Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ

Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm chứng tác động của quá trình áp dụng các hoạt

động kiến tạo áp phích như một công cụ đa trí tuệ trong việc tăng cường hứng thú học tập và

phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm 2 Khoa Ngoại ngữ, Ttrường Đại học Phú

Yên (ĐHPY).

Thông qua các hoạt động này, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia, thể hiện và phát triển

kỹ năng nói tiếng Anh của mình, (Robert, 2015). Các công cụ nghiên cứu bao gồm: Chương

trình đào tạo áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích, một bảng khảo sát năng lực đa trí tuệ

của sinh viên, và 3 bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh để kiểm chứng tác động tích cực của

nghiên cứu đối với các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước, trong và sau chương trình

luyện nói. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 15 tuần.

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 1

Trang 1

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 2

Trang 2

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 3

Trang 3

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 4

Trang 4

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 5

Trang 5

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 6

Trang 6

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 7

Trang 7

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 8

Trang 8

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 9

Trang 9

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ

Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ
n cứu 
Kết quả thực hiện bài kiểm tra kỹ năng 
nói tiếng Anh được tính toán, phân tích và 
xem xét, nhằm đánh giá ảnh hưởng và hiệu 
quả của việc tích hợp các hoạt động đa trí 
tuệ trong lớp học để phát triển các kỹ năng 
nói tiếng Anh (Cấp độ B2), dựa trên thành 
tích học tập thể hiện qua các bài kiểm tra 
nói tiếng Anh của sinh viên tham gia 
nghiên cứu thực nghiệm. 
3.1 Qui trình thống kê 
Phần mềm phân tích thống kê khoa học 
xã hội (SPSS, phiên bản 23.0) được sử 
dụng để xử lý và phân tích kết quả nghiên 
cứu. Hàm kiểm định thống kê T-test cũng 
được sử dụng để phân tích và kiểm chứng 
các điểm kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh 
của sinh viên trước, trong và sau tác động. 
3.2. Giả thuyết chính của nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, giả thuyết chính 
cho rằng có một số khác biệt đáng kể trong 
bảng thống kê liên quan đến điểm số trung 
22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
bình của cột điểm của các bài kiểm tra kỹ 
năng nói tiếng Anh trước, trong và sau tác 
động tích hợp các hoạt động kiến tạo áp 
phích như một công cụ đa trí tuệ trong các 
bài học thuộc chương trình rèn luyện phát 
triển kỹ năng nói tiếng Anh dành cho nhóm 
thực nghiệm so với điểm kiểm tra của 
nhóm đối chứng. 
Bảng thống kê dưới đây cho thấy kết 
quả phân tích các điểm kiểm tra của các bài 
kiểm tra kỹ năng nói trước, trong và sau tác 
động. Việc so sánh các cột điểm kiểm tra 
của sinh viên được thực hiện cho cả nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng. 
Bảng 3. Bảng so sánh điểm trung bình các bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh trước (Bài 
kiểm tra số 1), trong (Bài kiểm tra số 2) và sau (Bài kiểm tra số 3) tác động giữa nhóm thực 
