Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán

5.1.1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán

Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố

trong một hệ thống. Mức độ liên hệ này được xác

định qua biên độ giao động từ 0 đến 1. Ở mức độ 0,

các yếu tố trong hệ thống không tồn tại bất kỳ mối

liên hệ nào. Khi đó hệ thống rơi vào tình trạng tan

rã hay vô tổ chức. Ở độ 1, ngược lại, các yếu tố

quan hệ chặt chẽ, khoa học và hệ thống hoạt động ở

mức độ tối ưu. Như vậy, ở tất cả các tổ chức, các

chủ thể luôn kì vọng tổ chức của mình đạt được cấp

độ 1.

Kiểm toán là một hệ thống, khi vận hành hệ thống

này để thực hiện hai chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến thì cần phải lưu ý

đến mối liên hệ giữa các yếu tố để hệ thống đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Các

yếu tố đó là các phương pháp kiểm toán thuộc 2 nhóm: kiểm toán chứng từ (gồm kiểm

toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (gồm

kiểm kê, điều tra, thực nghiệm). Tùy thuộc vào quan điểm của từng Kiểm toán viên

mà cách kết hợp các yếu tố trong tổ chức có thể khác nhau khi kiểm toán các đối

tượng cơ bản

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang xuanhieu 19900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
iệp 
Việt Nam hiện hành. 
Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán là hình thức biểu hiện các chức năng kiểm toán và 
thể hiện kết luận kiểm toán. 
Biên bản kiểm toán thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng 
phần kiểm toán báo cáo tài chính (biên bản kiểm tra tài sản, biên bản xác minh tài liệu 
hay sự việc). 
Biên bản kiểm toán thường cần có những yếu tố cơ bản sau: 
1. Khái quát lý do (mục tiêu) kiểm toán. 
2. Nêu cụ thể cơ cấu, chức trách của những người tham gia. 
3. Khái quát quá trình kiểm toán đặc biệt những diễn biến không bình thường. 
4. Tổng hợp kết quả kiểm toán. 
5. Kết luận kiểm toán (kèm theo các bằng chứng kiểm toán). 
6. Nêu kiến nghị. 
7. Ghi rõ thời gian lập biên bản. 
8. Tên và chữ ký của những người phụ trách. 
Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về báo 
cáo tài chính được kiểm toán phục vụ yêu cầu của những người quan tâm cụ thể. Nội 
dung cơ bản của một báo cáo cũng cần có những yếu tố cơ bản: 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 101 
1. Nơi gửi. 
2. Đối tượng kiểm toán. 
3. Cơ sở thực hiện kiểm toán. 
4. Kết luận kiểm toán. 
5. Nơi lập và ngày lập báo cáo. 
6. Chữ ký của kiểm toán viên. 
Kèm theo báo cáo kiểm toán có thể có “Thư quản lý” gửi cho người quản lý để nêu 
lên những kiến nghị của kiểm toán viên trong công tác quản lý. 
Ví dụ: Xem nội dung của Thư quản lý. 
5.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 
Tổ chức kiểm toán bao gồm 2 phân hệ: tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy 
kiểm toán. Tổ chức bộ máy kiểm toán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động 
linh hoạt nhằm thích ứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểm toán trong các 
cuộc kiểm toán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chức năng của kiểm toán. Phần 
này giới thiệu từ ý nghĩa, nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán đồng 
thời đề cập chi tiết các nội dung về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, tổ chức bộ máy 
kiểm toán độc lập và tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước. 
Nội dung chính: 
 Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức bộ máy kiểm toán. 
 Tổ chức các bộ máy kiểm toán: tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, tổ chức bộ máy 
kiểm toán độc lập, tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước. 
5.2.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức bộ máy kiểm toán 
Nguyên tắc 
 Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số 
lượng và bảo đảm yêu cầu, chất lượng phù hợp 
với từng bộ máy kiểm toán. 
 Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các 
phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài 
khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý 
thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép 
biện chứng về mối liên hệ. 
 Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên 
tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ thích ứng với từng 
