Ảnh hưởng thời gian kích thích hormone lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis
TÓM TẮT:
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian kích thích hormone với
domperidone (DOM), luteinizing hormone releasing hormone analog (LHRHa) và human chorionic
gonadotropin (HCG) lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis
sau thời gian tiêm 72h. Cá đực được tiêm ở gốc vây bụng với 0.9% nước muối sinh lý (đối chứng) hoặc
tiêm một liều đơn DOM (20 mg/kg khối lượng cá (KL)) hoặc LHRHa (20, 50, hoặc 80 µg/kg KL) hoặc
HCG (500, 1000, hoặc 1500 IU/kg KL). Tinh dịch được thu trước khi tiêm hormone (0 h) để đánh giá đặc
tính sinh hóa dịch tương đầu tiên và thu tại thời điểm sau 24 h, 48 h, và 72 h sau khi tiêm hormone để
đánh giá ảnh hưởng của hormone lên đặc tính sinh hóa của dịch tương. Kết quả thí nghiệm của nghiên
cứu này cho thấy rằng việc tiêm kích thích hormone như được trình bày ở trên làm thay đổi hàm lượng
ion Na+ nhưng các đặc tính hóa sinh còn lại của dịch tương thay đổi không đáng kể. Như vậy có thể kết
luận rằng việc tiêm hormone kích thích lên cá đực trong nghiên cứu này làm đặc tính sinh hóa thay đổi
không đáng kể.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng thời gian kích thích hormone lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis
hi tiêm hormore. Bảng 2. Nồng độ ion Na+ (mmol/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự khác nhau được hiểu là sai khác có ý nghĩa (chữ thường cho hàng, chữ hoa cho cột) (ANOVA, p<0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin. Bảng 3. Nồng độ ion K+ (mmol/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự khác nhau được hiểu là sai khác có ý nghĩa (chữ thường cho hàng, chữ hoa cho cột) (ANOVA, p<0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 Bảng 4. Nồng độ ion Cl- (mmol/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). Bảng 5. Nồng độ ion Mg2+ (mmol/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). Bảng 6. Nồng độ ion Ca2+ (mmol/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). Bảng 7. Protein tổng số (g/l) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 Bảng 8. Nồng độ thẩm thấu (mOsm/kg) trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích bởi các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng) Bảng 9. pH trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau khi được kích thích các hormone Kết quả được biểu diễn dưới dạng GTTB±SE. Giá trị với các ký tự giống nhau được hiểu là sai khác không có ý nghĩa (ANOVA, p>0,05). TG: Thời gian; DOM: domperidone; LHRHa: luteinizing hormone releasing hormone analog; HCG: human chorionic gonadotropin; NMSL: nước muối sinh lý (đối chứng). Morisawa (1985) báo cáo rằng nồng độ ion Na+ trong dịch tương cá xương nằm trong khoảng 75 – 175 mM/l. Nồng độ ion Na+ cao nhất trên cá chẽm mõm nhọn ở nghiên cứu này là 151,48±1,80mM/l do được kích thích bởi HCG 1000 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 72h và thấp nhất là 138,63±1,80 mM/l do được kích thích bởi HCG 500 IU/kg tại thời điểm thu mẫu sau 24h, nằm trong khoảng như Morisawa (1985) đã báo cáo; cao hơn so với nồng độ Na+ trong dịch tương cá rô 124 mM/l (Lahnsteiner et al. 1995), cá hồi 46,21 mM/l (Bozkurt et al. 2011), tuy nhiên lại thấp hơn so với cá da trơn 164 mM/l (Tan-Fermin et al. 1999). Nồng độ ion K+ sau khi được kích thích bởi các hormone trong nghiên cứu này dao động trong khoảng 16,43±0,72 đến 18,28±0,26 (mM/l), tương đương với nồng độ K+ trong