Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) kích thích sinh sản bằng HCG và sinh sản tự nhiên
TÓM TẮT
Nghiên cứu này so sánh các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng khi có tiêm hoặc không tiêm HCG
(Human Chorionic Gonadotropin) được tiến hành trong hai năm 2012 và 2013. Tỉ lệ lươn cái đẻ là
tương đương (1) Giữa lô thí nghiệm (có tiêm HCG) và lô đối chứng (không tiêm HCG) và (2) Giữa
năm 2012 và 2013. Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của lươn 30 ngày tuổi của lô thí nghiệm thấp
hơn có ý nghĩa so với lô đối chứng (P<0,001). kết="" quả="" của="" nghiên="" cứu="" cho="" phép="" nhận="" định="" nên="">0,001).>
lươn sinh sản tự nhiên (không dùng HCG) để đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) kích thích sinh sản bằng HCG và sinh sản tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) kích thích sinh sản bằng HCG và sinh sản tự nhiên
INH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus, Zuiew, 1793) KÍCH THÍCH SINH SẢN BẰNG HCG VÀ SINH SẢN TỰ NHIÊN Nguyễn Văn Hiệp1*, Huỳnh Hữu Ngãi1 TÓM TẮT Nghiên cứu này so sánh các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng khi có tiêm hoặc không tiêm HCG (Human Chorionic Gonadotropin) được tiến hành trong hai năm 2012 và 2013. Tỉ lệ lươn cái đẻ là tương đương (1) Giữa lô thí nghiệm (có tiêm HCG) và lô đối chứng (không tiêm HCG) và (2) Giữa năm 2012 và 2013. Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của lươn 30 ngày tuổi của lô thí nghiệm thấp hơn có ý nghĩa so với lô đối chứng (P<0,001). Kết quả của nghiên cứu cho phép nhận định nên để lươn sinh sản tự nhiên (không dùng HCG) để đơn giản và tiết kiệm chi phí. Từ khoá: Lươn đồng, HCG, chỉ tiêu sinh sản. 1 Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. * Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com I. GIỚI THIỆU Lươn và là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị kinh tế. Trong 100g thịt lươn có 285 Kcalo năng lượng, đạm chiếm 12,7g, chất béo 25,6g, kali 247 mg, sắt 0,7 mg, các loại vitamin A, B1, B6 và các khoáng vi lượng. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang là thị trường tiêu thụ lươn làm thực phẩm rất lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Mỹ, Ở Việt Nam, lươn được tiêu thụ nhiều, nhưng nguồn lươn trong tự nhiên đã giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức bằng các phương tiện hủy diệt như chích điện, sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi lươn rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lươn có thể được nuôi trong bể xi-măng, bể đất, trong ao, mương ruộng. Nguồn lươn giống chủ yếu được thu gom trong tự nhiên, tỉ lệ sống thấp do được đánh bắt bằng chích điện, hóa chất và thuốc nhử có độc. Lươn giống nhân tạo chưa nhiều và chưa phổ biến do kỹ thuật sản xuất giống lươn còn nhiều hạn chế và do lươn có tập tính sinh sản trong đất, đào hang, đẻ trứng trong tổ bọt. Tuy nhiên, vấn đề sinh sản lươn đã từng bước được giải quyết và đang từng bước chủ động về con giống. Đỗ Thị Thanh Hương và ctv., (2009) đã kích thích sinh sản nhân tạo lươn đồng sử dụng HCG (Human Chorionic Gonadotropin) liều 1.000, 1.500 và 2.000 UI/kg lươn cái và LH-LRHa (Luteinizing Hormne-Releasing Hormone analogue) liều 50, 100 và 150 µg/kg lươn cái. Kết quả LH-LRHa liều 150 µg/kg cho tỷ lệ đẻ 75% và HCG liều 2.000 UI/kg cho tỷ lệ thụ tinh 86% (không rõ tỉ lệ đẻ). Cao Thanh Tuyền (2011) kích thích sinh sản nhân tạo lươn sử dụng não thùy, supperfact và Ovaprim, cho tỉ lệ lươn đẻ cao nhất ở liều não thùy 9 mg/kg. Năm 2009-2010, Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ chuyển giao công nghệ sản xuất giống lươn đồng tự nhiên cho Trung tâm Giống Thủy sản An Giang với kết quả tỉ lệ thành thục 60–70%, tỉ lệ thụ tinh 60–70%, tỉ lệ nở 65–70%, tỉ lệ sống từ bột lên hương 40–50% và từ hương lên giống 60–70%. