Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội

Để số liệu quyết toán ngân sách đảm bảo tính trung thực, hợp pháp, đảm bảo tính tuân thủ, tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực thì sau khi cơ quan quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) lập Báo cáo phải được cơ quan kiểm tra tài chính độc lập với cơ quan quản lý đánh giá, xác nhận. Cơ quan kiểm tra tài chính độc lập (cơ quan Kiểm toán nhà nước) đưa ra ý kiến một cách khách quan về các khía cạnh quyết toán và khẳng định rằng, Báo cáo quyết toán đảm bảo trung thực về mặt số liệu, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực. Đây là căn cứ quan trọng để Quốc hội, Hội đồng nhân dân sử dụng phục vụ hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 1

Trang 1

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 2

Trang 2

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 3

Trang 3

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 4

Trang 4

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 5

Trang 5

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 6

Trang 6

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 7

Trang 7

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 17700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội

Thực trạng và kiến nghị sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong hoạt động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội
phương pháp hạch toán, cân đối NSNN 
theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
b. Nguyên tắc thực hiện
Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất 
lượng hiệu quả việc sử dụng kết quả kiểm toán của 
KTNN trong hoạt động giám sát, phê chuẩn quyết 
toán NSNN hàng năm của Quốc hội cần tôn trọng 
các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, nguyên tắc tuân thủ
Tuân thủ thể chế chính trị của Nhà nước Việt 
Nam, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, cụ thể là tuân 
thủ quy trình, thủ tục quản lý NSNN, lập và phê 
chuẩn quyết toán NSNN; tuân thủ Luật lệ của Nhà 
nước Việt Nam, tuân thủ các chuẩn mực và cam 
kết quốc tế về kiểm toán trong nước và ngoài nước.
Hai là, nguyên tắc phù hợp
Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp tổ chức quản 
lý, phân công trách nhiệm trong hệ thống chính trị 
của Nhà nước Việt Nam; phù hợp năng lực và trình 
độ quản lý của nhà nước Việt Nam, của Quốc hội 
và của KTNN;
Ba là, nguyên tắc khả thi
Các giải pháp phải có tính khả thi trong thực tiễn.
Bốn là, nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả với chi phí 
thấp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất
Ngoài tất cả các yêu cầu trên, các giải pháp hoàn 
thiện pháp luật cần được xây dựng theo hướng tiết 
kiệm, hiệu quả nghĩa là chi phí thấp và đem lại kết 
quả cao nhất.
3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả 
việc sử dụng kết quả kiểm toán của kTNN trong 
hoạt động giám sát, phê chuẩn quyết toán NSNN 
của Quốc hội
a. Thống nhất nhận thức về giá trị KTNN
Nhận thức đúng, đầy đủ về giá trị kết quả 
KTNN là đánh giá và xác nhận độ tin cậy thông tin 
chứ không phải là tìm kiếm sai sót từ đó góp phần 
nâng cao hơn năng lực quản lý, sử dụng tài chính 
của đơn vị sử dụng NSNN. Nhận thức về giá trị kết 
quả KTNN trong thảo luận, giám sát và phê chuẩn 
quyết toán NSNN là căn cứ pháp lý hình thành ý 
kiến và chính kiến của Quốc hội và của Đại biểu 