dịch tương cá da trơn 18 mM/l (Tan-Fermin et al. 1999), cao hơn so với nồng độ K+ trong dịch tương cá rô 10 mM/l (Lahnsteiner et al. 1995), và thấp hơn so với cá chép 70 mM/l (Morisawa et al. 1983) và cá hồi 46 mM/l (Bozkurt et al. 2011). Sự gia tăng đáng kể ion Na+, K+ trong nghiên cứu này tương tự với kết luận của Linhart et al. (2003) trong nghiên cứu trên cá Polyodon spatula rằng việc kích thích sinh sản bằng bột tuyến yên cá chép (Carp pituitary powder) và LHRHa dẫn đến sự khác biệt nồng độ các ion trong dịch tương; Seifi và ctv (2011) cũng kết luận rằng nồng độ Na+, K+, Cl-, protein tổng số trong dịch tương đều thay đổi đáng kể (p<0,01) bởi việc sử dụng các hormone khác nhau (Ovaprim, HCG, cPG) trên thí nghiệm giữa cá chép được nuôi nhốt và cá chép được đánh bắt ngoài tự nhiên. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này lại trái ngược với kết quả nghiên cứu trên cá tầm thìa Polyodon spatula của Linhart et al. (2003). Nồng độ Ca2+, Mg2+ thay đổi không đáng kể bởi việc sử dụng các hormone LHRHa (20, 50, 80 ug/kg), HCG (500, 1000, 1500 IU/kg), DOM 20 mg/kg so với tiêm nước muối sinh lý (NMSL). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Seifi et al. (2011) trên thí nghiệm giữa cá chép được nuôi nhốt và cá chép được đánh bắt ngoài tự nhiên được kích thích bởi các hormone khác 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 nhau (Ovaprim, HCG, cPG). Cũng giống như vậy, các thông số dịch tương trên cá Cirrhinus mrigala cũng được báo cáo rằng có sự ảnh hưởng đáng kể bởi việc tiêm hormone Ovaprim (sGnRH + Domperidon) kích thích sinh sản trên cá đực (Verma et al. 2009). Nồng độ thẩm thấu trong dịch tương cá Barbus shapeyi cũng thay đổi đáng kể bởi việc kích thích các hormone khác nhau, nồng độ thẩm thấu cao nhất được quan sát thấy trên cá này là do được kích thích bởi LHRHa2 (10 µg/ kg) tại thời điểm sau 16h tiêm là 320,67±2,96 (Kalbassi et al. 2014). Trong khi đó ở nghiên cứu này, việc tiêm LHRHa không dẫn đến nồng độ thẩm thấu cao nhất, nồng độ thẩm thấu cao nhất trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn được quan sát thấy trong nghiên cứu là 344,25±4,35 do được tiêm bỏi HCG 1000 IU/ kg sau 48h (p>0,05). pH trong dịch tương cá chẽm mõm nhọn thay đổi không đáng kể bởi việc kích thích bằng các hormone sinh sản so với nước muối sinh lý, dao động trong khoảng 7,60±0,08 do được kích thích bởi LHRHa 20 µg/kg đến 7,85±0,13 do được kích thích bởi HCG 1000 IU/kg. pH trong dịch tương cá bơn đuôi vàng tăng cao sau khi được kích thích bởi GnRHa (Clearwater and Crim 1998). Nghiên cứu của (Seifi et al. 2011) đã báo cáo rằng pH trong dịch tương thay đổi đáng kể (p<0,01) sau khi được kích thích bởi hormone cPG 3 mg/kg sau 12h, HCG 1500 IU/ kg sau 12h, Ovaprim (sGnRHa+domperidon) 0,5 ml/kg sau 24h so với NMSL 0,7% ở nhóm cá chép được nuôi nhốt và nhóm cá chép được thu ngoài tự nhiên. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Tóm lại, nghiên cứu ảnh hưởng của hormone lên đặc tính sinh hóa cá chẽm mõm nhọn đực được thể hiện thông qua thay đổi hàm lượng ion Na+ mà không làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh hóa khác trong dịch tương. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh hưởng không đáng kể của loại, liều lượng, thời gian sau khi tiêm các loại hormone kích thích sinh sản lên đặc tính sinh hóa dịch tương cá chẽm mõm nhọn đực. Tuy nhiên, như đã thảo luận ở trên việc sử dụng Thyroxin (T4) với liều lượng 0,5 mg/kg thông qua chế độ ăn hoặc tiêm có kết quả tốt hơn về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ đẻ so với HCG và LHRHA. Vì vậy cần thực hiện thêm nhiều thí nghiệm hơn nữa với nghiệm thức sử dụng T4 lên đặc tính sinh hóa đối với cá chẽm mõm nhọn đực. 5. LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.05- 2017.343. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến NAFOSTED đã tài trợ kinh phí để thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Le, M.H., Lim, H.K., Min, B.H., Lee, J.U., Chang, Y.J., 2011. Semen properties and spermatozoan structure of yellow croaker, Larimichthys polyactis. The Israeli Journal of Aquaculture - Bamidgeh, 1-8. 2. Pham, Q. H., Nguyen, T. A., Kjørsvik, E., Nguyen, D. M., Arukwe, A., 2012. Seasonal reproductive cycle in Waigieu seaperch (Psammoperca waigiensis). Aquaculture Research.43, 815-830. 3. Pham, Q. H., Nguyen, T. A., Nguyen, D. M., Arukwe, A., 2010a. Sex steroid levels, oocyte maturation and spawning performance in Waigieu seaperch (Psammoperca waigiensis) exposed to Thyroxin, Human Chorionic Gonadotropin, Luteinizing Hormone Releasing Hormone and Carp Pituitary Extract. Comparative and Biochemistry Physiology, Part A: Molecular & Integrative Physiology.155, 223-230. 4. Pham, Q. H., Nguyen, T. A., Nguyen, D.M., 2007a. Could Domperidone via oral administration enhance fi nal Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 oocyte maturation and ovulation and in the long-term affect egg and larval quality in sand bass (Psammoperca waigiensis)? Aquaculture Asia Vol XII No 4, October -December 2007, 35-38. 5. Pham, Q. H., Nguyen, T. A., Nguyen, D.M., 2007b. Holding salinity during the breeding season effects fi nal oocyte maturation and egg quality in sand bass (Psammoperca waigiensis, Cuvier & Valencienes 1828). Aquaculture Asia Vol XII No 3, July-September 2007, 37-39. 6. Shimose, T., Tachihara, K., 2006. Age, growth and reproductive biology of the Waigieu seaperch Psammoperca waigiensis (Perciformes: Latidae) around Okinawa Island, Japan. Ichthyology Research.53, 166-171. 7. Bobe, J., Labbé, C., 2010. Egg and sperm quality in fi sh. General and Comparative Endocrinology.165, 535–548. 8. Bozkurt, Y., Gretmen, F., Kokcu, O., Erçin, U., 2011. Relationships between seminal plasma composition and sperm quality parameters of the Salmo trutta macrostigma (Dumeril, 1858) semen: with emphasis on sperm motility. Czech J Anim Sci.56, 355-364. 9. Clearwater, S.J., Crim, L.W. , 1998. Gonadotropin releasing hormone-analogue treatment increases sperm motility, seminal plasma pH and sperm production in yellowtail fl ounder Pleuronectes ferrugineus. Journal of Fish Physiology and Biochemistry.19, 349-357. 10. Elakkanai, P., Francis, T., Ahilan, B., Jawahar, P., Padmavathy, P., Jayakumar, N., Subburaj, A., 2015. Role of GnRH, HCG and kisspeptin on reproduction of fi shes. Indian Journal of Science and Technology.8, 1-10. 11. Hajirezaee, S., Amiri, B.M., Mirvaghefi , A., 2010. Fish milt quality and major factors infl uencing the milt quality parameters: A review. African Journal of Biotechnology.9, 9148-9154. 12. Kalbassi, M.R., Lorestani, R.., Marammazi, J.G., 2014. Improvement of Sperm Quality Indices of Benni Fish (Barbus sharpeyi) by Application of LHRHA2 and Metoclopramide. J Agr Sci Tech.16, 91-104. 13. Lahnsteiner, F., Berger, B., Weismann, T., Patzner, R., 1995. Fine Structure and Motility of Spermatozoa and Composition of the Seminal Plasma in the Perch. J Fish Biol 47, 492-508. 