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả sinh sản khi lươn cái được tiêm HCG với khi không tiêm HCG. 57TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Bể nuôi vỗ lươn có thể tích 16 m3, trong bể lót bạt nhựa, đáy bể có lớp đất thịt pha sét dày 10 cm. Trong bể đặt chà tre và trồng rau muống che mát cho lươn. Mực nước trong bể cao hơn chà tre 5-10 cm. Lươn bố mẹ có nguồn gốc từ tỉnh An Giang và Đồng Tháp. 2.2. Nuôi vỗ thành thục Lươn bố mẹ được nuôi vỗ (riêng rẽ đực cái) với mật độ 30 con/m2. Thức ăn nuôi vỗ là cá tạp và phụ phẩm lò mổ, ếch được xay và cho vào sàn ăn. Bổ sung thêm vitamin C với lượng 0,1% (1 g Vitamin C cho 1 kg thức ăn). Khẩu phần ăn 5-10% khối lượng thân, mỗi ngày cho lươn ăn một lần vào lúc 18:00 giờ. Khi lươn bắt đầu đẻ thì khẩu phần ăn giảm xuống 3-5% trọng lượng thân. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ bằng nhiệt kế, pH bằng pH kế và oxy hòa tan bằng máy đo oxy. 2.3. Sinh sản và ấp trứng Kiểm tra sự thành thục của lươn bằng cảm quan dựa trên độ to và mềm của bụng lươn cái (Hình 1). Bể cho lươn đẻ diện tích 1,5 m3, trong bể có ụ đất cao 30 cm và chiếm 50 đến 70% diện tích bể, mực nước cao 30 cm. Chọn lươn cái có khối lượng 50-100 g, bụng to, mềm, có thể nhìn thấy màu ánh hồng của buồng trứng, phần đuôi ngắn và to. Lươn đực có khối lượng trên 150 g, bụng thon nhỏ, phần đuôi dài và nhọn. Lươn bố mẹ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể sáng bóng, nhiều nhớt. A B Hình 1. Chọn buồng trứng lươn bằng cảm quan (A) và buồng trứng lươn cái (B). Đối với lô thí nghiệm, lươn cái được tiêm HCG với liều 2.000 UI/kg, tiêm một lần ở hầu lươn. Đối với lô đối chứng thì không tiêm kích dục tố cho lươn cái. Thí nghiệm được tiến hành 2 lần vào năm 2012 và 2013. Cho từng năm, có 3 bể thí nghiệm và 3 bể đối chứng (1,5 m3). Mật độ thả là 7 con/bể với tỉ lệ 2 đực : 5 cái. Lươn bố mẹ hiện diện trong bể đẻ trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi tiêm kích dục tố 15 ngày tiến hành thu tổ trứng lần thứ nhất. Khi thu trứng, nếu phát hiện thấy dấu lươn đẻ thì khoét rộng hang lươn, và vớt tổ bọt chứa trứng. Trong năm 2012 thu trứng hàng ngày. Trong năm 2013, sau lần thu trứng thứ nhất thì những lần thu sau được tiến hành định kỳ 10 ngày một lần. Từng ổ trứng lươn được ấp riêng rẽ trong khay (20×30×7 cm) có sục khí và nước chảy liên tục. Mực nước trong khay ấp khoảng 5-7 cm. 58 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 2.4. Ương lươn bột lên giống Mỗi tổ trứng được ấp trong một khay. Sau khi trứng nở, lươn bột được chuyển sang ương trong thau nhựa đường kính 60 -80 cm, độ sâu nước là 10 cm và có giá thể làm bằng dây ny-lon mềm để lươn trú ẩn. Mật độ ương dao động từ 114–276 con/thau. Lươn bột được bố trí ương theo từng lô thí nghiệm và theo ngày thu trứng. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi thả lươn bột vào thau ương. Để lươn không bị sốc, không để nhiệt độ chênh lệch quá 1°C khi chuyển lươn bột từ khay ấp sang thau ương. Nên thả lươn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Thức ăn cho lươn trong tuần đầu tiên chủ yếu là Moina và trùn chỉ. Khẩu phần ăn thỏa mãn nhu cầu ăn của lươn. Mỗi ngày cho ăn từ 2-3 lần tùy theo loại thức ăn và mức độ tiêu thụ của lươn. Thời gian ương là 30 ngày. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel® 2010 và được phân tích bằng phần mềm R phiên bản 3.0.3 (R Core Team, 2012). Tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ sống của lươn giống được phân tích theo hai cách. Các thứ nhất là các tỉ lệ này được chuyển đổi bằng cách lấy arcsin và được phân tích bằng mô hình tuyến tính. Cách thứ hai là các tỉ lệ này (không nhân với 100, để chúng nằm trong khoảng từ 0 đến 1) được phân tích bằng mô hình hồi quy logistic (logistic regression). Mô hình phân tích cho cả hai cách là yij = m + nămi + thí nghiệmj + eij trong đó yij là tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ sống của lươn giống đã chuyển đổi bằng cách lấy arcsin