Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn: thức ăn hỗn hợp, ½ thức ăn hỗn hợp

+ ½ thức ăn tự chế, thức ăn tự chế đến tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn

của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis từ giai đoạn tôm giống (0,75-1 cm/con) đến 105

ngày nuôi. Kết quả cho thấy: tôm sử dụng thức ăn hỗn hợp cho hiệu quả tốt nhất: tỷ lệ nuôi sống

là 42,50%; sinh trưởng về khối lượng là 3,11 g/con; sinh trưởng về chiều dài là 46,23 mm/con; tiêu

tốn thức ăn là 2,01g TA/g tăng khối lượng tôm.

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 22560
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis
McAndrew, 1994), được bắt gặp ở nhiều 
nơi trên thế giới như Trung Quốc (Yang, 
1996); Singapore (Chong và ctv, 1987); Iran 
(Abassi, 2005); Nga, Uzbekistan, Kazakhstan 
(Alekhnovich và Kulesh 2001); Nhật Bản và 
các nước Đông Nam Á (Tan và ctv, 1995). 
Việc nuôi trồng thủy sản M. nipponensein 
được phát triển từ những năm 1990 và đang 
lan rộng (New, 2005). Ở Trung Quốc, Nhật 
Bản và một số nước Đông Nam Á, tôm càng 
nước ngọt M. nipponenseis được nuôi rộng rãi 
và cho giá trị quan trọng về kinh tế (Tan và 
ctv, 1995). Ở Việt Nam, loài này có vai trò quan 
trọng trong việc đánh bắt tự nhiên chứ không 
phải trong nuôi trồng (Nguyen và ctv, 2003). 
Hiện nay, những nghiên cứu về sản xuất 
giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước 
ngọt M. nipponenseis ở nước ta còn rất hạn chế 
đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam. Để có cơ sở 
khoa học phát triển nuôi trồng loài tôm này, 
chúng tôi trình bày kết quả về đánh giá ảnh 
hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của tôm 
thương phẩm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Tôm càng nước ngọt Macrobrachium 
nipponense, khỏe mạnh, kích cỡ dài 0,75-1cm, 
không bị dị hình, dị dạng, thân sáng bóng.
Các loại thức ăn: TAHH của công ty De 
Heus, thức ăn tự chế. 
2.2. Thời gian và địa điểm
Thời gian thí nghiệm là 105 ngày, từ tháng 
7 đến tháng 11/2019, tại xã Tiên Du, huyện 
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
2.3. Phương pháp 
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm (TN) được tiến hành với 3 
nghiệm thức về thức ăn, mật độ nuôi ngẫu 
nhiên là 100 con/m2, kích thước tôm giống thả 
từ 0,75-1 cm/con, được bố trí như sau:
TN Bổ sung khẩu phần
1 Thức ăn hỗn hợp (TAHH)
2 50% Hỗn hợp + 50% Tự chế (HHTC)
3 Thức ăn tự chế (TC)
Mỗi nghiệm thức được bố trí trong 1 giai 
lưới có kích thước 6m2, tôm được thả trong các 
giai lưới, các giai lưới được bố trí trong cùng 
1 ao. 
Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức 
ăn hỗn hợp gồm: Protein 38%, Lipit 5-7%, Xơ 
3% và Tro 14%.
Khẩu phần thức ăn tự chế:
Chỉ tiêu KL (kg) Chỉ tiêu Giá trị 
Bột mì 150 ME 3.150
Cám gạo CP11% 98 CP 38,2%
Khô đậu tương 46%CP 440 Béo thô 5,4%
Bột cá 60% 250 Xơ thô 4,1%
Dầu mực 10 Ca 2,4%
Bột đá 34% Ca 18 P hd 1,1%
MCP (15/22) 21 Lys 2,40%
Muối ăn 6 Meth 1,00%
Premix khoáng tôm 2 Thre 1,45%
Sodium butyrate 2,5 Tryp 0,40%
DL-Methionine 2 Isoleu 1,55%
Vitamin C chịu nhiệt 0,5
Tổng 1.000
Tôm trong các giai lưới được nuôi trong 
cùng điều kiệu chăm sóc, lượng thức ăn cho 
ăn được tính bằng 3-5% khối lượng của tôm, 
điều chỉnh thức ăn hàng ngày dựa vào việc 
kiểm tra lượng thức ăn thiếu, thừa trong sàng 
ăn. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 
Sử dụng trà để tăng cường giá thể cho 
tôm bám, 10 ngày thay nước một lần, thay 
25-30%/lần, lắp đặt hệ thống quạt nước, kiểm 
length) to 105 days of culture. The results showed that shrimp used complete feed for the best 
results: the survival rate was 42.50%, growth in weight was 3.11 g/individual, growth in length is 
46.23 mm/individual, and feed conversion was 2.01.
