Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách

4.1. Khái niệm, mục đích và phân loại dự toán

4.1.1. Khái niệm dự toán

Qua tình huống trên chúng ta nhận thấy việc lập dự toán ngân sách là không thể thiếu

được trong xã hội và đối với doanh nghiệp.

Dự toán là một bảng kế hoạch chi tiết, trong đó mô tả việc sử dụng các nguồn lực tài

chính và kinh doanh của một kỳ nào đó trong tương lai. Hệ thống dự toán của một

công ty không dựa trên việc ghi chép các nghiệp vụ thực tế đã phát sinh. Trái lại, hệ

thống dự toán chủ yếu dựa trên cơ sở các dự báo từ các bộ phận trong doanh nghiệp.

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong

việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức. Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những

khoản thu chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh một kế hoạch

cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị.

Dự toán là một bản viết tóm tắt chính thức (hay là báo cáo) các kế hoạch quản lý cho

một thời kỳ cụ thể trong tương lai, thể hiện qua các thuật ngữ tài chính. Thông thường,

nó đưa ra các phương pháp cơ bản nhằm kết nối các mục tiêu đã thỏa thuận trong toàn

bộ doanh nghiệp. Một khi được chấp nhận, dự toán sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho

việc đánh giá các hoạt động.

Như vậy, dự toán thúc đẩy tính hiệu quả và ngăn chặn sự hao hụt và không hiệu quả.

Nó là một công cụ kiểm soát (phần này sẽ được đề cập ở bài 5).

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 8480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách

