang. “Cá” từ chỉ loại, 
“bè” tên gọi cá + “khế vằn” cấu trúc biệt loại có kết cấu 
C-V. Tương tự như vậy với các cấu trúc dưới đây: 
- Cá hố (vây xanh, vây vàng): cá hố vây xanh, cá hố 
vây vàng. 
- Cá mú (chấm đen, chấm đỏ, sọc lam): cá mú chấm 
đen, cá mú chấm đỏ, cá mú sọc lam. 
- Cá sơn (đá xám, thân trắng, phát sáng): cá sơn đá 
xám, cá sơn thân trắng. 
- Cá tho (đuôi dài, đuôi ngắn): cá tho đuôi dài, cá 
tho đuôi ngắn. 
- Cá thu (viền ngang): cá thu viền ngang. 
2.2. Phương thức định danh 
2.2.1. Định danh dựa vào dấu hiệu cấu tạo hình thể 
- Tên gọi mô phỏng một loài động vật trên cạn: cá 
chèo bẻo, cá chim, cá chuồn, cá đuối ó, cá mú quạ, cá 
ngựa, cá oong mè, 
- Tên gọi mô phỏng một vật dụng: cá bai, cá bánh 
đàn, cá bè, cá bánh lái, cá cờ, cá cờ kim, cá cờ kiếm, cá 
cờ lá, 
- Tên gọi mô phỏng một loại thực vật hoặc một bộ 
phận của chúng: cá bẹ, cá cam, cá khoai, cá me, 
- Tên gọi theo cấu tạo hình khối: cá tho đuôi dài, cá 
tho đuôi ngắn, cá ngéo đuôi dài, cá ngờng dài, 
- Tên gọi theo cấu tạo ngoài da: cá bè xước, cá 
đổng sọc màu, cá đổng bốn sọc, cá mú vằn, cá mú vân, 
cá mú sáu chấm, cá ngéo nhám, cá ngừ sọc, cá ngừ vằn, 
cá nóc trơn, cá nóc nhím, cá nục gai, cá đuối kim hai 
gai, cá róc lằn, cá sác sọc, cá sác một chấm, cá thoèn 
sọc, cá thu nổ (chấm), cá thu sọc, cá thu trơn, cá thu 
viền, cá thu viền ngang, cá trôi lác, 
- Tên gọi theo hình dạng cấu tạo bên ngoài: cá chét 
râu, cá bè vẫu, cá bò cụt, cá móm, cá mú dẹt, cá đuối lồi, 
cá hố đầu vuông, cá lẹp, cá liệt càng, cá liệt suôn, cá mặt 
mây, cá tớp râu, cá thoèn râu, cá trích suôn, [12]. 
2.2.2. Định danh dựa vào dấu hiệu trạng thái 
- Trạng thái hoạt động: cá đuối lốp bốp, cá nóc đạp, 
cá tớp, cá trồi, cá ngờng búng, cá oong vù 
- Tính chất, đặc điểm: cá bè quỵt, cá bịn, cá bơn 
ngộ, cá bớp, cá cặm, cá cờ rụi, cá cháo, cá chẻng, cá 
dìa, cá dở, cá đé, cá đối, cá đổng, cá đù ốp, cá đù, cá 
đuối, cá hanh, cá kình, cá kè, cá lác lác, cá liệt khỏe, cá 
ngát, cá ngần, cá ngộ, cá ngứa, cá nức, cá hố, cá liệt, 
cá oong căng, cá róc, cá sác, cá sơn, cá thoèn rộ, cá 
trôi, [12]. 
