Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên

Hiểu bản chất của kiểm toán tài chính và vai trò của kiểm toán tài chính trong nền kinh tế.

• Phân biệt kiểm toán với những dịch vụ khác được cung cấp bởi các công ty kiểm toán độc lập.

• Mối quan hệ giữa kế toán với kiểm toán báo cáo tài chính ảnh hưởng tới thực hiện kiểm toán.

• Hiểu cơ cấu tổ chức kiểm toán độc lập và trách nhiệm của các kiểm toán viên trong kiểm toán.

• Quy trình kiểm toán tài chính.

• Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quan hệ với chủ thể ngoại kiểm thực hiện.

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang xuanhieu 14600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế - Phan Trung Kiên
v2.0018102210
BÀI 1: KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG 
NỀN KINH TẾ
PGS.TS. Phan Trung Kiên 
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v2.0018102210
Mục tiêu bài học
• Hiểu bản chất của kiểm toán tài chính và vai trò của kiểm toán tài chính trong nền kinh tế.
• Phân biệt kiểm toán với những dịch vụ khác được cung cấp bởi các công ty kiểm toán độc lập.
• Mối quan hệ giữa kế toán với kiểm toán báo cáo tài chính ảnh hưởng tới thực hiện kiểm toán.
• Hiểu cơ cấu tổ chức kiểm toán độc lập và trách nhiệm của các kiểm toán viên trong kiểm toán.
• Quy trình kiểm toán tài chính.
• Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quan hệ với chủ thể ngoại kiểm thực hiện.
2
v2.0018102210
Cấu trúc nội dung
3
1.1
Khái quát về kiểm toán và kiểm toán
báo cáo tài chính
Chủ thể thực hiện kiểm toán tài chính1.2
Chất lượng kiểm toán1.3
v2.0018102210
1.1. Khái quát về kiểm toán và kiểm toán 
Sự phát triển của kiểm 
toán báo cáo tài chính
1.1.1
Kiểm toán tài chính 
trong nền kinh tế
1.1.2
Phân biệt chứng thực, 
đảm bảo và kiểm toán 
báo cáo tài chính
1.1.3
4
v2.0018102210
1.1.1. Sự phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính
• Kiểm toán tài chính nói riêng hay kiểm toán nói chung chính là quá trình các kiểm toán viên thực hiện các
công việc khác nhau để tìm kiếm bằng chứng kiểm toán giúp cho anh ta đưa ra các ý kiến về đối tượng
được kiểm toán.
• Kiểm toán đầu tiên được thiết kế để kiểm tra sự trung thực của các cá nhân và trách nhiệm của họ.
• Sự phát triển của kiểm toán tài chính là tất yếu:
 Cách mạng công nghiệp dẫn tới sự phát triển của các doanh nghiệp lớn.
 Sự thay đổi trong nhận thức về kiểm toán.
 Môi trường thay đổi ảnh hưởng tới sự an toàn của các nhà đầu tư.
 Những giới hạn trong thông tin do kế toán cung cấp và người sử dụng.
5
v2.0018102210
1.1.2. Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế
6
• Theo đối tượng kiểm toán:
 Kiểm toán tài chính: Xem xét toàn bộ báo cáo tài chính có được trình bày khách quan trong quan hệ với
các đặc điểm cụ thể.
 Kiểm toán hoạt động: Đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý và tính tiết kiệm trong thực hiện
hoạt động.
 Kiểm toán tuân thủ: Xác định xem các quy định, chính sách, điều khoản hoặc những quy định của
Nhà nước được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán.
• Tiếp cận từ góc nhìn của người sử dụng thông tin kế toán:
 Sự xung đột về lợi ích giữa ban quản trị và người sử dụng thông tin tài chính.
 Thông tin trình bày về báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong các quyết định.
 Sự phức tạp trong quá trình chuẩn bị và bản thân quá trình kế toán.
 Khoảng cách giữa sự kiện xảy ra và sự phản ánh trên các tài liệu.
v2.0018102210
1.1.2. Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế
7
• Dưới góc độ tác nghiệp của kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập: Kiểm toán hướng tới đưa ra ý kiến
về sự trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính cũng như việc báo cáo tài chính có
được trình bày tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp
nhận hay không.
• Tiếp cận từ phía khách thể kiểm toán: Kiểm toán mang lại những lợi ích cho khách thể kiểm toán.
• Kiểm toán tài chính giúp doanh nghiệp:
 Thâm nhập vào thị trường vốn;
 Đạt được chi phí vốn thấp;
 Ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ sai sót và hành vi gian lận;
 Cải thiện hoạt động và hoạt động kiểm soát.
v2.0018102210
1.1.2. Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế
8
• Kiểm toán tài chính và kế toán tài chính
Kế toán – Trách nhiệm của ban quản trị
Kiểm toán -
Trách nhiệm của kiểm toán viên
Phân tích nghiệp vụ/sự kiện
Đo lường và ghi chép
Phân loại và tổng hợp dữ liệu
Đánh giá tính hợp lý
Lập báo cáo tài chính
