Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp

Cải cách thủ tục hành chính thuế (cải cách TTHC thuế), là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện. Đến nay, cải cách TTHC thuế đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần cải thiện môi trường đầu 1 được tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Điều này được thể hiện qua những đánh giá tích cực của các tổ chức trong nước và quốc tế, điển hình như Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua đánh giá chỉ số “Nộp thuế” đã ghi nhận, những cải cách trong lĩnh vực thuế của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến nay2; hay Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng đánh giá nhóm TTHC thuế đứng đầu trong 8 nhóm (gồm: khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh, thuế, đầu tư, giấy phép/chứng chỉ hành nghề, hải quan, đất đai, môi trường và xây dựng)3 về chi phí tuân thủ ít nhất (thời gian và tiền) mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chính sách và TTHC thuế, làm tăng chi phí tuân thủ và ảnh hưởng tới tâm lý của doanh nghiệp và người nộp thuế

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 19400
Bạn đang xem tài liệu "Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp
ệp 
Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá khá 
cao so với các quốc gia trong khu vực ASEAN với 
số lần thực hiện chỉ là 10 lần/năm, nhưng vẫn nhiều 
hơn của Singapore (5 lần/năm) và của Malaysia (8 
lần/năm) (WB, Báo cáo DB 2019).
2.2. Gánh nặng thuế của doanh nghiệp Việt 
Nam là khá cao
Gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam 
nói chung và của doanh nghiệp hoạt động xuất, 
nhập khẩu nói riêng là khá cao, cũng đã ảnh hưởng 
tới xếp hạng môi trường kinh doanh, cũng như 
năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Có thể 
thấy điều này qua đánh giá của Diễn đàn Kinh tế 
Thế giới và Ngân hàng Thế giới khi so sánh (một số 
chỉ số liên quan) Việt Nam với quốc gia trong khu 
vực ASEAN: 
(i) Chỉ số “Tổng thuế suất trên lợi nhuận” của 
Việt Nam bị Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá, 
xếp hạng khá thấp (hạng 76/137) với tổng thuế suất 
trên lợi nhuận khá cao, chiếm tới 39,45%, trong 
khi tổng thuế suất trên lợi nhuận của Singapore 
chỉ là 19,1% (xếp hạng 11/137), của Indonesia chỉ 
là 30,6% (xếp hạng 40/137) và của Thái Lan chỉ 
là 32,6% (xếp hạng 46/137) (WEF, Báo cáo GCI 
2017-2018);
Cũng chỉ số này, theo đánh giá của Ngân hàng 
Thế giới “Thuế suất trên lợi nhuận” của Việt Nam là 
37,8%, cao hơn so với Indonesia (30,1%), Thái Lan 
(29,5%), Singapore (20,6%) (WB, Báo cáo DB 2019);
(ii) Chỉ số “Thuế quan thương mại trên tổng 
thuế” của Việt Nam cũng bị Diễn đàn Kinh tế 
Thế giới đánh giá tương đối thấp, chỉ đạt 45,9 
điểm và xếp hạng 93/140 nền kinh tế, trong khi 
đó của Singapore là 99,8 điểm (xếp hạng 2/140, 
của Philipine là 70,8 điểm (xếp hạng 55/140), của 
Malaysia là 65,9 điểm (hạng 68/140), của Indonesia 
6 APCI 2018 được xây dựng tập trung phản ánh 2 loại chi phí chủ yếu (mà doanh nghiệp phải chi trả khi thực hiện thủ tục hành chính, kể từ khi bắt 
đầu tìm hiểu về thủ tục cho đến khi hoàn tất) là: chi phí thời gian và chi phí trực tiếp (tiền).
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
là 60 điểm (hạng 77/140), và của Thái Lan là 46,2 
điểm (hạng 92/140). (WEF, Báo cáo GCI 2018).
2.3. Chưa thực sự bình đẳng giữa các đối tượng 
doanh nghiệp 
(i) Giữa các doanh nghiệp ở các thành phần 
kinh tế khác nhau, cụ thể là doanh nghiệp thuộc 
khu vực tư nhân phải tiêu tốn thời gian cho các 
thủ tục thuế và hải quan nhiều hơn so với khu 
vực doanh nghiệp nhà nước: Có tới 34,1% doanh 
nghiệp khu vực tư nhân phản ánh phải bỏ ra trên 
20% thời gian trong một tháng để giải quyết các thủ 
tục thuế và hải quan, trong khi con số này ở khu 
vực doanh nghiệp nhà nước chỉ là 14,7% (Đại học 
Kinh tế Quốc dân Hà Nội).
