Chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi khảo sát về việc sử dụng chiến
lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả
cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng ở mức độ trung bình, các nhân tố giới
tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc, giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Trên cơ sở đó,
bài viết đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
ợc học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên nam và sinh viên nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0.05). Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) ở các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng các chiến lược chuyển di (t = 2.058, p = 0.041). Nhìn chung, giới tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Qian Yu-lian (2007), Xu Li-hua & Zhou Ying (2016). Kết quả nghiên cứu của các công trình này đều cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về giới tính của sinh viên Hàn Quốc, sinh viên các nước châu Phi trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. 3.2.2. Mối quan hệ giữa độ tuổi và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Trong số các sinh viên tham gia điều tra, có 123 sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20, chiếm tỉ lệ 64.7%, 67 sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23, chiếm tỉ lệ 35,3%. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc hai nhóm tuổi trên như Bảng 3. Bảng 3 cho thấy, sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 và sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23 gần như không có sự khác biệt về tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - Bảng 3. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc theo độ tuổi Nhóm chiến lược Nhóm tuổi Mean SD t p Nhóm chiến lược siêu nhận thức 18-20 3.3189 0.56968 -0.074 0.941 21-23 3.3249 0.45584 Nhóm chiến lược nhận thức 18-20 3.1731 0.50677 -0.149 0.881 21-23 3.1841 0.43351 Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm 18-20 2.9826 0.52300 1.134 0.258 21-23 2.8913 0.54318 Tổng thể 18-20 3.1851 0.44571 0.089 0.929 21-23 3.1794 0.36968 LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 64 samples T-test) cho thấy, việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc hai nhóm tuổi này không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0.05). Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) ở các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, giữa sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 và sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23 không có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng các chiến lược cụ thể. Có thể nói, độ tuổi không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả này giống với kết quả khảo sát của Wang Yao-mei (2013). Wang Yao-mei đã khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giữa ba nhóm tuổi (dưới 20 tuổi, từ 21 đến 24 tuổi, trên 25 tuổi), kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ tuổi trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. 3.3. Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Chúng tôi sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Kết quả như Bảng 4. Bảng 4. Phân tích mối tương quan giữa thành tích học tập và chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Nhóm chiến lược siêu nhận thức Nhóm chiến lược nhận thức Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm Pearson Correlation 0.294 0.154 0.104 Sig. (2-tailed) 0.000 0.034 0.152 Bảng 4 cho thấy, việc sử dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược nhận thức và thành tích học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên có mối tương quan với nhau (p < 0.05). Qua đó cho thấy, tần suất sử dụng chiến lược có ảnh hưởng nhất định đến thành tích học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson giữa thành tích học tập và việc sử dụng các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, có mối tương quan giữa thành tích học tập và việc sử dụng các chiến lược kế hoạch (r = 0.321, p = 0.000), các chiến lược giám sát (r = 0.198, p = 0.006) và các chiến lược đánh giá (r = 0.146, p = 0.045) trong nhóm chiến lược siêu nhận thức, các chiến lược suy luận (r = 0.240, p = 0.001) và các chiến lược chuyển di (r = 0.232, p = 0.001) trong nhóm chiến lược nhận thức. Sinh viên nào thường xuyên sử dụng các chiến lược này sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc cao hơn, ngược lại, những sinh viên ít sử dụng các chiến lược này sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc thấp hơn. