Bài giảng Lịch sử Nhật Bản cổ đại
Cách đây hơn 10.000 năm lãnh thổ Nhật Bản và đất liền nối nhau ở phía nam qua Hàn Quốc và phía bắc qua Hokkaido và Sakhalin tạo thành một biển nội địa ở giữa
Những tổ tiên xa của tộc người Ainu của Nhật Bản hiện đại những thành viên đa dạng của nền văn hóa Jomon (10.000 – 300 TCN) để lại những di chỉ khảo cổ rõ ràng nhất.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Nhật Bản cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Nhật Bản cổ đại
đất nung mang đặc trưng của thời kì này. NGUỒN GỐC Nguồn gốc từ Trung Quốc: Một học thuyết ra đời vào đầu thời kỳ Minh Trị cho rằng văn hóa Yayoi do những người di cư từ Trung Quốc mang đến Nhật Bản Ba biểu tượng lớn của văn hóa Yayoi: gương và kiếm bằng đồng cùng chiếc ấn hoàng gia , cũng chính là những biểu tượng được sử dụng dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc. Từ năm 1996 - 1999, một đoàn khảo cổ đã so sánh những di chỉ thời Yayoi được tìm thấy ở Yamaguchi và Fukuoka với những di chỉ từ thời nhà Hán (202 TCN - 8) ở vùng biển thuộc tỉnh Giang Tô ở Trung Quốc và phát hiện rất nhiều điểm tương đồng giữa hộp sọ và chi của người Yayoi và người Giang Tô. Một học thuyết khác cũng ra đời vào đầu thời kỳ Minh Trị cho rằng văn hóa Yayoi được những dân cư di dân từ Triều Tiên mang đến Nhật Bản Đồ gốm thời Yayoi, những lăng mộ chôn cất người chết và cách bảo quản thực phẩm đã được phát hiện rất giống với đồ gốm ở phía nam Triều Tiên NGUỒN GỐC TỪ TRIỀU TIÊN (Một số lượng khá lớn cư dân đến từ Nhật Bản được phát hiện thấy ở phía nam Triều Tiên vào khoảng năm 300, gây ra những tranh cãi dữ dội giữa Triều Tiên và Nhật Bản ngày nay về việc ai là chư hầu của ai trong giai đoạn đó). CON NGƯỜI Các cư dân Yayoi đầu tiên được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc di dân qua Nhật Bản , xuất hiện ở miền Bắc Kyushyu và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản là Honshyu, nhanh chóng thay thế người Jomon bản địa. Ngoài ra cũng có những bằng chứng gây tranh cãi khác cho rằng, người Yayoi bắt nguồn từ Triều Tiên , một dòng nhập cư lớn những người làm nông nghiệp từ Hàn Quốc sang Nhật Bản đã áp đảo những cư dân bản địa sống bằng săn bắt hái lượm CON NGƯỜI N gười Yayoi trung bình cao hơn từ 2,5 đến 5 cm, với mắt hẹp, mặt dài và hẹp, sống mũi phẳng. Chân mày xếch hơn, mũi và sống mũi cao hơn. Người Jomon thường thấp hơn, với cánh tay dài hơn và chân ngắn hơn, mắt to hơn, mặt ngắn và rộng hơn Kết luận Có thể nói người Yayoi là sự pha trộn giữa người Jomon bản địa và những người di cư đến từ Trung Quốc/ Triều Tiên So sánh trực tiếp giữa hai bộ xương của thời Jomon và Yayoi cho thấy hai cấu tạo cơ thể có nhiều khác biệt đáng chú ý Đời sống sinh hoạt lao động Sản xuất canh tác: Do sự ra đời của nền nông nghiệp lúa nước, người Yayoi chọn những vùng đất thấp, ngập nước gần sông hồ để trồng lúa nước Chuyển dần từ vùng đất thấp bằng phẳng, đặc biệt là vùng đồng bằng sông hay ven biển để tiện làm công tác thủy lợi. Các nhà khảo cổ cũng tìm được những cổ vật được cho là công cụ dùng để canh tác nông nghiệp của người Yayoi như là: Khi đồ sắt được phổ cập