Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp

Bài viết trình bày kết quả khảo sát 100 sinh viên (SV) Khoa Kinh tế,

Trường ĐH Đồng Tháp. Nội dung các câu hỏi trong bảng khảo sát tập trung về nhận

thức của SV về vai trò quan trọng của kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh trong môi kinh

doanh, kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế. Hầu hết SV cho biết đã hiểu rõ

vai trò quan trọng này, tuy nhiên họ cũng thừa nhận năng lực nói tiếng Anh của bản

thân còn yếu kém và gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập và sử dụng

tiếng Anh. Trên cơ sở này, bài viết đề xuất một số định hướng hỗ trợ SV rèn luyện phát

triển kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 6

Trang 6

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 7

Trang 7

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 860
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp

Định hướng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp
ng nhân của tập 
đoàn dầu hỏa Aramco và trên ba lục địa thuộc Ngân hàng Chase Manhattan [7]. 
Theo [1], ở Ấn Độ, nhân viên giao tiếp tiếng Anh thành thạo (tương đương B1 
khung năng lực ngôn ngữ châu Âu) được trả lương cao hơn 34%, thậm chí những 
người có khả năng tiếng Anh thấp hơn B1, lương của họ cũng được cộng thêm 13%, 
cao hơn những người không biết tiếng Anh. Mối quan hệ giữa sử dụng thông thạo 
tiếng Anh và thu nhập quốc dân trên đầu người thể hiện một vòng khép kín; theo đó, 
việc cải thiện sử dụng thông thạo tiếng Anh sẽ làm gia tăng thu nhập. Và cũng theo 
[1], gần 90%, trong số 572 giám đốc được hỏi cho biết: nếu nhân viên của họ có kỹ 
năng giao tiếp tiếng Anh, thì lợi nhuận, doanh thu và thị phần của họ tăng lên nhanh 
chóng, cơ hội mở rộng kinh doanh sẽ tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại về uy tín, về lợi 
nhuận do khiếm khuyết về hiểu biết văn hóa, thiếu năng lực về ngôn ngữ gây ra. 
 Nghiên cứu của Evans [3] về vai trò của kỹ năng nói tiếng Anh ở Hong Kong 
cho thấy khi viên chức được đề bạt vào trị trí công việc cao hơn thì nhu cầu sử dụng 
tiếng Anh của họ càng tăng lên và thường xuyên hơn. 
 Trong một cuộc khảo sát năm 2012 của Economist Intelligence Unit [2], gần 
70% giám đốc điều hành cho biết lực lượng lao động của họ sẽ phải nắm vững tiếng 
Anh để thực hiện kế hoạch mở rộng của công ty, và ¼ cho biết hơn 50% tổng lực 
lượng lao động của họ cần phải biết tiếng Anh. Rõ ràng, tiếng Anh đang dần trở thành 
một tiêu chí cốt lõi xác định việc có được tuyển dụng vào làm việc hay không. 
 Trên đây là một vài tư liệu về tầm quan trọng của năng lực nói/sử dụng tiếng 
Anh trong giao tiếp, môi trường kinh doanh, thương mại. Do đó, yêu cầu thông 
thạo/phát triển tốt kỹ năng nói tiếng Anh đối với SV khoa kinh tế là rất cấp thiết. 
3. Nội dung nghiên cứu 
3.1. Đối tượng, công cụ nghiên cứu 
Các sinh viên năm nhất, năm hai của các ngành trong Khoa Kinh tế, Trường 
Đại học Đồng Tháp (năm học 2014-2015). Các SV tham gia khảo sát được lựa chọn 
ngẫu nhiên và số lượng cụ thể như sau: 
100 
Bảng 1: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát 
SV ngành Năm nhất Năm hai Tổng cộng % 
Tài chính ngân hàng 20 20 40 40% 
Kế toán 20 20 40 40% 
Quản trị kinh doanh 10 10 20 20% 
Tổng cộng 50 50 100 100% 