Bài giảng Kế toán quản trị - Bài 4: Lập dự toán ngân sách
 kho vải cần thiết 
cuối tháng được cộng với tổng nhu cầu cho sản xuất trong tháng để tính ra toàn bộ số 
vải cần có trong tháng. Cuối kỳ, ta lấy tổng số vải cần có trong tháng (–) số vải tồn 
kho đầu tháng để tính ra số vải cần mua trong tháng. 
Từ dự toán của sản xuất, công ty dự định sản xuất 650 áo trong tháng 10, nên số vải 
cần cho sản xuất sẽ là 1.560 (650 × 2,4m). Ngoài ra do công ty cần có số vải tồn kho 
cuối kỳ là 25% nhu cầu cho tháng kế tiếp. Trong tháng 10, mức tồn kho cần có cuối 
kỳ sẽ là 963m2 (25% × 3.852). Vậy tổng số vải cần mua để phục vụ sản xuất sẽ là 
2.133m2 (1.560 + 963 – 390). Giá của một mét vải là 12.000 đồng nên tổng trị giá vải 
mua trong tháng 10 sẽ là 2.133m2 × 12.000đồng = 25.596.000 đồng. 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
92 ACC304_Bai 4_v2.0013107209 
Bảng 4.5: Dự toán mua nguyên vật liệu vải 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
Thực tế Dự toán 
 Tháng 
9 
Tháng
10 
Tháng
 11 
Tháng 
 12 
Quý 4 
Tháng 
1/N+1 
Số lượng sản xuất 840 650 1.605 2.245 4.500 2.425 
Số vải cho 1 sản phẩm (m2) 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 
Tổng số vải cần cho sản xuất (m2) 2.016 1.560 3.852 5.388 10.800 5.820 
Cộng: số vải cần có cuối kỳ (25%) 390 963 1347 1.455 3.765 1.635 
Tổng nhu cầu về vải (m2) 2.406 2.523 5.199 6.843 14.565 7.020 
Trừ: Số vải tồn kho đầu kỳ (m2) 504 390 963 1.347 2.700 2.745 
Tổng số vải cần mua trong kỳ (m2) 1.902 2.133 4.236 5.496 11.865 4.275 
Đơn giá vải (1.000 đồng) 12 12 12 12 12 12 
Tổng trị giá vải cần mua (1.000đ) 22.824 25.596 50.832 65.952 142.380 51.300 
4.3.4. Dự toán nhân công 
Dự toán nhân công là việc xác định nguồn nhân lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản 
xuất của đơn vị. 
Ví dụ: Theo các kỹ thuật viên xác định, mỗi cái áo cần 1,2 giờ công lao động trực tiếp 
với đơn giá trung bình là 22.000 đồng/ giờ công. 
Bảng 4.6: Dự toán nhân công 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tổng sản phẩm sản xuất 840 650 1.605 2.245 4.500 
 Giờ công cho một sản phẩm 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 
 Tổng số giờ công cần có 1.008 780 1.926 2.694 5.400 
 Đơn giá giờ công 22 22 22 22 22 
 Tổng chi phí nhân công 22.176 17.160 42.372 59.268 118.800 
Khi đó, lấy tổng số sản phẩm cần sản xuất trong tháng nhân (×) 1,2 ta có tổng số giờ 
công cần có với đơn giá trung bình 22.000 đồng ta có tổng chi phí nhân công. 
4.3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung 
Dự toán chi phí sản xuất chung cung cấp một bảng kê tất cả các khoản chi phí sản xuất 
ngoài nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
ACC304_Bai 4_v2.0013107209 93 
Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến các hoạt động phục vụ cho quá trình sản 
xuất mà khó xác định mối liên hệ của chúng đến một sản phẩm cụ thể nào, nói cách 
khác, thông thường người ta xác định tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung tuỳ 
theo đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của đơn vị như giờ công, lượng doanh thu 
Ví dụ: Xét tình huống của công ty Hưng Thịnh: 
Giả sử công ty ước tính tỷ lệ chi phí sản xuất chung là 40.000 đồng trên một giờ công 
trực tiếp. Mà mỗi một áo cần 1,2 giờ công trực tiếp, từ đó xác định được tổng số giờ 
công cần có nhân (×) 40.000 đồng ta sẽ có tổng chi phí sản xuất chung. 
Bảng 4.7: Dự toán chi phí sản xuất chung 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tổng sản phẩm sản xuất 840 650 1.605 2.245 4.575
 Giờ công cho một sản phẩm 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
 Tổng số giờ công cần có 1.008 780 1.926 2.694 5.490
 Chi phí sản xuất chung cho 1 giờ công 40 40 40 40 40
 Tổng chi phí nhân công 40.320 31.200 77.040 107.760 219.600
Sau khi hoàn thành các dự toán nguyên vật liệu, nhân công và sản xuất chung, nhà 