khi phân tích bằng mô hình tuyến tính, hoặc log(odd ratio) của các tỉ lệ này khi phân tích bằng mô hình hồi quy logistic, m là trung bình quần thể, nămi là ảnh hưởng cố định (fixed effect) của năm tiến hành thí nghiệm (2012 và 2013), thí nghiệmk là ảnh hưởng cố định của hai thí nghiệm (tiêm kích dục tố và đối chứng) và eij là số dư. III. KẾT QUẢ 3.1. Chỉ tiêu chất lượng nước trong bể nuôi vỗ Nhiệt độ trong bể nuôi vỗ dao động khoảng 3°C giữa buổi sáng và buổi chiều. Giá trị pH không có biến động lớn trong ngày (sáng = 6,9±0,2, chiều=7,8±0,4). Đáng chú ý là oxy hòa tan dao động lớn giữa buổi sáng (0,9±0,2 mg/l) và buổi chiều (5,7±0,6 mg/l) (Bảng 1). Bảng 1. Các chỉ tiêu chất lượng nước trong bể nuôi vỗ. Chỉ tiêu Bể nuôi vỗ Sáng Chiều Nhiệt độ (°C) 27,1 ± 0,8 30,7 ± 1,6 pH 6,9 ± 0,2 7,8 ± 0,4 Oxy hòa tan (mg/l) 0,9±0,2 5,7±0,6 3.2. Nuôi vỗ thành thục Sau thời gian nuôi vỗ 2 tháng lươn đạt khối lượng trung bình 60,1±16,7 g/con, tỉ lệ thành thục đạt 87,1%. 3.3. Các chỉ tiêu sinh sản Kết quả của các lần thu trứng lươn được trình bày trong Bảng 2. Số lượng tổ trứng thu được (tức là, số lượng lươn cái đẻ) dao động từ 1 đến 3 tổ (trên tổng số 15 lươn cái của từng thí nghiệm), tương ứng với tỉ lệ đẻ từ 6,7 đến 20%. Sự khác biệt về số lượng tổ trứng thu được giữa lô thí nghiệm (có tiêm HCG) và đối chứng 59TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 (không tiêm HCG) là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự khác biệt về tỉ lệ lươn cái đẻ giữa lô thí nghiệm và đối chứng cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tương tự, sự khác biệt về số lượng tổ trứng và tỉ lệ đẻ giữa hai năm 2012 và 2013 là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 2. Số lượng tổ trứng thu được (tương ứng với số lượng lươn cái đẻ) của các ngày thu trứng trong hai năm 2012 và 2013*. Năm Tổng 2012 2013 Ngày thu trứng 28/6 02/7 5/7 11/7 21/8 29/8 8/9 18/9 Thí nghiệm 1 (6,7%) 2 (13,3%) 1 (6,7%) 2 (13,3%) 1 (6,7%) 1 (6,7%) 2 (13,3%) 2 (13,3%) 13 Đối chứng 1 (6,7%) 1 (6,7%) 1 (6,7%) 3 (20,0%) 2 (13,3%) 1 (6,7%) 2 (13,3%) 2 (13,3%) 12 * Cho từng năm, tổng số lươn cái là 15 (5 lươn cái/bể × 3 bể). Thí nghiệm = tiêm HCG. Đối chứng = không tiêm HCG. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của lô thí nghiệm và đối chứng trong hai năm (2012 và 2013) được trình bày trong Bảng 3. Ảnh hưởng của năm (2012 và 2013) là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng ảnh hưởng của thí nghiệm là rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Cho cả mô hình tuyến tính và mô hình hồi quy logistic thì tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của lô thí nghiệm thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với lô đối chứng. Bảng 3. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở (± độ lệch chuẩn) của lô thí nghiệm và lô đối chứng trong hai năm 2012 và 2013. 2012 2013 Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng % thụ tinh 65,0 ± 23,5 73,5 ± 3,9 61,4 ± 9,4 73,7 ± 11,5 % nở 47,0 ± 39,6 39,1 ± 24,0 98,4 ± 3,2 100,0 ± 0,0 Thí nghiệm = tiêm HCG. Đối chứng = không tiêm HCG. 3.4. Ương lươn bột lên giống 30 ngày tuổi Tỉ lệ sống của lươn giống 30 ngày tuổi của lô thí nghiệm và đối chứng trong hai năm 2012 và 2013 được trình bày trong Bảng 4. Trong năm 2012, tỉ lệ sống của lươn giống của cả lô thí nghiệm và đối chứng thấp hơn có ý nghĩa (P<0,001) so với năm 2013. Trong từng năm, lô thí nghiệm có tỉ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa so với lô đối chứng (P<0,001). Ảnh hưởng của thí nghiệm và năm đều rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Bảng 4. Tỉ lệ sống (± độ lệch chuẩn) của lươn giống 30 ngày tuổi của lô thí nghiệm và đối chứng trong hai năm 2012 và 2013. 