Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 3, Phần 2: Bảo hiểm xe cơ giới - Nguyễn Thị Lệ Huyền
Khái niệm xe cơ giới và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
3.1.1. Khái niệm xe cơ giới
Theo luật giao thông đường bộ, xe cơ giới bao gồm:
xe ôtô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác
sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả
rơ-mooc và sơmi rơ-mooc được kéo bởi xe ôtô hoặc
máy kéo), xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn
máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dùng
cho người tàn tật) có tham gia giao thông.
3.1.2. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các
chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ
người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe
cơ giới) thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe;
Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
Bảo hiểm vật chất xe.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 3, Phần 2: Bảo hiểm xe cơ giới - Nguyễn Thị Lệ Huyền
trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với những lái xe có tuổi lớn hơn. Giảm phí bảo hiểm. Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới. Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau: Số tháng xe hoạt động trong năm Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm × 12 tháng Biểu phí đặc biệt. Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng này cũng tương tự như cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khách hàng này, cụ thể: o Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm; o Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó; o Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty; Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt tính được là cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung. Hoàn phí bảo hiểm. Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó, ví dụ như ngừng hoạt động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới INS101_Bai3_v1.0013111228 65 hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau: Số tháng không hoạt động Phí hoàn lại = Phí cả năm × 12 tháng × Tỷ lệ hoàn lại phí Tùy theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỉ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông thường tỉ lệ này là 80%. Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm. 3.3.4. Giám định và bồi thường tổn thất 3.3.4.1. Tai nạn và Giám định Thông báo tai nạn: Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết. Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền. Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làm trung gian. 3.3.4.2. Hồ sơ bồi thường Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp những tài liệu, chứng từ sau: Tờ khai tai nạn của chủ xe; Bản sao của Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe; Kết luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, Biên bản giải quyết tai nạn; Bản án hoặc quyết định của Toà án trong trường hợp có tranh chấp tại Toà án; Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba; Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ: chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo... Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới 66 INS10127/11/2013_Bai3_v1.0013111228 3.3.4.3. Nguyên tắc bồi thường tổn thất Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế: STBT Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế × GTBT Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế: Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, HĐBH sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. Ví dụ, một chiếc xe Toyota có giá trị thực tế là 200 triệu đồng, nhưng chủ xe lại tham gia bảo hiểm với số tiền là 250 triệu đồng. Khi có một tổn thất bộ phận xảy ra, giả sử giá trị thiệt hại là 20 triệu đồng, thì STBT ở đây chỉ là 20 triệu đồng. Hoặc nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì STBT lớn nhất chỉ là 200 triệu đồng. Trong thực tế, cũng có những trường hợp Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo “Giá trị thay thế mới”. Quay trở lại ví dụ chủ xe có chiếc xe Toyota trị giá 200 triệu ở trên, chủ xe muốn rằng khi có tổn thất toàn bộ xảy ra, ông ta sẽ có tiền để mua được một chiếc xe Toyota mới với giá thị trường là 300 triệu đồng, chứ không phải đi tìm mua một chiếc xe cũ tương đương 200 triệu đồng. Vì vậy, ông ta mong muốn được tham gia bảo hiểm với số tiền là 300 triệu đồng, để khi có tổn thất toàn bộ xảy ra ông ta sẽ nhận được STBT là 300 triệu đồng. Trường hợp này được gọi là bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”. Để được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”, chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và các điều kiện bảo hiểm là rất nghiêm ngặt. Trường hợp tổn thất bộ phận: Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe. Ví dụ: xe Toyota Corona 4 chỗ ngồi, giá trị thực tế của xe tại thị trường Việt Nam là 30.000 USD (tương đương 330.000.000 đồng Việt Nam). Chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau: Thân vỏ: 70.000.000 VND Động cơ: 55.000.000 VND Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe công ty bảo hiểm quy định: Tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 53,5%, tỷ lệ tổng thành động cơ là 15,5%. Như vậy trong trường hợp này số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho chủ xe là: Thân vỏ: 330 53,5% = 176,55 triệu đồng, lớn hơn 70 triệu đồng, do đó giải quyết bồi thường là 70 triệu đồng . Động cơ: 330 15,5% = 51,15 triệu đồng, nhỏ hơn 55 triệu đồng, do đó giải quyết bồi thường là 51,15 triệu đồng. Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới INS101_Bai3_v1.0013111228 67 Trường hợp tổn thất toàn bộ: Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất. Ví dụ: Đầu năm 2006 chủ xe Lê Văn Thắng có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 300 Triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe với số tiền 300 Triệu đồng tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hải Dương. Ngày 13/07/2006 xe gặp tai nạn bị tổn thất toàn bộ. Khi tham gia bảo hiểm, xe đã sử dụng được 5 năm, tỉ lệ khấu hao xe là 5%/năm. Trong trường hợp này số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm cho chủ xe được xác định như sau: Giá trị ban đầu của xe = (300)/(1– 5% 5) = 400 triệu đồng Giá trị xe tại thời điểm trước khi xảy ra tai nạn 5%400 400 66 12 = 290 triệu đồng. Như vậy, số tiền bồi thường chủ xe nhận được là 290 triệu đồng. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỉ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỉ lệ cấu thành xe. Chúng ta hãy xem xét ví dụ minh hoạ sau. Ví dụ: Năm 2000, chủ xe Hoàng Anh Tuấn có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 200 triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 200 Triệu đồng tại công ty bảo hiểm PVI Đông Đô, Hà Nội. Theo quy định của công ty bảo hiểm PVI, chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo bảng tỉ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa là: Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 120 triệu đồng Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 35 triệu đồng Hộp số thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 15 triệu đồng Tổng cộng thiệt hại 170 triệu đồng Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe (170 triệu đồng/200 triệu đồng = 0.85). Nhưng căn cứ vào bảng tỉ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm X là: Thân vỏ: 53,5% 100% = 53,5% Động cơ: 15,5% 100% = 15,5% Hộp số: 7,0% 100% = 7,0% Tổng cộng: 76% Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo theo tổn thất bộ phận. Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới 68 INS10127/11/2013_Bai3_v1.0013111228 Ngoài ra, khi tính toán số tiền bồi thường còn phải tuân theo những nguyên tắc sau: Những bộ phận thay thế mới (Tức là khi tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng thành), khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn. Nếu tổn thất xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không phải tính khấu hao. Còn nếu tổn thất xảy ra từ ngày 16 trở đi thì phải tính khấu hao cho tháng đó. Công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị. Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành xe, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó. Và số tiền bồi thường cũng thường được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm. Trường hợp thiệt hại xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan. Cụ thể, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất bị một xe khác có bảo hiểm TNDS đâm va gây thiệt hại thì bôì thường thiệt hại vật chất trước. Đối với TNDS chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường TNDS và số tiền thiệt hại vật chất. Bảo hiểm trùng. Có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe theo một hay nhiều đơn bảo hiểm khác, theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế. Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm. Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới INS101_Bai3_v1.0013111228 69 Tóm lược cuối bài Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể. Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Đối với xe môtô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng bộ phận của xe. (Bộ phận thường thống nhất quy định là tổng thành xe). Xe ôtô thường có các tổng thành: Thân vỏ; động cơ; hộp số Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới 70 INS10127/11/2013_Bai3_v1.0013111228 Câu hỏi ôn tập 1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ? 2. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ? 3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới ? 4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới ? 5. Nguyên tắc bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới ? 6. So sánh bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 7. Chủ xe ô tô M tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm X từ ngày 01/03/2007. Ngày 26/11/2007 xe M đâm va với xe N, theo giám định xe M có lỗi 60% và hư hỏng toàn bộ, giá trị tận thu là 20.000.000 đồng. Xe N có lỗi 40%, hư hỏng phải sửa chữa hết 80.000.000 đồng, thiệt hại kinh doanh là 10.000.000 đồng. Chủ xe N mua bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Y. Yêu cầu: Hãy xác định số tiền phải bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm và thiệt hại của mỗi chủ xe? Biết rằng: Xe M đã sử dụng được 2 năm. Khi tham gia bảo hiểm giá trị thực tế chiếc xe là 450.000.000 đồng. Tỷ lệ khấu hao của xe là 5% mỗi năm. Các công ty bảo hiểm đều khống chế mức trách nhiệm của mình ở mức 50.000.000 đồng/vụ tai nạn đối với tài sản và 50.000.000 đồng/người/vụ tai nạn.
File đính kèm:
- bai_giang_bao_hiem_thuong_mai_bai_3_phan_2_bao_hiem_xe_co_gi.pdf