Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm

Tóm tắt

Bột cá (FM) đã trở nên đắt đỏ cho những ứng dụng trong thức ăn thương phẩm. Bột phụ phẩm

gia cầm (PBM) và bột thịt xương (MBM) có thể dùng để thay thế cho FM. Chương này mô tả

các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của PBM và MBM đối với lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu

hóa, tăng trọng, các đặc tính cảm quan về thịt, đáp ứng miễn dịch và tỷ lệ sống sót khi những

thức ăn này được dùng để thay thế FM. Tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng, tỷ lệ thay thế FM

tối đa, và thành phần a xít amin không thay thế (EAA) có thể tiêu hóa là những chỉ tiêu quan

trọng trong việc lựa chọn nguồn protein để xây dựng khẩu phần có giá thành thấp nhất và để

giảm thiểu sự biến động trong khả năng sản xuất của thủy hải sản. Protein, EAA và năng lượng

trong PMB đã được chứng minh là có tỷ lệ tiêu hóa >83% ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus

vannamei) và 73% ở tôm sú (Penaeus monodon). Các số liệu ít ỏi về bột thịt xương đã chỉ ra

rằng tỷ lệ tiêu hóa của protein và EAA trong MBM tương tự như trong PBM trên loài tôm thẻ

chân trắng nhưng không có số liệu tin cậy nào về tỷ lệ tiêu hóa của EAA trong MBM trên tôm sú

được báo cáo. Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng của MBM thấp hơn 14% so với PBM do có hàm lượng

khoáng tổng số và các a xít béo no cao.

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 1

Trang 1

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 2

Trang 2

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 3

Trang 3

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 4

Trang 4

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 5

Trang 5

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 6

Trang 6

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 7

Trang 7

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 8

Trang 8

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 9

Trang 9

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 19660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm

Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm
c có thể là vì lượng thức ăn ăn vào 
tăng lên khi PBM thay thế FM. Những kết quả này nói lên rằng tỷ lệ thay thế protein FM bằng 
PBM cao nhất trong thức ăn nuôi tôm ở các hệ thống nuôi bằng nước sạch là khoảng 80%. Kết 
quả phân tích thành phần EAA tiêu hóa của PBM rất phù hợp với đáp ứng tăng trọng của tôm thẻ 
chân trắng khi FM được thay thế bằng PBM nhưng đối với tôm sú thì mức độ phù hợp thấp hơn. 
Bảng 6. Đáp ứng sinh trưởng và thành phần cơ thể của tôm sú khi FM được thay thế bằng 
PBM 
Tỷ lệ 
thay 
IW1 Tăng trưởng FI4 FCR5 Thành phần cơ thể (%)6 
thế FM SGR2 Tăng3 (g) Nước CP Lipid Ash
08 0,2 4,25 2,28 7,8 3,42 76,0 17,2 0,5 4,2 
25 0,2 4,23 2,38 8,0 3,37 78,3 15,7 0,6 3,7 
50 0,2 4,41 2,51 7,9 3,13 78,6 15,4 0,5 3,9 
75 0,2 4,51 2,70 7,8 2,88 79,2 15,2 0,5 3,8 
100 0,2 4,28 2,60 8,4 3,22 77,9 16,0 0,7 3,6 
100+Met7 
(0,16%) 
0,2 4,23 2,44 8,8 3,59 81,3 13,7 0,3 3,3 
Thí nghiệm trong 56 ngày của Xue và Yu, 2005. 
1 IW = Trọng lượng ban đầu 
2 SGR = Tốc độ tăng trưởng cụ thể 
3 WG = Tăng trọng 
4 FI = Thức ăn ăn vào 
5 FCR = Hệ số chuyển hóa thức ăn (thức ăn tăng trọng) 
6 Tính theo dạng sử dụng 
7 Met = Methionine tổng hợp 
 194
Bột thịt xương 
Tan và cộng sự. (2005) nghiên cứu đáp ứng sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng với việc thay thế 
FM bằng MBM (Bảng 8). Tăng trọng không bị ảnh hưởng khi thay thế ở mức ≤ 60%, nhưng có 
thể giảm 7% khi thay thế ở mức 80% trong khẩu phần. Hệ số chuyển hóa thức ăn cũng bị giảm đi 
9% khi thay thế ở tỷ lệ cao (Bảng 8). Tuy nhiên, số liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu về đáp ứng 
tăng trọng của tôm sú đối với khẩu phần có FM được thay thế bằng MBM cho thấy một khuynh 
hướng tích cực (Hình 4; Yu, 2006). Kết quả này không phù hợp với kết quả phân tích thành phần 
EAA trình bày ở Bảng 5. Điều này có thể được giải thích như sau: (1) Tỷ lệ tiêu hóa của EAA 
trong MBM ở tôm sú đã bị đánh giá thấp hơn thực tế, (2) một số EAA có sẵn trong thức ăn tự 
nhiên ở trong môi trường nuôi và (3) thức ăn ăn vào tăng lên khi tỷ lệ thay thế tăng lên. Tỷ lệ 
thay thế FM bằng MBM cao nhất trong điều kiện nuôi thực tế là 80% đối với tôm sú và 60% đối 
với tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trong hệ thống nuôi có thay nước ở mức tối thiểu, MBM có 
thể thay thế 100% FM mà không gây ảnh hưởng đáng kể nào đến tăng trọng và sử dụng thức ăn 
của tôm (Forster và cộng sự., 2003). 
Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng (%) của khẩu phần đối chứng và khẩu phần thí nghiệm 
sử dụng trong các thí nghiệm sinh trưởng ở tôm sú. 
 % FM được thay thế bằng PBM 
 0 25 50 75 100 100+AA1
Thành phần 
Bột cá 37 28 19 9 0 0 
Bột phụ phẩm gia cầm 0 9 18 27 36 35 
Bột đậu tương 12 12 12 12 12 12 
Bột cám lạc 16 16 16 16 16 16 
Bột cá mực 3 3 3 3 3 3 
Khoáng zeolite 2 2 2 2 2 2 
Lecithin đậu tương 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 
Dầu cá 1 1 1 1 1 1 
Dầu nành 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,6 
Bột mì 24 25 25 26 26 26 
Na2HPO4 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 
Methionine 0 0 0 0 0 0,16 
Khác 1 1 1 1 1 1 
Phân tích 
Vật chất khô 89,0 90,0 90,0 89,0 89,0 90,0 
Protein thô 44,2 44,1 43,7 43,6 43,0 43,0 
Mỡ thô 8,0 8,3 8,6 8,6 8,7 8,3 
Khoáng tổng số 10,5 10,2 9,7 9,4 8,9 8,9 
Phốt pho tổng số 1,5 1,5 1,6 1,5 1,5 1,5 
Năng lượng tổng số 
(MJ/kg) 
18,1 18,5 18,6 18,7 19,1 19,1 
1 A xít amin (methionine) Nguồn: Xue và Yu, 2005 
Bảng 8. Đáp ứng của tôm sú đối với việc thay thế bột cá (FM) bằng bột thịt xương (MBM). 
Tỷ lệ thay thế FM (%) IW2 (g) WG3 FI4 (g) FCR6 
0 0,9 5,86 8,0 1,37 
20 0,9 6,03 8,6 1,42 
 195
30 0,9 5,82 4,4 1,39 
40 0,9 6,16 8,1 1,32 
50 0,9 5,78 8,2 1,41 
60 0,9 5,82 8,4 1,44 
80 0,9 5,46 8,1 1,49 
