Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá ảnh hưởng của β-glucan lên khả năng tăng trưởng và

hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở quy mô phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm được thiết kế với 6 nghiệm thức và ba lần lặp lại bao gồm một nghiệm thức đối chứng

âm sử dụng thức ăn không bổ sung β-glucan, 4 nghiệm thức thức ăn (M-A, M-B, M-C, M-D) được

bổ sung β-glucan có nguồn gốc từ bã men bia với khối lượng phân tử lớn (1.000-5.000 KDa) với

nồng độ tăng dần và một nghiệm thức đối chứng dương sử dụng β-glucan thương mại (M-E) có

khối lượng phân tử khoảng 25 KDa. Tôm thẻ chân trắng (trung bình 0,15 g /con) được cho ăn thức

ăn có chứa β -Glucan ở các nồng độ 0 ppm, 250 ppm, 500 ppm, 750 ppm, 1000 ppm và β -Glucan

thương mại (500 ppm) trong vòng 60 ngày. Kết quả chỉ ra rằng tôm được cho ăn thức ăn chứa

β-glucan với nồng độ 1000 ppm (M-A) và β-glucan thương mại (500 ppm) (M-E) đã cho thấy kết

quả tăng trọng cao nhất (7,21 và 7,23 g), trong khi nghiệm thức có kết quả tăng trọng thấp và hiệu

quả sử dụng thức ăn (FCR) kém nhất khi không có sự bổ sung β-Glucan lần lượt: 6,54 g và 1,43.

Mặt khác, không có khác biệt đáng kể về khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm

thẻ chân trắng được ghi nhận ở các nghiệm thức có chứa 250 ppm, 500 ppm, 750 ppm β-Glucan.

Tóm lại, tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung β-Glucan cho thấy khả năng tăng trưởng và hiệu quả

sử dụng thức ăn tốt hơn so với thức ăn không có bổ sung β-Glucan. Những phát hiện này cho thấy

rằng β-glucan là một thành phần tiềm năng để bổ sung vào khẩu phần ăn trong việc cải thiện hiệu

