Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam

Sức khỏe là một khía cạnh quan trọng của vốn

con người, tác động tích cực đến đầu ra kinh tế ở cả

cấp độ vi mô và vĩ mô. Sức khỏe tốt hơn có thể giúp

cá nhân nâng cao được hiệu quả làm việc và năng

suất lao động từ đó gia tăng thu nhập cho bản thân

cá nhân và cuối cùng là gia tăng tổng sản phẩm xã

hội nói chung. Với các yếu tố khác không đổi thì

tình trạng sức khỏe của một cá nhân có thể được

nâng cao bằng việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc

sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa đặc

biệt và cầu về hàng hóa này cũng chịu tác động của

nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có các nhân tố về

kinh tế, xã hội, nhân khẩu học và các đặc điểm của

từng hộ gia đình.

Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, nhiều

chính sách cải cách về y tế được thực hiện dẫn đến

chất lượng dịch vụ y tế đã có cải tiến vượt bậc về

chất lượng. Sức khỏe của người dân Việt Nam được

cải thiện đáng kể và đây cũng là yếu tố quan trọng

góp phần nâng cao năng lực sản xuất và tăng trưởng

kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, đặc thù của

Việt Nam là một nước đang phát triển với thu nhập

bình quân đầu người còn thấp, trình độ phát triển xã

hội chưa đồng đều dẫn đến việc tiếp cận với chăm

sóc y tế còn gặp nhiều rào cản. Ngoài ra, tình trạng

môi trường ở Việt Nam từ nguồn nước, không khí,

thức ăn, tiếng ồn hay đất đai đang bị ô nhiễm ở mức

báo động, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người

và lan rộng trong nhiều khía cạnh sinh hoạt đời

sống. Các nhà khoa học chỉ ra rằng một trong số các

nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng

tăng chính là do môi trường sống ngày càng xuống

cấp trầm trọng (Anh Tuấn, 2017). Số người mắc

bệnh ung thư, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến

thần kinh và chức năng của tuyến nội tiết, con cái bị

dị tật bẩm sinh ngày một tăng. Điều này gia tăng áp

lực chi tiêu y tế cho các hộ gia đình. Khí hậu nhiệt

đới gió mùa ẩm cũng thuận lợi cho sự phát triển

nhiều nguồn bệnh, cùng với vấn đề già hóa dân số

cũng làm gia tăng đáng kể cầu về dịch vụ y tế ở

nước ta. Cầu về y tế là một nội dung quan trọng

đang được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 3640
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam

Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam
liệu 
cũng như lượng khí thải ra môi trường rất lớn. Hoạt 
động tái chế cũng tạo sức ép đáng kể lên môi trường 
và phổ biến ở khu vực miền Bắc. Ngành xây dựng 
gây áp lực môi trường không khí chủ yếu do các đơn 
vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt 
các biện pháp bảo vệ môi trường tại công trường xây 
dựng. Hoạt động dân sinh tập trung ở khu vực nông 
thôn, nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ 
yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, củi và các chất 
thải chưa được kiểm soát cũng như việc sử dụng 
năng lượng của các doanh nghiệp là nguyên nhân 
gây ra mức khí thải từ sản xuất điện năng và nhiệt 
năng tăng cao. Lượng khí thải đến từ giao thông 
(CO, VOC, TSP từ xe máy và SO2, NO2 từ ô tô) 
chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở mức 23% do số lượng 
phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các 
năm góp phần suy giảm đáng kể chất lượng môi 
trường không khí. Do áp lực từ quá trình đô thị hóa, 
lượng khí thải từ các tòa nhà dân cư và dịch vụ 
thương mại cũng gây ra ô nhiễm không khí, chiếm 
tỷ lệ 8%. Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng 
tăng nhanh chóng làm phát sinh các loại khí thải như 
CO2, CH4, NOx, H2S và 
NH3. Lĩnh vực trồng trọt 
cũng gây ra vấn đề môi 
trường do tăng lượng phân 
bón hóa học, thuốc bảo vệ 
thực vật và lượng chất thải 
sau thu hoạch (gồm rơm rạ, 
cây khô) thiếu kiểm soát. 
Lượng khí thải chiếm 1% 
đến từ các nguồn này. Ô 
nhiễm không khí rõ ràng 
đang ở mức báo động tại 
các khu đô thị, khu công 
nghiệp và thành phố lớn. 
Điều này góp phần tạo ra 
sự khác biệt rõ rệt đến mức 
chi tiêu y tế các hộ gia đình 
giữa khu vực nông thôn và thành thị. 
Hình 2 cho thấy mức thiệt hại ô nhiễm không khí 
đến tổng thu nhập quốc dân GNI rất cao mức 3,39% 
năm 2010, giảm năm 2012 và có xu hướng tăng trở 
lại từ 2,82% năm 2012 lên 3,3% năm 2016. Trung 
bình cả giai đoạn, mức thiệt hại của ô nhiễm không 
khí đến GNI là 3,1%. 
Kết quả bảng 2 cho thấy mức chi tiêu y tế trung 
bình của hộ gia đình tại Việt Nam ở cả thành thị và 
15
?
Sè 136/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2010-2016) 
Hình 1: Tình trạng ô nhiễm khí thải ở Việt Nam 
?nông thôn đều có xu hướng tăng đáng kể từ năm 
2010 đến năm 2016. Chi phí khám chữa bệnh tại 
thành thị cao hơn nông thôn do thu nhập, trình độ 
giáo dục cũng như khả năng tiếp cận với dịch vụ y 
tế tốt hơn. Tại khu vực thành thị, trung bình một hộ 
gia đình chi tiêu cho y tế 3,8 triệu đồng năm 2010 
thì đến năm 2016, chi phí y tế là 5,9 triệu đồng. 
Trong khi đó, tại khu vực nông thôn con số này là 
2,8 triệu đồng năm 2010 tăng lên 4,4 triệu đồng năm 
2016. Mức chi phí cho y tế cho cả nước tăng gấp 
hơn 1,5 lần trong vòng 6 năm từ 3,04 triệu đồng năm 
2010 lên 4,83 triệu đồng năm 2016. Theo kết quả 
khảo sát mức sống dân cư trong giai đoạn 2010-
2016, chi phí bình quân 1 người khám chữa bệnh 
năm 2012 là 1,94 triệu đồng, 
cao gấp 1,4 lần so với năm 
2010. Năm 2014 con số này 
tăng lên 2,35 triệu đồng. Năm 
2016, chi phí khám chữa bệnh 
trung bình của một cá nhân 
tăng gấp đôi so với năm 2010 ở 
mức 2,76 triệu đồng. 
Trong khi đó, thu nhập trung 
bình hộ gia đình ở Việt Nam 
tăng đáng kể từ khoảng 74 triệu 
năm 2010 lên gấp đôi là 148 
triệu đồng năm 2016. Đời sống 
tốt hơn cũng là lý do khiến người 
dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn 
cho các dịch vụ y tế. Mức chi 
tiêu y tế trong giai đoạn này chiếm khoảng 3-4% tổng 
thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả Ngân hàng Thế 
giới năm 2018 đánh giá thì mức chi phí y tế hiện tại 
của Việt Nam vào khoảng 6% GDP và có thể duy trì 
tăng ổn định trong vòng hai thập kỷ tới. 
4.2. Đánh giá tác động của bảo hiểm y tế và các 
yếu tố môi trường lên cầu y tế tại Việt Nam 
Bằng kiểm định Hausman, kết quả từ bảng 3 chỉ 