Keywords: FCR, Macrobrachium nipponensis, growth, survival rate, feed.
CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
KHKT Chăn nuôi số 260 - tháng 10 năm 2020 85
soát độ kiềm, định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi 
trường nước.
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu được xác định: sinh trưởng 
tích lũy về chiều dài, khối lượng; tỷ lệ sống; 
tiêu tốn thức ăn. Xác định khối lượng tôm 
bằng cân điện tử (với độ chính xác 0,01g) và 
chiều dài được đo bằng thước đo (±0,1mm). 
Đo chiều dài tổng tính từ mút chủy đến tận 
cùng telson.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng thống kê sinh 
vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và theo 
phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) 
qua mô hình tuyến tính (GML) trên phần 
mềm SPSS 16.0, chương trình Excel 2013. So 
sánh sự sai khác bằng phép thử Tukey với độ 
tin cậy 95%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ sống của tôm thương phẩm 
Kết quả bảng 1 cho thấy tôm càng nước 
ngọt có tỷ lệ sống đạt trung bình là 41,56% 
(38,78-43,39%), không có sự khác biệt giữa các 
loại thức ăn (P>0,05).
Bảng 1. Tỷ lệ sống của tôm thương phẩm 
Loại thức ăn
Đầu kỳ 
(con)
Cuối kỳ 
(con)
TL sống 
(%)
TAHH 1.800 765 42,50
50%TAHH+50%TC 1.800 781 43,39
TC 1.800 698 38,78
Tính chung 5.400 2.244 41,56
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao 
hơn so với của nghiên cứu Yang và ctv (2004), 
tác giả cho biết tỷ lệ sống của tôm thương 
phẩm khi bắt đầu thí nghiệm có khối lượng 
0,37 g/con trong 70 ngày là 25,0-37,5%; tuy 
nhiên lại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu 
của Kong và ctv (2014) công bố tỷ lệ sống của 
tôm giai đoạn 2-10 tuần tuổi đạt 70,1-80,7%. 
Sở dĩ có sự khác biệt này, có thể do điều kiện 
chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường nuôi 
khác nhau. Trong thí nghiệm này, Kong và ctv 
(2014) có kiểm soát về nhiệt độ môi trường và 
mật độ nuôi 50 tôm/300l nước.
3.2. Sinh trưởng của tôm thương phẩm thí 
nghiệm
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của tôm thương phẩm
a. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài
Kết quả trong bảng 2 cho thấy ở các khẩu 
phần thức ăn khác nhau, sinh trưởng tích lũy 
về chiều dài của tôm thương phẩm khác nhau. 
Khẩu phần TN1, tôm có chiều dài lớn nhất 
(46,23mm); tiếp đó là TN2, chiều dài tôm là 
42,54mm và thấp nhất là ở TN3 với chiều dài 
tôm là 39,93mm. Đầu vào TN, khối lượng tôm 
tương đương nhau, kết thúc TN kích thước 
của tôm có sự sai khác nhau rõ rệt (P<0,05) 
điều này cho thấy thức ăn khác nhau có ảnh 
hưởng khác nhau tới sinh trưởng của tôm.