quả sức khỏe đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 19300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Ảnh hưởng của β-Glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
) 
ở tôm ở mỗi nghiệm thức.
b. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
Trong 60 ngày nuôi thí nghiệm, thức ăn có 
bổ sung β-glucan được tôm sử dụng hiệu quả 
hơn và có sự khác biệt giữa những nghiệm thức 
bổ sung β-glucan so với nghiệm thức đối chứng 
âm. Chỉ số FCR của nghiệm thức M-A với nồng 
độ 1000 ppm β-glucan là thấp nhất (1,25 ± 0,02) 
trong khi chỉ số FCR cao nhất (1,43± 0,02) 
thuộc nhóm đối chứng âm.
Hiệu quả sử dụng protein (PER)
Hiệu quả sử dụng protein là khác biệt đáng 
kể theo tất cả nghiệm thức, tỉ số thấp nhất thuộc 
về nhóm đối chứng âm (1,80 ± 0,03). Ngược lại, 
có sự khác biệt nhỏ ở hiệu quả sử dụng protein 
được ghi nhận giữa các nghiệm thức có bổ sung 
β-glucan, hiệu quả sử dụng protein cao nhất 
nằm ở nghiệm thức M-E nơi tôm sử dụng thức 
ăn bổ sung β-glucan thương mại (2,17± 0,12). 
Tỉ lệ sử dụng thức ăn (FI)
Tôm ở nghiệm thức đối chứng âm có lượng 
thức ăn ăn vào cao hơn có ý nghĩa về mặt thống 
kê (4,15 ± 0,03) so với các nghiệm thức được 
bổ sung β-glucan. Trong nhóm các nghiệm thức 
có bổ sung β-glucan, nghiệm thức M-D (250 
ppm β-glucan) có lượng thức ăn ăn vào cao hơn 
đáng kể so với các nghiệm thức còn lại.
c. Tỉ lệ sống
Tỉ lệ sống của tôm sau khi kết thúc thí 
nghiệm dao động trong khoảng 53%-76% và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm 
thức. Tỉ lệ sống cao nhất được ghi nhận tại 
nghiệm thức M-A (1000 ppm β-glucan) (76,67 
± 2,89 %) trong khi nghiệm thức đối chứng âm 
và nghiệm thức M-D (250 ppm) là thấp nhất 
(53,33 ± 2,89). 
Việc sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan 
cho thấy tôm thẻ chân trắng cải thiện đáng kể về 
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thông 
qua các chỉ tiêu ở bảng 3.
IV. THẢO LUẬN
Trong nghiên cứu này, việc sử dụng thức ăn 
có bổ sung β-glucan cho tôm thẻ chân trắng đã 
cải thiện đáng kể tăng trưởng của tôm và hiệu 
quả sử dụng thức ăn. Kết quả chỉ ra rằng tôm 
được cho ăn thức ăn có sự bổ sung β-glucan 
có giá trị tăng trọng và khối lượng sau khi 
thu hoạch cao hơn đáng kể so với tôm thuộc 
nghiệm thức đối chứng âm. Dựa vào bảng 3, 
tôm sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan có tốc 
độ tăng trưởng và tỉ lệ sử dụng protein cao hơn 
hẳn so với tôm sử dụng thức ăn không bổ sung 
β-glucan. Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức có bổ sung 
β-glucan ở các nồng độ khác nhau. 
Sau 60 ngày nuôi thử nghiệm, thức ăn được 
bổ sung β-glucan có hiệu quả sử dụng tốt hơn. 
Có sự khác biệt đáng kể về hệ số chuyển hóa 
thức ăn (FCR) giữa nghiệm thức đối chứng âm 
với những nghiệm thức có bổ sung β-glucan. 
Tôm thẻ chân trắng sử dụng thức ăn được bổ 
sung β-glucan có chỉ số FCR tốt hơn so với 
nhóm đối chứng có thể là do ảnh hưởng của 
β-glucan làm cho tôm khỏe hơn nên hiệu quả 
sử dụng thức ăn sẽ tốt hơn (Chang et al., 2000). 
Đặc biệt, việc tăng nồng độ β-glucan trong thức 
ăn (250 ppm đến 1000 ppm) cho thấy giúp tăng 
khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức 
ăn của tôm thẻ, những phát hiện này tương tự 
với kết quả được công bố bởi Sung và ctv., 
(1994), khi các tác giả này chỉ ra rằng tôm sử 
dụng thức ăn có chứa β-glucan với nồng độ 500 
ppm đến 1000 ppm tăng trưởng nhanh hơn và 
hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Một trong những thông số được sử dụng để 
đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm là tỉ lệ 
sống. Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng 
tôm sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan có 
tỉ lệ sống được nâng cao đáng kể so với tôm 
thuộc nhóm đối chứng. Kết quả cũng chỉ ra rằng 