Thí nghiệm 56 ngày của Tan và cộng sự., 2005 
1 40% protein bột cá trồng 3 WG = tăng trọng 
2 IW = khối lượng ban đầu 4 FI = thức ăn ăn vào 
5 FCR = hệ số chuyển hóa thức ăn 
Bột lông vũ thủy phân 
Có rất ít thí nghiệm nuôi dưỡng tôm sử dụng khẩu phần FeM thay thế cho FM được triển khai. 
Một nghiên cứu ở Hawaii đã chỉ ra rằng khi không bổ sung lysine và methionine tổng hợp, FeM 
thủy phân bằng áp suất hơi nước có thể thay thế 33% FM trong thức ăn mà không làm giảm năng 
suất tôm trắng (Cheng và cộng sự., 2003). Có thể tăng tỷ lệ thay thế lên mức 66% bằng cách bổ 
sung lysine và methionine vào khẩu phần. 
Hình 4. Đáp ứng tăng trọng của tôm sú khi cho ăn khẩu phần có MBM thay thế cho FM. 
 196
Khi FeM được xử lý bằng enzyme đặc chủng cho việc thủy phân FeM, các nhà nghiên cứu 
Mexico đã chứng minh rằng có thể thay thế 43% FM bằng FeM trong thức ăn cho tôm trắng 
(Mendoza và cộng sự., 2001). Với việc bổ sung lượng thích hợp EAA dạng viên và các chất dinh 
dưỡng khác (ví dụ các a xít béo không thay thế), FeM (thủy phân bằng enzyme hoặc bằng hơi 
nước) có thể được dùng để thay thế protein FM với mức >60% trong thức ăn nuôi tôm. 
Khuyến cáo sử dụng PBM và MBM 
Các giá trị khuyến cáo đối với tỷ lệ tiêu hóa của protein, năng lượng và EAA, và tỷ lệ thay thế 
FM tối đa cho tôm thẻ chân trắng được trình bày ở Bảng 9 cho MBM và Bảng 10 cho PBM. Các 
giá trị này rất có ích trong việc xây dựng khẩu phần sử dụng PBM và MBM thay thế cho FM 
nhưng vẫn duy trì được năng suất bình thường của tôm. Tất cả các giá trị tỷ lệ tiêu hóa đều đã 
được hạ thấp bớt 5% để tạo hành lang an toàn cho việc lập khẩu phần ăn. 
Bảng 9. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột thịt xương sử dụng trong thức ăn 
nuôi tôm thẻ chân trắng. 
 Tỷ lệ tiêu hóa (%)1 
Protein 78 
Năng lượng 66 
Tỷ lệ thay thế FM lớn nhất (%) 60-70 
1 Tỷ lệ tiêu hóa x 0.95 (giảm bớt 5%) Nguồn: Tan và cộng sự., 2005 
Bảng 10. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột phụ phẩm gia cầm sử dụng trong 
thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. 
 Tỷ lệ tiêu hóa (%)1 
Protein 80 
Năng lượng 80 
A xít amin không thay thế 
Arginine 81 
Histidine 85 
Isoleucine 86 
Leucine 85 
Lysine 88 
Methionine 90 
Phenylalanine 85 
Threonine 81 
Valine 77 
Cystine 72 
Tyrosine 84 
Tỷ lệ thay thế FM tối đa (%) 80 
1 Tỷ lệ tiêu hóa x 0,95 (giảm bớt 5%) Nguồn: Tan và cộng sự., 2005 
Các nhà dinh dưỡng thức ăn thủy hải sản nên sử dụng các chất dinh dưỡng đã được phân tích và 
các giá trị EAA của tất cả các thành phần nguyên liệu sẵn có khi xây dựng khẩu phần thức ăn. 
Mặc dù tỷ lệ tiêu hóa và tỷ lệ thay thế FM tối đa của PBM cao hơn MBM nhưng các thông số về 
nhu cầu dinh dưỡng của một loại thức ăn nào đó sẽ quyết định tỷ lệ sử dụng tối ưu hai loại bột 
protein này trong loại thức ăn đó. Nhìn chung, các khẩu phần đòi hỏi hàm lượng protein tiêu hóa 
tương đối cao (20% trở nên) thường sử dụng PBM và MBM, trong khi những khẩu phần với đòi 
hỏi mức protein tiêu hóa thấp hơn thường lựa chọn các nguồn nguyên liệu thực vật. 
 197
Kết luận 
PBM, MBM và FeM là những nguyên liệu thức ăn có hàm lượng protein cao cho các loài thủy 
hải sản ăn thịt và ăn tạp. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng PBM có giá trị dinh dưỡng 
tương tự FM và có thể được dùng để thay thế phần lớn FM (tới 80%) trong thức ăn nuôi tôm và 
trong một số khẩu phần quan trọng về kinh tế cho cá khác mà không làm giảm tăng trọng. MBM 
chỉ nên được cân nhắc ở khía cạnh ưu thế về giá thành so với FM vì giá trị dinh dưỡng của nó 
thấp hơn so với FM và PBM. Tỷ lệ thay thế MBM cho FM cao nhất là 60% trong thức ăn cho 
tôm thẻ chân trắng và 80% trong thức ăn cho tôm sú. Trong các hệ thống nuôi có thay nước ở 
mức tối thiểu, FM có thể được thay thế 100% bằng PBM và MBM. Tỷ lệ thay thế FM bằng FeM 