Bảng 2. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài (mm/con)
Thời điểm
 (ngày)
TAHH
50%TAHH + 
50%TC
TC
0 9,72a±1,34 10,27a±1,14 10,10a±1,23
15 12,48a±1,14 13,24a±0,96 12,93ab±1,12
30 16,97a±1,45 17,39a±1,13 16,81a±1,12
45 23,06a±1,55 22,80ab±1,32 22,16b±1,49
60 30,27a±2,49 29,57ab±2,24 28,77b±2,16
75 37,07a±2,99 34,97b±2,98 33,43b±2,67
90 41,83a±3,64 39,23b±4,44 37,50b±3,68
105 46,23a±5,02 42,53b±5,85 39,93b±4,61
Ghi chú: Các giá trị mean trong cùng hàng mang chữ cái 
khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Ettefaghdoost và ctv (2018) cho biết, nếu 
mức protein trong khẩu phần không đủ, nó 
sẽ ảnh hưởng đến điều kiện nuôi và làm giảm 
các thông số tăng trưởng của tôm. Yong và 
ctv (2004), thức ăn của tôm càng nước ngọt 
M. nipponense với mức protein trung bình là 
38,30-38,95% cho khối lượng tôm tăng từ 1,40 
g/con lên 3,28 g/con. 
Trong TN này, các thức ăn được sử dụng 
đã đảm bảo về nhu cầu protein và năng lượng 
cho tôm, tuy nhiên ở khẩu phần thức ăn hoàn 
chỉnh, được tối ưu hóa về thành phần dinh 
dưỡng và tính chất lý hóa của thức ăn trong môi 
trường nước do vậy khả năng sử dụng thức ăn 
tốt hơn và sinh trưởng của tôm cao hơn.
CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
KHKT Chăn nuôi số 260 - tháng 10 năm 202086
b. Sinh trưởng tích lũy về khối lượng
Kết quả tại bảng 3 cho thấy tôm càng 
nước ngọt trong TN có sinh trưởng tích lũy 
dao động 2,84-3,11 g/con. Trong đó ở TN1 tôm 
sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là khẩu phần 
TN2 và thấp nhất ở khẩu phần TN3. Không có 
sự khác biệt về khối lượng tôm giữa TN1 và 
TN2 cũng như giữa TN2 và TN3. 
Bảng 3. Sinh trưởng tích lũy về khối lượng (g/con)
Thời điểm 
(ngày)
TAHH 50%TAHH+50%TC TC
0 0,36a±0,06 0,32a±0,06 0,34a±0,25
15 0,42a±0,06 0,38b±0,06 0,40ab±0,33
30 0,53a±0,06 0,51ab±0,06 0,47b±0,39
45 0,77a±0,05 0,75a±0,06 0,70b±0,60
60 1,34a±0,18 1,37a±0,18 1,19b±0,86
75 1,77a±0,16 1,68b±0,09 1,60c±1,34
90 2,56a±0,37 2,48ab±0,26 2,31b±1,80
105 3,11a±0,45 3,07ab±0,35 2,84b±2,00
Theo Gorgin và Sudagar (2008), tôm 
M. nipponense trưởng thành ở khu vực sông 
Dastgheib (Iran) có khối lượng là 3,5 g/con 
ở con đực (dao động 0,6-7,1 g/con) và 1,6 g/
con ở con cái (1,1-2,2 g/con). Ettefaghdoost 
và ctv (2018) nuôi thử nghiệm tôm càng M. 
nipponense trong 8 tuần cho khối lượng là 1,40 
g/con tăng lên 1,96-3,28 g/con.
So sánh với các nghiên cứu trên, thì trong 
thời gian nuôi 105 ngày, tôm TN của chúng tôi 
có khối lượng trưởng thành và khả năng sinh 
trưởng tốt. 
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của tôm thương 
phẩm thí nghiệm
a. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài
Bảng 4. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài 
(mm/c/ng)
Giai đoạn 
(ngày)
TAHH 50%TAHH+50%TC TC
0 - 15 0,18a±0,05 0,20a±0,05 0,19a±0,03
16 - 30 0,30a±0,07 0,28ab±0,03 0,26b±0,04
31 - 45 0,41a±0,08 0,36b±0,05 0,36b±0,06
46 - 60 0,48a±0,11 0,45a±0,10 0,44a±0,07
61 - 75 0,45a±0,11 0,36b±0,13 0,31b±0,09
76 - 90 0,32a±0,11 0,28a±0,14 0,27a±0,10
91 - 105 0,29a±0,12 0,22b±0,11 0,16b±0,07
1 - 105 0,35a±0,05 0,31b±0,06 0,28b±0,04
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy tôm TN có sự 
sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài tăng theo 
quy luật chung: tăng dần ở giai đoạn đầu và 
đạt đỉnh cao ở giai đoạn 61-90 ngày tuổi và 
sau đó giảm dần ở giai đoạn cuối.
