Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh

Bài nghiên cứu này trình bày một số dữ liệu thực nghiệm về thái độ và nhận thức của 56 sinh

viên năm 4 của Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế về giọng Anh-Anh, AnhMỹ và giọng tiếng Anh của người Việt. Nghiên cứu cho thấy rằng người tham gia đặc biệt yêu thích

giọng Anh-Mỹ trên các khía cạnh chính như “địa vị” và “sự hấp dẫn” (của ngôn ngữ. Các kết quả này

được thảo luận với dựa trên “lý thuyết sức sống” cũng như “giả thuyết cộng hưởng ngôn ngữ-văn hóa”

và “giả thuyết khác biệt ngôn ngữ-văn hóa”). Vì vậy, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, cần có sự

thay đổi cần thiết trong chương trình giảng dạy cũng như trong bản thân mỗi giảng viên để giúp sinh

viên nhận thức và dần xóa bỏ những định kiến về các giọng không phải là bản ngữ

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 7

Trang 7

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 8

Trang 8

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 9

Trang 9

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh

Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh
iện đã 
được điều chỉnh và kéo dài đến năm 2025 để phù hợp với thực tế dạy và học của các trường học tại Việt 
Nam. 
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thái độ của họ đối với văn hóa Anh và văn hóa Mỹ có liên quan gì đến 
thái độ của họ đối với giọng tiếng Anh của những nền văn hóa này hay không? 
Trong phần 3 của bảng câu hỏi, sinh viên được yêu cầu chọn giọng nào theo họ nên được đưa vào 
mô hình phát âm chuẩn và sở thích văn hóa của họ. Kết quả cho thấy phần lớn trong số họ đã chọn giọng 
Mỹ làm mô hình phát âm chuẩn. Về khía cạnh sở thích văn hóa thì văn hóa Mỹ hay sự kết hợp giữa văn 
hóa Mỹ và Anh được hầu hết người tham gia chọn lựa. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là tiếng 
Anh Mỹ có tác động mạnh mẽ hơn trên các phương tiện truyền thông hơn là ngôn ngữ và văn hóa Anh tại 
Việt Nam. Hơn nữa, như Ladegaard và Sachdev (2008) chỉ ra, theo “Lý thuyết sức sống”, “Nước Mỹ có 
sức sống cao về mặt dân số và phân phối, và rằng tình trạng kinh tế xã hội của Mỹ phát triển cao” (tr. 15). 
Những yếu tố này dường như khiến cho tiếng Anh Mỹ trở thành một mô hình hấp dẫn cho người học tiếng 
Anh tại Việt Nam. Hơn nữa, sức mạnh, tầm ảnh hưởng chính trị của Mỹ, sự đồng tồn tại của các nền văn 
hóa khác nhau, sự khác biệt lớn trong môi trường và trong xã hội nói chung đã thu hút những người tham 
gia (Ladegaard và Sachdev, 1998, tr. 13). 
Sự tương đồng giữa lựa chọn giọng yêu thích và sở thích văn hóa được tìm thấy trong nghiên cứu 
này trái ngược với nghiên cứu của Ladegaard và Sachdev, trong đó người tham gia ưa thích văn hóa Mỹ 
nhưng đã chọn RP làm mô hình phát âm (2008). Sự ưu tiên mạnh mẽ của người tham gia cho giọng Anh-
Mỹ với tư cách là mô hình phát âm chuẩn khá ngạc nhiên vì Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Bộ 
GD&ĐT) đã thông qua Khung tham chiếu chung của Châu Âu (CEFR) như một hướng dẫn để đo lường và 
đánh giá trình độ thông thạo ngôn ngữ từ năm 2008. Kết quả là rất nhiều trường đại học ở Việt Nam sử 
dụng sách tiếng Anh Cambridge làm sách giáo khoa của họ, điều này đáng nhẽ có thể dẫn đến việc ưu tiên 
cho giọng Anh-Anh thay vì giọng Anh Mỹ. Ngược lại, ở Singapore, xu hướng ưu tiên cho giọng Anh-Anh 
được tiếp tục ngay cả sau khi nước này giành được độc lập vào năm 1965. Nguyên nhân được cho là bởi 
giáo dục nước này tại thời điểm đó thấm nhuần tư tưởng của thủ tướng Lý Quang Diệu - người được đào 
tạo tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh trong nhiều năm (Tan, 2012, tr. 3). Một ví dụ đó là các học 
sinh bậc trung học cơ sở ở Singapore phải tham dự các kì thi Cambridge để lấy các chứng chỉ tiếng Anh. 
Tuy nhiên tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, bộ giáo trình Northstar của Mỹ được sử dụng làm 
sách giáo khoa dạy các bộ môn thực hành tiếng, vì vậy trong một chừng mực nào đó các sinh viên được 
tiếp xúc với giọng Anh-Mỹ trong suốt các năm học đại học của mình. Điều này có thể lý giải một phần cho 
