Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học tiếng Anh, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nói để giúp sinh viên đạt được mức

độ tự tin và hiệu quả trong giao tiếp là vấn đề luôn được người dạy và người học quan tâm.

Thực tế, khi nghiên cứu về thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các Trường Đại học nói chung

và Đại học Điện lực nói riêng, sinh viên luôn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong phát triển

kỹ năng nói. Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học kỹ năng nói, bài báo này giới thiệu

các bước thực hành mô hình Vlog trong phát triển kỹ năng nói với nhiều ưu thế nổi trội cho

sinh viên và giảng viên tại trường Đại học Điện lực, đồng thời đưa ra một số đề xuất để nâng

cao hiệu quả tự học, tự rèn luyện kỹ năng nói

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 1

Trang 1

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 2

Trang 2

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 3

Trang 3

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 4

Trang 4

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 5

Trang 5

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 6

Trang 6

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 7

Trang 7

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 8

Trang 8

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 9

Trang 9

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2260
Bạn đang xem tài liệu "Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog

Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog
ọc. Quan trọng 
nhất là chính bản thân sinh viên có thể tự 
phản hồi; tức là, có thể tự khắc phục các 
lỗi của mình sau khi tự xem lại bài nói của 
mình. Trả lời câu hỏi: bạn cảm thấy như 
thế nào sau khi xem lại clip của mình? SV 
cho biết: em đã tự nhận ra được những 
chỗ em đang nói sai và sẽ luyện tập để 
khắc phục các lỗi đó. Qua quan sát từng 
clip cho thấy một số sinh viên đã biết sửa 
sai sau khi nhận được phản hồi và tự phản 
hồi trong quá trình thực hiện Vlog. Một 
trong những ví dụ cho thấy việc sinh viên 
có thể sửa lỗi ngôn ngữ của mình là đã biết 
sửa cách phát âm những âm tiết cuối trong 
mỗi từ, ví dụ như các âm: /t/, /d/, /s/, /k/. 
Đây cũng là những âm mà người học Việt 
Nam thường hay bị mắc lỗi.
Không chỉ giảng viên là đóng vai 
quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ 
tiếng Anh, mà chính bản thân sự thể hiện 
ngôn ngữ qua các video trên Vlog đã giúp 
sinh viên rất nhiều trong việc phát triển sự 
tự chủ. Sinh viên cảm thấy thoải mái hơn 
khi nói tiếng Anh. Sinh viên cho biết luôn 
được giảng viên khuyến khích và dần dần 
trở nên không cảm thấy xấu hổ, e ngại khi 
quay các Videos và diễn đạt các suy nghĩ 
của mình. Một sinh viên cho biết “Bí quyết 
để lấy tự tin của em là luyện tập nhiều lần 
đến khi thành thạo”. Để có được các bài nói 
hoàn thiện, thời gian sinh viên luyện nói 
tiếng Anh tăng lên, 90,9% sinh viên quay 
đến lần thứ hai, trong đó có 56,3% luyện 
nói đến lần thứ ba và 27% đã phải luyện 
tập đến trên bốn lần. Sinh viên đã thể hiện 
được tính kiên nhẫn và niềm vui của mình 
Kiểm tra rà soát 1. Nghe lại bài nói trước khi đăng tải
2. Kiểm tra lại bài nói qua các tiêu chí: nội dung, cách sắp xếp 
ý và cách sử dụng ngôn ngữ.
Sinh viên, 