Chúng tôi thiết kế bản khảo sát (questionnaire), gồm 20 câu hỏi xoay quanh vấn 
đề về thực trạng, nhu cầu và thái độ học kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh của các bạn 
SV tham gia khảo sát. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn, trở ngại khi các bạn học 
tiếng Anh nói chung và kỹ năng nói/giao tiếp nói riêng. Trong bảng câu hỏi bao gồm 
các nội dung chính: 
- Câu 1 - 6: Thái độ, nhận thức của SV về kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh. 
- Câu 7 - 12: Thực trạng năng lực của SV về kỹ năng nói trên. 
- Câu 13 - 20: Những khó khăn, trở ngại mà SV gặp phải. 
Được phép chấp thuận của giảng viên bộ môn và lớp trưởng, chúng tôi trực tiếp 
tiến hành phát phiếu khảo sát ngay trong giờ nghỉ giải lao của các lớp liên quan. Trước 
khi lấy ý kiến của SV, chúng tôi giải thích mục đích, nội dung, yêu cầu của bản khảo 
sát. Chúng tôi phát ra 100 phiếu và thu về ngay sau đó khoảng 15 phút, khi SV hoàn 
tất câu trả lời. 
Phần tiếp theo sau là những điểm đáng chú ý nhất từ kết quả khảo sát của 
chúng tôi. 
3.2. Kết quả nghiên cứu 
3.2.1. Thái độ, nhận thức của SV đối với việc học kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh 
Theo kết quả của biểu đồ 1, có đến 64% SV cho biết rất thích học kỹ năng 
nói/giao tiếng Anh và 34% trả lời thích, chỉ với 2% trả lời không thích. Đây là một con 
số đáng mong đợi, rất khích lệ. Nó thể hiện một thực tế rằng, phần lớn các SV rất thích 
và ham học tiếng Anh. Qua đó cho thấy, tiếng Anh đang ngày càng được lan rộng và 
yêu thích và SV đang có xu hướng mong muốn hòa nhập cùng sự phát triển với thời 
đại thông qua tiếng Anh hơn trước đây. 
Biểu đồ 2 cho biết, có 72% SV hoàn toàn đồng ý cho rằng tiếng Anh giao tiếp 
là rất quan trọng, chiếm phần trăm cao nhất. Với 20% SV đồng ý tiếng Anh giao tiếp 
là rất quan trọng. Còn lại 8% SV rất không đồng ý với ý kiến: tiếng Anh giao tiếp là 
quan trọng. Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn SV Khoa Kinh tế đều thừa nhận vai 
64% 
34% 
2% 
Biểu đồ 1: Thái độ của SV 
Rất Thích 
Thích
Không thích
101 
trò thiết yếu của tiếng Anh giao tiếp. Điều này góp phần cho sự thuận lợi trong việc hỗ 
trợ SV trong việc rèn luyện phát triển kỹ năng nói/giao tiếp tiếng Anh của giáo viên 
giảng dạy tiếng Anh giao tiếp. Điều đó, phản ánh ý thức cùng mối quan tâm của SV về 
vai trò, giá trị của năng lực tiếng Anh nói chung và nhu cầu được hỗ trợ về kỹ năng 
học tiếng Anh giao tiếp. 
3.2.2. Thực trạng năng lực giao tiếp tiếng Anh của SV 
 Kết quả thu được từ bảng điều tra để lấy số liệu cho thấy được năng lực hiện 
tại của SV Khoa Kinh tế còn rất hạn chế. Đây là kết quả tự đánh giá khả năng của từng 
SV. Theo đó, có đến 50% SV với năng lực trung bình, và 40% SV với năng lực yếu. 
Được biết, đa số SV ra trường trong những năm qua đã đạt nhiều thành tích học tập 
tốt, xuất sắc. Nhiều SV tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng khá nhiều người trong họ không 
đáp ứng được yêu cầu về sử dụng tiếng Anh giao tiếp. Vì sao? Điều này chứng tỏ các 
SV quan tâm nhiều đến vấn đề học những môn chuyên ngành trọng tâm, mà nhìn 
chung còn lơ là, chưa tập trung vào việc học tiếng Anh. Hay nói cách khác họ chỉ quan 
tâm việc thi TOEIC cho qua và xem việc học tiếng Anh như là một điều kiện để ra 
trường, chứ chưa thực sự đầu tư thời gian rèn luyện năng lực nói/giao tiếp tiếng Anh 
