Đặc tính ''con gà đẻ trứng vàng'' trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam

Tóm tắt

Con gà đẻ trứng vàng là một cách nói ví von về sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để đặc

tính con gà đẻ trứng vàng mang lại hiệu quả cao cho ngành Du lịch Việt Nam thì cần phải hướng du

lịch Việt Nam đến sự phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là cần tiến hành khai thác, phát huy các nguồn

tài nguyên du lịch một cách có kế hoạch, song song với việc bảo vệ, khôi phục chúng. Đồng thời cần

phát triển nguồn nhân lực du lịch có trình độ và năng lực chuyên môn cao, có đủ điều kiện thuận lợi

để cống hiến cho sự nghiệp phát triển du lịch. Với những gì hiện có, cộng với mục tiêu phát triển bền

vững và những chiến lược hiệu quả cụ thể, Việt Nam có quyền hy vọng sẽ sớm trở thành trung tâm du

lịch quan trọng trong khu vực, đủ sức gây ấn tượng trên khắp thế giới vì một Việt Nam phát triển bền

vững và đáng tự hào.

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 1

Trang 1

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 2

Trang 2

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 3

Trang 3

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 4

Trang 4

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 5

Trang 5

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 6

Trang 6

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 7

Trang 7

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 8

Trang 8

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 9

Trang 9

Đặc tính con gà đẻ trứng vàng trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem tài liệu "Đặc tính ''con gà đẻ trứng vàng'' trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc tính ''con gà đẻ trứng vàng'' trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam

Đặc tính ''con gà đẻ trứng vàng'' trong phát triển bền vững du lịch Việt Nam
eo từng giai đoạn giống như 
định hướng về khai thác nguồn lực tự nhiên. 
Khai thác phải song song với bảo tồn, khôi 
phục các di sản, tránh tình trạng khai thác vô 
tội vạ khiến cho di sản ngày càng bị tàn phá và 
mất đi giá trị của chúng. Các cơ sở kinh doanh 
du lịch cần tiến hành khai thác di sản một cách 
bài bản, có đầu tư, tránh việc chạy theo lợi 
nhuận khiến cho du khách hiểu lầm về di sản 
và các giá trị của chúng. 
Chẳng hạn, nhiều điểm du lịch ở miền Tây 
Nam Bộ đang khai thác đờn ca tài tử phục vụ 
du khách tham quan nhưng còn ở quy mô đơn 
sơ, biểu diễn qua loa khiến cho khách trong 
nước không cảm nhận được nét đẹp của di 
sản và du khách nước ngoài, nếu không hiểu 
tiếng Việt, không hiểu văn hóa Việt Nam lại 
càng thấy nhạt nhẽo. Họ không biết di sản đó 
là gì, tại sao phải đưa ra phục vụ ở đây, nó có 
giá trị gì đối với người Việt Nam. Chúng tôi xin 
đề xuất các bước cần có khi phục vụ đờn ca 
tài tử ở các cơ sở kinh doanh du lịch như sau: 
1) Giới thiệu sơ lược về đờn ca tài tử và các giá 
trị văn hóa của loại hình nghệ thuật này bằng 
tiếng Việt và tiếng nước ngoài (cho khách nước 
ngoài, tối thiểu là bằng tiếng Anh); 2) Biểu diễn 
có bài bản và kèm theo lời giới thiệu ngắn gọn 
về các tiết mục biểu diễn để khách hiểu họ sắp 
được nghe cái gì, nhất là người nước ngoài; 3) 
Cho khách tham gia biểu diễn thử những bài 
bản đơn giản, đối với người nước ngoài thì chỉ 
cần cho họ tập làm quen với các giai điệu đơn 
giản. Hiện nay, ở một số điểm du lịch ở miền 
Tây Nam Bộ có kết hợp biểu diễn một vài bài 
hát nổi tiếng của các quốc gia của du khách 
bằng bộ nhạc cụ trong đờn ca tài tử. Đây là 
một sáng tạo rất hay giúp du khách gần gũi 
hơn với di sản.
3.3. Khai thác hiệu quả nhất nguồn nhân 
lực có chuyên môn và trình độ cao để phát 
triển du lịch, đồng thời không ngừng đào tạo, 
nâng cấp chất lượng của nguồn lực này
Nguồn nhân lực du lịch ở đây bao gồm 
người quản lý, người vận hành các hoạt động 
du lịch và cộng đồng địa phương nơi có hoạt 
Số 29 (Tháng 9 - 2019)86
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
động du lịch. Đội ngũ quản lý và vận hành cần 
được: 1) Đào tạo trình độ chuyên môn bắt kịp 
với xu hướng phát triển của đất nước và thế 
giới; 2) Tạo lập hệ giá trị văn hóa quản lý và vận 
hành các hoạt động du lịch tốt đẹp cho họ; 
3) Có kế hoạch đào tạo những ngoại ngữ cần 
thiết, tối thiểu là giao tiếp được, để nguồn lực 
nhân sự này phù hợp với các kế hoạch và từng 
loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp du 
lịch, phù hợp với bối cảnh phát triển ở từng địa 
phương có du lịch. 
Những người quản lý các hoạt động du 
lịch phải là người có tâm và có tầm, được biểu 
hiện thông qua các khía cạnh như: 1) Tự ý thức 
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn 
để xứng tầm quản lý, chủ động thực hiện các 
kế hoạch nghiên cứu thị trường để đưa ra 
chiến lược phát triển cụ thể cho doanh nghiệp; 
2) Tránh bè phái cục bộ và lợi ích nhóm hay lợi 
ích cá nhân trong quá trình làm việc, tránh việc 
quản lý nhân sự theo cảm tính; 3) Phối hợp với 
doanh nghiệp du lịch để xây dựng chính sách 
tuyển dụng, đãi ngộ, tạo điều kiện phát triển 
và duy trì nguồn nhân sự, nhất là nhân sự cấp 
cao để phục vụ cho công tác phát triển du lịch; 
4) Có tư duy mở và nhạy để bắt kịp thông tin 
và những đổi mới của thị trường du lịch trong 
nước cũng như trên thế giới. 
Tùy vào điều kiện thực tế của các doanh 
nghiệp, các tổ chức du lịch ở Việt Nam mà đội 
ngũ quản lý và nhân viên sẽ có các phương 
hướng hoạt động khác nhau. Ở thời điểm mới 
gia nhập thị trường, có thể sẽ còn nhiều khó 
khăn để phát triển đội ngũ, tuy nhiên, quan 