việc ưu tiên giọng Anh-Mỹ của những người tham gia trong nghiên cứu này. 
Đa số các sinh viên được phỏng vấn cũng thể hiện sự ưu tiên cho giọng Anh-Mỹ hơn mặc dù một 
nửa trong số họ đi học theo dạng sinh viên trao đổi tại các nước châu Âu từ 1 đến 2 học kì. “Em thích kiến 
trúc, văn hóa châu Âu, nhưng lúc nói em vẫn muốn giọng mình nghe giống người Mỹ vì nó khiến em trở 
nên cool hơn và có vẻ đẳng cấp” - một sinh viên cho hay. Có thể thấy việc ưu ái hơn cho giọng bản ngữ 
vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của các bạn sinh viên. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để ngày 
từ khi các bạn vào năm thứ nhất thì nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp sau này, đặc biệt là khi các 
bạn phải giao tiếp trong một môi trường đa văn hóa với các giọng tiếng Anh khác nhau. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu nhằm phát hiện thái độ của sinh viên năm 4 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, 
Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh bằng cách thực hiện một bảng câu hỏi trực tuyến với các bản ghi 
âm của các giọng khác nhau, bảng câu hỏi trên 56 sinh viên và phỏng vấn trực tiếp. Qua đó, giúp nhà nghiên 
cứu nhận ra các nhu cầu và kì vọng ngày càng thay đổi của sinh viên đối với việc học tiếng Anh ở trường 
đại học và sự cần thiết phải có điều chỉnh đối với các tài liệu giảng dạy để đáp ứng các nhu cầu đó. Đối với 
phần đầu của bảng câu hỏi giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và giọng tiếng Anh của người Việt đã được lựa chọn. 
Nhìn chung, sinh viên đánh giá cao giọng tiếng Anh của người bản ngữ hơn giọng tiếng Anh của 
người Việt. Kết quả này nhất quán trong cả bài kiểm tra bằng lời nói và bảng câu hỏi điều tra. Mặc dù mục 
tiêu của phát âm thường là tính dễ hiểu nhưng những người tham gia trong nghiên cứu này vẫn mong muốn 
phát âm với một loại giọng nhất định. Cụ thể trong bài nghiên cứu này thì giọng Anh Mỹ được yêu thích 
nhất trong số tất cả các giọng. Những phát hiện của nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết của Bradac và Giles 
(1991) rằng tiếng Anh-Mỹ sẽ được coi là mô hình hấp dẫn hơn tiếng Anh-Anh trong các lớp học mà tiếng 
Anh được sử dụng như là một ngoại ngữ. 
Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng cho những gì Ladegaard và Sachdev gọi là “giả thuyết 
cộng hưởng văn hóa ngôn ngữ”. Tuy nhiên, thái độ tích cực tương đối của học sinh đối với các giọng tiếng 
Anh không phải bản ngữ trong bảng câu hỏi phản ánh sự ưa thích ngày càng tăng của sinh viên trong việc 
học tiếng Anh ở các nước nằm ở “Vòng ngoài” như Philippines, Malaysia. 
Những phát hiện này mang lại một số ý nghĩa cho giáo viên dạy tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ, 
Đại học Huế cũng như ở Việt Nam. Với số lượng người sử dụng tiếng Anh ngày càng đông trong bối cảnh 
xu thế toàn cầu hóa, phải chăng tiếng Anh ở Việt Nam trong tương lai rất gần là một biến thể của tiếng Anh 
thực sự với tên gọi là Vietlish (Ngô Hữu Hoàng, 2013). Do đó, bản thân giáo viên nên cởi mở hơn trong 
việc đánh giá các giọng tiếng Anh khác nhau. Trong bối cảnh khoảng cách giữa các “vòng” ngày càng bị 
xóa nhòa thì việc nhìn nhận như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong các công tác hoạt động chuyên 
môn và giao tiếp hàng ngày, nhất là khi họ được cử đi đào tạo hay giao lưu tại các nước mà tiếng Anh 
không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản. Các sách được sử dụng tại các trường 
ngoại ngữ nên đa dạng hơn. Đặc biệt đối với kỹ năng nghe, người học nên được tiếp xúc với nhiều giọng 
tiếng Anh khác nhau. Điều này đặc biệt có lợi cho họ sau này, nhất là khi họ làm trong các ngành nghề như 
phiên dịch, công ty đa quốc gia, ngoại giao, v.v Việc tiếp xúc ngay từ năm 1 như vậy sẽ giúp sinh viên 
có cái nhìn đúng đắn hơn về các giọng tiếng Anh trên thế giới. Qua đó góp phần giúp xóa đi các định kiến 
về “Tiếng Anh không chuẩn” vốn đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều người. 
Mặc dù thu được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong phạm 
vi sinh viên năm 4 của Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn và 