2.2.3. Định danh dựa vào dấu hiệu màu sắc 
- Màu vàng: cá bè vàng, cá dôồng vàng, cá đù 
vàng, cá hố vây vàng, cá mòi vàng, 
- Màu trắng: cá chim trắng, cá dôồng trắng, cá mao 
trắng, cá sơn thân trắng, cá tu hú trắng, cá thu trắng, 
cá trạo trắng, cá sơn phát sáng, 
 Lê Đức Luận, Trần Thị Hiền 
34 
- Màu đỏ: cá duội đỏ, cá mao đỏ, cá mú son, cá mú 
chấm đỏ, cá róc đỏ, cá sác đỏ, cá sơn đỏ, cá tu hú đỏ, 
cá thoèn đỏ, 
- Màu đen: cá chim đen, cá duội than, cá mú chấm 
đen, 
- Màu hồng: cá hồng, cá hồng lang, cá hồng sọc, 
- Màu bạc: cá bạc, cá hồng bạc, cá ngừ bạc, cá 
oong bạc, 
- Màu xanh: cá chuồn xanh, cá hố vây xanh, cá lác 
lác xanh, cá liệt khỏe xám xanh, cá mặt mây xanh, cá 
mòi xanh, cá mú sọc lam, cá nóc xanh, cá nục chuối, cá 
ngừ chuối, cá sót xanh, cá sơn lam, 
- Màu xám: cá róc xám, cá sơn đá xám, [12]. 
2.2.4. Định danh dựa vào dấu hiệu nơi cá sống 
- Cá sống ở các rạn san hô: cá anh rạn, cá mú đá, 
cá thia rạn bốn gai, cá thoèn rạn, 
- Cá sống ngoài khơi: cá ngừ đại dương [6, tr.85-91]. 
2.3. Trường từ vựng chỉ “cá biển” 
 Theo Đỗ Hữu Châu “Các trường từ vựng ngữ 
nghĩa bao gồm những tập hợp từ vựng có sự đồng nhất về 
ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy” [3, tr. 243]. 
Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ về nghĩa của các từ 
trong trường từ vựng, chúng được thể hiện qua “những 
tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ 
ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện quan hệ giữa 
những tiểu hệ thống chứa chúng” [4, tr.156]. Nguyễn 
Thiện Giáp có quan niệm trường từ vựng tương ứng với 
trường nghĩa (semantic field): “Trong trường nghĩa, ý 
nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng được xác định trong mối 
quan hệ với những đơn vị từ vựng khác cũng thuộc 
trường ấy” [7, tr.542]. Nhưng khi đề cập đến trường từ 
vựng (lexical field) tác giả lại quan niệm “Trường từ 
vựng của một trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có 
những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa 
này” [7, tr.544]. 
Trường từ vựng chỉ cá biển có hai nhóm: nhóm 
trường từ vựng chỉ các loại cá biển và trường từ vựng 
từng loại cá biển như sau: 
2.3.1. Trường từ vựng các loại cá biển 
Từ vựng các loại cá biển bao gồm tổng thể các loại 
cá khác nhau sinh sống dưới biển, bao gồm các cá thể 
tổng loại: Cá anh, cá bạc, cá bai, cá bẹ, cá bè, cá bịn, 
cá bớp, cá cam, cá cặm, cá cờ, cá cơm, cá chai, cá 
chang, cá cháo, cá chẻng, cá chét, cá chuồn, cá dìa, cá 
dở, cá duội, cá đé, cá đổng, cá đối, cá đù, cá đuối, cá 
hanh, cá hố, cá hồng, cá huê, cá kình, cá kè, cá khoai, 
cá lẹp, cá liệt, cá me, cá mao, cá mòi, cá móm, cá mú, 
cá nục, cá nóc, cá nức, cá ngân, cá ngát, cá ngần, cá 
ngẹng, cá ngéo, cá ngộ, cá ngờng, cá ngừ, cá ngứa, cá 
ngựa, cá oong, cá róc, cá sác, cá sơn, cá thia, cá thiều, 
cá thoèn, cá tho, cá thu, cá trích, cá trôi, cá trồi, cá thụ, 
cá tu hú, cá tớp, cá vì, 
2.3.2. Trường từ vựng mỗi loại cá 
Trường từ vựng mỗi loại cá chỉ được xem xét mỗi 
loại có ít nhất ba cá thể trong tập hợp loại mới thấy 
được hệ thống tên gọi khu biệt. Đứng đầu là tên gọi 
chung về loại cá (cá thể tổng loại) rồi tiếp đến là các cá 
thể có đặc điểm riêng về hình dáng bên ngoài. Có thể kể 
ra trường từ vựng các loại cá tiêu biểu sau đây: 
- Cá anh, cá anh rạn, cá anh thường. 