quản trị có thể ước tính giá thành sản phẩm bằng cách cộng các khoản chi phí nguyên 
vật liệu chính, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, chúng ta sẽ xác định 
được giá thành của sản phẩm. 
4.3.6. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là bản dự toán bao gồm các 
khoản chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm của một doanh nghiệp và chi phí 
quản lý chung toàn doanh nghiệp. 
Với bản dự toán này, nhà quản lý có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức 
doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu. 
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chi phí 
biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo khối lượng sản 
phẩm tiêu thụ tuy nhiên chi phí biến đổi lại có thay đổi. Thông thường chi phí biến đổi 
sẽ được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên doanh thu như tiền hoa hồng bán hàng. 
Việc xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính qua 
2 bước: (1) dùng doanh thu bán hàng dự toán nhân (×) tỷ lệ chi phí biến đổi; (2) chi 
phí cố định cộng (+) chi phí biến đổi để xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí 
quản lý doanh nghiệp dự toán. 
Ví dụ: Xét tình huống công ty may Hưng Thịnh, giả sử công ty ước tính chi phí biến 
đổi là 15% trên doanh thu bán hàng và chi phí cố định là 12.000.000 đồng/ tháng thì 
sẽ thu được bảng dự toán chi phí như sau: 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
94 ACC304_Bai 4_v2.0013107209 
Bảng 4.8. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
(chi phí hoạt động) 
Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Thực tế Dự báo 
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tổng doanh thu 144.000 80.000 240.000 352.000 672.000 
 Chi phí biến đổi trên một đồng 
doanh thu 
15% 15% 15% 15% 15% 
 Tổng chi phí biến đổi 21.600 12.000 36.000 52.800 100.800 
 Chi phí cố định mỗi tháng 12.000 12.000 12.000 12.000 36.000 
 Tổng chi phí hoạt động 33.600 24.000 48.000 64.800 136.800 
Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến ở bảng 4.1 áp dụng số liệu chi phí bán hàng và chi 
phí quản lý doanh nghiệp là 136.800.000 đồng là dựa vào kết quả tính toán ở bảng 4.8. 
4.3.7. Dự báo dòng tiền 
Dự báo dòng tiền là việc ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt một kỳ 
kế toán. 
Tiền ước tính thu vào được cộng với số tiền công lúc đầu kỳ, sau đó trừ đi tiền ước 
tính chi ra để xem tiền thừa hay thiếu. Thông thường dự toán dòng tiền được lập cho 
12 tháng nên nhà quản trị sẽ căn cứ vào đó để nắm rõ sự thay đổi tiền trong cả kỳ kế 
toán năm để có biện pháp cân đối dòng tiền trong cả năm. Dự toán dòng tiền cũng có 
thể giúp nhà quản trị ra những quyết định ngắn hạn và dài hạn về quản lý tiền. Ví dụ, 
nhà quản trị có thể lựa chọn việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán với lợi ích cao 
hơn thay vì chi trả ngay các khoản nợ chưa đến hạn trả. 
Ví dụ: Xét tình huống công ty may Hưng Thịnh, giả sử công ty muốn có mức tiền tối 
thiểu còn lại cuối mỗi tháng ít nhất là 100 triệu đồng. Ta sẽ có bảng dự toán dòng tiền 
của công ty như sau: 
Bảng 4.9: Dự đoán dòng tiền 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tiền có lúc đầu kỳ 100.000 103.762 137.662 100.000 
 Cộng: Tiền thu vào 99.200 192.000 318.400 609.600 
 Trừ: Tiền chi ra 108.438 158.100 265.752 532.290 
 Tiền nhàn rỗi/Thiếu hụt 90.762 137.662 190.310 177.310 
 Cộng: Vay 13.000 0 0 13.000 
 Trừ: Trả nợ 0 0 -13.000 -13.000 
 Tiền còn lại cuối kỳ 100.000 103.762 137.662 177.310 177.310 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
ACC304_Bai 4_v2.0013107209 95 
Để lập được bản dự toán dòng tiền kỳ này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được 
lịch trình thu tiền và lịch trình chi tiền trên cơ sở doanh thu bán hàng và giá trị hàng 
mua vào trong kỳ. Nguyên tắc kế toán được sử dụng để xác định lịch trình dòng tiền là 