Phát hành báo cáo tài chính và báo cáo 
kiểm toán
Hiểu về ngành nghề và hoạt động
Thu thập và đánh giá bằng chứng
Kiểm tra BCTC phù hợp với chuẩn mực kiểm toán
Trình bày ý kiến trên báo cáo kiểm toán
Phát hành báo cáo kiểm toán
Trình bày kiến nghị với Ban quản trị và 
Hội đồng giám đốc
v2.0018102210
1.1.3. Phân biệt chứng thực, đảm bảo và kiểm toán báo cáo tài chính
9
• AAA (1973) đưa ra định nghĩa kiểm toán:
 "Kiểm toán được hiểu là một quá trình mang tính hệ thống thu thập và đánh giá bằng chứng theo các cơ
sở dẫn liệu về những hoạt động kinh tế và những sự kiện để xác nhận chắc chắn về sự phù hợp giữa
các cơ sở dẫn liệu với những đặc tính (đã được xác định) và cung cấp kết quả cho người sử dụng.“
• Kiểm toán tài chính và khả năng có thể kiểm toán được:
Vấn đề ”khả năng có thể kiểm toán được” là gì?
 Hoạt động kiểm toán dựa trên giả thiết về dữ liệu về báo cáo tài chính là có thể kiểm tra được.
 Dữ liệu có thể kiểm tra được được hiểu là khi có hai hay nhiều cá nhân làm việc độc lập có thể đạt được
những kết luận tương tự nhau từ việc kiểm tra đối với dữ liệu ấy.
 Khả năng có thể kiểm tra có liên quan tính sẵn có của bằng chứng được kiểm tra.
v2.0018102210
1.1.3. Phân biệt chứng thực, đảm bảo và kiểm toán báo cáo tài chính (tiếp theo)
10
• Khái quát về quy trình hình thành ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính
 Giai đoạn I: Liên quan tới việc xem xét chấp nhận một khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán một
khách hàng đã kiểm toán năm trước;
 Giai đoạn II: Khi một khách hàng được chấp nhận, kiểm toán viên cần thực hiện những thủ tục đánh giá
rủi ro;
 Giai đoạn III: Thu thập bằng chứng về hiệu lực hoạt động của kiểm soát nội bộ từ thử nghiệm kiểm soát;
 Giai đoạn IV: Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán về tài khoản, những công bố, cơ sở
dẫn liệu;
 Giai đoạn V: Hoàn thành cuộc kiểm toán.
v2.0018102210
1.1.3. Phân biệt chứng thực, đảm bảo và kiểm toán báo cáo tài chính (tiếp theo)
11
• Kiểm toán - Chứng thực - Đảm bảo
 Chứng thực là gì?
Chứng thực tương tự như kiểm toán, nó gồm cả việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng để có sự
đảm bảo chắc chắn về sự phù hợp giữa một số cơ sở dẫn liệu và những đặc tính có thể đo lường được,
sau đó là phát hành báo cáo chỉ ra sự phù hợp ấy.
 Thế nào là dịch vụ đảm bảo?
Chức năng đảm bảo cho phép kiểm toán viên phát hành một báo cáo không chỉ về độ tin cậy và khách
quan của thông tin mà còn về sự thích hợp và tính kịp thời của thông tin.
• Ví dụ:
 Kiểm toán báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán hàng năm của công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán.
 Kiểm tra báo cáo tài chính giữa niên độ kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
v2.0018102210
1.2. Chủ thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Tổ chức cung cấp dịch 
vụ kiểm toán bên ngoài
1.2.1
Kiểm toán viên hành 
nghề và những yêu cầu 
cần thiết
1.2.2
Những tổ chức ảnh 
hưởng tới nghề nghiệp 
kiểm toán
1.2.3
12
v2.0018102210
1.2.1. Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán bên ngoài
• Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán bên ngoài:
 Là những công ty kiểm toán độc lập hoặc công ty kế toán;
 Cung cấp dịch vụ kiểm toán và những dịch vụ khác có liên quan;
 Mô hình tổ chức và hoạt động được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, Luật kiểm toán độc lập;
 Có 3 mô hình tổ chức công ty phổ biến: Công ty hợp danh; Công ty tư nhân; Công ty TNHH.
• Một công ty kiểm toán thường được tổ chức theo mô hình trực tuyến:
 Chủ phần hùn;
 Giám đốc kiểm toán;
 Kiểm toán viên cấp cao;
 Kiểm toán viên;
 Trợ lý kiểm toán.
13
v2.0018102210
1.2.2. Kiểm toán viên hành nghề và những yêu cầu cần thiết
14
• Kiểm toán viên là những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với
công việc đó.
• Phân loại theo chủ thể thực hiện: Kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên nội bộ và Kiểm toán viên
Nhà nước.
• Kiểm toán viên độc lập: Chuẩn mực về chuyên môn; Chuẩn mực về đạo đức; Quản lý chất lượng.
• Kiểm toán viên có trách nhiệm như thế nào?
 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai sót của đơn vị;
 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên;
 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam.
v2.0018102210
1.2.2. Kiểm toán viên hành nghề và những yêu cầu cần thiết
15
• Kiểm toán viên:
 Trách nhiệm của kiểm toán viên trong một cuộc kiểm toán được xác định là kiểm tra, chuẩn bị và trình