- Cá bè, cá bè xước, cá bè quỵt, cá bè khế vằn, cá 
bè vàng, cá bè ôông lão, cá bè khế sọc, cá bè râu. 
- Cá bò, cá bò đa, cá bò giấy, cá bò cụt. 
- Cá bơn, cá bơn cát, cá bơn ngộ. 
- Cá cờ, cá cờ kim, cá cờ kiếm, cá cờ lá, cá cờ rụi. 
- Cá cơm, cá cơm săng, cá cơm than. 
- Cá dôồng, cá dôồng vàng, cá dôồng hương, cá 
dôồng trắng, cá dôồng cuống trăng. 
- Cá duội, cá duội than, cá duội đỏ, cá duội thường. 
- Cá đù, cá đù sủ, cá đù ốp, cá đù vàng. 
- Cá đuối, cá đuối ó, cá đuối kim, cá đuối kim 2 gai, 
cá đuối lồi, cá đuối lốp bốp. 
- Cá đổng, cá đổng cát, cá đổng cờ, cá đổng sọc 
màu, cá đổng bốn sọc, cá đổng thùa, cá đổng nai. 
- Cá hố, cá hố vây xanh, cá hố vây vàng, cá hố đầu 
vuông, cá hố ma. 
- Cá hồng, cá hồng lang, cá hồng bạc, cá hồng sọc. 
- Cá liệt, cá liệt khỏe, cá liệt khỏe xám xanh, cá liệt 
càng, cá liệt úc, cá liệt suôn. 
- Cá mao, cá mao cảnh, cá mao đỏ, cá mao trắng. 
- Cá thoèn, cá thoèn rộ, cá thoèn râu, cá thoèn sọc, 
cá thoèn rạn, cá thoèn đỏ. 
- Cá thu, cá thu trắng, cá thu trơn, cá thu viền, cá 
thu dưa, cá thu sọc, cá thu nổ (chấm). 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 1 (2018), 31-36 
 35 
2.4. Sắc thái phương ngữ trong cách gọi tên 
các loài cá biển 
2.4.1. Lớp từ vựng cổ và cách gọi riêng của cư 
dân Quảng Trị 
Ở Quảng Trị có nhiều tên gọi về các loại cá rất khác 
với các vùng như: cá chè ne, cá duội, cá tho, cá ngờng, cá 
ngẹng, cá oong, cá lã, cá trằn, cá thoèn, cá troòng, cá 
trạng, mực dệng, gia gia, chép chép, lác lác, lìa lìa, chành 
chành, rầm rậm, bọp bọp, cần cần, bọt bọt, đập đi, 
Cùng loại cá nhưng có địa phương Cửa Tùng và 
Cửa Việt gọi tên khác: cá chim đen, Cửa Tùng gọi là cá 
chõm; cá chàm, Cửa Tùng gọi là cá vòn; cá bè ôông lão, 
vùng Cửa Việt gọi là cá bè râu; cá ngừ bạc, vùng Cửa 
Việt gọi là cá bò ngù. 
Cùng loại cá nhưng có địa phương Quảng Trị gọi 
tên khác: cá cố, tên gọi khác của cá hố ma; cá chình, tên 
gọi khác của cá mặt mây; cá bò cụt, tên gọi khác của cá 
bò đa; cá bè vẫu, tên gọi khác của cá lá mu; cá chét râu, 
tên gọi khác của cá chét mầm; cá đổng cát, tên gọi khác 
của cá đổng thùa; cá huê, tên gọi khác của cá nục hoa; 
cá ngần, tên gọi khác của cá mờm; cá thụ, tên gọi khác 
của cá chét; cá trạng vàng, còn gọi là cá bè trạng. 
Cùng loại cá nhưng gọi tên theo thời kì của cá: cá 
thiều, tên gọi khác của cá ngẹng, còn nhỏ gọi là cá 
ngẹng, cá to gọi là cá thiều. 
2.4.2. Lớp từ biến thể ngữ âm 
Âm “nh” được phát âm thành “d” như: cá nhồng - 
cá dôồng... 
