Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata)

TÓM TẮT

Sản xuất cá bảy màu toàn đực đã được ứng dụng cho mục đích thương mại, tuy nhiên hiện chưa có

nghiên cứu báo cáo về chất lượng màu sắc của cá bảy màu đực được chuyển đổi giới tính. Nghiên

cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 17α - Methyltestosteron (17α - MT) lên chất

lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata). Trong nghiên cứu này, cá bảy màu mẹ đang

mang thai được cho ăn thức ăn có chứa 17α- MT với liều 300, 400 và 500 mg/kg thức ăn trong thời

gian từ 5 – 9 ngày trước khi đẻ. Kết quả sản xuất được 94,9 - 98,8% cá bảy màu đực, trong đó có

thể phân biệt được cá đực XX so với cá đực XY ở 90 ngày tuổi thông qua kích thước thân và hình

dạng vây đuôi. Việc kiểm tra thêm cá đực XX được tiến hành qua giao phối với cá cái XX đã cho

kết quả 96,5% cá cái ở 90 ngày tuổi. Kết quả cũng chỉ ra rằng 17α – MT đã không thể cải thiện thêm

chất lượng màu sắc của cá đực XY so với cá XY đối chứng, trong khi chất lượng màu sắc của cá

đực XX được cải thiện tương đương với cá XY đối chứng ở phần thân nhưng kém đẹp hơn cá XY

đối chứng ở các vây lưng và đuôi.

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 21800
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata)