nghiệm và nhóm đối chứng 
Nhóm thực nghiệm (30sv) 
Nhóm đối chứng 
(30sv) 
Giá trị P của phép 
kiểm chứng t-test 
Mức độ ảnh 
hưởng 
Điểm 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Độ lệch 
chuẩn 
Bài kiểm tra số 1 6,1000 0,80301 6,0667 0,90719 0,869099 0,019431 
Bài kiểm tra số 2 7,1000 0,75886 6,7000 0,79438 0,043397 0,249328 
Bài kiểm tra số 3 7,4000 0,71197 6,7833 0,72734 0,000930 0,393820 
Từ dữ liệu thu được ở Bảng 3 nêu trên, 
chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt đáng kể 
giữa các điểm trung bình của các bài kiểm 
tra kỹ năng nói tiếng Anh được thực hiện 
trước, trong và sau tác động của việc tích 
hợp các hoạt động kiến tạo áp phích trong 
chương trình rèn luyện và phát triển kỹ 
năng nói tiếng Anh của chúng tôi. 
Sự khác biệt của điểm trung bình của bài 
kiểm tra số 2 giữa hai nhóm trong các bài 
kiểm tra nói tiếng Anh là 0,40 (7,10 – 
6,70), cho thấy nhóm thực nghiệm có điểm 
trung bình tốt hơn so với nhóm đối chứng. 
Và một lần nữa, các kết quả trên lại được 
củng cố bằng kết quả của bài kiểm tra nói 
tiếng Anh sau khi áp dụng nghiên cứu thực 
nghiệm (bài kiểm tra số 3), với kết quả 
chênh lệch là 0,6167 (7,4000 – 6,7833). 
Mức độ chênh lệch giữa hai nhóm cao 
hơn trong bài kiểm tra sau tác động, điều 
này có nghĩa là chương trình rèn luyện và 
phát triển kỹ năng nói tiếng Anh tích hợp 
các hoạt động kiến tạo áp phích đã mang lại 
một số lợi ích cho sinh viên chuyên ngành 
tiếng Anh năm thứ hai. 
Do vậy, giả thuyết đã được chứng minh 
thành công, nghĩa là có sự khác biệt đáng 
kể giữa điểm số trung bình của các kết quả 
kiểm tra giữa các bài kiểm tra kỹ năng nói 
tiếng Anh trước và sau tác động, trong đó 
điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác 
động (Bài kiểm tra số 3) tốt hơn kết quả 
của các bài kiểm tra trước. Kết quả này 
cũng phù hợp với những nghiên cứu trước 
đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu 
Dorgham (2011), Sayed (2008) và Ghazala 
(2005). Tất cả các nghiên cứu trên đều cho 
thấy việc tích hợp các hoạt động kiến tạo áp 
phích (đa trí tuệ) trong các bài học luyện 
nói tiếng Anh đã được kiểm chứng là có 
hiệu quả trong việc rèn luyện và phát triển 
kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên. 
4. Thảo luận 
Với giá trị p = 0,043397, nhỏ hơn 0,05 
trong bài kiểm tra nói tiếng Anh thứ hai, 
bài kiểm tra diễn ra trong quá trình diễn ra 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 23 
tác động, chúng ta có thể kết luận rằng sự 
khác biệt về điểm số trung bình giữa nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý 
nghĩa. Những khác biệt này cho thấy kết 
quả thu được từ các quy trình phân tích dữ 
liệu không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên 
và những thay đổi về kết quả kiểm tra trong 
nghiên cứu này đều có nguồn gốc từ việc 
tích hợp các hoạt động kiến tạo áp phích 
trong chương trình rèn luyện phát triển kỹ 
năng nói tiếng Anh thực nghiệm của chúng 
tôi. 
Đồng thời, kết quả của bài kiểm tra thứ 
3, bài kiểm tra nói tiếng Anh sau tác động, 
lại một lần nữa khẳng định lại kết luận trên. 
Với giá trị p là 0,000930, nhỏ hơn 0,001, 
chúng ta có thể khẳng định rằng sự khác 
biệt về điểm số trung bình của cả nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất lớn. 
Do đó, giả thuyết nêu trong nghiên cứu của 
chúng tôi đã được chấp nhận, nghĩa là việc 
tích hợp các hoạt động kiến tạo áp phích 
trong chương trình đào tạo nói tiếng Anh 
