Ảnh hưởng của sự oxy hóa và liều lượng vitamin E trong thức ăn lên sự tăng trưởng và chất lượng phi lê ở cá hồi Đại Tây Dương
TÓM TẮT
Sự ảnh hưởng của thức ăn có chứa lipid đã bị oxy hóa và vai trò của vitamin E lên sự tăng trưởng và
chất lượng phi lê của cá Hồi Đại Tây Dương (Salmon salar L.) đã được đánh giá sau giai đoạn thử
nghiệm 79 ngày. Năm trăm sáu mươi con cá hồi với trọng lượng trung bình ban đầu là 2,12kg đã được
bố trí vào 8 lồng và cho ăn với bốn loại thức ăn khác nhau. Cá hồi được cho ăn thức ăn công nghiệp có
bổ sung dầu hạt cải tươi và dầu hạt cải bị oxy hóa cùng với hai hàm lượng vitamin E: 200mg/kg (hàm
lượng chuẩn) và 1200mg/kg (hàm lượng bổ sung). Giá trị anisidin cho dầu chưa bị oxy hóa (dầu tươi)
và dầu đã bị oxy hóa lần lượt là 2,3 và 33 (meq peroxide/kg) và giá trị peroxide lần lượt là 3,3 và 24
(meq peroxide/kg). Tốc độ tăng trưởng của cá hồi hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các nghiệm thức
thức ăn khác nhau nhưng FCR của cá hồi ăn dầu cải tươi kết hợp với bổ sung vitamin E có kết quả
thấp nhất so với các nghiệm thức khác. Không có sự khác biệt về sản lượng phi lê và hàm lượng mỡ
trong thịt cá giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, vitamin E bổ sung đã có ảnh hưởng tốt đến cấu trúc cơ
thịt và điều này cũng không bị ảnh hưởng bởi chất lượng chất béo trong thức ăn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của sự oxy hóa và liều lượng vitamin E trong thức ăn lên sự tăng trưởng và chất lượng phi lê ở cá hồi Đại Tây Dương
trị trung bình P-value Dầu tươi Dầu bị oxy hóa Tiêu chuẩn vitamin E Bổ sung vitamin E Sản lượng giết mổ,% 90,1 ± 0,2 89,9 ± 0,1 0,4418 89,9 ± 0,1 90,2 ± 0,2 0,2454 Sản lượng phi lê,% 62,7 ± 0,2 62,8 ± 0,2 0,6900 62,5 ± 0,2 62,9 ± 0,2 0,1861 Hàm lượng mỡ,% 17,0 ± 0,2 16,6 ± 0,2 0,1887 16,8 ± 0,2 16,7 ± 0,2 0,8932 Độ dày phi lê, mm 27,5 ± 0,2 26,3 ± 0,3 0,0014 26,8 ± 0,3 26,9 ± 0,3 0,8349 112 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Máy đo kết cấu cơ thịt cho thấy thông số chất lượng thịt này không bị ảnh hưởng bởi chất lượng dầu trong khi đó vitamin E đã thể sự tác động đáng kể lên độ cứng của thịt. Thật vậy, độ cứng của thịt cá được cho ăn chế độ ăn có bổ sung vitamin E cứng hơn 11 đơn vị so với cá không có vitamin E (Hình 3). Sự mất nước cũng như độ nứt của thịt không bị ảnh hưởng bởi chất lượng dầu và chế độ ăn có bổ sung vitamin E (hình 4). Hình 3. Kết cấu cơ thịt của cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar L.) được cho ăn thức ăn công nghiệp với sự bổ sung dầu hạt cải dầu tươi hoặc bị oxy hóa với hàm lượng vitamin E tiêu chuẩn (200mg/kg) hoặc bổ sung cao (1200mg/kg) trong một khoảng thời gian 79 ngày. Kết quả được thể hiện với giá trị trung bình ± SE. Chữ khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05) giữa các nghiệm thức thức ăn. Hình 4. Sự mất nước và độ nứt cơ thịt của cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar L.) được cho ăn thức ăn công nghiệp với sự bổ sung dầu hạt cải dầu tươi hoặc bị oxy hóa với hàm lượng vitamin E tiêu chuẩn (200mg/kg) hoặc bổ sung cao (1200mg/kg) trong một khoảng thời gian 79 ngày. Kết quả được thể hiện với giá trị trung bình ± SE. Chữ khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05) giữa