Ảnh hưởng của 17α-Methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata)
Thang điểm (điểm) Độ đậm nhạt của màu sắc Độ sắc nét của hoa văn
1 Nhạt Nhạt
2 Nhạt Vừa
3 Nhạt Rõ
4 Trung bình Nhạt
5 Trung bình Vừa
6 Trung bình Rõ
7 Đậm Nhạt
8 Đậm Vừa
9 Đậm Rõ
Số liệu thu thập sẽ được tính toán bằng 
phần mềm Excel và phân tích thống kê bằng 
phương pháp ANOVA một yếu tố sử dụng phần 
mềm thống kê Minitab 16. Sự khác nhau giữa 
các nghiệm thức thí nghiệm được xác định bằng 
trắc nghiệm Tukey với mức ý nghĩa 95% và trắc 
nghiệm χ2.
III. KẾT QUẢ 
3.1. Kết quả đực hóa cá bảy màu bằng 
17α - MT
Với các liều 300, 400 và 500 mg/kg thức 
ăn cho cá mẹ mang thai ăn từ 5 - 9 ngày trước 
khi đẻ, tỉ lệ đực hóa ở thế hệ con quan sát sau 
90 ngày tuổi được trình bày trong Bảng 2. Tỉ lệ 
cá đực trung bình đạt 96,9%, so với tỉ lệ cá đực 
đạt 47,6% ở nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). 
Trong các nghiệm thức cá ăn 17α - MT, kết quả 
ghi nhận cá đực chia ra làm hai nhóm hình thái 
khác biệt, nhóm có hình thái bên ngoài giống với 
cá đực ở nghiệm thức đối chứng được giả định là 
cá đực XY; nhóm còn lại cá có vi đuôi không xòe 
rộng trong khi kích thước thân lớn hơn cá đực 
XY đối chứng, được giả định là cá đực XX. 
* Thang điểm do chính cá nhân tự xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu này. Điểm số màu sắc của 
cá ở mỗi thí nghiệm là điểm trung bình cộng của 5 người tham gia đánh giá dựa theo thang điểm từ 1 - 9 
điểm, 5 người tham gia đánh giá đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trước khi cho điểm.
5TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 2. Tỉ lệ đực cái trong các thế hệ cá con khi cá mẹ được ăn 17α - Methyltestosteron
Liều 17α - 
MT (mg/kg 
thức ăn)
Số ngày cá 
ăn 
17α - MT
Cá con lúc thành thục
Tỉ lệ 
cá đực 
(%)
Tỉ lệ cá đực 
trung bình 
(%)
Tổng 
số
Cá 
cái
Cá đực
XY XX*
Tổng số 
cá đực
0 (ĐC)
0 21 11 10 0 10 47,6
47,6b± 1,00 35 18 17 0 17 48,6
0 30 16 14 0 14 46,7
300
5 27 2 13 12 25 92,6
94,9a± 2,38 36 1 18 17 35 97,2
9 39 2 20 17 37 94,9
400
6 34 0 17 17 34 100
97,0a± 2,87 37 2 17 18 35 94,6
9 28 1 14 13 27 96,4
500
8 27 1 14 12 26 96,3
98,8a± 2,15 31 0 16 15 31 100
7 32 0 15 17 32 100
Ghi chú: Các số liệu trên cùng 1 cột có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê 
(P<0,05). XX* là cá đực XX giả định.
3.2. Tỉ lệ sống của cá được đực hóa ở 90 
ngày tuổi
Tỉ lệ sống cá 90 ngày tuổi ở nghiệm thức xử 
lý 17α - MT với liều 300 và 400 mg/kg thức ăn 
là 96,3 và 95,8% còn tỷ lệ sống ở nghiệm thức 
đối chứng là 94,5%, sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê. Nhưng ở nghiệm thức 500 mg/
kg thức ăn tỉ lệ sống cá là 79,3%, thấp hơn và 
khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn 
lại (P < 0,05). 
Bảng 3. Tỉ lệ sống cá được đực hóa ở 90 ngày tuổi
Liều lượng 17α - MT 
(mg/kg thức ăn)
Tỉ lệ sống (%)
0 (ĐC) 94,5a± 3,3
300 96,3a± 1,1
400 95,8a± 1,6
500 79,3b± 3,2
Ghi chú: Số liệu trình bày trong bảng là giá trị 
trung bình ± độ lệch chuẩn của từng nghiệm thức, số 
liệu trên cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện 
sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3.3. Nhận dạng cá đực XY, cá đực XX và 
cá cái XX
Cá đực XY: Vi lưng và đuôi của cá đực dài, 
trên thân và vây đuôi có màu sặc sỡ, thân thuôn 
dài và có kích thước nhỏ hơn so vớicá cái XX.
Cá cái XX: Thân màu xám nâu, vây đuôi 
màu hồng nhạt, thân hình ống tròn và có kích 
thước lớn hơn so với cá đực XY.
Cá đực XX: Vây đuôi không xòe rộng và 
kích thước thân lớn hơn cá đực XY ở nghiệm 
thức đối chứng. So với cá cái XX thì cá đực XX 
có da rắn xuất hiện trên thân. 