nguyên tắc cơ sở dồn tích, tức là kế toán sẽ ghi nhận doanh thu phát sinh nghiệp vụ 
mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền. 
Ví dụ: Công ty may Hưng Thịnh thường thu tiền bán hàng như sau: 
70% doanh thu bán hàng trong tháng. 
30% doanh thu bán hàng của tháng trước. 
Dựa vào dự toán bán hàng và tình hình thanh toán công nợ của khách hàng trước đây 
để lập lịch trình thu tiền. 
Bảng 4.10: Lịch trình thu tiền 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Thực tế Dự báo 
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tổng doanh thu 144.000 80.000 240.000 352.000 672.000 
 Thu tiền tháng 9 100.800 
 Thu tiền tháng 9 43.200 43.200 
 Thu tiền tháng 10 56.000 56.000 
 Thu tiền tháng 10 24.000 24.000 
 Thu tiền tháng 11 168.000 168.000 
 Thu tiền tháng 11 72.000 72.000 
 Thu tiền tháng 12 246.400 246.400 
 Cộng 99.200 192.000 318.400 609.600 
Ví dụ: Công ty may Hưng Thịnh thường thanh toán tiền hàng như sau: 
50% cho hàng mua của tháng này. 
50% cho hàng mua của tháng sau. 
Trước khi xác định dòng tiền chi ra cho việc mua các nguồn lực, ta phải xác định tổng 
các nguồn lực mua vào như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung, chi 
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp từng tháng từ các tháng dự toán mua. 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Nguồn 
 Nguyên liệu 22.824 25.596 50.832 81.432 Bảng 5 
 Nhân công 22.176 17.160 42.372 59.268 Bảng 6 
 Sản xuất chung 40.320 31.200 77.040 107.760 Bảng 7 
 Chi phí bán hàng và quản lý 
doanh nghiệp 33.600 24.000 48.000 64.800 Bảng 8 
 Cộng 118.920 97.956 218.244 313.260 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
96 ACC304_Bai 4_v2.0013107209 
Từ các thông số này ta có: 
Bảng 4.11: Lịch trình chi tiền của công ty Hưng Thịnh 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Quý 4 
 Tổng chi trong tháng 118.920 97.956 218.244 313.260 629.460 
 Chi tiền tháng 9 59.460 
 Chi tiền tháng 9 59.460 62.460 
 Chi tiền tháng 10 48.978 48.978 
 Chi tiền tháng 10 48.978 48.978 
 Chi tiền tháng 11 109.122 109.122 
 Chi tiền tháng 11 109.122 109.122 
 Chi tiền tháng 12 156.630 156.630 
 Tổng tiền chi ra 108.438 158.100 265.752 532.290 
4.3.8. Các dự toán báo cáo tài chính 
Gồm các báo cáo tài chính dự kiến, Bảng cân đối kế toán dự kiến, và Báo cáo lưu 
chuyển tiền tệ dự kiến. Những dự toán này trình bày các kết quả tài chính của các hoạt 
động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán. 
Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh: Là một tài liệu phản ánh lợi nhuận dự kiến trong 
năm kế hoạch, nó được sử dụng để so sánh, đánh giá quá trình thực hiện sau này của 
doanh nghiệp. 
Bảng 4.12: Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh Quý 4 năm 200N của 
 Công ty may Hưng Thịnh 
 Doanh thu bán hàng 672.000.000 
 Giá vốn hàng bán 495.600.000 
 Lợi nhuận gộp 176.400.000 
 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 136.800.000 
 Lợi nhuận thuần 39.600.000 
Dự toán Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán kỳ 
trước và các bảng dự toán được thiết lập ở những phần trên. 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
ACC304_Bai 4_v2.0013107209 97 
Bảng 4.13: Dự toán Bảng cân đối kế toán quý 4 kết thúc 
 ngày 31 tháng 12 năm 200N của Công ty may Hưng Thịnh 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 30/9/200N 31/12/200N 
 TÀI SẢN 
 Tiền 100.000 74.310 
 Phải thu khách hàng 43.200 62.400 
 Hàng tồn kho 
 Nguyên vật liệu 2. 592 11.016 
 Thành phẩm 5.900 73.754 
 Tài sản cố định 700.000 700.000 
 Tổng tài sản 851.692 921.480 
NGUỒN VỐN 
 Phải trả người bán 66.982 97.170 
 Nguồn vốn kinh doanh 600.000 600.000 
 Lợi nhuận chưa phân phối 184.710 224.310 
 Tổng nguồn vốn 851.692 921.480 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
98 ACC304_Bai 4_v2.0013107209 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Dự toán là một công cụ chủ yếu cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, và ra quyết định trong hầu hết 