bộ phận kiểm toán. 
Nhiệm vụ 
 Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán phù hợp với từng đơn vị kiểm toán. 
 Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình kiểm toán. 
 Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán 
– kiểm toán viên. 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
102 TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 
5.2.2. Tổ chức các bộ máy kiểm toán 
Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập 
Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh 
doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Đây là tổ chức duy nhất có 
thu phí kiểm toán. 
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập: 
 Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc lập 
để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan (ở Việt Nam 
chưa có mô hình văn phòng kiểm toán tư.) 
 Công ty kiểm toán là mô hình tổ chức bộ máy chủ yếu, thu hút số lượng lớn các 
kiểm toán viên độc lập, dưới hình thức là các công ty TNHH, công ty tư nhân và 
công ty hợp danh. 
Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước 
Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức nhà nước để thực 
hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công. 
 Trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập với hệ 
thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc 1 trong 2 hệ thống trên. 
o Mô hình kiểm toán nhà nước độc lập với Quốc hội và Chính phủ. 
Sơ đồ 5.1: Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội và Chính phủ 
o Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Quốc hội. 
o Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Chính phủ. 
Bộ máy Nhà nước 
Kiểm toán 
Nhà nước 
Quốc 
hội 
Chính 
phủ 
Toà 
án 
Các ban của quốc hội 
Các bộ của 
chính phủ 
Ban hành luật 
Duyệt Ngân sách 
Giám sát 
Bổ 
nhiệm 
Ghi chú: 
 : Liên hệ trong tổ chức 
 : Quan hệ chỉ đạo 
 : Quan hệ đặt hàng kiểm tóan 
 : Quan hệ kiểm toán 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 103 
 Trong quan hệ nội bộ, kiểm toán nhà nước lại có thể liên hệ theo chiều dọc và theo 
chiều ngang. 
o Liên hệ ngang: là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp (trung 
ương hoặc địa phương). Liên hệ này có thể trực tuyến hoặc chức năng. 
o Liên hệ dọc: có 2 mô hình chủ yếu: 
 Mô hình 1: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới ở tất cả 
các địa phương. 
 Mô hình 2: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới kiểm toán ở 
từng khu vực. 
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 
Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập 
ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nề nếp, kỷ cương quản lý trong đơn vị. 
Thông thường, kiểm toán nội bộ được lập ra do 1 tập thể thường bao gồm thành viên 
của hội đồng quản trị (không kiêm nhiệm chức vụ quản lý) và các chuyên gia am hiểu 
trong từng lĩnh vực. Kiểm toán nội bộ vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động 
kiểm toán nội bộ (nội kiểm), vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm 
toán từ bên ngoài (ngoại kiểm). 
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ: 
 Bộ phận kiểm toán nội bộ: thích hợp với các tổng công ty hoặc các doanh nghiệp 
có quy mô lớn. 
 Giám định viên: Một chuyên gia – thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
Sơ đồ 5.2: Mô hình tổ chức có bộ phân kiểm toán nội bộ 
5.3. Chuẩn mực kiểm toán 
Kiểm toán cũng được xem như một nghề cùng với các nghề khác. Mà trong tất cả mọi 
ngành nghề đều tồn tại các quy tắc, chuẩn mực nhằm điều tiết hành vi của các thành 
viên trong nghề theo một hướng nhất định bảo đảm uy tớn nghề nghiệp nói chung và 
để kiểm soát chất lượng công việc của các thành viên nói riêng. 
Nội dung chính: 
1. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán. 
2. Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi. 
3. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán. 
HỘI ĐỒNG 
QUẢN TRỊ 
TỔNG 
GIÁM ĐỐC 
ĐƠN VỊ 
SẢN XUẤT 
UỶ BAN 
KIỂM SOÁT 
PHÒNG BAN 
CHỨC NĂNG 
KIỂM TOÁN 
NỘI BỘ 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
104 TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 
5.3.1. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán 