(ii) Giữa các doanh nghiệp ở các ngành nghề, 
lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ví dụ, doanh 
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe 
đồng thời phải gánh nhiều loại thuế với mức thuế 
suất ngang bằng với các ngành nghề áp thuế đặc 
biệt, gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt 30% (ngang bằng 
với các dịch vụ hàng hóa như karaoke, rượu bia, 
thuốc lá...); 10% thuế giá trị gia tăng và 20% thuế 
thu nhập doanh nghiệp...
2.4. Thủ tục hành chính Thuế vẫn là lĩnh vực 
trọng tâm cần tiếp tục cải thiện 
Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng thuế vẫn 
là một trong những lĩnh vực có TTHC cần kiên trì 
cải cách và tiếp tục là trọng tâm trong thời gian tới. 
Theo kết quả điều tra PCI của VCCI năm 2018, thuế 
là lĩnh vực có TTHC còn nhiều phiền hà đứng thứ 
hai trong số các lĩnh vực được khảo sát, và năm 2018 
chưa có tín hiệu được cải thiện khi có cùng tỷ lệ 
doanh nghiệp đánh giá của năm 2017 (28% doanh 
nghiệp), chỉ đứng sau lĩnh vực đất đai với 30% 
doanh nghiệp, và đứng trên nhiều lĩnh vực khác như 
bảo hiểm xã hội (25%), quản lý thị trường (16%), 
giao thông (15%) và xây dựng (14%). Cũng trong 
nghiên cứu này đối với các doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài (FDI), thuế là lĩnh vực có TTHC 
phiền hà thứ ba với 25% doanh nghiệp đánh giá, chỉ 
đứng sau lĩnh vực hải quan (28%) và bảo hiểm xã hội 
(26%); đứng trên đăng ký đầu tư (24%)... 
3. khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện 
chính sách và TTHC thuế
Xuất phát từ những hạn chế của chính sách thuế 
và những nguyên nhân khác, doanh nghiệp Việt 
Nam vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng 
mắc khi thực hiện chính sách và TTHC thuế. Trên 
cơ sở các phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp 
thông qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, văn bản 
doanh nghiệp phản hồi, ý kiến tại các tọa đàm/hội 
thảo, VCCI đã tổng hợp những khó khăn, vướng 
mắc chủ yếu gồm:
3.1. Khó khăn từ chính sách pháp luật thuế của 
Việt Nam
(i) Chính sách thuế nói chung và TTHC thuế 
nói riêng của Việt Nam khá phức tạp, lại thay đổi 
tương đối nhanh, đi kèm là thay đổi các mẫu biểu 
khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc 
cập nhật và thực thi. Trong khi đó, việc trả lời các 
vướng mắc có liên quan từ doanh nghiệp của một 
số cơ quan thuế chưa kịp thời khiến doanh nghiệp 
phải tự tìm hiểu, dễ bị nhầm lẫn hoặc thực thi 
không chính xác, doanh nghiệp lại phải mất thời 
gian tới cơ quan thuế để điều chỉnh. 
(ii) Văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách 
thuế chậm ban hành, hoặc thiếu, hoặc không thống 
nhất khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như điều chỉnh hóa 
đơn, chứng từ, làm gia tăng chi phí, thời gian... Ví 
dụ điển hình như việc thực hiện hóa đơn điện tử 
khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo Nghị 
định 119/2018/NĐ- CP ngày 12/09/2018 của 
Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Hiện tại 
Nhà nước chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể nên 
không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ quan thuế cũng 
gặp khó khăn khi triển khai thực hiện; ngoài ra, các 
văn bản hướng dẫn về hóa đơn và hóa đơn điện tử 
còn mâu thuẫn trong quá trình thực hiện, khiến 
các doanh nghiệp không biết để thực hiện. 
(iii) Một số khó khăn, vướng mắc khác:
Một là, vướng mắc thực hiện quy định về hóa 
đơn điện tử. Mặc dù việc sử dụng hóa đơn điện 
tử có thể tiết kiệm chi phí và thuận tiện trong việc 
quản lý nhưng khi doanh nghiệp áp dụng hóa đơn 
điện tử vẫn phải sử dụng hóa đơn giấy. Bởi khi 
doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường, 
các cơ quan quản lý (cảnh sát giao thông, quản lý 
thị trường...) vẫn yêu cầu xuất trình hóa đơn giấy, 
điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và ý nghĩa 
của việc ứng dụng hóa đơn điện tử bị vô hiệu. Liên 
quan tới vấn đề hóa đơn, thủ tục mua hoá đơn vẫn 
mất khá nhiều thời gian của doanh nghiệp.