các nghiệm thức thức ăn. 113TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 IV. THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của chất lượng dầu và vitamin E lên các thông số về sản lượng Nghiên cứu trước đó với cá tuyết con (Zhong và ctv, 2008) và cá da trơn Trung Quốc (Dong và ctv, 2011) cho thấy tốc độ tăng trưởng không hề bị giảm bởi khẩu phần ăn chứa dầu bị oxy hóa. Tương tự như vậy, trong thí nghiệm này, chất lượng dầu trong khẩu phần ăn cũng không có tác dụng quan trọng lên tốc độ tăng trưởng, mặc dù trọng lượng của cá hồi cho ăn dầu bị oxy hóa kết hợp với vitamin E ở mức độ cao thấp hơn mức trung bình là 11%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đã bị ảnh hưởng xấu khi ăn dầu bị oxy hóa đã được tìm thấy trong cá vền đen biển (Peng và ctv 2009.), Cá da trơn châu Phi (Baker & Davies 1996b; Baker 1997), cá bơn, cá chim lớn (Tocher và ctv 2003), và cá hồi Đại Tây Dương (Koshio và ctv 1994). Những tác động tiêu cực có thể được giải thích bởi độc tính của dầu bị oxy hóa và thức ăn bị mất hương vị. Dầu bị oxy hóa là chứa những chất độc hại và có mùi ôi đặc trưng, chính hương vị này đã có thể làm giảm chất lượng thức ăn và sau đó giảm tốc độ tăng trưởng (Hamre và ctv 2001; Laohabanjong và ctv 2009; Zhong và ctv 2007.). Trong nghiên cứu này, tất cả các nghiệm thức thức ăn đều được áo với dầu cá bên ngoài để tránh giảm chất lượng thức ăn và giảm tính ngon miệng. Hơn nữa, nếu dầu bị oxy hóa được đưa vào cơ thể, chúng có thể bắt đầu quá trình oxy hóa lipid của cơ thể, gây ra ảnh hưởng xấu cho protein và axit nucleic, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cá (Peng và ctv 2009). Những phát hiện mâu thuẫn giữa các nghiên cứu có thể được giải thích bởi độ nhạy cảm của loài cụ thể khi tiếp xúc với lipid bị oxy hóa. Một lời giải thích thích hợp khác là có thể do sự khác biệt trong khả năng hấp thụ thức ăn cũng như tình trạng bị oxy hóa khác nhau của các loại dầu được sử dụng trong thí nghiệm (Tocher và ctv 2003). Nguồn gốc của dầu được sử dụng cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, dầu hạt cải bị oxy hóa đã được bổ sung vào thức ăn, trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá tác động của dầu cá bị oxy hóa được bổ sung vào thức ăn. Việc bổ sung vitamin E không cho thấy bất kỳ tác động đáng kể nào về tốc độ tăng trưởng khi kết hợp với dầu tươi hoặc dầu bị oxy hóa trong nghiên cứu này. Kết quả tương tự được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây về một số loài cá, bao gồm cá bơn, cá chim trắng lớn (Tocher và ctv 2003) và cá tuyết Đại Tây Dương con (Zhong và ctv 2008), vitamin E bổ sung vào chế độ ăn uống không có tác dụng đáng kể đến hiệu suất tăng trưởng. Ngược lại, chế độ ăn bổ sung vitamin E đã cải thiện tốc độ tăng trưởng được quan sát thấy ở một số loài khác như cá vền đen biển (Peng và ctv 2009), cá da trơn châu Phi (Baker & Davies 1996b), cá rô phi (Huang & Huang 2004) và biển cá vền (Tocher và ctv. 2003). Những phát hiện khác biệt thú vị giữa các nghiên cứu có thể là do mức độ oxy hóa lipid, mức độ của việc bổ sung vitamin E trong chế độ ăn uống và sự khác biệt giữa các loài cá (Peng và ctv. 2009). Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin E kết hợp với dầu tươi đã giảm đáng kể hệ số tiêu hóa thức ăn, chứng minh rằng vitamin E bổ sung đã cải thiện việc sử dụng năng lượng từ thức ăn cho việc xây dựng cơ thịt. Sự vắng mặt của các ảnh hưởng tích cực của vitamin E bổ sung trong các khẩu phần ăn có bổ sung dầu bị oxy hóa đã cho thấy rằng vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy bảo vệ cơ thể khỏi sự oxy hóa (ví dụ như oxy hóa acid béo) chỉ khi mức độ oxy hóa của dầu trong chế độ ăn ở dưới một giới hạn nhất định. Trong các nghiên cứu in vivo, ảnh hưởng của vitamin C và vitamin E lên quá trình peroxyl lipid là rất ít, nhưng sự không cân bằng giữa hàm lượng của các chất chống oxy hóa (vitamin C và vitamin E) có thể góp phần vào việc giảm hiệu quả chống oxy hóa của cá hồi được cho ăn dầu bị oxy hóa. Vitamin E sẽ không được tái sử dụng nếu như hàm lượng vitamin C quá thấp và không cân 114 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 bằng tỉ lệ giữa vitamin E và vitamin C sẽ dẫn đến việc tích tụ các gốc tự do của vitamin E có thể hoạt động như những chất bắt đầu cho quá trình oxy hóa (pro-oxidant) (Hamre 2011; Peng và ctv 2009). Vitamin E, dl-alpha-tocopherol acetate, khá ổn định nếu được lưu trữ dưới nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, vitamin dễ bị oxy hóa khi lưu trữ nếu có sự hiện diện của các sản phẩm oxy hóa như dầu ôi hoặc ở nhiệt độ môi trường xung quanh cao. Trong nghiên cứu này, dầu bị oxy hóa đã được thêm vào thức ăn 5-7 ngày trước khi cho ăn và lưu trữ khoảng 16°C sau khi chuẩn bị. Mức vitamin C không được phân tích trong nghiên cứu này, nhưng theo báo cáo từ nhà sản xuất thức ăn công nghiệp thì hàm lượng của vitamin C là 100 mg / kg và trên yêu cầu bình thường của cá hồi (Sandnes và ctv 1992; Storebakken 2002). 4.2. Chất lượng phi lê Cá ăn dầu tươi có độ dày phi lê lớn hơn nhưng năng suất phi lê không bị ảnh hưởng. Những phát hiện này có thể được giải thích bởi tính chính xác của các phương pháp được sử dụng để đo lường. Độ dày của phi lê được đo bằng máy phân tích kết cấu cơ thịt tự động với quy mô đơn vị mm. Do đó, độ dày phi lê chính xác hơn trọng lượng phi lê được đo bằng gram. Ngoài ra, trọng lượng của phi lê còn phụ thuộc vào cách cá được phi lê như thế nào. Dầu bị oxy hóa không ảnh hưởng đến độ cứng, độ nứt của thịt và sự mất nước. Điều này có thể do khả năng chống oxy hóa trong các mô và điều này phụ thuộc vào loài và kích thước cụ thể của từng loài cá (Mourente và ctv 2002; Tocher và ctv 2003). Vì vậy, những loài cá lớn hơn, giống cá được sử dụng trong thí nghiệm này (2,12kg), có thể đã phát triển và có khả năng đối phó với áp lực từ chế độ ăn. Phân tích cấu trúc cơ thịt cho thấy độ cứng đã bị ảnh hưởng bởi vitamin E bổ sung sau 79 ngày, kết quả này không phân biệt chất lượng dầu. Cá cho ăn vitamin E ở hàm lượng cao có philê cứng hơn đối chứng. Lời giải thích có khả năng nhất đó là vitamin E có thể đã bảo vệ các axit béo không no nằm trong màng tế bào chống lại sự tấn công của các gốc oxy hóa tự do trong quá trình lưu trữ, dẫn đến tổn thương tế bào (Peng và ctv. 2009). Mặc dù chế độ ăn uống không có ảnh hưởng đáng kể đến độ nứt gãy của thịt, tuy nhiên có một khuynh hướng cho thấy điểm cho độ nứt của thịt ở cá hồi được bổ sung vitamin E thấp hơn so với phi lê cá không được bổ sung vitamin E, điều này giúp cho kết cấu cơ thịt vững chắc hơn. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Trong phạm vi nghiên cứu, từ các kết quả đạt được có thể kết luận: Ảnh hưởng của dầu bị oxy hóa ° Giảm độ dầy của miếng phi lê Ảnh hưởng của vitamin E bổ sung ° Tăng độ cứng của miếng phi lê Kết quả này cho thấy, dầu bị oxy hóa đã không có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá nuôi thương phẩm nhưng có tác động nhỏ đến chất lượng của phi lê. Trong khi đó, sự bổ sung vitamin E đã có tác động tích cực khi giảm hệ số FCR và tăng độ cứng cơ thịt. Tuy nhiên, mức độ và thời gian cần thiết để bổ sung vitamin E cần phải được nghiên cứu thêm để đạt được hiệu quả tối ưu trong trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng phi lê của cá hồi Đại Tây Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baker, R. T. M. & Davies, S. J., 1996b. Oxidative nutritional stress associated with feeding rancid oils to African catfish, Clarias gariepinus (Burchell) and the protective role of α-tocopherol. Aquaculture Research, 27 (10), 795-803. Baker, R. T. M., 1997. The effects of dietary [alpha]- tocopherol and oxidised lipid on post-thaw drip from catfish muscle. Animal Feed Science and Technology, 65 (1-4), 35-43. Dong, X. L., Lei, W., Zhu, X. M., Han, D., Yang, Y. X. & Xie, S. Q., 2011. Effects of dietary oxidized fish oil on growth performance and skin colour of Chinese longsnout catfish (Leiocassis longirostris Günther). Aquaculture Nutrition, 17 (4), e861-e868. 115TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Hamre, K. & Lie, Ø., 1995. Minimum requirement of vitamin E for Atlantic salmon, Salmo salar L., at first feeding. Aquaculture Research, 26 (3), 175-184. Hamre, K., Kolås, K., Sandnes, K., Julshamn, K. & Kiessling, A., 2001. Feed intake and absorption of lipid oxidation products in Atlantic salmon (<i>Salmo salar</i>) fed diets coated with oxidised fish oil. Fish Physiology and Biochemistry, 25 (3), 209-219. Hamre, K., 2011. Metabolism, interactions, requirements and functions of vitamin E in fish. Aquaculture Nutrition, 17 (1), 98-115. Huang, C.-H. & Huang, S.-L., 2004. Effect of dietary vitamin E on growth, tissue lipid peroxidation, and liver glutathione level of juvenile hybrid tilapia, Oreochromis niloticus×O. aureus, fed oxidized oil. Aquaculture, 237 (1-4), 381-389. Kiessling, A., Espe, M., Ruohonen, K. & Morkore, T., 2004. Texture, gaping and colour of fresh and frozen Atlantic salmon flesh as affected by pre-slaughter iso-eugenol or CO2 anaesthesia. Aquaculture, 236 (1-4), 645-657. Koshio, S., Ackman, R. G. & Lall, S. P., 1994. Effects of Oxidized Herring and Canola Oils in Diets on Growth, Survival, and Flavor of Atlantic Salmon, Salmo salar. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 42 (5), 1164-1169. Lin, Y. H. & Shiau, S. Y., 2005. Dietary vitamin E requirement of grouper, Epinephelus malabaricus, at two lipid levels, and their effects on immune responses. Aquaculture, 248 (1-4), 235-244. Mourente, G., Dı́az-Salvago, E., Bell, J. G. & Tocher, D. R., 2002. Increased activities of hepatic antioxidant defence enzymes in juvenile gilthead sea bream (Sparus aurata L.) fed dietary oxidised oil: attenuation by dietary vitamin E. Aquaculture, 214 (1-4), 343-361. Peng, S., Chen, L., Qin, J. G., Hou, J., Yu, N., Long, Z., Li, E. & Ye, J., 2009. Effects of dietary vitamin E supplementation on growth performance, lipid peroxidation and tissue fatty acid composition of black sea bream (Acanthopagrus schlegeli) fed oxidized fish oil. Aquaculture Nutrition, 15 (3), 329-337. Shiau, S. & Shiau, L., 2001. Re-evaluation of the vitamin E requirements of juvenile tilapia (Oreochromis niloticus O. aureus). Animal Science, 72 (3), 529-534. Tocher, D. R., Mourente, G., Van der Eecken, A., Evjemo, J. O., Diaz, E., Wille, M., Bell, J. G. & Olsen, Y., 2003. Comparative study of antioxidant defence mechanisms in marine fish fed variable levels of oxidised oil and vitamin E. Aquaculture International, 11 (1-2), 195-216. Turchini, G. M., Torstensen, B. E. & Ng, W.-K., 2009. Fish oil replacement in finfish nutrition. Reviews in Aquaculture, 1 (1), 10-57. Zhong, Y., Lall, S. P. & Shahidi, F., 2007. Effects of Oxidized Dietary Oil and Vitamin E Supplementation on Lipid Profile and Oxidation of Muscle and Liver of Juvenile Atlantic Cod (Gadus morhua). Journal of Agricultural and Food Chemistry, 55 (15), 6379-6386. Zhong, Y., Lall, S. P. & Shahidi, F., 2008. Effects of dietary oxidized oil and vitamin E on the growth, blood parameters and body composition of juvenile Atlantic cod Gadus morhua (Linnaeus 1758). Aquaculture Research, 39 (15), 1647-1657. EFFECTS OF DIETARY OXIDATION STATUS AND VITAMIN E LEVEL ON GROWTH PERFORMANCE AND FILLET QUALITY IN ATLANTIC SALMON (Salmo salar L.) Tran Nguyen Ai Hang1 ABSTRACT The effects of oxidized dietary lipid and role of vitamin E on the growth performance and fillet qual- ity of Atlantic salmon (Salmo salar L.) were evaluated after a 79-day feeding period. Five hundred 116 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 sixty fish with mean initial body weight of 2.12 ± 3 kg were distributed into eight cages and fed four different experimental diets. The salmon were fed a commercial diet added fresh or oxidized rapeseed oil with standard (200mg/kg) or elevated (1200mg/kg) vitamin E. The fresh and oxidized rapeseed oil used had the anisidin value of 2.3 and 33 (meq peroxide/kg) and peroxide value of 3.3 and 24 (meq peroxide/kg), respectively. Growth performance showed no significant dietary effects, but the feed conversion rate (FCR) of the fish fed fresh oil in combination with elevated vitamin E was lowest compared with other di- ets. No significant differences in fillet yield or fillet fat content were observed among treatments. However, oxidized oil significantly reduced the fillet thickness. Vitamin E supplementation had a positive effect on the fillet firmness, independent of dietary oil quality. Key words: salmon feed, oxidized oil, vitamin E, growth, fillet quality Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Nguyện Ngày nhận bài: 6/6/2013 Ngày thông qua phản biện: 29/6/2013 Ngày duyệt đăng: 8/7/2013 1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2 Email: hang133@yahoo.com
File đính kèm:
- anh_huong_cua_su_oxy_hoa_va_lieu_luong_vitamin_e_trong_thuc.pdf