Chuẩn mực: là những nguyên tắc hay tiêu chuẩn tối thiểu để các thành viên tuân theo 
và làm cơ sở đánh giá chất lượng công việc. 
Chuẩn mực kiểm toán: là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng 
công việc kiểm toán và cơ sở điều tiết hành vi của kiểm toán viên và các bên liên quan 
theo hướng đạo và mục tiêu xác định. 
Chuẩn mực kiểm toán có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, biểu hiện chủ yếu ỏ 2 
hình thức cơ bản: 
 Luật kiểm toán: là những chế định cụ thể do Quốc hội ban hành, và chính phủ sẽ 
ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. 
 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể: bao gồm những nguyên tắc cơ bản về 
nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. 
Ngoài ra, chẩn mực kiểm toán cụ thể là những hướng dẫn, những giải thích về 
những nguyên tắc cơ bản để kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo 
lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. 
5.3.2. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (Generally accepted 
auditing standards – GAAS) 
Chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận rộng 
rãi gồm mười chuẩn mực. Mười chuẩn này được 
chia thành 3 nhóm: nhóm chuẩn mực chung, nhóm 
chuẩn mực thực hành và nhóm chuẩn mực báo cáo. 
 Nhóm chuẩn mực chung: Nhóm này gồm 3 
chuẩn mực và được áp dụng trong tất cả các giai 
đoạn của một cuộc kiểm toán. Chúng bao gồm 
các chuẩn mực đào tạo nghiệp vụ và sự thành 
thạo chuyên môn, tính độc lập, cũng như sự thận trọng nghề nghiệp thích đáng. 
Cụ thể: 
o Việc kiểm toán phải do một người hay một nhóm được đào tạo nghiệp vụ 
tương xứng và thành thạo chuyên môn như một kiểm toán viên thực hiện. 
o Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán kiểm toán viên phải giữ 
một thái độ độc lập 
o Kiểm toán viên phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong suốt 
cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán). 
 Nhóm chuẩn mực thực hành: Ba chuẩn mực thực hành này yêu cầu kiểm toán 
viên phải tuân thủ khi thực hiện công việc kiểm toán thực tế. Những chuẩn mực 
này đề cập tới việc lập kế hoạch và giám sát công việc kiểm toán, đánh giá hệ 
thống kiểm soát nội bộ và thu thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực. Cụ thể: 
o Phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát chặt chẽ những 
người giúp việc nếu có. 
o Phải hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm toán nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán 
và xác định nội dung, thời gian và quy mô của các thử nghiệm sẽ thực hiện. 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 105 
o Phải thu được đầy đủ bằng chứng có hiệu lực thông qua việc kiểm tra, quan sát, 
thẩm vấn và xác nhận để có được những cơ sở hợp lý cho ý kiến về báo cáo tài 
chính được kiểm toán. 
 Các chuẩn mực báo cáo: Bốn chuẩn mực báo cáo cung cấp cho kiểm toán viên 
những chỉ dẫn để lập báo cáo kiểm toán. Những chuẩn mực này nhấn mạnh về việc 
báo cáo kiểm toán phải đưa ra được những vấn đề có liên quan tới tuân thủ các 
nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi, tính nhất quán, sự trình bày khai báo, 
và việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Cụ thể: 
o Báo cáo kiểm toán phải xác nhận bảng khai tài chính có được trình bày phù 
hợp với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi hay không. 
o Báo cáo kiểm toán phải chỉ ra các trường hợp không nhất quán về nguyên tắc 
giữa kỳ này với các kỳ trước. 
o Phải xem xét các khai báo trên bảng khai tài chính có đầy đủ một cách hợp lý 
không tra những trường hợp khác được chỉ ra trong báo cáo. 
o Báo cáo kiểm toán phải đưa ra ý kiến về toàn bộ bảng khai tài chính hoặc 
khẳng định không thể đưa ra ý kiến được kiến theo việc nêu ra lý do. Trong 
mọi trường hợp ký tên vào báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải nêu ra trong 
báo cáo đặc điểm cuộc kiểm toán và mức độ trách nhiệm của kiểm toán viên. 
5.3.3. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong các bộ máy 
kiểm toán 
Trong phân hệ Kiểm toán độc lập, các chuẩn mực 
nghề nghiệp cụ thể được dựa trên nguyên tắc chỉ 
đạo của kiểm toán quốc tế và các chuẩn mực được 
chấp nhận phổ biến (GAAS). Tuy nhiên, cũng còn 
tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia để từ đó 