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 65 Kết quả này có phần giống với kết quả khảo sát của Wang Yao-mei (2013), Wu Jian (2018). Cũng như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các nghiên cứu này đều cho rằng tần suất sử dụng các chiến lược đánh giá trong nhóm chiến lược siêu nhận thức, các chiến lược suy luận trong nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. Song, khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả của các nghiên cứu này còn cho rằng tần suất sử dụng các chiến lược dự đoán trong nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. Trong khi đó, các chiến lược dự đoán lại ít được sinh viên Việt Nam sử dụng (Mean = 2.8883, SD = 0.66603), và chúng không có mối tương quan với thành tích học tập (r = 0.059, p = 0.419). 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tình hình tổng thể về việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam không mấy khả quan. Tần suất sử dụng ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy, sinh viên Việt Nam có ý thức và nhu cầu sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe trong quá trình học tập tiếng Trung Quốc, nhưng vẫn không thể sử dụng thành thục các chiến lược này, giảng viên cần chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên các chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Các nhân tố giới tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Điều này có thể vì khách thể nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Sinh viên có mục đích và áp lực trong học tập như nhau, vì vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Các sinh viên thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức (nhất là các chiến lược kế hoạch, các chiến lược giám sát và các chiến lược đánh giá), nhóm chiến lược nhận thức (nhất là các chiến lược suy luận và các chiến lược chuyển di) sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tốt hơn. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, giúp sinh viên có ý thức sử dụng chiến lược học tập. Trong quá trình giảng dạy các học phần kỹ năng nghe, giảng viên cần giúp sinh viên tăng cường nhận thức về chiến lược học tập, đặc biệt là nhóm chiến lược nhận thức và nhóm chiến lược xã hội - tình cảm. Thứ hai, đưa việc rèn luyện chiến lược học tập vào quá trình học tập kỹ năng nghe. Giảng viên cần chú trọng phương pháp rèn luyện chiến lược, xuất phát từ những ví dụ thực tế, cụ LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 66 thể, để sinh viên có thể hiểu được vai trò của chiến lược học tập trong quá trình học tập kỹ năng nghe. Thứ ba, kết hợp rèn luyện chiến lược học tập kỹ năng nghe với việc tích luỹ kiến thức. Năng lực chiến lược cần xây dựng trên cơ sở cấu trúc kiến thức và năng lực ngôn ngữ đã có, vì vậy những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc của sinh viên sẽ giúp ích cho việc nâng cao năng lực sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Thứ tư, bồi dưỡng năng lực tự chủ học tập cho sinh viên là mục đích chính của nghiên cứu chiến lược học tập. Giảng viên cần giúp sinh viên nhận thức được ý nghĩa và giá trị của việc sử dụng các chiến lược học tập kỹ năng nghe, có thể nhìn nhận lại những khiếm khuyết của bản thân, đồng thời có thể tiến hành giám sát, điều chỉnh và đánh giá, để có thể trở thành người “biết học” thật sự. PHỤ LỤC Bảng điều tra chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Căn cứ vào tình hình thực tế, bạn hãy khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ đồng ý cho các câu bên dưới. 1 === Hoàn toàn không đồng ý === 2 === Hơi không đồng ý === 3 === Không xác định === 4 === Hơi đồng ý === 5 Hoàn toàn đồng ý T1 Khi rảnh rỗi, tôi sẽ tìm tài liệu tiếng Trung mà tôi thích để nghe. 1 2 3 4 5 T2 Tôi sẽ tìm cơ hội để nghe tài liệu tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T3 Để nâng cao kỹ năng nghe, tôi xem chương trình truyền hình tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T4 Tôi sẽ cố gắng tìm cách nâng cao kỹ năng nghe tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T5 Trước khi nghe, tôi sẽ căn cứ vào nhiệm vụ hoặc chủ đề bài nghe để xác định xem bài nghe này có quan trọng hay không. 1 2 3 4 5 T6 Trước khi bắt đầu nghe, tôi sẽ xác định xem điều mình cần chú ý là nội dung chi tiết hay là đại ý của bài nghe. 1 2 3 4 5 T7 Trước khi bắt đầu nghe tài liệu quan trọng, tôi sẽ tự hỏi mình đã biết gì về chủ đề này. 1 2 3 4 5 T8 Khi tôi nghe, tôi biết mình có gặp trở ngại trong việc hiểu tài liệu nghe hay không. 1 2 3 4 5 T9 Khi tôi gặp khó khăn trong việc nghe, tôi sẽ quyết định có nên xem trọng nó hay không. 1 2 3 4 5 T10 Nếu như gặp trở ngại trong việc hiểu, tôi sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định có nên nghe tiếp hay nghe lại từ đầu không. 1 2 3 4 5 T11 Trong lúc nghe hoặc sau khi nghe, tôi sẽ kiểm tra xem tôi nghe hiểu được bao nhiêu. 