quốc hội. Như vậy, cần nhận thức rằng, KTNN 
phải phục vụ vô điều kiện cho cơ quan dân cử, đại 
biểu dân cử, để thực hiện chức năng lập pháp, giám 
sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của 
đất nước về NSNN theo hiến định.
b. Hoàn thiện các quy định pháp lý về KTNN và 
quyết toán NSNN
Hoàn thiện các quy định pháp lý để thực hiện 
nhiệm vụ của KTNN trong lập và phê chuẩn quyết 
toán NSNN theo hướng: Kiến nghị UBTVQH 
bổ sung nhiệm vụ của KTNN trình ý kiến về dự 
toán NSNN khi sửa đổi Nghị quyết 387/2003/
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN72 Số 140 - tháng 6/2019
NQ-UBTVQH11 ban hành Quy chế lập, phê chuẩn, 
trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương 
án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn 
quyết toán NSNN; Đổi mới quy trình và hệ thống 
hồ sơ mẫu biểu kiểm toán liên quan đến nhiệm vụ 
trình ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự 
toán NSNN; hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán 
quyết toán NSNN phù hợp với quy định của Luật 
KTNN năm 2015, Luật Ngân sách nhà nước 2015. 
KTNN đẩy nhanh việc ban hành đồng bộ, đầy 
đủ các văn bản dưới Luật, đề cử mỗi đơn vị kiểm 
toán có ít nhất một chức danh có thẩm quyền là 
thành viên ban soạn thảo và phát triển chiến lược 
kiểm toán. KTNN thường niên tham gia vào việc 
xây dựng các văn bản pháp luật điều hành tại các 
cấp chính quyền địa phương có liên quan tới hoạt 
động kiểm toán, nhằm nâng cao vai trò của KTNN 
trong cải cách hành chính công.
c. Nâng cao chất lượng kiểm toán NSNN của 
KTNN
Trong bối cảnh hiện nay của KTNN, việc áp 
dụng một số giải pháp sau có thể góp phần quan 
trọng nâng cao chất lượng kết quả kiểm toán 
NSNN. 
Thứ nhất, thay đổi cách thức tiếp cận kiểm toán 
NSNN theo hướng đạt được mục tiêu kiểm toán 
xác nhận báo cáo quyết toán 
Trong kế hoạch trung hạn, KTNN cần quyết tâm 
đạt mục tiêu kiểm toán tài chính (xác nhận báo cáo 
quyết toán ngân sách), trên cơ sở hoàn thành mục 
tiêu kiểm toán tuân thủ và quan tâm đến kiểm toán 
hoạt động. Để đạt được mục tiêu xác nhận báo cáo 
quyết toán NSNN nên: 
i) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh 
đạo cơ quan KTNN, từ đó tạo sự đồng thuận, quyết 
tâm cao thực hiện mục tiêu đánh giá và xác nhận 
báo cáo tài chính.
ii) Xác định rõ mục tiêu xác nhận báo cáo quyết 
toán ngân sách trong nội dung kế hoạch kiểm toán. 
KTNN cần thay đổi quan niệm về mục tiêu kiểm 
toán và nhiệm vụ phải hoàn thành của một cuộc 
kiểm toán ngân sách.
iii) Kế hoạch kiểm toán NSNN cần chú trọng 
(về thời gian và nhân sự) kiểm toán tại các cơ quan 
quản lý tổng hợp để xác định trọng yếu kiểm toán 
và đáp ứng mục tiêu xác nhận số liệu quyết toán. 
iv) Một yếu tố không thể thiếu đó là trước khi 
triển khai kiểm toán, các đơn vị cần trang bị kiến 
thức và kỹ năng cho KTVNN để thực hiện nghiệp 
vụ xác nhận tính trung thực, hợp lý của số liệu 
quyết toán của từng cấp ngân sách. 
Thứ hai, tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi kiểm 
toán NSNN để thực hiện kiểm toán được nhiều 
hơn nguồn tài chính công, tài sản công
Hằng năm, KTNN chưa thực hiện kiểm toán 
ngân sách được toàn bộ các tỉnh, thành phố trực 
thuộc trung ương, và tại mỗi địa phương chỉ kiểm 
toán được một phần nhỏ ngân sách cấp huyện; tỷ 
lệ số xã được kiểm toán còn ít hơn. Quy mô kiểm 
toán như vậy ảnh hưởng đến chất lượng thông tin 
kiểm toán NSNN cung cấp cho Quốc hội do chưa 