tôm ở nghiệm thức được bổ sung β-glucan với 
40 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
nồng độ 1000 ppm có tỉ lệ sống cao nhất so với 
những nghiệm thức khác. Nguyên nhân là do 
β-glucan đóng vai trò quan trọng trong việc tăng 
khả năng đề kháng thông qua việc tác động đến 
hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm thẻ, từ đó 
có khả năng chống lại những mầm bệnh (Yang 
et al., 2014). Việc bổ sung β–glucan vào thức 
ăn đã giúp tăng sức đề kháng của tôm (Penaeus 
japonicus) chống lại những bệnh do vibrio gây ra 
(vibriosis) (Itami et al., 1994). Tương tự, những 
nghiên cứu sử dụng β–glucan để bổ sung vào 
thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) cho thấy 
sự bảo vệ chống lại vibriosis, virut hội chứng 
đốm trắng (white spot syndrome virus) (Su et al., 
1995; Song et al., 1997) và cũng cải thiện tỉ lệ 
sống và miễn dịch trong quá trình nuôi vỗ tôm 
bố mẹ (Chang et al., 2000). Hơn nữa, Misra và 
ctv., (2006) báo cáo rằng việc bổ sung sung β–
glucan có thể giúp cá chép Ấn Độ giống (Labeo 
rohita) cải thiện miễn dịch và khả năng chống lại 
các mầm bệnh về vi khuẩn. Sung và ctv., (1994) 
chứng minh rằng sự giảm tỉ lệ chết của nghiệm 
thức có bổ sung β–glucan được tìm thấy ở tôm sử 
dụng thức ăn có chứa β–glucan với nồng độ 0,5 
và 1 mg/ml nhưng lại không phát hiện ở nghiệm 
thức với nồng độ 0,25 và 2 mg/ml β-glucan.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng tôm sử 
dụng thức ăn có bổ sung β-glucan cải thiện rõ 
rệt khả năng tăng trưởng so với tôm thuộc nhóm 
đối chứng âm. Trong vòng 60 ngày nuôi thực 
nghiệm, thức ăn có bổ sung β-glucan được tôm 
thẻ chân trắng sử dụng một cách hiệu quả hơn. 
Hơn nữa, tăng trọng, hệ số chuyển hóa và tỉ lệ 
sống đã được cải thiện đáng kể khi tăng nồng độ 
β-glucan. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng trong 
số các nồng độ β-glucan được bổ sung vào thức 
ăn thì thức ăn với nồng độ 1000 ppm β-glucan 
cho thấy kết quả tốt nhất về mặt tăng trưởng, 
hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của tôm.
Tóm lại, việc bổ sung β-glucan vào thức ăn 
cho tôm thẻ chân trắng cho thấy sự ảnh hưởng 
tích cực đến khả năng tăng trưởng và hiệu quả 
sử dụng thức ăn. Việc bổ sung β-glucan vào 
thức ăn nuôi tôm có tiềm năng như một giải 
pháp hiệu quả để ứng dụng vào lĩnh vực nuôi 
trồng thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd C. E., 1998. Water quality in warm-water fish 
ponds. Fourth Printing, J Auburn Univ., Agricultural 
Experiment Station, Alabama, USA 163 pp.
Boyd C. E., Tucker C. S., 1998. Pond aquaculture water 
quality management. Kluwer Academic Publishers, 
Boston, Massachusetts, USA, 700 pp.
Boyd C. E., 2010. Dissolved-oxygen concentrations in 
pond aquaculture. Global Aquaculture Advocate 
January/February 2010, 40 pp.
Chang, C.F., Chen, H.Y., Su, M.S., Liao, I.-C., 2000. 
Immunomodulation by dietary a B 1-3 glucan in 
the brooders of the black tiger shrimp Penaeus 
monodon. Fish Shellfish Immunol. 10, 505–514.
Chang C. F., Su M. S., Chen H. Y., Liao I. C., 2003. 
Dietary β-1,3-glucan effectively improves 
immunity and survival of Penaeus monodon 
challenged with white spot syndrome virus. Fish 
and Shellfish Immunology 15:297-310
Chen Y. Y., Chen J. C., Tseng K. C., Lin Y. C., 
Huang C. L., 2015. Activation of immunity, 
immune response, antioxidant ability, and 
resistance against Vibrio alginolyticus in white 
shrimp Litopenaeus vannamei decrease under 
long-term culture at low pH. Fish and Shellfish 
Immunology 46:192-199.
Soares E. V., Soares, H. M. V. M. Bioremediation 
of industrial effluents containing heavy metals 
using brewing cells of Saccharomyces cerevisiae 
as a green technology: a review. Environmental 
Science & Pollution Research, vol. 19, p. 2012; 
1066-1083. 