12
VAI TROØ CUÛA KTNN TRONG COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ THUEÁ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
Hai là, cách tính và phương pháp xác định 
mức thuế khá phức tạp và khó hiểu. Ví dụ: Doanh 
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế 
biến khoáng sản, gia công kim loại và cả cơ quan 
hải quan chưa hiểu rõ phương pháp để xác định tỷ 
lệ giá trị khoáng sản và năng lượng trong tổng giá 
thành sản phẩm; tương tự, doanh nghiệp hoạt động 
trong lĩnh vực xây dựng cũng gặp khó khăn khi xác 
định số tiền thuế phải nộp. Cụ thể có doanh nghiệp 
đã hoàn thiện công trình, bàn giao lại cho cơ quan 
nhà nước và đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa 
được tất toán. Cơ quan thuế hạch toán ghi nhận và 
yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế, nếu không sẽ phạt 
nộp chậm thuế. 
Ba là, các điều kiện, thủ tục hoàn thuế giá trị 
gia tăng còn phức tạp gây khó khăn trong việc luân 
chuyển dòng tiền để tái đầu tư, sản xuất của doanh 
nghiệp.
3.2. Khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa doanh 
nghiệp và cán bộ cơ quan thuế 
Hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện các 
TTHC thuế đều có những sai sót khi thực hiện lần 
đầu, tuy nhiên, việc nhận được hướng dẫn cụ thể 
từ cán bộ thuế là chưa nhiều (hầu hết nhận được 
sự hướng dẫn chung chung), khiến doanh nghiệp 
thường phải làm nhiều lần mới có thể hoàn thành, 
làm tăng chi phí khi thực hiện. 
Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên, những 
vướng mắc của doanh nghiệp liên quan tới thực 
hiện chính sách và TTHC thuế chưa nhận được 
những giải đáp kịp thời của cơ quan thuế, điển 
hình là về các vấn đề nợ thuế, thông báo nợ thuế và 
phạt nộp chậm thuế; có trường hợp doanh nghiệp 
không nắm được cơ quan Thuế đang ghi nhận 
tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp ra 
sao, có phát sinh chậm nộp hay không, muốn biết 
phải làm công văn, nhưng phải có nguyên nhân tại 
sao làm công văn đó. Hoặc doanh nghiệp thường 
xuyên nhận được thông báo nợ thuế qua đường 
công văn, nhưng các thông báo lại không chính 
xác do hệ thống ghi nhận hạch toán sai, doanh 
nghiệp mất rất nhiều thời gian để liên lạc và giải 
trình nhưng không nhận được phản hồi kịp thời 
để xóa bỏ dư nợ thuế, chưa kể tới các công văn 
khi doanh nghiệp nhận được thường cách xa thời 
điểm ghi trên công văn nên bị động trong vấn đề 
giải trình với cơ quan Thuế.
Mặc dù, các doanh nghiệp đã cảm nhận tốt hơn 
về sự thay đổi của chính sách và cải cách TTHC 
thuế, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp (nhất 
là doanh nghiệp nhỏ) phản ánh vẫn còn tình trạng 
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp của 
cán bộ ngành Thuế.
3.3. Khó khăn do năng lực của doanh nghiệp về 
thực hiện TTHC thuế
Doanh nghiệp Việt Nam với khoảng 97% là 
doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực hạch toán, kế 
toán của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế, 
việc thực hiện kê khai thuế đúng quy định thường 
xảy ra những sai sót do vấn đề năng lực (nhưng 
không ít cơ quan Thuế lại cho rằng doanh nghiệp 
“cố tình” làm sai nên đã áp dụng những hình thức 
phạt doanh nghiệp).
3.4. Khó khăn thực hiện chính sách và TTHC 
thuế của hộ kinh doanh nếu chuyển đổi sang mô 
hình doanh nghiệp
Theo quy định, thông thường các hộ kinh doanh 
(có doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên) đang thực 
hiện nộp các thuế: Thuế môn bài (số tiền nộp thuế 
tùy theo mức doanh thu); thuế giá trị gia tăng 
(GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo 
phương pháp khoán thuế, tỷ lệ nộp thuế quy định 
trên doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ (trong khi, 
nếu là doanh nghiệp thì thực hiện nộp thuế theo 
phương pháp kê khai). Tuy nhiên, trên thực tế việc 
xác định doanh thu khoán chưa chính xác, cộng 
với công tác quản lý chưa tốt đã dẫn tới có sự chênh 
lệch khá lớn giữa doanh thu nộp thuế với doanh 
thu thực tế của các hộ kinh doanh (nhiều trường 
hợp nộp thuế khoán thấp hơn so với nộp thuế 
theo kê khai), đã tạo tâm lý cho các hộ kinh doanh 
không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp vì sợ 
thuế cao.
Ngoài ra, chính sách thuế hiện hành của Việt 
Nam còn những hạn chế (như đã trình bày ở trên); 
thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng 
chung cho các doanh nghiệp, không phân biệt quy 
mô (theo khảo sát, nếu các hộ kinh doanh chuyển 
đổi thành doanh nghiệp thường có quy mô siêu 
nhỏ); chưa có chính sách khuyến khích thuế đối 
với doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp 
chuyển đổi từ hộ kinh doanh; doanh nghiệp phải 
tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về số liệu kê khai, phải thực hiện quản lý 
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định; 
bên cạnh đó, là vấn đề nhân lực am hiểu về kế toán, 
công nghệ thông tin khi thực hiện TTHC thuế... 