phản ánh được toàn bộ tình hình quản lý, sử dụng 
NSNN. Chính vì vậy, cùng với nỗ lực đạt mục tiêu 
xác nhận báo cáo quyết toán NSNN của các đơn 
vị được kiểm toán thì KTNN cần xây dựng chiến 
lược và thực thi các giải pháp tích cực phát triển 
đội ngũ KTVNN đủ về số lượng và cao về trình độ 
chuyên môn để mở rộng quy mô kiểm toán NSNN 
hàng năm. 
Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ thông 
tin vào hoạt động kiểm toán NSNN.
Bên cạnh áp dụng các phương pháp kiểm toán 
mới, tiên tiến của thế giới, KTNN cần tăng cường 
ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán 
lĩnh vực NSNN để phù hợp với sự thay đổi của môi 
trường công việc tại các đơn vị được kiểm toán. 
Nên sớm hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử lưu 
trữ các thông tin cơ bản về đơn vị sử dụng NSNN, 
tình hình thực hiện kiểm toán các năm trước, các 
vướng mắc, kiến nghị, đề xuất và kết quả thực hiện 
kiến nghị đề xuất của KTNN. 
Thứ tư, từng bước xây dựng các Cẩm nang hoặc 
Sổ tay hướng dẫn kiểm toán NSNN.
Bên cạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản 
hướng dẫn Luật KTNN mới; hoàn chỉnh hệ thống 
các chuẩn mực, quy trình kiểm toán và cơ chế kiểm 
soát chất lượng kiểm toán, KTNN cần sớm nghiên 
cứu xây dựng và ban hành các Cẩm nang hoặc Sổ 
tay hướng dẫn kiểm toán đối với từng lĩnh vực chủ 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 73Số 140 - tháng 6/2019
yếu của NSNN: Kiểm toán công tác lập và giao dự 
toán ngân sách, Kiểm toán thuế, Kiểm toán đầu tư 
xây dựng cơ bản, Kiểm toán báo cáo quyết toán 
NSNN... Cẩm nang hoặc Sổ tay kiểm toán được xây 
dựng trở thành tài liệu tốt hướng dẫn thực hành 
kiểm toán cho KTV nhà nước, góp phần nâng cao 
trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và chuẩn 
mực trong xử lý nghiệp vụ cũng như đưa ra các kết 
luận, kiến nghị chính xác, đầy đủ, có tính khả thi, 
phù hợp đối với đơn vị được kiểm toán. Chất lượng 
thông tin kiểm toán vì thế dần được nâng cao.
d. Đa dạng hóa phương thức và hình thức cung 
cấp ý kiến của Kiểm toán nhà nước cho Quốc hội
Ngoài đáp ứng yêu cầu chính xác, trung thực, 
khách quan, thông tin kiểm toán cần được cung 
cấp một cách kịp thời, đầy đủ và có tính hệ thống 
cho Quốc hội. Tính dễ tiếp cận để khai thác, sử 
dụng cũng phải được đề cao. Bên cạnh báo cáo 
kiểm toán toàn văn, KTNN nên có báo cáo kiểm 
toán tóm tắt và bản trình bày về những điểm quan 
trọng mà KTNN phát hiện trong quá trình kiểm 
toán cùng với các kết luận, kiến nghị kiểm toán. 
Hình thức cung cấp thông tin kiểm toán, cũng 
cần được đa dạng và phù hợp với điều kiện thực 
tiễn. Trong bối cảnh hiện nay nên tăng cường ứng 
dụng công nghệ thông tin để truyền tải các kết quả 
kiểm toán. Cùng với các hình thức cung cấp thông 
tin kiểm toán đang áp dụng, KTNN có thể nghiên 
cứu để vận dụng hình thức gửi thông tin kiểm toán 
cho các đại biểu Quốc hội qua hòm thư điện tử để 
các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, các đại biểu 
Quốc hội thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng. 
e. Nâng cao chất lượng và giá trị thông tin của 
KTNN cung cấp cho Quốc hội
Một là, đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin 
của KTNN cho Quốc hội.
Để việc cung cấp thông tin của KTNN cho 
Quốc hội sát thực hơn với tình hình hoạt động của 
NSNN, KTNN cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 
TCNS và các Ủy ban khác của Quốc hội trong hoạt 
