Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số biện pháp nâng cao kỹ

năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới,

bao gồm: tập cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh, cách phát âm, sử dụng ngữ điệu

khi nói, phát triển kỹ năng nói, quy trình luyện nói. Các biện pháp này cần được sử

dụng linh hoạt theo đối tượng học và mục tiêu của từng loại bài học cụ thể dựa theo

phương pháp dạy học tích cực.

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới trang 1

Trang 1

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới trang 2

Trang 2

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới trang 3

Trang 3

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới trang 4

Trang 4

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 03/01/2022 720
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới
Kỷ yếu hội thảo khoa học 33
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
ThS. Lưu Thanh Tú, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
ThS. Lê Hoài Thu, ThS. Nguyễn Thị Ngọc
Khoa Ngoại Ngữ, trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số biện pháp nâng cao kỹ 
năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, 
bao gồm: tập cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh, cách phát âm, sử dụng ngữ điệu 
khi nói, phát triển kỹ năng nói, quy trình luyện nói. Các biện pháp này cần được sử 
dụng linh hoạt theo đối tượng học và mục tiêu của từng loại bài học cụ thể dựa theo 
phương pháp dạy học tích cực. 
1. Mở đầu
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Quốc tế có tính thông dụng và là một công cụ giao 
tiếp thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, đặc biệt trong thời đại toàn cầu 
hoá. Môn tiếng Anh theo chương trình mới được xây dựng theo quan điểm lấy năng 
lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học. Theo đó, ở cấp tiểu học, môn tiếng 
Anh sẽ có 140 tiết/lớp (bình quân 4 tiết/tuần). Mục tiêu mà chương trình đề ra là sau 
khi hoàn thành chương trình môn tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể giao tiếp đơn 
giản bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh 
hai kỹ năng nghe và nói; có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh, bao gồm ngữ 
âm, từ vựng, ngữ pháp; hình thành cách học tiếng Anh 
Sau khi học xong môn tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt trình độ tiếng 
Anh bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngoài ra, học sinh 
có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 
Thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn 
hóa các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, hình 
thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong 
tương lai. Các nội dung dạy học ở bậc tiểu học cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng 
“hiểu, vận dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu 
cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những 
thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè Có thể giao tiếp đơn 
giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”;
Chương trình mới đề ra lấy học sinh làm trung tâm. Năng lực giao tiếp bằng tiếng 
Anh của học sinh sẽ được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, 
sáng tạo, nhưng hiện nay, tình trạng “thầy nói, trò nghe” thụ động vẫn phổ biến. Điều 
này đặt ra trong thời đại mới phải thay đổi phương pháp dạy và học. 
2. Một số yêu cầu trong day học học tiếng Anh ở bậc Tiểu học 
Nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được 
thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: hệ thống các chủ điểm (khái quát), các 
chủ đề (cụ thể); các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ điểm, chủ đề; danh mục 
Kỷ yếu hội thảo khoa học34
kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Nội dung văn hoá được dạy học lồng 
ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ điểm, chủ đề. Tiếng Anh ở cấp tiểu học (Em và 
những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế 
giới quanh em).
Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng 
Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp 
cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình 
thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc 
ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết.
Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng 
lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Hai đường hướng chủ đạo này quy 
định lại vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. Trong đường 
hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó bốn vai 
trò sau đây được cho là nổi bật: người dạy học và nhà giáo dục; người cố vấn; người 
tham gia vào quá trình học tập; người học và người nghiên cứu.
Những vai trò đã nêu trên đòi hỏi giáo viên có trách nhiệm xây dựng ý thức học 
tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với tư cách là những 
người học và về mục đích học tập của mình, giúp học sinh lựa chọn các phương pháp 
học tập phù hợp, giúp học sinh có quan niệm toàn diện về thế nào là biết một ngoại 
ngữ.
Trong chương trình giáo dục phổ thông học sinh phải tự học nhiều hơn học đến 
đâu thực hành đến đó. Yêu cầu về kỹ năng nói tiếng Anh đối với học sinh tiểu học: 
Biết cách hỏi cũng như trả lời các câu tiếng Anh ngắn liên quan đến nội dung, kiến 
thức đã được học. Biết cách dùng các từ vựng và các câu tiếng Anh cơ bản để giới 
thiệu về bản thân, gia đình, nhà trường cùng các hoạt động vui chơi và học tập khác.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách của 
học sinh sẽ thay đổi dựa trên những điều được học, những kinh nghiệm được tích lũy, 
cũng như những yêu cầu từ môi trường xã hội. Do đó, giáo viên phải tìm kiếm những 
phương pháp giáo dục cụ thể cho học sinh tiểu học.
3. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh
3.1. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
Ngay từ khi làm quen với tiếng Anh, tuy các em chưa có vốn từ vựng, nếu có thì rất 
hạn chế dù vậy giáo viên vẫn nên tăng cường nói tiếng Anh trên lớp, thường thường là 
các câu mệnh lệnh đơn giản như: Stand up, please/ Sit down, please/ Open your book, 
please/ Close your book, please/ Look at your book / the picture on page.../ Listen and 
repeat/ Come on/ Go to the board...
Nhìn chung, lúc đầu học sinh còn bỡ ngỡ nhưng dần dần qua các tiết các em cũng 
đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên.