một cách vững chắc, làm công cụ hỗ trợ đắc lực trong môi trường việc làm có tính 
cạnh tranh cao như hiện nay. 
3.2.3. Những khó khăn, trở ngại mà SV gặp phải 
Mặc dù hầu hết SV ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với cơ hội 
việc làm và phát triển nghề nghiệp của họ trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, có 
nhiều yếu tố gây khó khăn, trở ngại cho họ trong quá trình rèn luyện, học tập tiếng 
Anh (Biểu đồ 4). 
72%
20%
0 8%
Biểu đồ 2: Quan điểm của SV về vai trò quan trọng 
của tiếng Anh
Hoàn toàn đồng ý 
Đồng ý
Không đồng ý 
Hoàn toàn không đồng ý 
0% 
10% 
50% 
40% 
Biểu đồ 3: SV tự đánh giá năng lực tiếng Anh 
Rất tốt 
Tốt 
Trung bình
Yếu 
102 
Biểu đồ 4: Khó khăn, trở ngại SV gặp phải 
Trong thực tiễn giao tiếp hằng ngày, điều cần thiết nhất là sự tự tin tạo nên thành 
công nhưng theo như khảo sát có đến 28% SV ở mức độ thiếu tự tin và 48% SV thường 
xuyên thiếu tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Số ít còn lại là 20% ở mức độ đôi khi và 4% 
ít khi thiếu tự tin trong việc giao tiếp tiếng Anh. Môi trường học tập là một yếu tố tác 
động đến nhận thức của SV. Nó có thể làm cho SV ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần 
dần trở nên im lặng trong giờ học tiếng Anh. Mặt khác, nói tiếng Anh thông thạo là một 
kỹ năng không phải đơn giản, khó mà đạt được mục tiêu theo yêu cầu nếu cứ học qua 
loa, chờ đến kỳ thi mới chạy nước rút. Qua thực tiễn nói chung và kết quả khảo sát cụ 
thể trong nghiên cứu này, khi luyện tập nói tiếng Anh, chúng ta có thể kết luận những 
vấn đề mà SV hay gặp phải sau đây (như đã thống kê trong Biểu đồ 4): 
- SV cảm thấy mức độ phát âm không chuẩn thường xuyên chiếm 50% và có 
đến 30% SV luôn luôn mắc phải lỗi phát âm không chuẩn. Chỉ 20% đôi khi và 4% là ít 
khi phát âm không chuẩn. Như vậy cho thấy quá trình học tiếng Anh của SV chủ yếu 
là kiến thức ngữ pháp, họ chưa chú trọng đến vấn đề phát âm – là một trong những yếu 
tố quan trọng nhất để hình thành kỹ năng nói tiếng Anh tự tin, bền vững. 
- Biết điều chỉnh ngữ điệu cũng là một kỹ năng quan trọng góp phần làm cho kỹ 
năng nói tiếng Anh được thành công. Tuy nhiên, theo điều tra có 50% SV là thường 
xuyên không thể tự điều chỉnh ngữ điệu (tức không thể dùng ngữ điệu tiếng Anh 
phong phú, đa dạng, tự nhiên) và 24% là luôn luôn mắc phải trở ngại này. 
- Thiếu vốn từ vựng và ý tưởng để nói; hai yếu tố này có mối quan hệ khắng 
khít với nhau. Có vốn từ tiếng Anh mà không có ý tưởng gì để nói/phát biểu ý kiến thì 
hoạt động nói không được kéo dài, đầy đủ nội dung, ý nghĩa như mong đợi; ngược lại, 
có ý tưởng hay, thú vị mà vốn từ tiếng Anh nghèo nàn, ít ỏi thì sẽ lâm vào tình trạng 
ức chế, khó nhọc trong quá trình diễn đạt ý tưởng cho người khác thông hiểu, chia sẻ. 
Kết quả khảo sát cho thấy SV thừa nhận luôn luôn và thường xuyên thiếu vốn từ vựng 
khi nói chiếm tới 80%, và 78% là không có ý tưởng để nói. 
- Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác tác động đến việc sử dụng tiếng Anh lưu loát, 
tự tin của SV. Điển hình như không nghe kịp hay nói cách khác là khả năng nghe của 
SV còn hạn chế rất nhiều; hoặc phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh làm chậm quá 
trình giao tiếp bằng tiếng Anh. 
0
10
20
30
40
50
60
70