của chúng tôi đã mang lại hiệu quả tích cực 
trong việc nâng cao thành tích của sinh viên 
thể hiện qua các bài kiểm tra kỹ năng nói 
tiếng Anh. 
Để đo lường mức độ ảnh hưởng, chúng 
tôi đã thực hiện các phép tính để đo độ lệch 
chuẩn và điều này sẽ giúp xác định mức độ 
ảnh hưởng của việc áp dụng các hoạt động 
kiến tạo áp phích đối với việc phát triển kỹ 
năng nói tiếng Anh của sinh viên. Với công 
thức: 
SD = 
Điểm trung bình Nhóm thực nghiệm - Điểm trung bình Nhóm đối chứng 
x 
1 
Độ lệch chuẩn Nhóm đối chứng 2 
Trong bài kiểm tra nói số 2, chúng ta có: 
 chúng ta có kết quả: SD ≈ 0,25 
Trong bài kiểm tra nói thứ 3, chúng ta có 
 chúng ta có kết quả: SD ≈ 0,4 
Theo Thang đánh giá Cohen, phạm vi 
mức độ ảnh hưởng được xếp từ mức độ rất 
nhỏ đến mức độ rất lớn dựa trên giá trị của 
độ ảnh hưởng. Giá trị SD trong bài kiểm tra 
thứ 2 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc 
áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích là 
0,25, có nghĩa là mức độ ảnh hưởng lớn. 
Điều này cho thấy sự gia tăng 0,4 của điểm 
số trung bình trong bài kiểm tra nói tiếng 
Anh số 2 có nghĩa là việc tích hợp các hoạt 
động kiến tạo áp phích có ảnh hưởng lớn 
đến việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh 
của sinh viên. 
Giá trị SD trong bài kiểm tra số 3 cũng 
khẳng định một thực tế là mức độ ảnh 
hưởng của việc áp dụng là 0,4. Đây là mức 
độ rất lớn theo Thang đánh giá Cohen. So 
với bài kiểm tra số 2, trong bài kiểm tra số 
3, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số 
điều chỉnh về nội dung và phương pháp 
thực hiện các hoạt động kiến tạo áp phích, 
do đó kết quả thu được tốt hơn cho nhóm 
thực nghiệm và hiệu quả cũng cao hơn (0,4 
> 0,25 theo số liệu thống kê trong Bảng 3). 
Kết quả này một lần nữa khẳng định rằng 
sự gia tăng 0,3 điểm trong điểm số trung 
bình của bài kiểm tra nói tiếng Anh số 3 là 
nhờ vào việc tích hợp các hoạt động kiến 
tạo áp phích trong các bài học kỹ năng nói 
tiếng Anh có ảnh hưởng lớn đến thành tích 
rèn luyện và phát triển kỹ năng nói tiếng 
Anh của sinh viên. 
Mục đích chính của nghiên cứu này là 
khảo sát tính hiệu quả của việc tích hợp các 
24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
hoạt động kiến tạo áp phích trong chương 
trình đào tạo kỹ năng nói tiếng Anh nhằm 
thúc đẩy sự hứng thú học tập và phát triển 
kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên. 
Đối với sự hứng thú học tập, tất cả sinh 
viên tham gia vào các bài học luyện nói 
tiếng Anh thực nghiệm của chúng tôi đều 
bày tỏ quan điểm chung rằng hầu hết các 
hoạt động kiến tạo áp phích (đa trí tuệ) áp 
dụng trong các bài học phát triển kỹ năng 
nói tiếng Anh đều thực sự mang lại động 
lực và có tính cuốn hút việc tham gia học 
tập rất cao. Tất cả 30 sinh viên trong nhóm 
thực nghiệm đã bày tỏ quan điểm rằng các 
bài học nói tiếng Anh tích hợp với các hoạt 
động kiến tạo áp phích đã mang lại cho các 
em cơ hội phát triển kỹ năng nói tiếng Anh 
nhằm giúp các em ngày càng tự tin hơn và 
có nhiều kỹ năng hơn trong các hoạt động 
nói tiếng Anh. Kỹ năng nói tiếng Anh cũng 
như các kiểu trí tuệ và phong cách học tập 
của sinh viên đã phát triển và nâng cao rõ 
rệt. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác 
biệt đáng kể ở mức độ ý nghĩa (0,01) (Bảng 
3) giữa điểm số trung bình của các sinh 
viên tham gia trong ba (03) bài kiểm tra nói 
tiếng Anh với kết quả ngày càng tốt hơn. 