Trong giờ học giáo viên nên dùng hình vẽ, cử chỉ, các hành động khác phi lời 
nói để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 35
có thể được kể cả dùng điệu bộ. Ví dụ:
+ Khi đưa từ “a cat’’giáo viên có thể vẽ phác họa nhanh con mèo, hay miệng mô 
phỏng tiếng kêu của con mèo, hay kết hợp xòe cả hai bàn tay làm bộ ria mép của mèo. 
Như vậy các em nhớ lâu hơn. Để học sinh nhớ nhanh và hiểu tiếng Anh thì nhất thiết 
các em phải sử dụng nó. Cái cách chép đi chép lại 1 câu, 1 từ mới không còn hữu dụng 
nữa. Mà khi các em học được 1 từ mới, một mẫu câu mới thì phải sử dụng nó ngay 
trong tình huống thực tiễn hàng ngày.
Do vậy phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng. Các em nên sử dụng 
tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Đừng làm cho học sinh sợ 
hay ngại nói tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ 
mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh. Chính sự mạnh dạn là điều học tốt Tiếng Anh. Dạy 
các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Ví 
dụ :
+ Can you say it again?
+ Can you repeat your question?
Mặt khác, giờ học tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng không gò bó 
về điểm số đánh giá kết quả học tập. Cô luôn khen học sinh, luôn hài lòng về học sinh. 
Dạy tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng đoán nghĩa 
của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp.
+ Can you guess the content of the dialogue ?
+ How do you answer it ?
+ How do you say when?
Phương pháp đóng vai rất quan trọng trong khâu này. Tổ chức luyện tập Tiếng 
Anh trong giờ học cho học sinh theo nhóm (Groupwork) hoặc theo cặp (Pairwork) là 
tốt nhất.
3.2. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình 
nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ 
liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để 
các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói. Tất nhiên không thể 
chuẩn như người bản xứ nói tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác 
nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa.
Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen 
phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, nếu các em bước đầu học tiếng Anh mà 
phát âm không đúng thì sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học 
và giao tiếp sau này.
3.3. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu khi nói
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người 
nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử 
dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. Thực sự ngữ điệu có 
ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc tiếp thu và hiểu đúng thông tin trong giao tiếp. Đặc 
Kỷ yếu hội thảo khoa học36
biệt là với tiếng Anh, ngữ điệu không chỉ giúp người nghe hiểu điều ta đang nói, mà 
còn thể hiện cả thái độ, ý tứ sâu xa của lời nói.
Nếu các em hiểu đúng, rèn luyện tốt cách nói trọng âm và ngữ điệu chuẩn thì sẽ 
vừa nói tốt tiếng Anh, vừa nghe tốt và hiểu đúng mọi ẩn ý sâu sắc của người nói trong 
giao tiếp.
3.4. Các loại hình thức luyện tập cho phát triển kỹ năng nói
a. Yes / No question: Câu hỏi đoán thông tin
b. Ask and answer: đặt câu hỏi và trả lời với Wh- question .
Các câu hỏi với từ để hỏi cho phép người nói tìm thêm thông tin về chủ đề mình 
quan tâm.
c. Dialogue build:
Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện. Học sinh xây dựng 
đoạn hội thoại rồi thực hành nói.
d. Substitution drills:
Giáo viên làm mẫu một tranh. Sau đó học sinh nhìn tranh rồi thay thế nội dung.
e. Chain drills :
- Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập.
- Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học sinh đó 
trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh 
tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ 
thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục.
f. Role play:
- Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của 
một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.
- Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu .
3.5. Các bước luyện nói cho học sinh
Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về 
cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các quy trình sau :
a. Chuẩn bị nói (Pre-Speaking)
 - Giới thiệu chủ đề của bài nói bằng cách đặt một số câu hỏi (Who, What. Where, 
How, why)
- Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để 
giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
b. Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking)
- Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói.
- Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên.
c. Luyện nói tự do ( Post-Speaking)
- Gọi một vài cặp học sinh thực hành nói.
- Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế.
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được học với 
những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Những hoạt động 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 37
của phần này thường là trò chơi, đóng vai. Phần này các em có thể sử dụng thêm 
những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em biết nhằm nâng cao kỹ năng nói cho các 
em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần.
4. Kết luận
Tiếng Anh mặc dù đã được quan tâm trong dạy học ở các cấp học từ khá lâu nhưng 
nhìn chung trình độ tiếng Anh hiện đang là hạn chế của học sinh và sinh viên Việt 
Nam. Điều này làm cho Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. 
Vì vậy, việc tăng cường năng lực tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nói, cho học sinh tiểu 
học là rất quan trọng để giúp các em định hình học tập đúng cách và phát triển ở các 
bậc học cao hơn. Vấn đề quan trọng là cần chuyển quá trình học tập thụ động sang 
học tập chủ động (tích cực) đối với với người học. Để thực hiện điều này, một số khía 
cạnh quan trọng cần quan tâm là tập cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh, cách phát 
âm, sử dụng ngữ điệu khi nói, phát triển kỹ năng nói, quy trình luyện nói. Các vấn đề 
này cần được sử dụng linh hoạt theo đối tượng học và mục tiêu của từng loại bài học. 
Tài liệu tham khảo
[1] 
chia-se-kinh-nghiem-ren-ki-nang-noi-tieng-anh-cho-hoc-sinh-t.html
[2] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=3866
[3] https://baotintuc.vn/giao-duc/chu-trong-phat-trien-nang-luc-giao-tiep-
tieng-anh-cua-hoc-sinh-20180125175802778.htm

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_hoc_sinh.pdf