động giám sát, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán 
NSNN và các vấn đề có liên quan đến tài chính 
- ngân sách của Quốc hội. KTNN cần được mời 
tham gia các phiên họp toàn thể của Ủy ban TCNS, 
tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội và 
các Ủy ban khác đối với các vấn đề có liên quan 
đến tài chính - ngân sách. KTNN sẽ có ý kiến về 
mặt chuyên môn với tư cách là cơ quan kiểm tra tài 
chính công cao nhất về các vấn đề được bàn thảo 
trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan 
của Quốc hội. 
Các cuộc giám sát của Quốc hội, KTNN có 
thể cử cán bộ, Kiểm toán viên tham gia các đoàn 
giám sát theo yêu cầu của Quốc hội; thực hiện cơ 
chế thảo luận về kết quả kiểm toán đối với các bộ, 
ngành, địa phương trong hội đồng dân tộc, các Ủy 
ban khác của Quốc hội với sự tham gia của đại diện 
Bộ Tài chính, KTNN và lãnh đạo đơn vị được kiểm 
toán trước khi phê chuẩn quyết toán NSNN.
KTNN và Ủy ban TCNS tiếp tục nghiên cứu để 
sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp giữa hai cơ quan 
phù hợp với Luật KTNN và các văn bản pháp luật có 
liên quan. Một số nội dung bổ sung hoàn thiện như:
- Bổ sung phạm vi phối hợp phù hợp quy định 
tại Khoản 9, Điều 10 Luật KTNN “Giải trình về kết 
quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của 
Quốc hội theo quy định của pháp luật”. 
- Thúc đẩy sớm thời gian Ủy ban TCNS cung cấp 
cho KTNN dự kiến chương trình, kế hoạch giám 
sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy 
ban TCNS về lĩnh vực tài chính ngân sách có liên 
quan đến lập kế hoạch kiểm toán năm, những vấn 
đề cần chú trọng trong Kế hoạch kiểm toán năm.
- Chuẩn hóa các nội dung phối hợp phù hợp với 
nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN theo quy định của 
Luật KTNN.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung thông tin 
kiểm toán cung cấp cho Quốc hội, Ủy ban Thường 
vụ Quốc hội.
Cơ chế cung cấp thông tin của KTNN cho Quốc 
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những điểm, 
những nội dung và yêu cầu khác với cơ chế thông 
tin của KTNN cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban 
của Quốc hội. Trong các phiên họp toàn thể của 
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chương 
trình nghị sự thường rất kín với một khối lượng 
công việc lớn nên các thông tin KTNN cung cấp 
nhằm phục vụ cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội thường phải chọn lọc với những thông 
tin thật cần thiết, liên quan đến những vấn đề lớn 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN74 Số 140 - tháng 6/2019
về kinh tế, tài chính của Quốc gia, chẳng hạn như 
thông tin liên quan đến kinh tế vĩ mô, chính sách 
tài khoá, chính sách tiền tệ... Ngoài báo cáo tóm 
tắt kết quả kiểm toán năm, báo cáo kết quả kiểm 
toán năm, báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán 
NSNN, KTNN còn cần cung cấp các thông tin về 
kết quả kiểm toán chuyên đề cho Quốc hội, Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội, thậm chí có những báo cáo 
giải trình cụ thể về một vấn đề, lĩnh vực cụ thể để 
Quốc hội có góc nhìn da dạng, nhiều chiều trước 
khi đưa ra quyết định.
f. Quốc hội tăng cường cung cấp thông tin cho 
KTNN để có căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán, tổ 
chức hoạt động kiểm toán phù hợp
Để nâng cao tính hữu ích của thông tin kiểm 
toán, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc 
hội cần cung cấp thông tin để giúp KTNN xây dựng 