các tổ chức. Các hệ thống dự toán được sử dụng để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, thúc đẩy việc 
giao tiếp và hợp tác trong tổ chức, phân bổ các nguồn lực, kiểm soát hoạt động và lợi nhuận, và 
đánh giá hiệu quả thực hiện công việc. 
Một hệ thống gồm nhiều dự toán về tất cả các hoạt động của một tổ chức cho một kỳ trong tương 
lai được gọi là dự toán chủ đạo. Việc lập hệ thống dự toán chủ đạo bắt đầu bằng dự toán tiêu thụ, 
trình bày thông tin dự báo về việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tới. Dựa trên dự toán này, các dự 
toán hoạt động sẽ được thiết lập. Các dự toán này được soạn thảo nhằm cung cấp kế hoạch sản 
xuất cũng như dự kiến về việc mua sắm và sử dụng nguyên vật liệu, lao động, và các nguồn lực 
khác. Cuối cùng, các dự toán báo cáo tài chính sẽ được thiết lập nhằm cung cấp thông tin dự kiến 
về tình hình tài chính của tổ chức trong tương lai. 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
ACC304_Bai 4_v2.0013107209 99 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Hãy giải thích vì sao dự toán sẽ thúc đẩy việc liên kết và hợp tác giữa các bộ phận, đơn vị 
trong một tổ chức? 
2. Cho một ví dụ minh họa làm thế nào một dự toán có thể được sử dụng để phân bổ nguồn lực 
trong một trường đại học. 
3. Dự toán chủ đạo là gì? Hãy liệt kê các thành phần của dự toán chủ đạo và trình bày trình tự 
lập dự toán này. 
4. Hãy giải thích vì sao những xu hướng chung của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc dự 
báo nhu cầu trong ngành công nghiệp hàng không? 
5. Hãy trình bày vai trò của giám đốc dự toán. 
6. Giải thích tại sao việc huy động mọi người trong tổ chức vào quá trình lập dự toán là một 
công cụ quản lý hiệu quả? 
7. Hãy cho biết bạn lập kế hoạch (dự toán) để đáp ứng các chi phí cho việc học tập của bạn ở 
trường đại học như thế nào? 
8. Một vị giám đốc một doanh nghiệp tư nhân cho rằng: “Lập dự toán mất nhiều thời gian. Tôi 
đã điều hành doanh nghiệp trong nhiều năm mà chẳng cần lập dự toán”. Bạn hãy thảo luận 
câu phát biểu của vị giám đốc này. 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài 4.1: Một công ty bán lẻ A lập dự toán mua nguyên vật liệu tương tự như bảng dưới đây. Giả 
sử công ty A muốn có mức tồn kho cuối kỳ này bằng 50% lượng hàng bán ở kỳ sau. Đơn giá 
hàng là 100.000 đồng. 
Dự báo Thực tế 
tháng 
12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1 Tháng 4 
Số lượng bán 32 20 12 40 60 
Cộng: số hàng tồn kho cần có cuối kỳ 30 60 
Tổng nhu cầu về hàng 120 
Trừ: số hàng tồn kho đầu kỳ 16 30 
Tổng số hàng cần mua trong kỳ 
Đơn giá hàng (1.000 đồng) 90 90 90 90 90 90 
Tổng giá trị hàng mua (1.000 đồng) 
Yêu cầu: Hoàn tất bảng dự toán trên. 
 Bài 4: Lập dự toán ngân sách
100 ACC304_Bai 4_v2.0013107209 
Bài 4.2: Giả sử nhà quản lý của công ty bán lẻ A (ở bài 1) muốn dự tính chi phí quản lý doanh 
nghiệp của công ty trong các tháng 1, 2, 3. Họ chắc rằng chi phí cố định hàng tháng sẽ là 40 triệu 
đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng biến đổi là 20% doanh thu. 
Yêu cầu: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho tháng 1, 2 và 3 với 
doanh thu dự báo cho các tháng lần lượt là 60 triệu, 90 triệu và 100 triệu. 
Bài 4.3: Giả sử ban quản lý của một công ty dự báo doanh thu là 60 triệu, 74 triệu, 80 triệu và 
124 triệu đồng cho các tháng 6, 7, 8 và 9. Họ ước tính có 80% doanh thu sẽ thu được ngay trong 
tháng và 20% sẽ thu trong tháng sau đó. 
Công ty thường trả 60% cho hàng mua trong tháng, 40% còn lại sẽ trả trong tháng kế tiếp. Giả sử 
hàng mua trong các tháng 6, 7, 8 và 9 là 30 triệu, 40 triệu, 44 triệu và 60 triệu đồng. 
Yêu cầu: 
1) Lập lịch trình thu tiền cho các tháng 7, 8 và 9. 
2) Lập lịch trình chi tiền cho các tháng 7, 8 và 9. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri_bai_4_lap_du_toan_ngan_sach.pdf