1 2 3 4 5 T12 Trong lúc nghe hoặc sau khi nghe, tôi sẽ so sánh nội dung tôi hiểu với những gì tôi biết về chủ đề này. 1 2 3 4 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 67 T13 Tôi sẽ kiểm tra toàn bộ nội dung mà tôi hiểu, tìm xem có chỗ mâu thuẫn nào đó bên trong nó hay không. 1 2 3 4 5 T14 Khi nghe, tôi sẽ lặp lại những gì tôi nghe được. 1 2 3 4 5 T15 Khi nghe, tôi sẽ lặp lại những từ hoặc cụm từ mà tôi có thể hiểu. 1 2 3 4 5 T16 Khi không thể hiểu một từ hoặc cụm từ nào đó, tôi sẽ lặp lại cho bản thân tôi nghe. 1 2 3 4 5 T17 Khi nghe, để hiểu toàn bộ nội dung, tôi sẽ chú ý nghe từng từ một. 1 2 3 4 5 T18 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng những kiến thức phổ thông mà tôi biết để đoán. 1 2 3 4 5 T19 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến chủ đề mà tôi biết để đoán. 1 2 3 4 5 T20 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng những kiến thức về tiếng Trung mà tôi biết để đoán. 1 2 3 4 5 T21 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng những nội dung mà tôi đã nghe được để đoán. 1 2 3 4 5 T22 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng kết cấu bài nghe mà tôi biết để giúp cho việc hiểu bài nghe. 1 2 3 4 5 T23 Khi không hiểu một nội dung nào đó, tôi sẽ sử dụng một số phương pháp phán đoán. 1 2 3 4 5 T24 Khi nghe, tôi sẽ sử dụng những kiến thức phổ thông mà tôi biết để đoán nội dung của phần nghe tiếp theo là gì. 1 2 3 4 5 T25 Khi nghe, tôi sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến chủ đề này mà tôi biết để đoán nội dung của phần nghe tiếp theo là gì. 1 2 3 4 5 T26 Khi nghe, tôi sẽ sử dụng những kiến thức về tiếng Trung mà tôi biết để đoán nội dung của phần nghe tiếp theo là gì. 1 2 3 4 5 T27 Khi nghe, tôi sẽ sử dụng những nội dung mà tôi đã nghe để đoán nội dung của phần nghe tiếp theo là gì. 1 2 3 4 5 T28 Khi nghe, tôi sẽ sử dụng kết cấu bài nghe mà tôi đã nghe để đoán nội dung của phần nghe tiếp theo là gì. 1 2 3 4 5 T29 Khi tôi suy nghĩ về phần còn lại của bài nghe, trong đầu tôi có nhiều kiểu phán đoán khác nhau. 1 2 3 4 5 T30 Trước khi nghe, tôi sẽ đoán đại ý của bài nghe mà tôi sắp phải nghe. 1 2 3 4 5 T31 Khi nghe, tôi sẽ cố gắng suy nghĩ phần nội dung còn lại của bài nghe là gì. 1 2 3 4 5 T32 Khi nghe, để hiểu tốt hơn, tôi sẽ dịch tiếng Trung sang tiếng Việt. 1 2 3 4 5 T33 Khi nghe, để hiểu tốt hơn, tôi sẽ tưởng tượng nội dung nghe thành một bức tranh. 1 2 3 4 5 T34 Sau khi nghe xong, tôi sẽ sử dụng lời nói của mình để lặp lại nội dung mà tôi đã nghe. 1 2 3 4 5 T35 Sau khi nghe xong, tôi sẽ tổng kết lại nội dung mà tôi đã nghe. 1 2 3 4 5 T36 Tôi sẽ cố gắng liên hệ nội dung mà tôi đã nghe với kinh nghiệm của bản thân. 1 2 3 4 5 T37 Khi nghe, tôi sẽ cố gắng nhớ những cách diễn đạt, những phương thức miêu tả có ích, tiện cho tôi sử dụng. 1 2 3 4 5 LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 68 T38 Tôi sẽ cố gắng tìm ra các vấn đề mà tôi đã nghe, để tôi có thể tránh được những vấn đề tương tự khi sử dụng tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T39 Khi nghe, nếu gặp những từ khó hiểu, đợi đến khi nghe xong tôi sẽ tra từ điển. 1 2 3 4 5 T40 Trong quá trình nghe, khi gặp khó khăn, tôi sẽ nhờ sự trợ giúp của máy vi tính. 1 2 3 4 5 T41 Khi nghe, nếu gặp vấn đề, tôi sẽ nhờ bạn bè giúp đỡ. 1 2 3 4 5 T42 Khi nghe, nếu gặp vấn đề, tôi sẽ nhờ người thân giúp đỡ. 1 2 3 4 5 T43 Khi nghe, nếu gặp vấn đề, tôi sẽ nhờ giáo viên giúp đỡ. 1 2 3 4 5 T44 Tôi nói với mình rằng, phải vui vẻ khi nghe. 1 2 3 4 5 T45 Tôi nói với mình rằng, phải thoải mái khi nghe. 1 2 3 4 5 T46 Khi nghe, nếu có chỗ nào đó không hiểu, tôi không nói với ai hết. 1 2 3 4 5 T47 Khi nghe, nếu gặp vấn đề, tôi sẽ cố gắng thả lỏng mình. 1 2 3 4 5 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Fan Zu-kui范祖奎. 2008. “汉语听力理解策略与特点调查分析”. 新疆师范大学学报 (哲学社会科学版), 4. 3. O’Malley, J. & Chamot, A. U. 1989. “Listening Comprehension Strategies in Second Language Acquisition”. Applied Linguistics, 10(4). 3. Oxford, R. L. 1990. Language Learning Strategies: What Every Teacher Should Know. Boston: Heinle & Heinle Publishers. 4. Qian Yu-lian 钱玉莲. 2007. 韩国学生汉语学习策略研究. 北京: 世界图书出版公司. 5. Ron Iwankovitsch, 2001, “The Importance of Listening”. Language Arts Journal of Michigan, 17(2). 6. Vandergrift L. 1999. “Facilitating Second Language Listening Comprehension: Acquiring Successful Strategies”. ELT Journal, 53(3). 7. Wang Yao-mei王尧美. 2013. 来华预科留学生汉语学习策略研究. 北京: 世界图书出版公司. 8. Wu Jian 吴剑. 2018. “初级水平外国留学生的汉语听力学习策略”. 汉语国际教育研究, 第 3辑. 9. Xu Li-hua 徐丽华 & Zhou Ying 周颖. 2016. “非洲汉语学习者听力学习策略调查研究”. 汉语国际教 育研究, 第 1辑. 10. Zhang Jin-hai 张津海. 2008. “留学生汉语听力理解策略运用的研究”. 对外汉语研究, 第 4辑.
File đính kèm:
- chien_luoc_hoc_tap_ky_nang_nghe_tieng_trung_quoc_cua_sinh_vi.pdf