tối đa chỉ ở vào khoảng 40%. Khi sử dụng FeM nhiều hơn thì cần phối hợp với các bột protein có 
chất lượng khác để tăng tính ngon miệng và cân bằng a xít amin hoặc bổ sung EAA tổng hợp có 
bọc lớp bảo vệ. Quyết định lựa chọn thành phần thức ăn và tỷ lệ phối trộn khi xây dựng khẩu 
phần thức ăn cho thủy hải sản cần phải dựa chủ yếu vào thành phần dinh dưỡng chính xác, tỷ lệ 
tiêu hóa, tính ngon miệng và mức rủi ro về sự có mặt các chất kháng dinh dưỡng. 
Tài liệu tham khảo 
Akiyama, D.M., W.G. Dominy, and A.L. Lawrence. 1992. Penaeid shrimp nutrition. E.W. Fast 
and L.J. Lester. Eds. Marine Shrimp Culture: Principles and Practices. Elservier Science 
Publishers B.V., Amsterdam, The Netherlands. 
Allan, G.L., and S.J. Rowland. 2005. Performance and sensory evaluation of silver perch 
Bidyanus bidyanus (Mitchell) fed soybean or meat meal-based diets in earthen ponds. 
Aquaculture Research. 36:1322-1332. 
Allan, G.L., S. Parkinson, M.A. Booth, D.A.J. Stone, S.J. Rowland, J. Frances, and R. Warner-
Smith. 2000. Replacement of fish meal in diets for Australian silver perch, Bidyanus biyanus: I. 
Digestibility of alternative ingredients. Aquaculture. 186:293-310. 
Bureau, D.P. 2000. Use of rendered animal protein ingredients in fish feed. Fish Nutrition 
Research Laboratory Research Report. Department of Animal and Poultry Science, University of 
Guelph, Canada. 
Chen, H.Y., Y.T. Leu, and I. Roelants. 1992. Quantification of arginine requirements of juvenile 
marine shrimp, Penaeus monodom, using microencapsulated arginine. Marine Biology. 114:229-
233. 
Cheng, Z.J., K.C. Behnke, and W.G. Dominy. 2002. Effect of feather meal on growth and body 
composition of the juvenile Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei. Journal of Applied 
Aquaculture. 12(1):57-68. 
Cruz-Suarez, L.E., M. Nieto-Lopez, D. Rieque-Marie, C. Guajardo-Barbosa, and U. Scholz. 
2004. Evaluation of the effect of four levels of replacement of fish meal with poultry by-product 
meal on the survival and yield of the white shrimp Litopenaeus vannamei as well as protein, dry 
matter and energy digestibility of the ingredients an diets. Proceedings of VII International 
symposium on Aquatic Nutrition, Hermosillo, Mexico. p. 9. 
Davis, D.A. 2000. Shrimp feed: Replacement of fish meal in practical diets for the Pacific white 
shrimp. Aquafeeds International. 3:35-37. 
Davis, D.A., T.M. Samocha, and R.A. Bullis. 2005. Feed Ingredients. Working towards the 
removal of marine ingredients in aquafeeds. International Aquafeed. 8(1): 8-11. 
 198
Forster, I.P., W. Dominy, L. Obaldo, and A.G. J. Tacon. 2003. Rendered meat and bone meals as 
ingredients of diets for shrimp Litopenaeus vannamei (Boone, 1931). Aquaculure. 219:655-670. 
Kureshy, N., and D. A. Davis. 2002. Protein requirement for maintenance and maximum weight 
gain for the Pacific White Shrimp, Litopenaeus vannamei. Aquaculture. 204:125-143. 
Kureshy, N., D.A. Davis, and C.R. Arnold. 2000. Partial Replacement of Fish Meal with Meat 
and Bone Meal, Flash-Dried Poultry By-Product Meal, and Enzyme-Digested Poultry By-
Product Meal in Practical Diets for Juvenile Rd Drum. North American Journal of Aquaculture. 
62:266-272. 
Mendoza, R., A. DeDios, C. Vazquez, E. Cruz, D. Ricque, C. Aguilera, and J. Montemayor. 
2001. Fish meal replacement with feather-enzymatic hydrolyzates co-extruded with soya-bean 
meal in practical diets for the Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei). Aquaculture 
Nutrition. 7:143-151. 
Millamena, O.M., M.N. Bautista, O.S. Reyes, and A. Kanazawa. 1997. Threonine requirement of 
juvenile marine shrimp Penaeus monodom. Aquaculture. 151:9-14. 
Millamena, O.M., M. N. Bautista-Teruel, and A. Kanazawa. 1996a. Methionine requirement of 
juvenile tiger shrimp Penaeus monodom Fabricius. Aquaculture. 143:403-410. 