Thiếu tự 
tin 
Không 
phát âm 
chuẩn 
Không 
vững 
ngữ 
điệu 
Thiếu 
vốn từ 
Thiếu 
cấu trúc 
ngữ 
pháp 
Dịch từ 
Việt 
sang 
Anh 
Không 
có ý 
tưởng 
Nghe 
không 
kịp 
Luôn luôn
Thường xuyên 
Đôi khi
Ít khi
103 
4. Những định hướng giúp SV rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh 
Sau đây là một số phương pháp, định hướng hỗ trợ SV Khoa Kinh tế ứng dụng 
nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng/giao tiếp tiếng Anh nói riêng và học tiếng Anh nói 
chung một cách toàn diện, đồng bộ và bền vững 
- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập, trau dồi dài hạn, thường xuyên 
Theo như số liệu chúng tôi đã trình bày phần trên, phần đông các bạn SV cho 
rằng tiếng Anh là quan trọng và thích, cũng như rất thích được học tiếng Anh. Tuy 
nhiên, như mọi người đã biết, “thích” không vẫn chưa đủ, mà phải nhận thức được vai 
trò quan trọng của tiếng Anh và kỹ năng giao tiếng Anh trong nghề nghiệp của bản 
thân sau này. Từ đó, phải quyết tâm lập kế hoạch học tập tiếng Anh thường xuyên, dài 
hạn; ít nhất mỗi ngày cần dành ra 1 giờ để học và luyện nói tiếng Anh. 
- Bắt đầu từ điểm yếu của bản thân 
Hãy bắt đầu từ chính đểm yếu của bản thân. Nếu thiếu tự tin, hãy đối diện với nó, 
thường giơ tay phát biểu, chăm tập nói tiếng Anh với bạn; khi đã quen dần bạn sẽ tự tin 
hơn. Nếu bạn thiếu ý tưởng hãy đọc nhiều sách báo, tin tức để khi cập nhập thông tin, 
kiến thức. Bất cứ điểm yếu nào, hãy bắt đầu từ nó. Về cấu trúc ngữ pháp và ngữ điệu thì 
các bạn không cần lo lắng quá, bởi vì ngữ pháp chỉ bổ trợ khi chúng ta đã giao tiếp khá 
và cần chúng để lời nói hay câu văn thêm chuẩn xác. Thật ra trong môi trường kinh 
doanh, thương mại, lượng ngữ pháp, mẫu cấu trúc câu nói chung được sử dụng không 
nhiều, mà chủ yếu là sự trôi chảy và phản ứng nhanh của bạn. Phần ngữ điệu cũng vậy, 
chúng ta sẽ có ngữ điệu tốt dần lên khi chúng ta đã nói thường xuyên hơn. 
- Luyện nói 
Nguyên tắc vàng bạn cần thực hiện là: thực hành nói thường xuyên, nói một 
mình hoặc nói với người khác (với SV, giáo viên, du khách nước ngoài), khi có cơ hội 
thử nghiệm năng lực tiếng Anh của mình, mặc dù biết rằng vẫn còn nhiều lỗi sai, 
giọng nói chưa hay, phát âm không chuẩn, vì chỉ khi các bạn nói ra thì mới phát hiện 
lỗi sai và cải thiện. Vậy nên, hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. 
Ngoài việc học tốt các lớp tiếng Anh căn bản theo chương trình đào tạo chính 
quy hiện nay, bạn có thể lên mạng (
anh-giao-tiep-thuong-mai-678.html) luyện tập trực tuyến (online), hoàn toàn miễn phí 
100 tình huống tiếng Anh giao tiếp thương mại. Đây là những mẫu hội thoại tiếng Anh 
thương mại ngắn, song ngữ Anh-Việt. Bạn có thể tự luyện một mình hoặc tìm một (vài) 
bạn nữa cùng luyện tập. Trước hết hãy nghiên cứu nội dung tình huống hội thoại bằng 
cách vừa nghe tiếng Anh, vừa lướt mắt qua bản dịch tiếng Việt. Khi đã nắm được nội 
dung, biết cách phát âm các từ vựng mới, hãy nghe lại từng đoạn và bắt chước lặp lại 
cho đúng giọng bản ngữ, lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi bạn có thể đóng vai là người 
trong cuộc và không cần nghe nữa mà vẫn lặp lại được mẫu hội thoại bằng tiếng Anh. 
104 
Sau đây là 10 tình huống tiêu biểu: 