trọng là từng cá nhân trong đội ngũ phải tự 
ý thức được vai trò và trách nhiệm trong công 
việc. Trách nhiệm ở đây gồm trách nhiệm với 
bản thân, với tổ chức, với xã hội, với đất nước 
trong công tác du lịch. Để khiến họ ý thức 
được trách nhiệm và tự nguyện tham gia vào 
sự phát triển du lịch thì trước hết các tổ chức, 
doanh nghiệp du lịch cần đảm bảo nhu cầu 
kinh tế tối thiểu cho họ bằng chế độ lương 
bổng hợp lý. Kế đến là tạo điều kiện cho họ 
được nâng cao tay nghề, trình độ, mở ra nhiều 
cơ hội thăng tiến cho những người có khả 
năng. Mặt khác, các nhà quản lý khi đưa ra các 
chiến lược phát triển du lịch cần đảm bảo sự 
phát triển bền vững, tránh chạy theo doanh 
số, lợi nhuận nhất thời. Khi có bất kỳ vấn đề gì 
xảy ra đối với ngành, với nguồn tài nguyên tự 
nhiên và nhân văn phục vụ du lịch, thì người 
đầu tiên phải chịu trách nhiệm chính là đội 
ngũ quản lý du lịch. 
Ở đây, chúng tôi đưa cộng đồng địa phương 
vào nguồn nhân lực trong phát triển du lịch, 
vì thực tế từ trước đến nay họ luôn đóng vai 
trò rất quan trọng tại các điểm du lịch, tuyến 
du lịch như một bên tham gia không thể thiếu 
trong các hoạt động du lịch. Họ là người am 
hiểu nhất về tuyến điểm và địa phương du lịch, 
có thể hỗ trợ, tham gia vận hành các hoạt động 
du lịch ở địa phương. Các hoạt động tham 
quan, ăn uống, nghỉ ngơi của du khách ít nhiều 
đều phải tiếp xúc với người dân địa phương và 
cần đến sự tham gia của họ trong chừng mực 
nhất định. “Du khách sẽ có tour du lịch khám 
phá đúng nghĩa khi người dân địa phương chủ 
động tham gia, tham gia tích cực và có trách 
nhiệm vào các tour tuyến đó” [2, tr.11]. Vì thế, 
nếu nhà quản lý, nhà tổ chức, nhà nghiên cứu 
du lịch phối hợp tốt với họ sẽ thu được nhiều 
kết quả tích cực ngoài mong đợi trong công 
tác phát triển du lịch. Tuy nhiên, nếu xu thế du 
lịch phát triển nhưng nhận thức và kỹ năng về 
du lịch của cộng đồng địa phương lại không 
phát triển tương xứng, chẳng hạn, người dân 
không biết cách làm du lịch, không biết ứng 
xử khi gặp du khách nhất là người nước ngoài, 
không biết ngoại ngữ, không biết cách tận 
dụng hoạt động du lịch để phát triển bản thân, 
cộng đồng và địa phương; môi trường du lịch 
như nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, nhà hàng, 
cửa hàng do người dân quản lý không phục 
vụ tốt cho du khách, thì sẽ là những lực cản 
kìm hãm sự phát triển du lịch ở địa phương nói 
riêng, Việt Nam nói chung. 
Xuất phát từ vai trò quan trọng của cộng 
đồng địa phương trong phát triển du lịch, 
chúng tôi đề xuất một vài phương án để nâng 
cao chất lượng của nguồn lực cộng đồng địa 
phương như: 1) Các bên liên quan khác, nhất là 
chính quyền địa phương và các doanh nghiệp 
du lịch cần không ngừng phối hợp với cộng 
87Số 29 (Tháng 9 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đồng dân cư địa phương; 2) Hướng dẫn người 
dân địa phương làm du lịch bằng cách tiến 
hành mở các lớp đào tạo, các buổi nói chuyện 
chuyên đề để nâng cao trình độ và nhận thức 
của họ về du lịch, thường xuyên tuyên truyền 
các thông tin về du lịch đến người dân; 3) 
Khuyến khích người dân địa phương tham 
gia có trách nhiệm vào du lịch, hỗ trợ các hộ 
dân liên quan đến hoạt động du lịch của địa 
phương; 4) Đào tạo nhanh về ngoại ngữ giao 
tiếp cho những người dân trực tiếp tham gia 
vào hoạt động du lịch; 5) Chia sẻ lợi ích công 
bằng cho những hộ dân tham gia vào hoạt 
động du lịch. Nếu làm được những điều này 
thì cộng đồng địa phương sẽ là kênh trực tiếp 
đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển 
du lịch ở các địa phương.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chưa 
đề cập cụ thể đến yếu tố công nghệ mà gộp 
nó vào trong định hướng 3, vì nếu không có 
con người có trình độ cao để vận hành công 