Millamena, O.M., M.N. Bautista, O.S. Reyes, and A. Kanazawa. 1996b. Valine requirement of 
post-larval tiger shrimp Penaeus monodom. Aquaculture. 2:129-132. 
Millamena, O.M., M.N. Bautista-Teruel, O.S. Reyes, and O.S. Kanazawa. 1998. Requirements 
of juvenile marine shrimp, Penaeus monodom (Fabricius) for lysine and arginine. Aquaculture. 
164:95-104. 
Millamena, O.M., M.N. Bautista-Teruel, A. Kanazawa, and S. Teshima. 1999. Quantitative 
dietary requirement of post-larval tiger shrimp, Penaeus monodom for histidine, isolencine, 
leucine, phenylalanine, and tryptophan. Aquaculture. 179:169-179. 
National Research Council. 1993. NRC Nutrient Requirements of Fish. National Academy of 
Science, Washington, D.C. 
Samocha, T.M., D.A. Davis, I.P. Saoud, and K. DeBault. 2004. Substitution of fish meal by co-
extruded soybean poultry by-product meal in practical diets for the Pacific white shrimp, 
Litopenaeus vannamei. Aquaculture. 231:197-203. 
Smith, D.M. 1995. Preliminary evaluation of meat meal in aquaculture diets for prawns (P. 
monodon) Parts 1 and 2. Meat Research Corporation Sub Program 93/120. Australia. 
Smith, D.M. 1996. Evaluation of meat meal in aquaculture diets for the giant tiger prawn P. 
monodon. Meat Research Corporation. Sub Program 93/120. Australia. 
Tan, B.P., K.S. Mai, S.X. Zheng, Q.C. Zhou, L.H. Liu, and Y. Yu. 2005. Replacement of fish 
meal by meal and bone meal in practical diets for the white shrimp Litopenaeus vannamei 
(Boone). Aquaculture Research. 36:439- 444. 
Tan, B.P., S.X. Heng, H.R. Yu, and Y. Yu. 2003. Growth, feed efficiency of juvenile L. 
vannamei fed practical diets containing different levels of poultry by-product meal. NRA 
research Report No. 24. National Renderers Association, Inc., Hong Kong, China. 
Tan, B.P., and Y. Yu. 2003. Replacement of fish meal with meat and bone meal and methionine 
on growth performance of white shrimp (L. vannamei). NRA Research Report No. 25. National 
Renderers Association, Inc., Hong Kong, China. 
 199
Tan, B.P., and Y. Yu. 2002a. Digestibility of fish meal, meat and bone meal, and poultry by-
product meal by white shrimp (L. vannamei). NRA Research Report No. 13. National Renderers 
Association, Inc., Hong Kong, China. 
Tan, B.P., and Y. Yu. 2002b. Digestibility of fish meal with meat and bone meal on growth 
performance of white shrimp (L. vannamei). NRA Research Report No. 14. National Renderers 
Association, Inc., Hong Kong, China. 
Tidwell, J.H., S.D.Coyle, L.A. Bright, and D. Yasharian. 2005. Evaluation of plant and animal 
source proteins for replacement of fish meal in practical diets for the largemouth bass 
Micropterus salmoides. J. World Aquaculture Society. 36(4):454-463. 
Xue, M., and Y. Yu. 2005. Digestion and growth response to dietary fish meal substitution with 
poultry by-product meal of shrimp (P. monodon and L. vannamei). NRA Research Report No. 
49. National Renderers Association, Inc., Hong Kong, China. 
Yang, Y., S.Q. Xie, W. Lei, X.M. Zhu, and Y.X. Yang. 2002. Effect of replacement of fish meal 
by meat and bone meal and poultry by-product meal in diets on the growth and immune response 
of Macrobranchium nipponense. NRA Research Report No. 27A. 
Yang, Y., S.Q. Xie, and W. Lei. 2003. Nutritional and immune response of Macrobranchium 
nipponense fed diets with graded levels of poultry by-product meal in replacement of fish meal. 
NRA Research Report No. 27. 
Yu,Y. 2006. Use of poultry by-product meal, and meat and bone meal in aquafeeds. Asian 
Aquafeeds: Current developments in the aquaculture feed industry. W.K. Ng and C.K. Ng 
(editors). Malaysian Fisheries Society Occasional Publication No. 13, Kuala Lumpur, Malaysia. 
pp. 19-39. 

File đính kèm:

  • pdfcac_san_pham_che_bien_tu_phu_pham_giet_mo_trong_thuc_an_nuoi.pdf