Kết quả này khẳng định giả thuyết tích hợp 
các hoạt động kiến tạo áp phích trong 
chương trình rèn luyện phát triển kỹ năng 
nói tiếng Anh đã mang lại những tiến bộ 
đáng kể trong việc thực hiện các bài kiểm 
tra kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên. 
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này 
cũng phù hợp với kết quả của một số 
nghiên cứu trước đây, trong đó Thuyết đa 
trí tuệ được áp dụng trong việc phát triển và 
nâng cao kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực 
giảng dạy ngoại ngữ nói chung như nghiên 
cứu của Xie và các cộng sự (2009) và Bas 
(2010), và trong lĩnh vực giảng dạy tiếng 
Anh nói riêng, đặc biệt trong việc phát triển 
kỹ năng nói tiếng Anh như các nghiên cứu 
của tác giả Sayed (2005), Dorgham (2011) 
và Salem (2013). 
Kết quả này đặc biệt phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của Salem (năm 2013) 
nhằm khẳng định tính hiệu quả của việc áp 
dụng các hoạt động đa trí tuệ để phát triển 
kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ trước khi tham gia 
chương trình rèn luyện phát triển kỹ năng 
nói tiếng Anh. Kết quả của nghiên cứu này 
cho thấy rằng chương trình đã có nhiều ảnh 
hưởng tích cực đến kỹ năng nói tiếng Anh 
của các đối tượng nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn 
sinh viên tham gia thực nghiệm đều đạt 
được tiến bộ đáng kể trong việc rèn luyện 
và phát triển kỹ năng nói tiếng Anh. Những 
tiến bộ nêu trên rõ ràng xuất phát từ việc 
tích hợp các hoạt động kiến tạo áp phích 
vào chương trình luyện nói tiếng Anh thử 
nghiệm. Các sinh viên tham gia nghiên cứu 
đã được đào tạo để phát huy hầu hết các 
kiểu trí tuệ sở trường của mình và sử dụng 
nhiều phong cách học tập khác nhau khi 
tham gia các hoạt động rèn luyện và phát 
triển kỹ năng nói tiếng Anh trên lớp. 
Nghiên cứu này cũng cho thấy việc sử 
dụng hiệu quả các thiết bị trực quan cũng 
như kết hợp các kỹ năng công nghệ thông 
tin, công nghệ trình chiếu đã hỗ trợ sinh 
viên rất nhiều trong các hoạt động trình 
bày, thuyết phục người nghe về các sản 
phẩm áp phích của mình thông qua kỹ năng 
nói tiếng Anh. Những kỹ thuật này đã giúp 
sinh viên trở thành những người truyền đạt 
tiếng Anh hiệu quả, không chỉ giới hạn ở 
các hoạt động luyện nói tiếng Anh trên lớp, 
mà còn tiếp tục được phát huy trong các 
hoạt động giao tiếp ngoài lớp học. 
Nhìn chung, kết quả của các bài kiểm tra 
nói tiếng Anh trước, trong và sau tác động 
cho thấy kỹ năng nói tiếng Anh của sinh 
viên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 25 
có thể được xem là minh chứng xác thực 
cho giả thuyết được nêu trong phần đầu của 
nghiên cứu này. Hầu hết các sinh viên tham 
gia nghiên cứu thực nghiệm đều đạt được 
những tiến bộ nhất định trong kỹ năng nói 
tiếng Anh của mình. Những thành tựu này 
là kết quả của việc tích hợp các hoạt động 
kiến tạo áp phích nói riêng, cũng như các 
hoạt động đa trí tuệ nói chung, trong 
chương trình đào tạo phát triển kỹ năng nói 
tiếng Anh thực nghiệm. 
5. Kết luận 
Từ các kết quả nghiên cứu đã đề cập ở 
trên, có thể kết luận rằng việc tích hợp các 
hoạt động kiến tạo áp phích là một phương 
pháp hiệu quả để phát triển kỹ năng nói 
tiếng Anh của sinh viên. Chúng tôi nhận 
thấy việc tích hợp các hoạt động kiến tạo áp 
phích trong các bài học phát triển kỹ năng 
nói tiếng Anh trên lớp đã tạo nhiều điều 
kiện thuận lợi cho cả giáo viên và sinh viên 