bạn bè
Đánh giá 1. Đánh giá nội dung, cách tổ chức ý và sử dụng ngôn từ của 
Vlog.
2. Làm lại Vlog (nếu cần thiết)
Giảng viên 
và sinh viên
27Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
khi hoàn thành mỗi bài tập, ngay cả khi nó 
được coi là nhiệm vụ bắt buộc trong lớp 
học. “Sinh viên rất vui vẻ và tự tin về việc 
tạo ra Vlog của mình trông các bạn sinh 
viên rất vui” - Nhật kí giảng viên.
Thực tế, sử dụng Vlog như một công 
cụ cải thiện môi trường học tập và nhận 
được nhiều phản hồi tích cực từ phía sinh 
viên, giúp sinh viên chủ động hơn trong 
quá trình học tập và tăng cường động cơ 
học tập. Sinh viên sẵn sàng tự giác hợp tác 
để tạo ra sản phẩm của mình mà không 
quá bị phụ thuộc vào việc đánh giá kết quả 
như là một yêu cầu bắt buộc đối với từng 
bài. Do đó, sinh viên đã thể hiện được sự 
cam kết khi lập kế hoạch, thiết kế, sáng 
tạo và thực hiện các video clips của mình 
sau các bài học với nhiều ý tưởng sáng tạo. 
4.2. Vlog giúp nâng cao kĩ năng 
nói tiếng Anh cho sinh viên thông qua 
môi trường thực hành rèn luyện thường 
xuyên liên tục
Vlog là cầu nối giúp sinh viên ý thức 
về quá trình học tập ở trường và rèn luyện 
kĩ năng nói tiếng Anh trong môi trường 
riêng của mình ở nhà. Sự tích hợp đó thể 
hiện trên cả hai bình diện; đó là, nâng cao 
ý thức rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh như 
một quá trình liên tục và gắn môi trường 
riêng của cá nhân sinh viên với môi trường 
lớp học. Như là một yếu tố tất yếu, việc 
sinh viên càng thực hành nói nhiều thì họ 
càng cải thiện được kĩ năng nói và trau dồi 
vốn ngôn ngữ. 
Theo dõi quá trình thực hành Vlog 
của sinh viên, với tần suất thực hành từ một 
đến hai tuần cho một Video đã cho thấy sự 
cải thiện đáng kể của từng cá nhân về độ 
trôi chảy, tốc độ nói và kĩ thuật phát âm. 
Qua quan sát các sản phẩm video clip từ 
đầu kì đến cuối kì cho thấy sinh viên đã 
thành thạo với các câu đơn, đặc biệt việc 
giới thiệu bản thân đã được thực hành đều 
đặn vào đầu mỗi video clip mới trước khi 
đi vào nội dung chính. Với số lần thực hành 
không giới hạn và việc tự kiểm tra lại video 
của mình, sinh viên đã dần khắc phục được 
phần nào việc nói chậm, ngắc ngứ, mắt 
luôn nhìn vào trang giấy để đọc. Ở cuối kì 
học, sinh viên đã mạnh dạn hơn, tốc độ nói 
nhanh hơn và số lần ngắc ngứ giảm hơn 
nhiều. So sánh các số liệu thu được từ đầu 
kì, trung bình sinh viên nói được khoảng 
68 - 78 từ/ phút nhưng đến cuối kì tốc độ 
này nhanh hơn gần 85-90 từ/ phút. Mặc dù 
từ vựng ở giai đoạn đầu tương đối dễ, phần 
từ vựng ở các bài học về sau phần từ vựng 
ở mức độ khó hơn, sinh viên vẫn đạt được 
tốc độ nói nhanh hơn. 
Về kĩ thuật phát âm, sua khi phân 
tích các đoạn Video clips, cho thấy sinh 
viên đã biết sửa lỗi trong phát âm tiết cuối, 
trọng âm của từ, của câu và ngữ điệu để 
làm cho lời nói tiếng Anh trở nên mềm 
dẻo hơn, giúp cho người nghe thấy tự 
nhiên hơn. Ngoài ra, lỗi ngữ pháp trong 
việc thành lập câu cũng có nhiều cải thiện, 
cũng có thể do sinh viên có sự chuẩn bị 
trước nội dung nói của mình. Trong những 
clip đầu tiên, đa phần các câu nói của sinh 
viên cũng có lỗi về ngữ pháp hoặc ngữ 
âm. Tuy nhiên, qua quá trình thực hành hệ 
thống các bài luyện tập, sinh viên có thể 
hiện sự tiến bộ của mình đối với lỗi phát 
âm ở những video clip cuối kì.
Trong quá trình phối hợp, giảng viên 