Các khẩu phần TN khác nhau sinh trưởng 
của tôm cũng khác nhau. Trong đó, khẩu phần 
TAHH tôm sinh trưởng tích lũy về chiều dài 
lớn nhất (0,35 mm/con/ngày), tiếp đó là tôm 
sử dụng khẩu phần TAHH+TC, tăng 0,31 mm/
con/ngày và thấp nhất là ở khẩu phần thức ăn 
TC (0,28 mm/con/ngày). Có sự sai khác rõ rệt 
về sinh trưởng của tôm ở khẩu phần TN1 với 
TN2 và TN3.
b. Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng
Kết quả bảng 5 cho thấy tôm càng nước 
ngọt có sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng 
theo quy luật sinh trưởng phát triển chung 
của tôm: Tăng dần ở giai đoạn 0-30 ngày tuổi, 
tăng mạnh nhất ở giai đoạn 31-90 ngày tuổi và 
sau đó giảm dần ở giai đoạn cuối. 
Bảng 5. Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng 
của tôm thương phẩm phẩm (g/con/ngày)
Giai đoạn 
(ngày)
TAHH
50%TAHH+ 
50%TC
TC
0-15 0,004a±0,002 0,004a±0,001 0,0040a±0,002
16-30 0,007a±0,004 0,008a±0,003 0,0050b±0,002
31-45 0,016a±0,003 0,016a±0,003 0,0148a±0,003
46-60 0,038a±0,012 0,041ab±0,009 0,0330b±0,010
61-75 0,029a±0,012 0,021a±0,008 0,0274b±0,009
76-90 0,053a±0,026 0,053a±0,018 0,0470a±0,020
91-105 0,036a±0,010 0,040a±0,008 0,0356a±0,013
1-105 0,183a±0,030 0,183a±0,023 0,1668a±0,032
Tôm TN có sự tăng trưởng tuyệt đối trung 
bình là 0,183-0,1668 g/con/ngày. Trong đó, ở 
TN1 sinh trưởng tuyệt đối cao nhất, tiếp đó là 
tôm sử dụng khẩu phần TN2 và thấp nhất ở 
khẩu phần TN3. Tuy nhiên, cả giai đoạn sự sai 
khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 
Kết quả của TN này thấp hơn nghiên cứu 
của Ettefaghdoost và ctv (2018), tác giả cho 
biết tôm càng M. nipponense nuôi thử nghiệm 
trong 8 tuần cho sinh trưởng tuyệt đối là 0,56-
0,88 g/con/ngày. Sự khác nhau này có thể do 
điều kiện về dinh dưỡng khác nhau khi sử 
dụng TN bổ sung protein ở các mức 35, 40 và 
CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
KHKT Chăn nuôi số 260 - tháng 10 năm 2020 87
45% và lipid ở các mức 5, 10 và 15%. Hơn nữa, 
tôm TN ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm lớn 
hơn 1,40 g/con
3.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn của tôm thương 
phẩm 
Kết quả ở bảng 6 cho thấy tôm càng nước 
ngọt nuôi thương phẩm có tiêu tốn thức ăn 
trung bình là 2,01-2,28g TA/g TKL. Trong đó, 
tôm sử dụng TAHH có FCR thấp nhất (2,01g), 
tiếp đến là tôm sử dụng khẩu phần TN2 
(2,10g) và FCR cao nhất ở lô sử dụng khẩu 
phần thức ăn tự chế (2,28g).
Bảng 6. Tiêu tốn thức ăn của tôm thương phẩm 
Loại 
thức ăn
KLđầu 
(g)
KLcuối 
(g)
Lượng 
TATT (g)
FCR
(g/g)
TAHH 0,36 3,11 5,53 2,01
HHTC 0,32 3,07 5,79 2,10
TC 0,34 2,84 5,70 2,28
Kong và ctv (2014), FCR của tôm khi sử 
dụng các khẩu phần bổ sung Cu trong thời 
gian TN 8 tuần là 1,59-2,34g. Ettefaghdoost 
và ctv (2018), FCR của tôm sử dụng các khẩu 
phần ăn protein, lipit khác nhau là 1,32-3,04g.
Như vậy, các TN và mức ảnh hưởng của 
các nhân tố TN về thức ăn đều có ảnh hưởng 
đến tiêu tốn thức ăn của tôm thương phẩm.