chuyển tiếp từ phương pháp dạy học truyền 
thống chủ yếu dựa trên hai kiểu trí tuệ suy 
luận lô gic và sử dụng ngôn ngữ qua 
phương pháp đa trí tuệ, với triết lý giáo dục 
mang đạm tính nhân văn “tất cả mọi sinh 
viên đều thông minh”, trong các hoạt động 
đào tạo và đánh giá năng lực học tập theo 
năng lực và phong cách học tập sở trường 
của mỗi cá nhân sinh viên 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Armstrong, T. (1995), Multiple Intelligences in the Classroom. Alexandria, VA: 
ASCD. 
[2] Bas, G. (2010), Effects of multiple intelligences supported project-based learning on 
students’ achievements levels and attitudes towards English lesson. International 
Electric Journal of Elementary Education, Vol.2, Issue 3, July 2010. 
[3] Christison, M.A. (1996), Teaching and Learning Languages through Multiple 
Intelligences. TESOL Journal, 6 (1), 10-14. 
[4] Dorgham, R. A. S. (2011), The effectiveness of a proposed program in developing the 
speaking skills of English language among preparatory stage pupils in the light of 
multiple intelligences theory. PhD thesis. Institute of Educational Studies. Cairo 
University. 
[5] Fakhar, N. (2015), Concepts of Speaking and Listening Skills. 
[6] Gardner, H (1983), Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences, Basic 
Books, A Member of the Perseus Books Group, USA. 
[7] Salem, A. M. S (2013), The Impact of Multiple Intelligences-Based Instruction on 
Developing Speaking Skills of the Pre-Service Teachers of English. ISSN 1916-4742 
(Print) ISSN 1916-4750 (Online). Canadian Center of Science and Education. 
[8] Sayed, M. M. (2008), Multiple Ways to be Smart: Gardner's Theory of Multiple 
Intelligences and its Educational English Teaching and Oral Communication. 
[9] Xie, J.C. et al, (2009), Research on multiple intelligences teaching and assessment. 
Asian Journal of Management and Humanity Sciences. Vol.4, N0.2-3. pp 106-124. 
[10] White, J (1997), Do Howard Gardner's Multiple Intelligences Add up? London: 
Institute of Education, University of London. 
26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Abstract 
Poster-making activities promote EFL students’ speaking skills 
This study aims at investigating the effect of using poster-making activities as a multiple 
intelligences (MI) tool on improving learning motivation and developing English speaking skills 
for second-year English major students at Phu Yen University. 
Based on the literature review and related studies, poster-making activities were 
selected for the English speaking training program. The experimental group consisted of 30 
second-year students. Through poster-making activities, learners will have lots of opportunities 
to improve and develop their speaking English skills (Robert, 2015). Tools of the study 
included: A training program based on using poster-making activities as an MI tool to improve 
students’ learning motivation and develop their English speaking skills, an MI questionnaire, 
and 03 English Speaking pre-post tests administered to the experimental and controlled groups 
before and after the training course. The experimental English speaking training program was 
taught to students during a 15-week period. 
Key words: multiple intelligences, poster-making activities, motivation, speaking skills 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_cac_hoat_dong_kien_tao_ap_phich_de_tang_cuong_ky_nan.pdf