đã giúp sinh viên tự nhận thức về thành 
công trong việc học tiếng Anh có liên quan 
đến quá trình rèn luyện thực hành liên tục. 
Tuy nhiên, mỗi sinh viên sẽ có từng điểm 
mạnh, điểm yếu riêng. Giảng viên đồng 
28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hành cùng sinh viên cả trong sự nhận thức 
về sự cải thiện tiến bộ cho dù ít hay nhiều 
của từng cá nhân trong việc nói tiếng Anh. 
“Sinh viên đã cải thiện việc sử dụng ngôn 
ngữ tiếng Anh của mình thông qua việc họ 
nói lưu loát hơn và tự tin hơn.”- Nhật ký 
giảng viên. Vào cuối kì học, khi được hỏi, 
sinh viên đều khẳng định sự tiến bộ của 
bản thân và của các bạn cùng lớp trong 
cách nói tiếng Anh, sinh viên ý thức được 
việc rèn luyện kỹ năng nói là một quá trình 
thực hành liên tục. 
Xét về môi trường thực hành, khi 
sinh viên thực hành Vlog ngay tại nhà hay 
ở những nơi yêu thích, sinh viên sẽ không 
phải chịu áp lực hoặc bị can thiệp, tác 
động của những yếu tố ngoại cảnh khiến 
bản thân không cảm thấy thoải mái. Với 
những clip đầu tiên, sinh viên thể hiện sự 
không thoải mái, khá căng thẳng, ngượng 
ngập và lúng túng khi trình bày bằng tiếng 
Anh. Ở cuối kì, sau khi sinh viên sử dụng 
chiến lược giao tiếp cho phép sinh tương 
tác với bạn bè, qua đó thấy được sự vui vẻ 
đầy năng lượng, điều đó chứng tỏ rằng sinh 
viên cảm thấy vui và đang cố gắng tích cực 
hoàn thành mục tiêu nói bằng tiếng Anh. 
Trong quá trình phát triển kỹ năng 
cho sinh viên giảng viên đã nhận ra được 
những lý do ảnh hưởng đến sự e ngại hay 
xấu hổ của sinh viên do những vấn đề hạn 
chế về ngôn ngữ như phát âm chưa tốt, 
trọng âm và ngữ điệu chưa chính xác, tự 
nhiên, thiếu từ vựng và ý tưởng để diễn 
đạt. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến 
thực hành nói của sinh viên và có thể làm 
hạn chế đến kết quả tiến bộ. Việc chọn giải 
pháp Vlog cho phép giảng viên có thể kết 
nối các sinh viên có môi trường học tập 
riêng, năng lực riêng, hoàn cảnh riêng để 
sinh viên được phát huy tối đa năng lực 
của mình và dần dần hoàn thiện các hạn 
chế. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy 
sự tự giác chủ động của từng các nhân là 
khác nhau và khi sinh viên thực hiện lặp 
lại từ ba lần trở lên các bài nói của mình, 
thì mức độ hưng phấn của người nói có sự 
giảm xuống. 
4.3. Lưu ý đối với giảng viên trong 
triển khai hoạt động Vlog cho sinh viên
Thảo luận với sinh viên về chủ đề: 
Để lập kế hoạch cho việc xây dựng Vlog, 
việc khó khăn nhất mà sinh viên phải đối 
mặt là lúc phải chọn một chủ đề cụ thể. Vì 
vậy, giai đoạn này giảng viên nên đưa ra 
một số chủ đề hoặc câu hỏi để sinh viên 
thảo luận và lựa chọn trước khi làm Vlog. 
Chẳng hạn: Một bài giới thiệu về bản 
thân, bài hướng dẫn về cách làm một món 
ăn hoặc cách sử dụng một thiết bị, một bài 
phỏng vấn người thân hoặc bạn bè, bài 
giới thiệu về quê hương, kể về một chuyến 
dã ngoại hoặc du lịch tới nơi yêu thích. 
Điều quan trọng đối với giảng viên là giúp 
sinh viên tạo được cảm hứng, có cảm nhận 
và có vốn từ vựng cần thiết để nói về các 
chủ đề đã thảo luận và thống nhất.
Khuyến khích sự sáng tạo: Khi sinh 
viên bắt đầu triển khai hình thành khái 
niệm về nội dung của chủ đề và những 
điều muốn truyền tải qua video, sinh viên 
sẽ viết dàn ý, dự thảo kịch bản và chỉnh 
sửa. Đặc biệt giảng viên không nên can 