2012 2013 Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng % sống 6,1 ± 4,8 58,2 ± 20,4 81,4 ± 15,4 90,4 ± 9,5 60 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 IV. THẢO LUẬN Các chỉ tiêu thủy lý hóa (nhiệt độ, pH và oxy hòa tan) trong bể nuôi vỗ (Bảng 1) là phù hợp cho lươn. Khoảng nhiệt độ cho lươn dao động từ 15-32°C, thích hợp nhất 24-28°C, pH thích hợp 6-8 (Nguyễn Chung, 2007). Hàm lượng oxy hoà tan buổi sáng là thấp (0,9±0,2 mg/l), tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến lươn trưởng thành vì lươn có khả năng hô hấp qua da và mang. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của HCG lên tỉ lệ lươn đẻ là không rõ ràng, vì cả hai lô thí nghiệm và đối chứng đều cho tỉ lệ đẻ tương đương (Bảng 2). Đỗ Thị Thu Hương (2008) báo cáo LH-LRHa+DOM (.,000, 1.500 và 2.000 UI/kg) và HCG (50, 100 và 150 µg/kg) có hiệu quả kích thích sinh sản lươn, tỉ lệ thụ tinh cao nhất (86%) với HCG liều 2.000 UI/kg và tỉ lệ đẻ cao nhất (75%) với LH-LRHa liều 150 µg/ kg. Ngoài ra, lươn có thể được kích thích sinh sản bằng não thùy, tỉ lệ lươn đẻ cao nhất (50%) với liều 9 mg/kg (Cao Thanh Tuyền, 2011). So với kết quả của Đỗ Thị Thu Hương (2008) và của Cao Thanh Tuyền (2011) thì tỉ lệ lươn đẻ trong nghiên cứu này là thấp hơn, có lẽ do số lượng lươn bố mẹ khác nhau. Tuy nhiên, Đỗ Thị Thu Hương (2008) và Cao Thanh Tuyền (2011) không nêu sự khác biệt giữa các chất kích thích sinh sản lên tỉ lệ đẻ và các chỉ tiêu sinh sản của lươn. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở năm 2012 thấp hơn các thí nghiệm trước, nhưng kết quả năm 2013 cao hơn so với kết quả của Đỗ Thị Thu Hương (2008) và Cao Thanh Tuyền (2011). V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Tỉ lệ đẻ của lươn cái tiêm HCG và không tiêm sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở của lươn cái tiêm HCG thấp hơn có ý nghĩa (P<0,001) so với khi không tiêm HCG. Tỉ lệ sống lươn 30 ngày tuổi của lươn cái tiêm HCG thấp hơn có ý nghĩa (P<0,001) so với khi không tiêm. 5.2. Đề xuất Khuyến cáo tạo điều kiện sinh thái phù hợp và cho lươn sinh sản tự nhiên, đơn giản và tiết kiệm chi phí. CẢM ƠN Các tác giả cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hảo đã có những ý kiến đóng góp quý báu, TS. Trịnh Quốc Trọng đã phân tích số liệu và sửa bản thảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Lan Chi, 1998. Kỹ thuật sản xuất lươn giống, tạp chí xuất nhập khẩu thủy sản, số tháng 8/2008, trang 26. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hồng Thắm và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Kết quả bước đàu về sản xuất giống nhân tạo lươn đồng (Monopterus albus), tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2), trang 50-58. Cao Thanh Tuyền, 2011. Sử dụng não thuỳ và suprefect để kích thích sinh sản lươn đồng, luận văn tốt nghiệp, khoa Thuỷ sản Trường Đại học Cần Thơ, 61 trang. Nguyễn Chung , 2007. Kỹ thuật sinh sản, nuôi và đánh bắt lươn đồng. NXB Nông nghiệp TPHCM, 89 trang. Trần Thị Hồng, 2010. Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng (Monopterus albus,Zuiew, 1793) ở An Giang. 61TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 SEED PRODUCTION RESULTS OF EEL (Monopterus albus, Zuiew, 1793) BY USING HCG FOR INDUCED SPWANING AND NATURAL PROPAGATION Nguyen Van Hiep*, Huynh Huu Ngai1 ABSTRACT The comparison of spawning result with or without injection of HCG (Human Chorionic Gonado- tropin) was conducted in 2012 and 2013. The spwaning rate of female eel was similar between the experimental treatment (with the injection of HCG) and the control one (without HCG). The fertile rate, the hatchling rate and the survival rate of 30-day-old eel of the experiment treatment was lower than the control one (P<0,001). The result showed that the application of natural spawning (without using HCG) is simpler and less expensive. Keywords: eel, HCG, spawning parameters Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2. * Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com
File đính kèm:
- cac_chi_tieu_sinh_san_cua_luon_dong_monopterus_albus_zuiew_1.pdf