Tình huống 1: Giới thiệu bản thân - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 2: Công tác nước ngoài - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 3: Tìm hiểu thị trường - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 4: Giới thiệu sản phẩm - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 5: Dịch vụ khách hàng - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 6: Báo giá - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 7: So sánh giá cả - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 8: Giảm giá - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 9: Điều khoản thanh toán - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
Tình huống 10: Cung và cầu - Tiếng Anh thương mại (Việt - Anh) 
- Tiếp cận môi trường sử dụng tiếng Anh 
Bên cạnh đó, bạn nên chủ động tiếp cận với môi trường giao tiếp tiếng Anh. 
Đối với người học ngoại ngữ môi trường là rất cần thiết vì học phải đi đôi với hành. 
Các bạn có thể lập nên những nhóm, câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh để rèn luyện, cũng 
như học hỏi lẫn nhau,Các bạn có thể đến những điểm tham quan du lịch ở Đồng 
Tháp như: Lăng cụ Phó Bảng, đầm Sen, Khu du lịch Xẻo Quýt,để có cơ hội luyện 
tập tiếng Anh với những người bản xứ, người đi du lịch, đồng thời các bạn cũng đã tạo 
được hình ảnh thân thiện, hiếu khách trong lòng người bản xứ. Rất nhiều bạn trẻ đã áp 
dụng cách này và đạt thành công ngoài mong đợi. 
5. Kết luận 
Yếu tố quyết định thành công của việc học tiếng Anh nói chung và rèn luyện kỹ 
năng nói/giao tiếng nói riêng chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân SV, tương lai 
đang nằm trong tay của các bạn. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải học tập, lao 
động chăm chỉ hết mình cả về kiến thức chuyên ngành và năng lực sử dụng tiếng Anh 
thực tiễn, để khi ra trường các bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách tự tin, bền 
vững, sẵn sàng tham gia vào môi trường lao động kinh tế, thương mại hội nhập khu 
vực và quốc tế. Trong môi trường đó, năng lực nói/giao tiếp tiếng Anh là một trong 
những công cụ cốt yếu của quá trình vươn tới những đỉnh cao của nghề nghiệp và 
đóng góp hữu ích cho xã hội, cộng đồng và đất nước ở tương lai. 
105 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Trọng Đàn, (2014). Chỉ số thống thạo Tiếng Anh và năng lực hội nhập 
– phát triển  
[2]. Education First, English proficiency index, 
v3/analysis/english-and-economic-development 
[3]. Evans, S. (2010). Business usual: the use of English in professional world in 
Hongkong. English for Specific Purposes, 29, 153-167. 
[4]. Trần Thị Hiền, (2013). Hiệu quả của hoạt động cặp, nhóm trong việc học kỹ 
năng nói tiếng Anh ở Khoa Ngoại ngữ, Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trường ĐH 
Đồng Tháp. 
[5]. Trần Thị Hiền, (2014). Ứng dụng phương pháp 3/2/1 để phát triển tính lưu loát 
của sinh viên trong giờ học kỹ năng nói tiếng Anh ở Khoa Ngoại ngữ Trường 
Đại học Đồng Tháp, Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trường ĐH Đồng Tháp. 
[6]. Ngô Thị Mai Huỳnh, (2014). Giải pháp phát triển kỹ năng nói cho sinh viên 
năm II chuyên ngành tiếng Anh thông qua Skype, Đề tài NCKH cấp cơ sở, 
Trường ĐH Đồng Tháp. 
[7]. Trích dẫn số liệu từ www.vi.wikepedia.org. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_ren_luyen_ky_nang_noi_tieng_anh_dap_ung_chuan_dau.pdf