thì các nông cụ có đầu nhọn bằng sắt cũng được lan truyền rộng rãi làm cho ruộng nước cũng biến dạng. Những hiện vật này đều được cho là sử dụng kỹ nghệ từ Trung Quốc và Triều Tiên truyền sang , đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong chế tác công cụ. Đồ gốm, so với gốm Jomon, gốm Yayoi mỏng hơn , chất liệu đất sét tốt hơn được nung ở nhiệt độ cao nên bền chắc và có màu nâu đỏ . Đồ gốm được làm bằng tay hoặc bàn xoay, dáng thon, tiện sử dụng, hoa văn trang trí đơn giản. Có sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại (chuông, gương, vũ khí đồng và vũ khí sắt). Nhờ có kim loại mà việc chế tác công cụ bằng các vật liệu khác dễ dàng hơn, kỹ thuật cao hơn làm tăng năng suất trong lao động sản xuất, tự vệ và sinh hoạt. Nhưng cũng tác động và gây ra sự phân hóa xã hội. Xây dựng nhà ở: Người Yayoi sống trong các ngôi nhà Tateana hình tròn hay hình vuông với bốn góc tròn. Ngoài ra để bảo quản thức ăn người Yayoi dựng các nhà kho kiểu nhà sàn và đào hố làm kho có che phủ bên trên. Trong cùng một khu vực cư trú đã xuất hiện sự khác biệt về quy mô giữa các ngôi nhà chứng tỏ đã có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Nghi lễ & Tín ngưỡng Văn hóa mai táng: Ở miền đông Nhật Bản, vào thời Yayoi sơ kỳ, người ta thường thấy có những ngôi mộ gọi là saisobo (tái táng mộ), trong đó có những chum vò đựng cốt người chết Hình thức “chôn lại” (cải táng) này và sự xuất hiện của loại mộ hình gò (phần khâu mộ) ở một phạm vi khá rộng rãi là hai đặc trưng của cách mai táng thời Yayoi Còn loại mồ gò đất khá thấp, hình tứ giác, chung quanh có mương rãnh bao bọc. Nó được gọi là mộ hình vuông có rãnh nước bọc (hokei shuukobo). Vào giai đoạn giữa và cuối của thời Yayoi, xuất hiện những gò đất cao (phần khâu) rõ ràng là vùng được khoanh ra đặc biệt dùng cho chôn cất. Đó là loại mộ hình gò (funkyuubo), thoạt đầu là mộ tập đoàn, chôn chung được nhiều người. Dần dần nó trở thành nơi chôn cất một cá nhân đặc biệt trong tập đoàn ấy. Sự thành lập các tiểu quốc và sự xuất hiện của nữ vương Himiko nước Yamatai . Sự thành lập các tiểu quốc: Ở những di tích thời Yayoi phát quật được, phát hiện được những ngôi mộ trong đó, ngoài kẻ được mai táng còn có chôn theo một số lượng lớn đồ phò táng, hay những ngôi mộ một mình chiếm trọn một gò đất lớn. Phía đối diện bên kia biển của quận Lạc Lãng đất Triều Tiên có người tộc Nụy (Oải, Oa) sinh sống. Họ phân tán thành hơn trăm nước. Theo định kỳ vài năm một lần, họ gửi sứ giả đến Lạc Lãng, mang theo cống vật gọi là để thăm hỏi.” * Nước Yamato ra đời: Có văn kiện ghi chép, có một cuộc tranh chấp rất lớn đã xảy ra trên đất Nụy vào khoảng cuối thế kỷ II. Vì cuộc nội loạn này không có cớ giải quyết cho ngã ngũ nên các tiểu quốc mới họp nhau lại và bầu một người phụ nữ làm nữ vương. Đó là nữ vương Himiko. Rốt cuộc, nội loạn dần dần ổn định lại và có khoảng 30 tiểu quốc họp nhau lại tạo thành một nhóm mà Yamatai đóng vai trò trung tâm. Là nữ vương của nước Yamatai, một vùng của nước Yamato cổ đại. Bà còn được gọi là Thân Ngụy Oa Vương Himiko theo một tôn giáo cổ gọi là Qủy đạo ( 鬼道; Kido) và người ta đồn đại rằng bà dùng thứ ma thuật này để trị quốc. Himiko ( 卑弥呼 , Hán-Việt: Ti Di Hô), không rõ năm sinh, mất vào khoảng năm 242 04 THỜI KỲ KOFUN ( 古墳時代 , Kofun jidai ) Thời kỳ Kofun (古墳時代, Kofun jidai ) bắt đầu từ khoảng 250 đến 538 sau Công nguyên, sau thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và Asuka tiếp theo đôi khi được gọi chung là thời kỳ Yamato. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. THỜI KỲ KOFUN ( 古墳時代 , Kofun jidai ) Kofun có nhiều hình dáng như tròn, vuông, trên trong dưới vuông, trước vuông sau tròn. Trong đó, loại trước vuông sau tròn có quy mô lớn nhất và được coi là loại mộ cổ điển hình của Nhật Bản. Một kofun thời kỳ sau có nắp bằng đất. Kofun Ishibutai ở Nara . Kofun hình nón Noge-Ōtsuka , Tokyo , đầu thế kỷ V THỜI KỲ KOFUN ( 古墳時代 , Kofun jidai ) Dựa vào đặc điểm về hình dáng, quy mô, cấu trúc của mộ cổ và các đồ tùy tang mà người ta chia văn hóa kofun làm ba thời kỳ chính: tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Trong đó trung kỳ là giai đoạn phát triển hưng thịnh của văn hóa kofun. Sự xuất hiện các mộ cổ có liên quan đến sự phân chia giai cấp và sự hình thành nhà nước cổ đại. Mộ Daisenryo, lăng mộ của Hoàng đế Nintoku, Osaka, thế kỷ V Kofun hình nón Noge-Ōtsuka, Tokyo, đầu thế kỷ V Đây là một thời kỳ nhập khẩu văn hóa. Tiếp tục từ thời Yayoi, thời kỳ Kofun được đặc trưng bởi ảnh hưởng mạnh mẽ từ Bán đảo Triều Tiên. Phật giáo và hệ thống chữ viết của Trung Quốc cũng đã được giới thiệu vào cuối thời kỳ này. Thời kỳ Kofun cũng ghi nhận sự tập trung chính trị sớm nhất ở Nhật Bản, khi gia tộc Yamato lên nắm quyền ở phía tây nam Nhật Bản và cuối cùng thành lập Hoàng gia. Gia tộc Yamato cũng giúp kiểm soát các tuyến thương mại trong khu vực. Về mặt chính trị sự ra đời của triều đình Yamato và sự mở rộng của nó sang các vùng Kyushu và Kanto là những nhân tố chính tiêu biểu cho thời kỳ này. Thời kỳ Kofun cũng là thời kỳ có sử thành văn đầu tiên ở Nhật Bản. Thời kỳ Kofun là một thời kỳ quan trọng trong việc biến Nhật Bản trở thành một nhà nước thống nhất và có tính dân tộc cao , xã hội quý tộc với các lãnh tụ quân sự ngày càng trở nên phát triển. Xã hội này phát triển nhất ở vùng Kinai, và vùng cực đông của phần biển chia cắt các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu. Kỵ binh thời kỳ Kofun mặc áo giáp, mang gươm và những vũ khí khác cũng như sử dụng các kỹ thuật quân sự hiện đại giống kỵ binh ở vùng Đông Bắc Á. Bằng chứng cho kết luận này được tìm thấy trong các đồ vật dùng cho đám tang (được gọi là haniwa, nghĩa đen là vòng đất sét) được tìm thấy ở hàng nghìn kofun trên khắp Nhật Bản. Tượng ngựa Haniwa, có yên và dây cương, thế kỷ VI. Lính Haniwa thời kỳ Kofun. Bảo tàng quốc gia Tokyo . Một tù trưởng Haniwa thời kỳ Kofun, Ibaraki , vào khoảng năm 500 . Bảo tàng Anh . Rất nhiều chất liệu văn hóa của thời kỳ Kofun có thể phân biệt được với giai đoạn cùng thời trên bán đảo Triều Tiên, cho thấy vào thời kỳ này Nhật Bản có liên hệ khá gần gũi về mặt chính trị và kinh tế với lục địa châu Á (đặc biệt là các triều đại ở phía Nam Trung Quốc) qua đường Triều Tiên. Những tấm gương bằng đồng được