thiệp vào các bước này để sinh viên luyện 
tập nói trước khi bắt đầu quay. Sinh viên 
cũng có thể được khuyến khích chỉnh sửa 
video trước khi đăng tải bằng cách chèn 
thêm hình ảnh, âm nhạc, hoặc những yếu 
tố có thể làm cho video thú vị hơn. Đây là 
bước sinh viên thực sự thể hiện sự sáng 
tạo và khả năng nói của mình.
29Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Trước khi phổ biến các bước để xây 
dựng video, để giúp sinh viên tự đánh giá 
và việc kiểm tra lại bài nói trước khi đăng 
tải video, giảng viên cần có một bảng tiêu 
chí để sinh viên kiểm tra lại nội dung xem 
liệu video của mình đã phù hợp và đáp ứng 
tiêu chí của giảng viên đưa ra hay chưa. 
Kể cả khi đã đăng tải xong, sinh viên có 
thể tự xem lại, kiểm tra và cập nhật.
Đánh giá phản hồi: Công tác đánh 
giá trước tiên cần được thực hiện mở, tức 
là sinh viên có thể tự sửa lỗi cho bản thân, 
tự đánh giá dựa trên sản phẩm của mình, 
hoặc có thể lấy đánh giá góp ý của bạn bè. 
Nếu như phát hiện lỗi sai hoặc chưa hài 
lòng sinh viên có thể làm lại Vlog. Các 
tiêu chí đánh giá của giảng viên nên đưa ra 
dưới dạng câu hỏi để phản ánh sản phẩm 
của sinh viên. Phiếu đánh giá đưa ra các 
bậc năng lực giỏi, tốt, khá, cần luyện tập 
kèm với thang đánh giá từ 1-10. Mục đích 
của việc đưa phiếu hướng dẫn đánh giá cho 
sinh viên là để khuyến khích sinh viên tạo 
ra các Vlog tốt đáp ứng đủ các tiêu chí. 
Phiếu đánh giá tập trung vào các kỹ năng 
nói như cách phát âm, trọng âm và âm điệu. 
Hơn nữa, các đánh giá trong quá trình học 
tập cũng được đưa vào phiếu đánh giá như 
sự tích cực và hào hứng, sự tiến bộ và sự 
tham gia tích cực của sinh viên. 
5. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho biết hiệu 
quả của việc sử dụng Vlog trong việc rèn 
luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên 
tại trường Đại học Điện lực được rút ra cụ 
thể như sau: 
- Vlog giúp tạo động lực và khuyến 
khích sinh viên: Vai trò của Vlog cũng 
như một mạng xã hội được sinh viên sử 
dụng hàng ngày, vì vậy sinh viên sẽ thích 
dùng để bày tỏ quan điểm, cảm xúc và sự 
ứng biến. Vlog dễ sử dụng, hỗ trợ hoàn 
thành sản phẩm bài tập nói dễ dàng, nhanh 
chóng, kích thích sinh viên hào hứng, tự 
tin khi luyện tập nói và bộc lộ bản thân. 
Việc Vlog có quan hệ mật thiết với việc 
dùng mạng xã hội và có ảnh hưởng tới tâm 
lý sinh viên khi họ chuẩn bị cho bài nói 
nên sinh viên sẽ thể hiện mặt tốt và tích 
cực của bản thân trong Vlog của mình. 
Do vậy nên việc dùng Vlog sẽ cải thiện rõ 
rệt việc bộc lộ thể hiện khả năng của sinh 
viên đặc biệt là kỹ năng nói.
- Vlog giúp sinh viên luyện nói 
nhiều hơn và tạo sự tự tin: Bằng cách đưa 
Vlog vào như một cách giảng dạy, sinh 
viên sẽ có cơ hội nói nhiều hơn ngoài lớp 
học. Vlog sẽ yêu cầu sinh viên phải nói 
và trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng 
Anh, tất yếu là khả năng nói sẽ dần tốt lên 
và cải thiện khả năng phát âm, trôi chảy 
lưu loát, hạn chế được sự ngập ngừng và 
tạo được sự tự nhiên hơn trong nói tiếng 
Anh sau quá trình thực hiện các Vlog.
- Vlog giúp rèn luyện thói quen tự 
học: Việc học dựa theo bài thực hành sẽ 
tạo dựng tính tự lập cho sinh viên. Vlog 
cũng là một trong các chiến lược của học 
dựa theo bài thực hành. Lợi ích của việc 
tự học là sinh viên có thể hiểu sâu bài học 
và quản lý được các ý tưởng liên quan đến 