định mô hình số liệu mảng với tác động cố định 
cùng với hệ số của các biến trong mô hình đều có ý 
nghĩa cao ở mức 1%. Kết quả của biến X1 đại diện 
việc mua BHYT của cá nhân dương phản ánh rằng 
việc mua BHYT gia tăng chi tiêu y tế của người mua 
Sè 136/201916
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2010-2016) 
Hình 2: Mức thiệt hại của ô nhiễm không khí đến tổng thu nhập quốc dân 
(GNI) 
Bảng 2: Chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 2010-2016 
Đơn vị: nghìn đồng 
Nguồn: Tổng cục thống kê (2010-2016)
Mӭc chi 
tiêu y tӃ 
trung bình 
hӝ JLDÿuQK
QăP 
Thành thӏ 
Nông thôn 
Cҧ Qѭӟc 
Thu nhұp bình 
quân hӝ gia 
ÿuQKQăP 
Chi tiêu y tӃ 
cá nhân trung 
EuQKQăP 
2010 3804,26 2757,24 3043,55 74.528 1385 
2012 4983,74 3285,79 3764,94 105.225 1940 
2014 5557,76 4260,75 4642,65 126.456 2350 
2016 5854,43 4397,22 4831,71 148.260 2760 
bảo hiểm. Nguyên nhân có thể đến từ tâm lý e ngại 
đến bệnh viện của người bệnh đặc biệt ở vùng nông 
thôn. Khi không may gặp rủi ro về sức khỏe, rất 
nhiều người chỉ đến các phòng khám hoặc các bác sĩ 
tư với trình độ chuyên môn hạn chế. Khi bệnh trở 
nên nặng hơn, người bệnh mới sử dụng BHYT để 
đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín thì chi phí y tế 
lại trở nên vô cùng đắt đỏ. Ngoài ra, chi tiêu y tế 
ngoài khám chữa bệnh thì còn bao gồm nâng cao 
sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Tại các thành phố 
lớn với mức thu nhập cao, nhiều người còn quan tâm 
tới gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng bên cạnh 
BHYT để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe trong tương 
lai. Điều này cũng góp phần gia tăng chi tiêu y tế 
của cá nhân. Kết quả này cũng có điểm tương đồng 
với nghiên cứu của Santerre và Neun (2010). Bởi vì 
17
?
Sè 136/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 3: Ảnh hưởng của BHYT và yếu tố môi trường lên cầu y tế tại Việt Nam 
Sai số tiêu chuẩn đã được hiệu chỉnh trong ngoặc đơn 
***: mức ý nghĩa 1%; **: mức ý nghĩa 5%; *: mức ý nghĩa 10% 
Nguồn: Ước lượng của các tác giả
Mô hình WiFÿӝng cӕ ÿӏnh 
 (FE) 
Mô hình WiFÿӝng ngүu nhiên 
(RE) 
Các biӃQÿӝc lұp HӋ sӕ HӋ sӕ 
X1 
197,23*** 
(58,40) 
92,02*** 
(26,12) 
X2 
96,48*** 
(47,24) 
81,08*** 
(24,39) 
X3 
0,03*** 
(0,00) 
0,04*** 
(0,00) 
X4 
0,001*** 
(0,00) 
0,001 
(0,00) 
X5 
993,70** 
(396,50) 
-11,76 
(28,71) 
X6 
316,34*** 
(120,61) 
44,55 
(29,93) 
X7 
20,12*** 
(2,644) 
22,76*** 
(0,58) 
X8 
79,72*** 
(27,10) 
89,10*** 
(18,92) 
Sӕ quan sát 145467 145467 
Hausman Test P-value=0,00Į ,05 
?BHYT làm giảm giá chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân 
có thể tiếp tục cầu dịch vụ y tế miễn là lợi ích cận 
biên lớn hơn chi phí cận biên và trong trường hợp 
này người tiêu dùng sẽ yêu cầu chăm sóc nhiều hơn 
nếu họ mua bảo hiểm. 
Kết quả của các hệ số biến X2 và X3 dương ủng 
hộ việc nếu tần suất điều trị nội trú và ngoại trú của 
người dân tăng lên cùng với mức chi tiêu cho hàng 
hóa và dịch vụ khác tăng lên thì chi cho dịch vụ y tế 
sẽ cao hơn. Hệ số của biến tương tác giữa trình độ 
học vấn và mức thu nhập của thành viên trong gia 
đình X4 dương cho thấy sự hiểu biết xã hội của cá 
nhân cần đi kèm mức thu nhập cao thì chi tiêu cho y 
tế sẽ nhiều hơn so với những người có trình độ học 
vấn cao mà mức thu nhập thấp hoặc những người có 
trình độ học vấn và thu nhập thấp. Rõ ràng, thu nhập 
vẫn là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chi tiêu sức 
khỏe và hàng hóa dịch vụ của các cá nhân. Dấu của 
biến nơi cư trú X5 dương cho biết chi tiêu y tế tại 
khu vực thành thị đang cao hơn nông thôn. Kết quả 
này phù hợp với phân tích mức chi tiêu y tế theo khu 
vực tại bảng 2. Biến giới tính X6 dương phản ánh 
mức chi tiêu y tế của nữ giới đang nhiều hơn nam 
giới. Khác với nam giới, nữ giới cần được chăm sóc 
sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, tuổi thọ trung bình của 