Các nguyên âm “ô” và “o” ngắn được phát âm dài 
ra khi ở cuối có “ng”, “c” như trong các từ dưới dây: âm 
“o” thành “oo” như cá cam sọoc, cá tròong đa, cá oong 
mè, cá oong căng, cá oong bạc, Âm “ô” thành “ôô” 
như: cá dôồng, cá dôồng vàng, cá dôồng trắng, cá 
dôồng hương, cá ôông lão, 
3. Kết luận 
Từ ngữ chỉ các loại cá biển có cấu tạo là từ ghép và 
ngữ danh từ, trong đó ngữ danh từ chiếm số lượng chủ 
yếu. Đó là các cấp độ của cấu trúc định danh. Ngữ danh 
từ được cấu tạo nhiều dạng thức khác nhau nhưng dạng 
thức cấu trúc biểu thị các loại cá với những đặc điểm dị 
biệt thể chiếm số lượng nhiều nhất. 
Phương thức định danh khi đặt tên các loại cá để 
khu biệt khá phong phú, bao gồm: tri nhận về dấu hiệu 
cấu tạo hình thể, tri nhận về dấu hiệu trạng thái, tri nhận 
về dấu hiệu màu sắc và tri nhận về dấu hiệu nơi cá sống. 
Trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi các loại cá gồm 
trường từ vựng các loại cá biển và trường từ vựng mỗi 
loại cá. Tuy nhiên, có một số từ ngữ gọi tên các loại cá 
biển là từ cổ, từ gọi theo giọng địa phương Quảng Trị 
nên khó tìm ra lí do tên gọi. Trong phạm vi bài viết này, 
chúng tôi chưa thể giải thích rõ mà phải cần một nghiên 
cứu chuyên sâu hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh (1996). Văn 
hóa người Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá. Tạp chí 
Đông Nam Á, số 1, H. 
[2] Nguyễn Tài Cẩn (1999). Ngữ pháp tiếng Việt. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Đỗ Hữu Châu (1981). Cơ sở ngữ nghĩa học từ 
vựng. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 
[4] Đỗ Hữu Châu (2007). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng 
Việt. NXB Giáo Dục, H. 
[5] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng 
Phiến (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. 
NXB Giáo dục, H. 
[6] Nguyễn Thiện Giáp (2011). Vấn đề từ trong tiếng 
Việt. NXB Giáo dục, H. 
[7] Nguyễn Thiện Giáp (2016). Từ điển khái niệm 
ngôn ngữ học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[8] Nguyễn Văn Kỳ (2005). Đặc điểm từ ngữ nghề cá 
ở Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại 
học Huế. 
[9] Trương Văn Hà (2015). Từ ngữ nghề biển ở Quảng 
Bình. Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh. 
[10] Lê Đức Luận (2016). Cách đánh dấu sự vật qua 
định danh trong tiếng Việt. Tạp chí Yersin Đà Lạt, 
Đà Lạt. 
[11] Nguyễn Thị Ngọc (2012). Đặc điểm từ ngữ nghề 
biển của cư dân Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Ngôn 
ngữ học, Đại học Vinh. 
[12] Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng văn hóa dân tộc 
của ngôn ngữ và tư duy. NXB Khoa học Xã hội, H. 
[13] Nguyễn Hữu Thông (1994). Huế - Nghề và làng 
nghề thủ công truyền thống. NXB Thuận Hóa, Huế. 
[14] Đinh Thị Trang (2015). Từ ngữ nghề biển của ngư 
dân Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, 
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 
 Lê Đức Luận, Trần Thị Hiền 
36 
CHARACTERISTICS OF NAMES OF MARINE FISHES IN QUANG TRI 
Abstract: The names of sea fishes belong to the category of occupation words: marine fishery. The term denotes the name of 
marine fish include compound words and noun phrases. Surveying over 252 names of fish, the number of compound words has 2 
factors is not much, only 79 species, including compound words about species of sea fish and types of sea fish. The method of 
naming each type of fish is based on its body shape, its color and where the fish live. The vocabulary system of sea fish includes 
vocabulary about species of sea fish and field types of sea fish. In addition to the common names, the residents in Quang Tri 
Province also use the ancient names and special names according to their voice ascent. 
Key words: vocabulary system; compound word; nouns clause; method of naming; types of sea fish. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_ten_goi_cac_loai_ca_bien_o_quang_tri.pdf