Furtado P. S., Campos B. R., Serra F. P., Klosterhoff 
M., Romano L. A., Wasielesky W., 2015. Effects 
of nitrate toxicity in the Pacific white shrimp, 
Litopenaeus vannamei, reared with biofloc 
technology (BFT). Aquaculture International 
23:315-327.
Gunalan B., Soundarapandian P., Dinakaran G. 
K., 2010. The effect of temperature and pH on 
WSSV infection in cultured marine shrimp 
Penaeus monodon (Fabricius). Middle-East 
Journal of Scientific Research 5(1):28-33.
Hirono Y., 1992. Current practices of water quality 
management in shrimp farming and their 
limitations. In: Proceedings of the Special 
Session on Shrimp Farming. Wyban J. (ed), 
World Aquaculture Society, USA, pp. 157-165.
Hernández J. J. C., Fernandez L. P. S., Pogrebnyak 
41TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
O., 2011. Assessment and prediction of the water 
quality in shrimp culture using signal processing 
techniques. Aquaculture International 19:1083-1104.
Hernández-Ayon J. M., Zirino A., Marione S. G., 
Canino-Herrera R., Galindo-Bect M. S., 2003. 
pH-density relationship in seawater. Ciencias 
Marinas 29:497-508.
Itami Y., Takahashi Y., Tsuchihira E., Igusa H., Kondo 
M., 1994. Enhancement of disease resistance of 
kuruma prawn Penaeus japonicus and increase in 
phagocytic activity of prawn hemocytes after oral 
administration of β-1,3-glucan (Schizophyllan). 
In: β-Glucan in invertebrates. Proceedings of the 
3rd Asian Fisheries Forum, October 26-30, 1992, 
Asian Fisheries Society, Manila, Philippines, pp. 
375-378.
Velíšek. J, Chemie potravin 1. Tábor: Ossis, 1999; 
328. M. S. Mantovani, M. F. Bellini, J. P. F. 
Angel, R. J. Oliveira, A. F. Silva, L. R. Ribeiro. 
β-Glucans in promoting health: Prevention 
against mutation and cancer. Mutat Res 2008; 
658: 154-161
Lazur A., 2007. Growout pond and water quality 
management. JIFSAN Good Aquacultural 
Practices Manual Section 6 – Growout Pond and 
Water Quality Management, 18 pp.
Lin Y. C., Chen J. C., 2003. Acute toxicity of nitrite 
on Litopenaeus vannamei (Boone) juveniles at 
different salinity levels. Aquaculture 224:193-201.
Maica P. F., de Borba M. R., Martins T. G., Wasielesky 
Jr. W., 2014. Effect of salinity on performance 
and body composition of Pacific white shrimp 
juveniles reared in a super-intensive system. 
Revista Brasileira de Zootecnia 43(7):343-350.
Mantovani M. S., M. F. Bellini, J. P. F. Angel, R. J. 
Oliveira, A. F. Silva, L. R. Ribeiro. β-Glucans 
in promoting health: Prevention against mutation 
and cancer. Mutat Res 2008; 658: 154-161.
Raa J., 2000. The use of immune-stimulants in fish and 
shellfish feeds. In: Avances en Nutricion Acuicola 
V. Memorias del V Simposium Internacional de 
Nutricion Acuicola. Cruz-Suarez L. E., Ricque-
Marie D., Tapia-Salazar M., Olvera-Novoa M. 
A., CiveraCerecedo R. (eds), 19-22 Noviembre, 
2000, Merida, Yucatan Mexico, pp.47-56.
Sakai M (1999). Current research status of fish 
immunostimulants. Aquaculture 172: 63-92.
Freimund. S., M. Sauter, O. Kapelli, H. Dutler. A new 
nondegrading isolation process for 1,3-β-glucan 
of high purity from baker’s yeast Saccharomyces 
cerevisiae. Carbohyd Polym 2003; 54:159-171.
Sakas A., 2016. Evaluation of whiteleg shrimp 
(Litopenaeus vannamei) growth and survival in 
three salinities under RAS conditions. A thesis 
submitted in partial fulfillment of the requirement 
for the degree of Master of Science (Natural 
Resources and Environment) at the University of 
Michigan, 29 pp.
Song Y. L., Hsieh Y. T., 1994. Immunostimulation of 
tiger shrimp (Penaeus monodon) hemocytes for 
generation of microbiocidal substances: analysis 
of reactive oxygen species. Dev Comp Immunol 
18:201-209.
Sung H. H., Kou G. H., Song Y. L., 1994. Vibriosis 
resistance induced by glucan treatment in tiger 