phụ nữ cao hơn so với nam giới. Do đó, việc giữ gìn 
sức khỏe để có thể trang trải cho các chi phí y tế là 
những mối quan tâm hàng đầu đối với phụ nữ. Biến 
biến tuổi thành viên X7 chỉ ra rằng người càng cao 
tuổi thì mức chi tiêu y tế càng lớn. Theo các đánh 
giá gần đây, người cao tuổi ở Việt Nam có chi phí y 
tế cao gấp 7-10 lần người trẻ. Việt Nam nằm trong 
danh sách các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh 
nhất với tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng gia tăng. 
Người già thường dễ mắc các bệnh như tăng huyết 
áp, đái tháo đường, ung thư, suy giảm nhận thức, rối 
loạn vận động, lú lẫn, trầm cảm, tai biến... có thể 
phải điều trị suốt đời cũng như tăng nguy cơ tàn phế. 
Biến X8 thể hiện mức thiệt hại khí thải ở Việt 
Nam ảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc dân mang 
dấu dương. Kết quả này chỉ ra khi mức độ ô nhiễm 
không khí cao, chi tiêu y tế của người dân càng lớn. 
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nóng tập 
trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công 
nghiệp mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã 
hội. Ô nhiễm không khí được xem là một trong 
những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động 
nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng như đẩy 
nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp, 
gây các bệnh hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, 
viêm phế quản, viêm phổi, tim mạch và làm giảm 
tuổi thọ con người. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra 
các bệnh ung thư. Điều này gia tăng áp lực chi tiêu 
y tế cho các hộ gia đình. 
5. Kết luận và khuyến khị giải pháp 
5.1. Kết luận 
Các kết quả phân tích ở trên đã cho thấy ba điểm 
quan trọng. Thứ nhất, thông qua dữ liệu tổng hợp từ 
số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống 
kê và số liệu lượng khí thải ô nhiễm từ năm 2010-
2016 của Ngân hàng thế giới, chi phí dành cho y tế 
của các hộ gia đình trong mẫu điều tra tăng từ 3,04 
triệu đồng năm 2010 lên 4,83 triệu đồng năm 2016. 
Chi phí khám chữa bệnh tại thành thị cao hơn nông 
thôn do thu nhập, trình độ giáo dục cũng như khả 
năng tiếp cận với dịch vụ y tế tốt hơn. Mức chi tiêu 
y tế trong giai đoạn này chiếm khoảng 3-4% tổng 
thu nhập của các hộ gia đình. Chi phí bình quân 1 
người có khám chữa bệnh năm 2010 là 1,36 triệu 
đồng tăng lên gấp đôi là 2,76 triệu đồng năm 2016. 
Thứ hai, nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng của việc 
mua BHYT gia tăng chi tiêu y tế. BHYT làm giảm 
giá chăm sóc sức khỏe có thể khiến người tiêu dùng 
yêu cầu chăm sóc nhiều hơn miễn là lợi ích cận biên 
lớn hơn chi phí cận biên. Thứ ba, ô nhiễm không khí 
được xem là một trong những tác nhân hàng đầu tác 
động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và 
gia tăng gánh nặng chi phí y tế của các cá nhân nói 
riêng và hộ gia đình nói chung theo thời gian. Một 
số biến khác đại diện cho đặc điểm của hộ gia đình 
(việc khám nội trú/ngoại trú, chi tiêu bình quân của 
cá nhân của hộ, thu nhập) và nhân khẩu học (học 
vấn, nơi cư trú, giới tính, tuổi tác) cũng tác động đến 
chi tiêu y tế. 
5.2. Khuyến nghị giải pháp 
Như vậy, để giảm chi tiêu y tế trong tương lai cần 
có sự vào cuộc của rất nhiều bộ, ban ngành và địa 
phương. Để hướng tới BHYT toàn dân, chính sách 
BHYT cần phải nghiên cứu kỹ càng để BHYT thực 
sự bảo đảm quyền lợi cho người tham gia. Bộ Y tế 
cần cải thiện chất lượng dịch vụ thăm khám chữa 
bệnh của các cơ sở chăm sóc, chữa bệnh từ trung 
ương tới địa phương, đồng thời cần đẩy mạnh triển 
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 
khám chữa bệnh và cải cách thủ tục hành chính; bảo 
đảm công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y 
Sè 136/201918
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
tế, trong giám định chi phí và thanh toán BHYT và 