nghệ hiện đại thì dù công nghệ có hiện đại thế 
nào cũng không thể phục vụ tốt cho du lịch 
Việt Nam. Hơn nữa, với những đặc thù riêng 
về nguồn tài nguyên của ngành cùng với 
điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp kinh 
doanh du lịch ở Việt Nam thì không thể đòi 
hỏi phải đạt được những thành tựu ứng dụng 
công nghệ cao như trong những ngành công 
nghệ, kỹ thuật, khoa học cao khác. Nói như thế 
không có nghĩa là chúng tôi bị lạc hậu giữa 
bối cảnh nhiều người đang hô hào về thời đại 
4.0. Chúng tôi vẫn ủng hộ các chính sách phát 
triển du lịch Việt Nam có sử dụng công nghệ 
cao, hy vọng vào một tương lai vận dụng công 
nghệ hiện đại vào phát triển du lịch, chẳng 
hạn trong kinh doanh nhà hàng - khách sạn 
hoặc trong hệ thống quản lý thông tin của các 
công ty lữ hành. 
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế của ngành 
Du lịch Việt Nam, công nghệ hiện đại vẫn chưa 
phải là yếu tố quyết định cho toàn bộ định 
hướng phát triển bền vững sắp tới của ngành. 
Đặc biệt là trong hầu hết các loại hình du lịch 
ở Việt Nam như du lịch di sản, du lịch sinh 
thái, du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, du 
lịch hành hương, du lịch về nguồn, thì đôi 
khi vận dụng công nghệ hiện đại có thể tạo 
ra những kết quả trái với mong đợi. Liên quan 
đến khía cạnh này, Ruth Benedict từng viết: 
“Các xã hội loài người ở khắp mọi nơi đã đưa ra 
sự lựa chọn trên cơ sở những thiết chế văn hóa 
của họ. Văn hóa này không coi trọng những giá 
trị vật chất; văn hóa khác lại coi nó là nền tảng 
của mọi khía cạnh hành vi. Trong xã hội này 
khoa học kỹ thuật xuất hiện thậm chí trong 
những khía cạnh cuộc sống cần thiết để đảm 
bảo sự sinh tồn; trong xã hội khác, không kém 
phần đơn giản, những thành tựu khoa học kỹ 
thuật tương tự lại là sự phức tạp và phù hợp với 
hoàn cảnh tốt đẹp đáng ngưỡng mộ” [5, tr.17]. 
Thời đại 4.0 nên được hiểu là khoảng thời gian 
người ta ứng dụng công nghệ hiện đại vào đời 
sống, mà muốn ứng dụng thì cần phải tạo ra 
được công nghệ, điểm này Việt Nam còn nhiều 
hạn chế. Hơn nữa, hiện nay vẫn đang trong 
giai đoạn đầu của thời đại 4.0, Việt Nam cần 
nhiều nỗ lực trên mọi phương diện để có thể 
trở thành đất nước mà ở đó công nghệ hiện 
đại là phần tất yếu của cả xã hội.
Kết luận
Cách nói con gà đẻ trứng vàng nên được 
xem là động lực và là mục tiêu phát triển bền 
vững của ngành Du lịch Việt Nam, không nên 
xem nó là mục tiêu lợi nhuận cần đạt được bất 
chấp những mặt trái trên phương diện kinh tế, 
văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên. Con gà 
là một động vật có thể đẻ được nhiều trứng, 
nhưng nếu con gà đó không đủ sức khỏe, 
không được nuôi dưỡng tốt thì liệu nó có thể 
tiếp tục đẻ, hơn nữa lại là đẻ trứng vàng - quả 
trứng khó tìm trong hàng ngàn quả trứng bình 
thường. Cách ví von này nhằm hàm chỉ ngành 
Du lịch Việt Nam cần được phát triển bền vững 
thật sự trên cơ sở bảo vệ những nguồn tài 
nguyên sẵn có của quốc gia, xây dựng và bổ 
sung thêm nguồn tài nguyên mới nếu có thể. 
Tài nguyên càng phong phú, càng đa dạng thì 
việc phát triển du lịch Việt Nam sẽ càng thuận 
lợi. Sự phát triển du lịch Việt Nam không sợ 
không có được kế hoạch hay chiến lược tốt, 
mà chỉ sợ không có nguồn lực để vận hành, khi 
đó dù có chiến lược hay đến mấy cũng không 
thể sử dụng được, không có kết quả tốt được.
Số 29 (Tháng 9 - 2019)88
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Các định hướng phát triển bền vững du lịch 
Việt Nam đều phải xoay quanh hai nhiệm vụ 
trọng tâm: khai thác đi đôi bảo vệ. Các nguồn 
tài nguyên du lịch cần được khai thác có định 
hướng rõ ràng theo từng giai đoạn, tránh tình 
trạng làm tổn hại đến khả năng duy trì và phục 
hồi của nguồn tài nguyên. Việt Nam có 54 