bài học.
Kết quả nghiên cứu có thể là một 
cơ sở nhằm tác động đến thay đổi phương 
pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm 
giúp người dạy và người học đạt hiệu 
quả tốt hơn trong giảng dạy và học tập 
tại trường Đại học Điện lực, cụ thể là cần 
tăng cường ứng dụng công nghệ thông 
tin đa phương tiện vào giảng dạy nhằm 
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học. 
Dần dần chuyển sang phương pháp giảng 
dạy kết hợp giữa truyền thống (trên lớp) 
với học trực tuyến (ở nhà) ứng dụng các 
phần mềm, mà ở đây là Vlog nhằm giúp 
cho giảng viên giảm tải được khối lượng 
công việc giảng dạy trên lớp, tăng cường 
thời lượng cho các hoạt động thảo luận, 
seminar mà sinh viên chủ động được kế 
hoạch học tập của mình. Để đạt được điều 
này, giảng viên cần nâng cao năng lực ứng 
dụng các sản phẩm công nghệ thông tin 
vào giảng dạy một cách hiệu quả nhằm tạo 
cho sinh viên nhiều cơ hội để rèn luyện sự 
tự tin, phát triển bản thân, đặc biệt là trong 
quá trình rèn kĩ năng tiếng Anh. 
Khi nghiên cứu về những ưu điểm 
của Vlog, và một số thủ thuật trong khi ứng 
dụng Vlog để tối ưu hiệu quả giảng dạy và 
học tập kỹ năng nó i tiế ng Anh cho sinh 
viên Trườ ng Đạ i họ c Điệ n lự c nó i riêng và 
cá c trườ ng đạ i họ c ở Việ t Nam nó i chung, 
nhóm nghiên cứu cho rằng, việc dạy học 
thông qua ứng dụng Vlog sẽ hình thành và 
rèn luyện cho người học sự hiểu biết, chủ 
động điều khiển quá trình học tập của bản 
thân mình, phát huy nội lực tự học của con 
người để tạo nên cuộc cách mạng về học 
tập. Hiện nay, nhìn chung ở các trường đại 
học ở Việt Nam, vấn đề tự học đạt kết quả 
cao của sinh viên là một vấn đề mang tính 
thời sự, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh 
Covid 19 như hiện nay đòi hỏi nhiều yếu 
tố, nếu biết tận dụng ưu điểm, hiệu quả 
của công nghệ thì việc giảng dạy và học 
tập tiếng Anh sẽ trở nên hiệu quả hơn, chủ 
động học tập hơn, góp phần tăng cường 
ý thức trách nhiệm của người học đối với 
việc đào tạo của bản thân mình, là thực 
hiện dân chủ hoá trong giáo dục góp phần 
nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung. 
Tài liệu tham khảo: 
[1]. Brown, H.D. (1994). Teaching by 
principles: an interactive approach to 
language pedagogy. Englewood Cliff s, NJ: 
Prentice Hall Regents. 
[2]. Burns, A., & Joyce, H. (1997). Focus on 
speaking. Sydney: National Center for English 
Language Teaching and Research. 
[3]. David F.E.T (2018). Vlogging Through 
Digital Lessons: Enhancing Speaking in an 
EFL Blended Learning Environment. MA 
Thesis. 
[4]. Glynn, S. M., Taavẽsoobshirazi, G., & 
Brickman, P. (2007). Non-science majors 
learning science: A theoretical model of 
motivation. Journal of Research in Science 
Teaching, 44(8), 1088-1107
[5]. Klippel, F. (1991). Keep talking. 
Cambridge: Cambridge University Press
[6]. March, D. (2012) Blended Learning: 
Creating Learning Opportunities for 
Language Learners. New York: Cambridge 
University Press. 
[7]. Nunan, D. (1989). Designing tasks for 
the communicative classroom. Cambridge: 
Cambridge University Press.
Địa chỉ tác giả: Phó Trưởng phòng Quản lý 
Khoa học và HTQT Trường Đại học Điện lực. 
Email: oanhhtk@epu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfcac_buoc_nang_cao_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_sinh_vien_dai_ho.pdf