bày ý kiến về báo cáo tài chính.
 Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các sai phạm ở đơn vị.
• Nhà quản lý chịu trách nhiệm như thế nào?
 Trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự ở từng quốc gia.
 Trách nhiệm hình sự:
Kiểm toán viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm của mình.
v2.0018102210
1.2.2. Kiểm toán viên hành nghề và những yêu cầu cần thiết
16
Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên độc lập ở nước ta
• Luật kiểm toán độc lập: "Kiểm toán viên phải lập, ghi ý kiến nhận xét, ký và chịu hoàn toàn trách nhiệm về
các ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán...”
• Trước đó, được quy định trong Nghị định 104, Thông tư 22:
 "... kiểm toán viên vi phạm quy chế kiểm toán, vi phạm luật pháp thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ có thể bị
thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì những vi phạm thiếu sót mà
gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì kiểm toán viên phải bồi thường thiệt hại,..."
v2.0018102210
1.2.2. Kiểm toán viên hành nghề và những yêu cầu cần thiết (tiếp theo)
17
Cơ sở cho thực hành kiểm toán
• Chuẩn mực kiểm toán là gì?
 Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát
sinh trong quá trình kiểm toán giữa kiểm toán viên và các bên có liên quan theo hướng và mục tiêu
xác định.
 Điều tiết hành vi kiểm toán viên và các bên liên quan.
 Có sự tham gia của nhiều tổ chức trong ban hành chuẩn mực.
 Có sự khác nhau giữa các quốc gia.
v2.0018102210
1.2.3. Những tổ chức ảnh hưởng tới nghề nghiệp kiểm toán 
18
• Quốc hội.
• Ủy ban giám sát kế toán các công ty đại chúng.
• Ủy ban chứng khoán.
• Hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán.
v2.0018102210
1.2.3. Những tổ chức ảnh hưởng tới nghề nghiệp kiểm toán 
19
• Tại Mỹ
 IAASB (thuộc IFAC): Ban hành Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế.
 PCAOB: Ban hành Chuẩn mực kiểm toán cho những công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Mỹ.
 AICPA: Ban hành Chuẩn mực kiểm toán cho những công ty không phải là công ty đại chúng (nonpublic).
 GAO ban hành Chuẩn mực kiểm toán cho các đơn vị thuộc Chính phủ.
• Tại nước ta
 Bộ Tài chính: Soạn thảo và ban hành Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam – VSA.
 Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA.
v2.0018102210
1.3. Chất lượng kiểm toán 
Khái quát về chất lượng 
kiểm toán
1.3.1
Yêu cầu kiểm soát chất 
lượng kiểm toán và giảm 
rủi ro từ những vụ kiện
1.3.2
20
v2.0018102210
1.3.1. Khái quát về chất lượng kiểm toán
21
• GAO (2003), một cuộc kiểm toán chất lượng là cuộc kiểm toán được thực hiện:
“Trong quan hệ với những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) để đảm bảo một cách
hợp lý về việc những báo cáo tài chính được kiểm toán và những công bố liên quan được trình bày phù hợp
với nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) và không có sai phạm trọng yếu do sai sót hoặc
gian lận.”
v2.0018102210
1.3.1. Khái quát về chất lượng kiểm toán (tiếp theo)
22
• Chất lượng kiểm toán.
Hội đồng lập báo cáo tài chính (The Financial Reporting Council - FRC) đã phát triển khung chất lượng kiểm
toán gồm 5 tiêu chí cụ thể của chất lượng kiểm toán:
 Văn hóa công ty kiểm toán;
 Kỹ năng và chất lượng của nhóm thực hiện kiểm toán;
 Hiệu lực của quy trình kiểm toán;
 Độ tin cậy và tính hữu dụng của lập báo cáo kiểm toán;
 Những nhân tố bên ngoài kiểm soát các kiểm toán viên ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán.
v2.0018102210
1.3.2. Yêu cầu kiểm soát chất lượng kiểm toán và giảm rủi ro
• Cải thiện và đạt được chất lượng kiểm toán có thể giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán giảm thiểu
những vấn đề phát sinh liên quan tới kiện tụng, bồi thường vật chất,
• Việc thực hiện chất lượng kiểm toán thường gắn với việc thực hiện những yêu cầu để đảm bảo chất lượng
kiểm toán cụ thể.
• Yêu cầu kiểm soát chất lượng: Có 6 yêu cầu liên quan
 Duy trì sự độc lập của kiểm toán viên;
 Thực hiện những chương trình rà soát;
 Phát hành thư thực hiện hợp đồng kiểm toán;
 Quyết định chấp nhận một khách hàng kiểm toán;
 Đánh giá những giới hạn của công ty kiểm toán;
 Sử dụng tài liệu kiểm toán chất lượng.
23
v2.0018102210
Tổng kết bài học
• Khái quát về kiểm toán và kiểm toán tài chính.
• Chủ thể thực hiện kiểm toán tài chính.
• Chất lượng kiểm toán.
24

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_bai_1_kiem_toan_tai_chinh_trong_nen_kinh.pdf