14. Le, M.H., Brown, Paul B., 2016. Effects of time after hormonal stimulation on milt properties in Waigieu seaperch Psammoperca waigiensis. The Israeli Journal of Aquaculture - Bamidgeh.68, 1-10. 15. Le, M.H., Nguyen, T.H.N., Pham, P.L., 2014. Semen properties of waigieu seaperch Psammoperca waigiensis. The Israeli Journal of Aquaculture - Bamidgeh.66, 7 pages. 16. Linhart, O., Mims, S.D., Boris Gomelsky, B., Hiott, A.E., Shelton, W.L., Cosson, J. , 2003. Ionic composition and osmolality of paddlefi sh (Polyodon spathula, Acipenseriformes) seminal fl uid. Aquaculture International.11, 357-68. 17. Mañanós, E., Duncan, N., Mylonas, C.C. Reproduction and control of ovulation, spermiation and spawning in cultured fi sh. In: Cabrita E, Robles V, Herráez MP, editors. Methods in Reproductive Aquaculture: Marine and Freshwater Species. USA: CRC Press, Taylor & Francis Group, Boca Raton, FL, USA; 2009. p. 3-80. 18. Mehdi, Y., Ehsan, M.S., 2013. A review of the control of reproduction and hormonal manipulations in fi nfi sh species. International Journal of Agricultural Research and Reviews.1, 15-21. 19. Morisawa, M., 1985. Initiation Mechanism of Sperm Motility at Spawning in Teleosts. Zool Sci 2, 605-615. 20. Morisawa, M., Suzuki, K., Morisawa, S., 1983. Effects of Potassium and Osmolality on Spermatozoan Motility of Salmonid Fishes. J Exp Biol.107, 105-113. 21. Mylonas, C.C., Fostier, A., Zanuy, S., 2010. Broodstock management and hormonal manipulations of fi sh reproduction. General and Comparative Endocrinology.165, 516-534. 22. Nguyen, T.N., Luc, M.D., Nguyen, D.T., 2003. Studies on artifi cial seed breeding of waigieu seaperch 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 Psammoperca waigiensis (Cuvier and Valenciennes, 1828). Components of scientifi c research and technological development between the University of Fisheries and SUMA Management, Ministry of Fisheries. in Vietnamese. 23. Pham, Q.H., Kjørsvik, E., Nguyen, T.A., Nguyen, D.M., Arukwe, A., 2010b. Reproductive cycle in female Waigieu seaperch (Psammoperca waigiensis) reared under different salinity levels and the effects of dopamine antagonist on steroid hormone levels. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology.383 137–145. 24. Pham, Q.H., Le, M.H., 2016. Effects of thyroxin and domperidone on oocyte maturation and spawning performances in the rabbit fi sh (Siganus guttatus). Journal of the World Aquaculture Society.Accepted. 25. Seifi , T., Imanpoor, M.R., Golpour, A., 2011. The effect of different hormonal treatment on semen quality parameters in cultured and wild carp. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Siences.11, 595 - 602. 26. Tan-Fermin, J.D., Miura, T., Adachi, S., Yamauchi, K., 1999. Seminal Plasma Composition, Sperm Motility and Milt Dilution in the Asian Catfi sh Clarias macrocephalus (Gunther). Aquaculture.171, 323-338. 27. Verma, D.K., Routray, P., Nanda, P.K., Sarangi, N., 2009. Seasonal variation in semen: characteristics and biochemical composition of seminal plasma of mrigal, Cirrhinus mrigala Asian Fisheries Science.22, 429-443. 28. Zohar, Y., Muñoz-Cueto, J.A., Elizur, A., Kah, O., 2010. Neuroendocrinology of reproduction in teleost fi sh. General and Comparative Endocrinology.165, 438-455. 29. Zohar, Y., Mylonas, C.C., 2001. Endocrine manipulations of spawning in cultured fi sh: from hormones to genes. Aquaculture.197, 99-136.
File đính kèm:
- anh_huong_thoi_gian_kich_thich_hormone_len_dac_tinh_sinh_hoa.pdf