đúc từ cùng một khuôn cũng đã được tìm thấy ở hai bờ eo biển Tsushima. Trang sức thời Kofun tại Bảo tàng Anh Nón sắt thời Kofun Áo giáp sắt lót da thời Kofun THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) Vương quốc Yamato xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV ở miền tây nam đảo Honshu. Sự hình thành nhà nước Yamato là kết quả của quá trình chinh phục và chiếm đoạt đất đai của nhiều tiểu quốc và cử sứ thần sang Trung Quốc cầu phong Sự hình thành nhà nước Yamato là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Nhật Bản thời cổ đại. Người đứng đầu nhà nước này chính là tổ tiên của dòng họ Thiên Hoàng. Quyền lực của chính quyền trung ương và giai cấp thống trị ngày càng được củng cố. Sự phân hóa giai cấp diễn ra khá rõ rệt. THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) Đối lập với giai cấp thống trị trong nhà nước Yamato là các tầng lớp dân cư, có thể thấy rõ qua ba bộ phận: nô lệ , bộ dân và nông dân tự do . Nô lệ ở thời kỳ Yamato trở nên đông đảo hơn do nguồn nô lệ tù binh bắt được ngày càng nhiều trong các cuộc chiến tranh chinh phục. Nô lệ đã bắt đầu được sử dụng trong lao động sản xuất như khẩn hoang, đắp đập, đào đê, Giai cấp thống trị thấy được vai trò ngày càng quan trọng của sức sản xuất của nô lệ, nên đã dần dần bỏ tục chôn nô lệ theo chủ. Nhưng các nô lệ đều không có gia đình, tài sản riêng và phục thuộc hoàn toàn vào chủ như một thứ tài sản của chủ. Bộ dân là những người có địa vị xã hội cao hơn nô lệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng lại không phải là người hoàn toàn tự do. Họ bị trói chặt vĩnh viễn vào ruộng đất của các quý tộc nhưng họ vẫn có gia đình, tài sản riêng và chủ không có quyền bán hoặc giết họ. Nông dân tự do cũng rất dễ rơi xuống thân phận bộ dân hoặc nô lệ. Đến thời kỳ này, thế lực của giai đoạn quý tộc cũng phát triển hơn trước, nhất là từ thế kỷ VI, khi tầng lớp quý tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất công làm của riêng. Nhà nước Yamato hình thành trên cơ sở sáp nhập và thôn tính của nhóm tộc họ Yamato đối với các tộc họ (uji) khác. Triều đình Yamato đã thể hiện sức mạnh với các dòng họ khác ở Kyushu và Honshu, phong hiệu cho các lãnh chúa, một số được cha truyền con nối THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) Trong khi chỉ xưng vương với bên ngoài, các lãnh chúa tự gọi mình là Ōkimi (đại vương) trong thời kỳ này. Bản khắc chữ trên hai thanh gươm, thanh gươm Inariyama và thanh gươm Eta Funayama có ghi chữ Amenoshita Shiroshimesu ( 治天下 : trị thiên hạ) và Okimi ( 大王 : đại vương). Những người mang các thanh gươm đó cũng là những người cai trị các nhà nước. Thanh gươm Inariyama Khắc chữ “Đại vương” ( 大王 ) Khắc chữ “trị thiên hạ” ( 治天下 ) THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) Chế độ chính trị xã hội Nhật Bản thời kỳ Yamato được gọi là Shisei seido (chế độ Thị - Tính), được xây dựng trên cơ sở các UJI (thị) và KABANE (tính). Trong nước có nhiều thị tộc . Đứng đầu mỗi thị tộc là một vị tộc trưởng, được gọi là uji no kami (thị thượng), có vai trò điều hành các nghi lễ tế thần, thống lãnh các thành viên