tộc người với 6 vùng văn hóa; mỗi tộc người, 
mỗi vùng văn hóa đều có những tài nguyên 
tự nhiên và nhân văn riêng tạo nên chỉnh thể 
bức tranh tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng. 
Những người quản lý và vận hành du lịch Việt 
Nam, nếu biết tận dụng tốt nguồn tài nguyên 
này theo định hướng vừa khai thác vừa bảo vệ, 
có thể khiến cho du lịch Việt Nam tiến xa hơn 
và lâu dài trong tương lai. Điều đáng quan tâm 
trong quá trình phát triển bền vững du lịch Việt 
Nam đó là cần có sự phối hợp hiệu quả giữa 
các bên liên quan trong tất cả các hoạt động 
du lịch. Việc tiến hành trao quyền phù hợp cho 
các bên để họ chủ động phối hợp và tham gia 
tích cực trong các dự án phát triển du lịch ở 
Việt Nam là một phương án hữu hiệu cần được 
thực hiện. Với tất cả nguồn tài nguyên đang 
có, nếu đi theo định hướng vừa khai thác vừa 
bảo vệ, cộng thêm đội ngũ nhân lực có tâm 
huyết, có trình độ và chuyên môn cao dưới 
đường lối, chính sách phù hợp của Nhà nước 
thì chắc chắn du lịch Việt Nam trong tương lai 
sẽ đạt được mục tiêu phát triển bền vững, có 
thể trở thành trung tâm du lịch của khu vực và 
nổi tiếng trên toàn thế giới.
L.T.A
(TS., Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh)
Tài liệu tham khảo
1. Lưu Tuấn Anh (2017), “Du lịch từ góc nhìn 
văn hóa”, Tạp chí Văn hóa và nguồn lực, số 11(3), 
tr.17-24.
2. Lưu Tuấn Anh (2018), “Cộng đồng địa 
phương trong công tác bảo tồn và phát huy các 
di sản văn hóa ở miền Tây Nam Bộ từ lý thuyết 
Các bên liên quan”, in trong Kỷ yếu Hội thảo quốc 
tế Hội nhập quốc tế về bảo tồn - Cơ hội và thách 
thức cho các giá trị di sản văn hóa, Nxb. Đại học 
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr.3-14.
3. Lưu Tuấn Anh (2019), “Vận dụng lý thuyết 
trò chơi trong phát triển sản phẩm du lịch từ các 
di sản văn hóa ở tỉnh Bình Phước”, in trong Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học Thực trạng và các nhân tố ảnh 
hưởng đến sản phẩm du lịch Bình Phước, lợi thế 
so sánh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du 
lịch Bình Phước, Trường Đại học Bình Dương, Bình 
Dương, tr.206-223.
4. Quốc hội Việt Nam (2017), Luật Du lịch, 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-
Xa-hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx
5. Ruth Benedict (1934), Patterns of Culture, 
Houghton Mifflin company, New York.
6. Stephen P.Robbins, Timothy A.Judge (2013), 
Organizational behavior, Pearson Education, 
United States.
7. Tổng cục Du lịch (2019), “Cơ sở lưu trú du 
lịch giai đoạn 2000-2018”, 
gov.vn/index.php/items/13461
8. Tổng cục Du lịch (2019), “Doanh nghiệp 
lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2018”, http://
vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13466
9. Tổng cục Du lịch (2019), “Khách du lịch nội 
địa giai đoạn 2000-2018”, 
gov.vn/index.php/items/13460
10. Tổng cục Du lịch (2019), “Khách quốc tế 
đến Việt Nam tháng 6 và 6 tháng năm 2019”, 
items/29458
11. Tổng cục Du lịch (2019), “Tổng thu từ 
khách du lịch giai đoạn 2000-2018”, http://
vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462
12. Khánh Trang (2018), “Thống kê du lịch có 
vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản 
lý và hoạch định chính sách phát triển ngành”, 
13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1999), Địa 
lý du lịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
14. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, 
Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 6 - 8 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 26 - 8 - 2019 
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 9 - 2019

File đính kèm:

  • pdfdac_tinh_con_ga_de_trung_vang_trong_phat_trien_ben_vung_du_l.pdf