góp phần tăng độ chính xác và hiệu quả trong quản 
lý Nhà nước về BHYT. Bộ Tài nguyên và Môi 
trường cần phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp 
tục hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ môi 
trường, thắt chặt tiêu chuẩn khí thải từ các phương 
tiện giao thông đường bộ và tăng cường chất lượng 
phương tiện giao thông công cộng, thử nghiệm 
nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường tại một số 
đô thị. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần kiểm soát các 
nguồn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, 
chú trọng đầu tư công nghệ xử lý khí thải phù hợp 
với từng loại hình sản xuất; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động 
bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh; tiết 
kiệm năng lượng, giảm phát thải các loại khí nhà 
kính và đẩy mạnh triển khai nhóm giải pháp xanh 
(tăng trưởng xanh, phát triển phát thải các bon thấp, 
chi trả dịch vụ môi trường). Các địa phương đặc biệt 
tại các thành phố lớn cần xây dựng các chương 
trình, kế hoạch và triển khai giải quyết hiệu quả vấn 
đề ô nhiễm không khí tại các đô thị.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Abdullah, H., Azam, M & Zakariya, S. 
(2016), The impact of environment quality on pub-
lic health expenditure in Malaysia, Asia Pacific 
Journal of Advanced Business and Social Studies, 2 
(2), 365-379. 
2. Ajakaiye, O. & Mwabu, G. (2007), The 
demand for reproductive health services: an appli-
cation of control function approach, AERC Working 
Paper Series, Nairobi. 
3. Anh Tuấn (2017), Ô nhiễm không khí: Nguyên 
nhân hàng đầu gây ung thư, Truy cập ngày 13 tháng 
1 năm 2019, từ: 
h t tp : / /vea.gov.vn/vn/quanlymt/suckhoe-
moitruong/Pages/Ô-nhiễm-không-khí--Nguyên-
nhân-hàng-đầu-gây-ung-thư.aspx. 
4. Grossman (1972), On the Concept of Health 
Capital and the Demand for Health, The Journal of 
Political Economy, 80 (2), 223-255. 
5. Jowett, M., Deolalikar, A., & Martinsson, P. 
(2004), Health Insurance and Treatment Seeking 
Behavior: Evidence from a Low-Income Country, 
Health Economics, 13, 845-857. 
6. Lépine, A. & Nestour, A. (2008), Health care 
utilization in rural Senegal: the factors before the 
extension of health insurance to farmers, Research 
Paper, International Labour Office. 
7. Koç (2004), The productivity of health care 
and health production functions, Health Economics, 
13 (8), 739-747. 
8. Pauly, M. (1968), The Economics of Moral 
Hazard: Comment, American Economic Review, 58 
(3), 531-537. 
9. Santerre, R. & Neun, S. (2010), Health 
Economics: Theories, Insights, and Industry 
Studies, Cengage Publishing, USA. 
10. Thanh Hương (2016), 77,1% dân số tham gia 
bảo hiểm y tế, Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019, 
từ: https://baomoi.com/77-1-dan-so-tham-gia-bao-
hiem-y-te/c/19638677.epi. 
11. Tổng cục thống kê (2016), Y tế, Truy cập lần 
cuối ngày 13 tháng 1 năm 2019, từ: 
mid=&ItemID=18531. 
12. Wagstaff, A. (2007), The economic conse-
quences of health shocks: Evidence from Vietnam, 
Journal of Health Economics, 26, 82-100. 
Summary 
The study looks at the spending on health in 
Vietnam from 2010 to 2016 and the influence of 
health insurance taking and air pollution on respon-
dents’ medical needs in the survey. Initial results 
show that the individuals’ average medical spending 
increased from VND1.36 million in 2010 to VND 
2.76 million in 2016. The medical spending level of 
households in the research period accounted for 3-
4% of their total income. Secondly, the study finds 
that taking out health insurance heightens the 
buyer’s medical spending. Thirdly, air pollution has 
serious effect on public health and causes stress on 
the current medical spending. 
19Sè 136/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_viec_mua_bao_hiem_y_te_va_o_nhiem_khong_khi_le.pdf