để có thể khái quát hóa được các kết quả đạt được thì đối tượng tham gia cần được mở rộng bao gồm cả 
sinh viên năm 1, 2 và 3. Qua đó giúp người nghiên cứu có thể đưa ra các so sánh cần thiết về sự nhận thức 
các giọng tiếng Anh của sinh viên năm 4 khác gì so với các năm còn lại. Để đạt được kết quả sâu rộng hơn 
thì việc phối hợp với các trường Đại học Ngoại ngữ khác ở Việt Nam cũng là cần thiết. Các trường có thể 
kết hợp để đề xuất các giáo trình học phù hợp với sinh viên trong điều kiện hiện nay. Việc đưa vào nhiều 
đối tượng tham gia sẽ giúp trả lời câu hỏi là liệu việc ưu tiên sử dụng giọng tiếng này mà không phải là các 
giọng khác của sinh viên là hoàn toàn tự nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố như điện ảnh hay là một quá 
trình có chủ đích. Nhiều nghiên cứu hơn cần được tiến hành về mức độ cũng như cách mà sinh viên tiếp 
cận với nhiều biến thể giọng tiếng Anh của tiếng Anh thế giới, qua đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết rõ 
hơn về thái độ của các bạn sinh viên đó với các giọng tiếng Anh. Trong quá trình giảng dạy, nhà trường và 
khoa nên có kế hoạch cụ thể mời thêm các giáo viên tiếng Anh bản ngữ và không bản ngữ và sinh viên 
quốc tế đến để giao lưu với sinh viên. Các hoạt động giao lưu nên diễn ra đa dạng không chỉ trong phạm vi 
các tiết học ở trường mà còn có các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ hay thể thao. Nhờ vậy giúp nâng cao 
nhận thức của sinh viên và thái độ của họ đối với các giọng tiếng Anh. Một lớp học về World Englishes 
nên được tổ chức ngay từ năm 1 để giúp các bạn sinh viên nhận thức và bước đầu giảm dần các định kiến 
về các giọng tiếng Anh không bản ngữ trên thế giới. Lớp học này nên được giảng dạy song song với các 
lớp về phát âm. Cách thức tiếp cận này cung cấp phương tiện để lựa chọn mô hình phát âm dựa trên cơ sở 
không xem nó là tuyệt đối mà nên xem xét trên nhiểu khía cạnh bao gồm cả bối cảnh văn hóa, xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
Baumgardner, R.J. (2002). Teaching world Englishes. In B.B. Kachru, Y. Kachru & C.L. Nelson (Eds.), 
The Handbook of World Englishes (pp. 661-679). Oxford: Blackwell. 
Becker, P. (1995). The etiology of foreign accent: Towards a phonological component of identity. Southern 
Illinois University, Carbondale. 
Bradac, J., & Giles, H. (1991). Social and educational consequences of language attitudes. Moderna Spra˚k, 
85(1), 1-11. 
Corbin, J.S. (2008). Basics of qualitative research: Techniques and procedures for developing grounded 
theory (3rd edition.). Thousand Oaks, California: Sage Publications. 
Coupland, N., & Bishop, H. (2007). Ideologised values for British accents. Journal of Sociolinguistics, 
11(1), 74-93. 
Crystal, D. (1997). English as a global language. Cambridge: Cambridge University Press. 
Fang, F. (2017). English as a lingua franca: Implications for pedagogy and assessment. Teflin, 28(1), 57-
70. 
Fant, L. (2002). Hegemony’s consequences: Remarks on global and lingua franca English. In I. Bartung, J. 
Falk, L. Fant, M. Forsgren, R.M. Jacobsen & J. Nystedt (Eds), Melange en homage a Engwall. Stockholm: 
Almquist & Wiksell International. 
Fuertes, J.N., Jodi, C.P., & Karen, Y.R. (2002). Effects of speech accents on interpersonal evaluations: 
implications for counselling practice and research. Cultural Diversity and Ethnic minority Psychology, 8(4), 
346-356. 
Gardner, R.C. (2010). Motivation and second language acquisition: The socio-educational model. New 
York: Peter Lang Publishing. 
Garrett, P. (2010). Attitudes to language. Cambridge: Cambridge University Press. 
Giles, H., & Coupland, N. (1991). Language: Context and consequences. London: Taylor and Francis. 
Graddol, D., McArtur, T., Flack, D., & Amey, J. (1999). English around the world. In D. Graddol, & U. H. 
Meinhoff (Eds), AILA Review 13: English in a Changing World (pp. 3-18). Oxford: Biddles Ltd. 
Holmes, J. (1997). An introduction to sociolinguistics. London, New York: Routledge. 
Jenkins, J. (1998). Which pronunciation norms and models for English as an international language. ELT 
Journal, 52(2), 119-126. 