thị tộc và đai diện cho thị tộc trong các cuộc thương thuyết. Tình hình loạn lạc và chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên đã khiến nhiều người Triều Tiên, Trung Quốc di cư sang Nhật Bản . Triều đình Yamato gọi họ là TORAIJIN (độ lại nhân, nghĩa là những người vượt biển sang) hay KIKAJIN (quy hóa nhân, nghĩa là những người quy thuận triều đình Yamato). Chữ Hán đã được du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm. Những hiện vật khảo cổ học sớm nhất ở Nhật Bản có ghi chữ Hán là bài minh khắc trên chuông của bức tượng được lưu giữ lại thần xá Suda Hachiman (tỉnh Wakayama), bài minh khắc trên thanh đại đao tìm thấy ở di chỉ mộ cổ trên núi Edafuna (tỉnh Kumamoto), bài minh trên chiếc kiếm bằng sắt phát hiện được ở di chỉ mộ cổ trên núi Idari (tỉnh Saitama). Cùng với chữ Hán, những tư tưởng Nho giáo đã được truyền bá vào Nhật Bản. Đối với một vương triều mới thành lập và đang củng cố bộ máy nhà nước như Yamato, các học thuyết Nho giáo đã được hưởng ứng nhanh chóng. Vào khoảng giữa thế kỷ VI, tượng Phật và kinh Phật lần đầu tiên được truyền bá vào Nhật Bản. Trong khi đó, những quan niệm về Thần (kami) và các tín ngưỡng nguyên thủy vẫn tiếp tục được cư dân Yamato sùng bái. THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) Từ đầu thế kỷ VI triều đình Yamato bắt đầu cho soạn Teiki (Đế kỉ) ghi gia phả của Hoàng thất và Kyuji (Cựu từ) ghi lại các thần thoại lập quốc. Các tập tục như FUTOMANI (bói bằng xương hoặc sừng hươu), MISOGI (tẩy rửa ô uế), HARAI (cầu xin tránh tai họa, tội ác), được phổ biến trong cả thường dân và triều đình. MISOGI Việc truyền bá Phật giáo lúc đầu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của một số quý tộc quan lại trong triều đình Yamato và trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai dòng họ có thế lực nhất vốn đã mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị đó là Soga và Mononobe. Cuối cùng dòng họ Soga đã giành thắng lợi và từ đó bắt đầu thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. Trong các thế kỷ V, VI nhà nước Yamato đã liên tục vấp phải những khó khăn trong và ngoài nước. Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa kết thúc trong khi nội bộ triều đình bắt đầu lục đục. Thất bại ở bán đảo Triều Tiên là một biểu hiện của tình trạng suy yếu của chính quyền Yamato. Chế độ Thị - Tính đã trở nên không phù hợp, đòi hỏi một chế độ chính trị tập quyền cao hơn. THỜI KỲ KOFUN (Vương quốc YAMATO) THỜI KỲ KOFUN (Mở ra thời kỳ ASUKA) Vào nửa sau thế kỷ VI, triều đình Yamato lâm vào tình trạng suy thoái. Thời kỳ Kofun kết thúc mở ra thời kỳ Asuka. Nền văn hóa Nhật Bản trong thời kỳ này tiếp thu nhiều ảnh hưởng của văn hóa đại lục. Trong văn hóa Asuka không chỉ có các yếu tố văn hóa Trung Quốc, Triều Tiên mà còn kết hợp cả những ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư, Hi Lạp xa xôi, tạo nên một nền văn hóa Phật giáo hưng thịnh. AGRIGATOU NYA~~~ THANK YOU FOR LISTENING Do you have any question? AGRIGATOU NYA~~~ THANK YOU FOR LISTENING Do you have any question?
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_nhat_ban_co_dai.pptx