kế hoạch kiểm toán và bố trí nguồn lực thực hiện 
kiểm toán. Nguồn thông tin mà KTNN tiếp nhận 
từ phía Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể 
gồm một số loại thông tin cơ bản sau đây:
- Các thông tin về kết quả giám sát hoạt động 
kinh tế, tài chính của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội. 
- Các yêu cầu, định hướng giám sát hay các 
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các thông 
tin về quản lý tài chính - ngân sách mà Quốc hội, 
các cơ quan của Quốc hội có được trong hoạt động 
của mình.
- Các vấn đề quan trọng, nổi cộm về NSNN mà 
Quốc hội, công chúng đang quan tâm. 
Các thông tin trên cần được cung cấp cho 
KTNN để KTNN đề ra định hướng, mục tiêu, nội 
dung kiểm toán nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu 
của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đảm bảo 
việc kiểm toán đi vào trọng tâm, trọng điểm, cung 
cấp thông tin một cách thiết thực hiệu quả, tránh 
việc nguồn thông tin cung cấp cho Quốc hội, các cơ 
quan của Quốc hội dàn trải.
g. Hình thành bộ phận kiểm toán tại Quốc hội 
làm nhiệm vụ chuyên trách phân tích, đánh giá và 
định hướng sử dụng kết quả kiểm toán của KTNN.
Kết quả kiểm toán của KTNN là những vấn đề 
rất phức tạp, đòi hỏi phải có một kiến thức cơ bản 
về tài chính - ngân sách và các luật liên quan để có 
thể có cái nhìn đúng đắn, khách quan về các kết luận 
KTNN đưa ra. Vì trong số đó sẽ có một số kiến nghị 
chưa đủ thuyết phục, chính là nguyên nhân làm cho 
các đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện. Do vậy, 
đối với Quốc hội và ĐBQH cần thiết phải có một bộ 
phận hỗ trợ trong việc phân tích, đánh giá và định 
hướng sử dụng các kết quả kiểm toán của KTNN. 
Do vậy, trong quá trình làm việc, Tiểu ban này sẽ 
phải theo dõi các báo cáo kết quả Kiểm toán nhà 
nước gửi sang, theo dõi tình hình thực hiện kết quả 
kiểm toán và làm đầu mối làm việc với KTNN. Đây 
có thể coi là bộ phận chuyên trách làm đầu mối tiếp 
nhận, xử lý các thông tin do KTNN cung cấp.
Các thành viên trong Tiểu ban này yêu cầu phải 
có kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân sách 
và các lĩnh vực khác để có thể đọc, phân tích được 
các kết luận, kiến nghị của KTNN đưa ra, đánh giá 
được sự hạn chế trong các kết quả đó, để từ đó đề 
xuất với Quốc hội, ĐBQH những vấn đề tồn đọng 
liên quan đến tài chính ngân sách. Nhằm cung cấp 
cho ĐBQH những thông tin đầy đủ, chính xác, 
khách quan về kết quả đạt được về hạn chế, tồn tại 
về cả mặt cơ chế chính sách và cả những vi phạm 
của các đơn vị được kiểm toán, từ đó sẽ đề ra được 
các giải pháp, xử lý.
i.Tổng Kiểm toán nhà nước cần có vị trí trong 
phiên thảo luận và báo cáo quyết toán ngân sách 
của Quốc hội
Để kết quả triển khai thực sự có giá trị và được 
sử dụng khi Quốc hội tiến hành hoạt động giám 
sát, thảo luận về quyết toán NSNN. Tổng KTNN 
cần hiện diện và có vị trí ngồi độc lập tại các phiên 
họp của Quốc hội. Nhiệm vụ của Tổng KTNN là:
+ Công bố ý kiến chính thức của KTNN về các 
vấn đề có liên quan đến NSNN nói chung và quyết 
toán NSNN nói riêng;
+ Làm rõ thêm các ý kiến của KTNN khi các 
ĐBQH yêu cầu;
+ Giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của ĐBQH 
liên quan đến thông tin, các số liệu của báo cáo 
quyết toán và ý kiến của KTNN.
Ngày nhận bài: 14/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_kien_nghi_su_dung_ket_qua_kiem_toan_nha_nuoc_t.pdf