4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nuôi sống của tôm thương phẩm là 
41,56%; sinh trưởng tích lũy về chiều dài và 
KL lần lượt là 39,93-46,23mm và 2,84-3,11g; 
sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài và KL của 
tôm là 0,28-0,35 mm/con/ngày và 0,1668-0,183 
g/con/ngày; FCR là 2,01-2,28g.
Tôm sử dụng TAHH cho tăng trưởng về 
KL, chiều dài tốt nhất, TTTA thấp nhất, tiếp đó 
là tôm sử dụng khẩu phần ăn HHTC và thấp 
nhất ở khầu phần thức ăn tự chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbasi K. (2005). Studying alien fishes and macro-
crustaceans distribution and their effects on rivers 
and wetlands of the Iranian Basin of the Caspian Sea. 
Abstracts of the II International Symposium Invasion 
of alien species in Holarctic (BOROK-2), Borok, Russia, 
Pp: 194.
2. Alekhnovich A.V. and Kulesh V.F. (2001). Variation in 
the parameters of the life cycle in prawns of the genus 
Macrobrachium Bate (Crustacea, Palaemonidae). Rus. J. 
Eco., 32: 420-24.
3. Chong S.C.C., Khoo H.W. and Ng P.K.L. (1987). 
Presence of the Japanese freshwater prawn 
Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849) (Decapoda: 
Caridea: Palaemonidae) in Singapore. Zoologische 
Mededelingen Leiden, 61: 313-17.
4. Ettefaghdoost M., Alaf Noveirian H. and Falahatkar 
B. (2018). Growth performance, feed efficiency and 
whole-body chemical composition of the oriental river 
prawn, Macrobrachium nipponense, fed different dietary 
protein to lipid ratio. Iranian J. Fisheries Sci., 17(3): 585-
02. 
5. Gorgin S. and Sudagar M. (2008). Distribution of 
Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849) in Iran 
(Decapoda Palaemonidae). Crustaceana, 81(8): 943-48.
6. Kong Y., Ding Z., Yu Du Z., Sun S.M., Wang L., Li E. 
and Chen L. (2014). Dietar Dietary Copper Requirement 
of Juvenile Oriental River Prawn Macrobrachium 
nipponense and its Effects on Growth, Antioxidant 
Activities, and Resistance to Aeromonas hydrophila. 
Israel J. Aquaclture-Bamidgeh, IJA-66.1017.
7. Nguyen Q.A., Phan D.P., Phan T.L.A., Nguyen T.T., 
Ly N.T and Le Phuoc B. (2003). Experiments on seed 
production and commercial culture of the freshwater 
prawn (Macrobrachium nipponense). Pro. of the 6th Tech. 
Sym. on MekongFisheries, Pakse, Lao PDR, Pp: 26-28. 
8. New M.B. (2005). Freshwater prawn farming: global 
status, recent research and a glance at the future. Aqu. 
Res., 36: 210-30.
9. Nguyễn VAn Thiện (2008). Phương pháp nghiên cứu 
trong chAn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Tan D.Q., Sun J.Y., Zhang D.Y. and Duan Z.H. (1995). 
Study on protein requirement in diets for freshwater 
shrimp Macrobrachium nipponense. In: Chen và ctv. eds. 
Hydrobiology and resources exploitation in Honghu 
Lake. Sci. Pre.,: 281e9.
11. Yang Y., Xie S., Lei W., Zhu X. and Yang Y. (2004). Effect 
of replacement of fish meal by meat and bone meal 
and poultry by-product meal in diets on growth and 
immune response of Macrobrachium nipponense. Fish & 
Shellfish Imm., 17: 105-14.
12. Yang J. (1996). The Alien and Indigenous Fishes of 
Yunnan: A Study on Impact Ways, Degreesand Relevant 
Issues. In: Conserving China’s Biodiversity II (Peter JS, 
Wang S, Xie Y eds). China Env. Sci. Press. Beijing. Pp 
157-68.
13. Wong J.T.Y. and McAndrew B.J. (1994). Allozyme 
variation in riverine and lacustrine populations of 
Macrobrachium nipponense (De Haan). Aquaculture and 
Fisheries Management, 25: 393-00.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cac_loai_thuc_an_den_sinh_truong_ty_le_nuoi_so.pdf