shrimp (Penaeus monodon). Fish Pathology 
29:11-17.
Su M. S., Liu K. F., Chang C. F., Liao I. C., 1995. 
Enhancement of grass prawn Penaeus monodon 
postlarvae viability by β-1-3-glucan from 
Schizophyllum commune. J Taiwan Fish Res 
3:125-132.
Song Y., Liu J. J., Chan L. C., Sung H. H., 1997. 
Glucan-induced disease resistance in tiger 
shrimp (Penaeus monodon). Fish Vaccinology: 
Dev Biol Stand 90:413-421.
Timmons M. B., Ebeling J. M., 2007. Recirculating 
aquaculture. Cayuga Aqua Ventures, Ithaca, New 
York, 975 pp.
Wided Mejri., Salwa Bornaz., Ali Sahli.,2014. 
Journal of Hygienic Engineering and Design. 
Institut National Agronomique de Tunisie 
(INAT), Avenue Charles Nicolle 43, 1003 
Tunis, Tunisia 2Ecole Supérieure des Industries 
Alimentaires de Tunis (ESIAT), Rue Alain 
Savary 58, 1003 Tunis, Tunisia.
Xu, Z., Primavera, J.H., de la Pen ˜a, L.D., Pettit, 
P., Belak, J., Alcivar-Warren, A., 2001. Genetic 
diversity of wild and cultured black tiger shrimp 
(Penaeus monodon) in the Phillipines using 
microsatellites. Aquaculture 199, 13–40.
Yang CC, Chen SN, Lu CL, Chen S, Lai KC, et al. 
(2014). Effect of Mushroom Beta Glucan (MBG) 
on Immune and Haemocyte Response in Pacific 
White Shrimp (Litopenaeus vannamei). J Aquac 
Res Development 5: 275.
Zechner-Krpan, V., Petravić-Tominac, V., Panjkota-
Krbavčić, I., Grba, S. and Katarina Berković, K.: 
Potential Application of Yeast β-Glucans in Food 
42 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Industry. Agric. Conspec. Sci. 74 (4), 277-282 (2009).
EFFECTS OF β-GLUCAN ON GROWTH PERFORMANCE AND FEED 
UTILIZATION OF WHITE LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei)
Pham Duy Hai1*, Vo Dai Khang2, Tran Van Khanh1, Le Hoang1, Nguyen Van Nguyen1
ABSTRACT
The aim of this study was to investigate the effects of β-glucan on growth performance and feed 
utilization of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) in wetlab scale. Experiments were designed 
to consist of six treatments with three replicates including a negative control diet (M-O) containing 
no β-glucan, four test diets (M-A, M-B, M-C, M-D) supplemented with increasing levels of β-glucan 
derived from brewer’s yeast and a positive control diet containing a commercial β-glucan product 
(M-E). White leg shrimp juveniles (± 0,15 g/shrimp) fed experimental diets containing graded 
concentrations of β-glucan at 0 ppm, 250 ppm, 500 ppm, 750 ppm, 1000 ppm and a commercial 
β-glucan (500 ppm) for 60 days. The results indicated that shrimp fed 1000 ppm (M-A) and 500 
ppm (M-E) showed the highest weight gain (7.21 g and 7.23 g respectively) while the lowest weight 
gain and poorest feed utilization were observed at the non- supplemented β-glucan diet (weight gain 
of 6.54 g and FCR of 1.43). Moreover, no significant difference of growth and feed utilization of 
shrimp was recorded among the test diets containing 250 ppm, 500 ppm and 750 ppm of β-glucan. 
In general, shrimp fed the β-glucan supplemented diets showed the better growth and better feed 
utilization compared to those fed non-supplemented β-glucan diet. These findings revealed that 
β-glucan is a potential ingredient to supplement in the diets for improving the efficiency of white 
shrimp farming.
Keywords: β-glucan, white leg shrimp, diet, growth performance, feed utilization.
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 10/06/2018
Ngày thông qua phản biện: 28/06/2018
Ngày duyệt đăng: 05/7/2018
1 Research Center for Aquafeed nutrition and Fishery post-harvest Technology, Research Institute for Aquaculture No.2
2 Department of Aquatic Resources Management- School of Biotechnology, International University, VNU-HCMC
* Email: duyhaipp@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_glucan_doi_voi_tang_truong_va_hieu_qua_su_dung.pdf