Jenkins, J. (2000). The phonology of English as an international language: New Models, New Norms, New 
Goals. Oxford: Oxford University Press. 
Jenkins, J. (2015). Global Englishes: A resource book for students (3rd edition). London, New York: 
Routledge. 
Kachru, B. (1992). The other tongue. English across cultures (2nd edition). Urbana, Chicago: University of 
Illinois Press. 
Kim, Y.S. (2007). Korean adults’ attitudes towards varieties of English. Retrieved on June 30, 2018 from: 
https://www.era.lib.ed.ac.uk/handle/1842/1903. 
Ladegaard, H.J. (1998). National stereo types and language attitudes: The perception of British, American 
and Australian language and culture in Denmark. Language & Communication, 18, 251-274. 
Ladegaard, H., & Shachdev, I. (2008). I like the Americans... But I certainly don’t aim for an American 
accent: Language attitudes, vitality and foreign language learning in Denmark. Journal of Multilingual and 
Multicultural Development, 27(2), 191-208. 
Lê Phương (2017). Điều chỉnh Đề án Ngoại ngữ 2020 và kéo dài đến 2025. Retrieved on June 30, 2018 
from: https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/de-an-ngoai-ngu-2020-that-bai-dieu-chinh-va-keo-dai-
den-2025-20171229155520734.htm. 
Mantle-Bromley, C. (1995). Positive attitudes and realistic beliefs: Links to proficiency. The Modern 
Language Journal, 79(3), 372-386. 
McGee, K. (2009). Attitudes towards accents of English at the British Council, Penang: What do the 
students want?. Malaysian Journal of ELT Research, 5(1), 162-205. 
Meerleer, M.D. (2012). Beliefs and attitudes towards English as a lingua franca: Native and non-native 
pronunciation. Ghent: Ghent University. 
Ngô Hữu Hoàng (2013). Về hiện tượng tiếng Anh của người Việt hay Vietlish. Tạp chí Khoa học 
ĐHQGHN, Nghiên cứu Nước ngoài, 29(3), 62-69. 
Nguyễn Quỳnh Trang (2015). Non English major students’ attitudes towards English native speakers and 
non-native speakers accents. Retrieved on June 15, 2018 from: www.academia.edu/31252891. 
Oxford Advanced Learner’s dictionary (2015). Oxford: Oxford University Press. 
Santello, M. (2010). Direct approach to language attitudes: The semantic differential technique as a tool 
to identify latent dimensions. Retrieved on June 30, 2018 from:  
staff/elke.philburn/santello.pdf. 
Sewell, H.D. (2005). Teaching implications of students' attitudes to differing English accents. Birmingham: 
University of Birmingham. 
Tan, Y.Y. (2012). To r or not to r: Social correlates of /ɹ/ in Singapore English. International Journal of 
the Sociology of Language, 218, 1-24. 
Trudgill, H., & Hannah, J. (1994). International English: A guide to varieties of standard English. London: 
Arnold. 
Wardhaugh, R. (1998). An introduction to sociolinguistics. Oxford & Malden, MA: Blackwell. 
Weinberger, S. (2007). The speech accent archive. Retrieved on June 30, 2018 from:  
edu/. 
Wong, J.O. (2014). The culture of Singapore English. Cambridge: Cambridge University Press. 
 A STUDY INTO THE ATTITUDE OF FOURTH YEAR ENGLISH- MAJORED 
STUDENTS OF UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, HUE 
UNIVERSITY TOWARDS ACCENTS 
IN ENGLISH LANGUAGE 
Abstract: This paper presents some empirical data about attitudes and perceptions of 56 Vietnamese 
learners of English towards British, American accents and Vietnamese-accented English. The study 
found that leaners showed a stronger preference for American English on key dimensions such as 
dimensions of status, and attractiveness of the language. The results are discussed with reference to 
vitality theory as well as the language-culture consonance hypothesis and the language-culture 
discrepancy hypothesis. In today's globalization, therefore, it is necessary to make some certain changes 
in the curriculum as well as in the teachers themselves to help students be aware of and gradually 
eliminate prejudices about non-native accents. 
Keywords: Language attitude, English accents, language-culture consonance, language-culture 
discrepancy 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thai_do_cua_sinh_vien_nam_4_khoa_tieng_anh_truong.pdf