đều là những nguyên nhân khiến các hộ kinh 
doanh không muốn chuyển đổi thành mô hình 
doanh nghiệp.
4. kết luận và đề xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày 
càng sâu rộng như hiện nay, cải cách thủ tục hành 
chính nói chung và TTHC thuế nói riêng phù hợp 
với thông lệ quốc tế đối với một quốc gia là tất yếu 
khách quan, và Việt Nam không là ngoại lệ. Thời 
gian qua, những kết quả tích cực từ cải cách chính 
sách và TTHC thuế đã góp phần cải thiện môi 
trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực 
cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, đồng thời, tạo 
điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp 
hoạt động, điều này đã được không chỉ các tổ chức/
doanh nghiệp trong nước mà cả quốc tế đánh giá, 
ghi nhận. Mặc dù vậy, chính sách thuế nói chung và 
TTHC thuế nói riêng của Việt Nam vẫn còn những 
hạn chế, bất cập khiến cộng đồng doanh nhiệp Việt 
Nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để góp 
phần giảm bớt những khó khăn, vướng mắc cho 
doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện chính 
sách và TTHC thuế, VCCI đề xuất, kiến nghị với 
cơ quan quản lý nhà nước về thuế một số nội dung 
như sau:
- Đề xuất với Chính phủ, Nhà nước trong việc 
xây dựng chính sách thuế hiện đại, phù hợp với 
Hiến pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, công 
bằng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và lấy đối 
tượng nộp thuế làm trung tâm;
- Tiếp tục rà soát, loại bỏ hoặc đơn giản hóa các 
TTHC thuế không thực sự cần thiết; nâng cao chất 
lượng thông tin và tăng tính công khai, minh bạch 
trong thực hiện TTHC thuế góp phần giúp doanh 
nghiệp Việt Nam giảm bớt các chi phí trong quá 
trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao 
năng lực cạnh tranh;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng 
trong việc giải quyết các vướng mắc của doanh 
nghiệp; đồng thời, có sự trao đổi, xử lý thông tin 
giúp cải cách TTHC, mang lại lợi ích cho người 
nộp thuế như: Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh 
doanh giúp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh 
nghiệp được giải quyết nhanh chóng; phối hợp với 
cơ quan đăng ký đất đai giúp giảm thời gian đi lại 
và thời gian giải quyết hồ sơ của người có quyền sử 
dụng đất; trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan, 
giúp doanh nghiệp loại bỏ tờ khai hải quan khi 
thực hiện đề nghị hoàn thuế;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
khi thực hiện TTHC thuế trong bối cảnh kinh tế số 
ngày càng phát triển, góp phần cải thiện chất lượng 
cung cấp dịch vụ hành chính công của Việt Nam và 
chất lượng hỗ trợ cho doanh nghiệp;
- Tăng cường quan hệ đối tác doanh nghiệp - 
thuế, doanh nghiệp - hải quan, xây dựng cơ chế 
đối thoại các cấp trong cơ quan thuế nhằm giải 
quyết nhanh nhất những vướng mắc của doanh 
nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành 
chính thuế;
- Quán triệt tới cán bộ toàn ngành Thuế tinh 
thần “lấy doanh nghiệp, người nộp thuế làm trung 
tâm và sự hài lòng của người nộp thuế là thước đo, 
là động lực của mình trong việc thực hiện cải cách 
thủ tục hành chính thuế” để hướng tới mục tiêu 
cắt giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh 
nghiệp nộp thuế trong việc thực hiện thủ tục hành 
chính thuế từ khâu tra cứu, tiếp cận thông tin, đến 
lập hồ sơ, gửi và nhận kết quả.
Trên đây là tổng quan một số nét liên quan đến 
thuế, chính sách thuế, những tồn tại, khó khăn 
khăn của doanh nghiệp của doanh nghiệp về chính 
sách TTHC thuế, một số giải pháp kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Bank, Doing Business report (from 
2011-2008);
2. World Economic Forum, The Global 
Competitiveness Report (from 2011-2018);
3. The Heritage Foundation and The Wall review, 
2017 & 2018 Index of Economic freedom;
4. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính 
của Thủ tướng, Báo cáo Chỉ số đánh giá chi 
phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 
(APCI 2018); 
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam (VCCI), Báo cáo chỉ số năng lực cấp 
tỉnh hàng năm (PCI).

File đính kèm:

  • pdfnhung_kho_khan_vuong_mac_cua_doanh_nghiep_ve_cac_chinh_sach.pdf