hình thành hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể 
đối với kiểm toán độc lập của từng nước. 
Ngược lại, với Kiểm toán nhà nước, ngoài tính nghề nghiệp của kiểm toán viên còn 
đặc tính tổ chức của các cơ quan kiểm toán nhà nước. Cụ thể trong bộ máy nhà nước, 
ở những nước đã hình thành cơ quan Kiểm toán nhà nước (SAI) và hầu hết các cơ 
quan này đã gia nhập Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán nhà nước (INTOSAI). 
Trong tình hình đó, trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước trong bộ máy 
nhà nước trước hết đặt lên vai cơ quan kiểm toán nhà nước có gắn với trách nhiệm cá 
nhân của kiểm toán viên. Do đó, hệ thống chuẩn mực của kiểm toán nhà nước phải thể 
hiện trên cả 2 phía: Cơ quan Kiểm toán nhà nước và cá nhân kiểm toán viên. Cụ thể, 
với các chuẩn mực chung được chấp nhận phổ biến (GAAS), INTOSAI đã cụ thể hóa 
trong chuẩn mực của mình thành 2 loại: 
Loại I: Những chuẩn mực chung cho kiểm toán viên và cơ quan Kiểm toán nhà nước (SAI): 
1. Kiểm toán viên và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải có năng lực đáp ứng yêu cầu 
kiểm toán. 
2. Kiểm toán viên và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải độc lập. 
3. Kiểm toán viên và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải thận trọng trong lập kế hoạch, 
trong thu thập và đánh giá các bằng chứng, trong kết luận và lập báo cáo kiểm toán. 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
106 TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 
Loại II: Các chuẩn mực chung chỉ áp dụng cho cơ quan Kiểm toán nhà nước: 
1. Tuyển mộ nhân viên có trình độ phù hợp. 
2. Phát triển đào tạo cán bộ của cơ quan Kiểm toán nhà nước để có đủ khả năng thực 
hiện có hiệu quả nhiệm vụ của họ. 
3. Chuẩn bị các cẩm nang, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến các cuộc 
kiểm toán. 
4. Nuôi dưỡng các kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có trong nội bộ, kịp thời nhận biết và 
bổ khuyết những kỹ năng còn thiếu, phân phối và sử dụng các kỹ năng cho các 
nhiệm vụ kiểm toán phù hợp; lập kế hoạch kiểm toán sát đúng, giám sát thường 
xuyên, chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch... 
Kiểm toán nội bộ cũng có tính tổ chức cao biểu hiện trong mối liên hệ chặt chẽ về 
pháp lý giữa các thành viên với bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì vậy, trong chuẩn mực 
kiểm toán cũng có sự phân định trong mối liên hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và bộ 
phận kiểm toán nội bộ. 
Tính thống nhất và sự khác biệt giữa 3 phân hệ chuẩn mực: Kiểm toán độc lập, Kiểm 
toán nhà nước và Kiểm toán nội bộ có thể khái quát qua Sơ đồ 5.3 
Sơ đồ 5.3: Các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến 
4 
Đưa ý 
kiến 
(hoặc 
khẳng 
định 
không 
thể đưa 
ý kiến). 
Nếu rõ 
đặc 
điểm 
kiểm 
toán và 
trách 
nhiệm 
của KTV 
3 
Đánh 
giá tính 
đầy đủ 
của các 
khai 
báo 
kèm 
theo 
bảng 
khai tài 
chính 
2 
Chỉ ra 
trường 
hợp 
không 
nhất 
quán 
giữa 
các kỳ 
kế toán 
1 
Xác 
nhận 
bảng 
khai tài 
chính 
trình 
bày 
đúng 
nguyên 
tắc kế 
toán 
được 
chấp 
nhận 
rộng rãi 
Nhóm chuẩn 
mực báo cáo 
3 
Thu 
được 
bằng 
chứng 
đầy đủ 
và có 
hiệu lực 
2 
Hiểu 
biết đầy 
đủ hệ 
thống 
KSNB 
và chọn 
phép 
thử 
nghiệm 
1 
Lập kế 
hoạch 
chu đáo 
và giám 
sát 
người 
giúp 
việc 
Nhóm chuẩn 
mực thực hành 
ẩ
3 
Thận 
trọng 
thích 
đáng 
2 
Độc lập 
Nhóm chuẩn mực chung 
(Các chuẩn mực về kiểm toán viên) 
1 
Được 
đào tạo 
nghiệp 
vụ 
tương 
xứng và 
thành 
thạo 
Loại chuẩn mực chuyên ngành 
CÁC CHUẨN MỰC 
ĐƯỢC CHẤP NHẬN RỘNG RÃI 
 Bài 5: Tổ chức kiểm toán 
TXKTKI03_Bai5_v1.0015105212 107 
Tóm lược cuối bài 
 Tổ chức kiểm toán bao gồm: tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán. 
 Tổ chức công tác kiểm toán bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn 
thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán. 
 Tổ chức bộ máy kiểm toán bao gồm: tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước, tổ chức bộ máy 
kiểm toán nội bộ, tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập. 
 Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. 
 Xây dựng chuẩn mực kiểm toán cần dựa trên đặc điểm từng bộ máy kiểm toán cụ thể. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_5_to_chuc_kiem_toan.pdf