Hình 1. Cá đực XX, cá đực XY và cá cái XX
6 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 4. Kết quả kiểm tra cá đực XX qua phép giao phối với cá cái XX
STT bầy
 cá con
Cá con thành thục
Tỉ lệ % cá cái χ2
Tổng số Cá cái XX Cá đực XX*
1 28 26 2 92,9 ± 4,9 20,6
2 30 30 0 100,0 ± 0,0 30,0
3 34 33 1 97,1 ± 2,9 30,1
4 26 25 1 96,2 ± 3,8 22,2
5 32 32 0 100,0 ± 0,0 32,0
6 28 27 1 96,4 ± 3,5 24,1
7 38 37 1 97,4 ± 2,6 34,1
8 37 35 2 94,6 ± 3,7 29,4
9 28 26 2 92,9 ± 4,9 20,6
10 39 38 1 97,4 ± 2,5 35,1
Tổng số 320 309 11
Trung bình 96,5 ± 2,5
Ghi chú: XX* là cá đực XX giả định
3.4. Chất lượng màu sắc của cá đực XX 
so với cá đực XY
Dựa vào độ đậm nhạt của màu sắc và độ sắc 
nét của hoa văn trên thân và đuôi cá (xem thang 
điểm ở phần phương pháp nghiên cứu), nghiên 
cứu đã tiến hành đánh giá chất lượng màu sắc 
của cá bảy màu đực XX so với cá đực XY ở 
nghiệm thức đối chứng. Kết quả ở Bảng 5 cho 
thấy, điểm số màu sắc trên thân cá ở các nghiệm 
thức không có sự khác biệt về thống kê (P > 
0,05). Cá đực XX dưới tác dụng của 17α - MT 
có màu sắc và hoa văn trên thân khá giống cá 
đực XY bình thường. Với các liều 17α - MT 
khác nhau thì điểm số màu sắc trên thân và đuôi 
cá cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, 
điều này chứng minh ở liều 300 mg/kg đủ để cá 
thể hiện màu sắc. Tuy nhiên, màu sắc trên vây 
đuôi và vây lưng của cá đực XX so với cá đực 
XY thì khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vây đuôi 
cá đực XX có đường nét hoa văn không rõ so 
với cá đực XY. 
Bảng 5. Đánh giá chất lượng màu sắc của cá đực XX so với cá đực XY
Nghiệm thức Liều lượng 17α - MT 
(mg/kg)
Điểm số màu sắc trên 
thân cá
Điểm số màu sắc trên vây 
lưng và vây đuôi cá
Cá đực XX
300 8,1a ± 0,1 7,1b ± 0,1
400 8,2a ± 0,1 7,1b ± 0,1
500 8,0a ± 0,1 7,1b ± 0,1
Cá đực XY 0 (ĐC) 8,1a ± 0,1 8,0a ± 0,1
Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của từng nghiệm thức, số liệu 
trên cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Để khẳng định tính chính xác khi lựa chọn 
cá đực XX theo đặc điểm hình thái bên ngoài, 
nghiên cứu đã cho phối với cá đực XX với cá 
cái XX thì thế hệ con đạt 96,5% cá cái XX 
(Bảng 4).
7TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 2. Cá đực XX so với cá đực XY
Hình 3. Cá đực XX ở các liều 17α - MT khác nhau
3.5. Chất lượng màu sắc của cá đực XY 
ở nghiệm thức xử lý 17α – MT so với cá đực 
XY đối chứng
Điểm số màu sắc của cá đực XY được sinh 
ra từ cá mẹ ăn 17α - MT khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê so với cá đực XY ở nghiệm thức 
đối chứng. Điều này có thể do, bản thân cá đực 
XY đã mang nhiễm sắc thể giới tính Y mà tất 
cả các gen màu trên Y đều trội (Kirpichnikov, 
1987). Những cá đực XY có màu sắc được biểu 
hiện rõ bởi những gen quy định màu sắc trên 
nhiễm sắc thể Y. Do vậy, dưới tác dụng của 17α 
- MT, thì chất lượng màu sắc của cá đực XY 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Điểm số màu sắc của cá đực XY ở nghiệm thức xử lý 17α - MT so với cá đực XY đối chứng
Nghiệm thức Điểm số màu sắc
Cá đực XY (17α - MT) 8,3a± 0,1
Cá đực XY (Đối chứng) 8,1a± 0,1
Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của từng nghiệm thức, số liệu 
trên cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3.6. Chất lượng màu sắc của cá đực XX 
so với cá cái XX
Kết quả ghi nhận qua Bảng 7 thể hiện điểm 
số màu sắc ở cá đực XX cao hơn và khác biệt có 
ý nghĩa với cá cái XX (P < 0,05).
Bảng 7. Điểm số màu sắc cá đực XX so với cá cái XX
Nghiệm thức
Điểm số màu sắc trên vây 
lưng và vây đuôi
Điểm số màu sắc trên thân cá
Cá đực XX 7,1a± 0,1 8,2a± 0,1
Cá cái XX (đối chứng) 4,2b± 0,1 1,0b± 0,0
Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của từng nghiệm thức, số liệu 
trên cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Kết quả tỉ lệ sống cá 90 ngày tuổi ở nghiệm 
thức xử lý 17α - MT (với 3 mức nồng độ 300, 
400 và 500 mg/kg) cho thấy phương pháp cho 
cá mẹ ăn 17α - MT ở liều 500 mg/kg có thể đã 
ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá con. Kết quả 
này có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Kavumpurath và Pandian (1992) khi dùng 
Ethynylestradiol để cái hóa cá bảy màu với liều 
500 mg/kg thức ăn thì tỉ lệ trung bình cá chết là 
67,4%, có trường hợp toàn bộ cá con chết sau 
khi được sinh ra.
Nhiễm sắc thể định đoạt giới tính ở cá bảy 
màu là XY (Winge, 1992; Winge và Ditlevsen, 
1947 qua Fernando và Phang, 1989). Nét độc 
đáo ở loài cá này là sự tập trung đa số các gen 
màu sắc, gen cấu tạo vi trên các nhiễm sắc thể 
giới tính: 19 gen màu luôn luôn liên kết với 
nhiễm sắc thể Y và trên 16 gen với nhiễm sắc 
thể X và Y. Tất cả các gen trên Y đều trội, các 
gen trội màu sắc ở cá cái không hoạt động vì sự 
biểu hiện của các gen màu sắc được kiểm soát 
bởi các hormon sinh dục đực (Kirpichnikov, 
1987). Dzwillo (1962, 1966); Haskins và ctv 
(1970) cho rằng việc thêm testosteron vào nước 
hoặc thức ăn cho phép tạo ra những con đực 
XX với những gen màu sắc được biểu hiện. Kết 
luận này đã được khẳng định lại trong kết quả 
thí nghiệm. Những cá bảy màu đực XX được 
sinh ra từ cá mẹ mang thai ăn thức ăn có trộn 
17α - MT trong thời gian 5 - 9 ngày trước khi đẻ 
thì 17α - MT có tác dụng làm tăng chất lượng 
màu sắc và xuất hiện tính trạng da rắn trên cá 
đực XX (Bảng 5).
Theo kết quả nghiên cứu của Fernando và 
Phang (1989; 1990) thì tính trạng da rắn (hoa 
văn trên thân) ở cá là do gen trội nằm trên nhiễm 
sắc thể Y qui định (gen Ssb), tính trạng da rắn 
ở đuôi cũng do gen trội nằm trên nhiễm sắc 
thể Y qui định (gen Sst). Theo dõi quá trình thí 
nghiệm, cá bảy màu đực có tính trạng da rắn ở 
thân và đuôi, cá bảy màu cái thì không có tính 
trạng này, chỉ có màu sắc thể hiện ở vây đuôi. 
Quan sát thí nghiệm chúng tôi ghi nhận, cá đực 
XX được tạo ra từ cá XX di truyền ăn 17α - MT 
thì màu sắc và tính trạng da rắn trên thân đã biểu 
hiện. Điều này có thể do tính trạng da rắn này 
được biểu hiện khi có tác dụng của androgen 
nội và ngoại sinh. Bình thường tính trạng này 
chỉ xuất hiện ở cá đực, con cái không có. Cá 
cái XX có thể cũng có gen Ssb tuy nhiên chúng 
không biểu hiện được vì không có androgen 
kích thích. Theo Kirpichnikov (1987) cho rằng, 
tất cả các gen màu trên Y đều trội, các gen trội 
màu sắc ở cá cái không hoạt động vì sự biểu 
hiện của các gen màu sắc được kiểm soát bởi 
hormon sinh dục đực. Vì thế những cá đực XX 
tạo ra từ cá mẹ ăn 17α - MT trong một thời gian 
thì tính trạng này được biểu hiện. Kết quả ghi 
nhận qua Bảng 7 thể hiện điểm số màu sắc ở cá 
đực XX cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với cá 
cái XX (P < 0,05).
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Cá cái XX mang thai ăn 17α - MT với liều 
300 - 500 mg/kg thức ăn trong thời gian 5 - 9 
ngày trước khi cá đẻ có thể sản xuất được tỷ lệ 
94,9-98,8% cá bảy màu đực. Có thể phân biệt 
được cá đực XX so với cá đực XY ở 90 ngày 
tuổi thông qua kích thước thân và hình dạng vây 
đuôi. Việc kiểm tra thêm cá đực XX được tiến 
hành qua giao phối với cá cái XX đã cho kết quả 
96,5% cá cái ở 90 ngày tuổi. Kết quả cũng chỉ ra 
rằng 17α – MT đã không thể cải thiện thêm chất 
lượng màu sắc của cá đực XY so với cá đực XY 
đối chứng, trong khi chất lượng màu sắc của cá 
đực XX được cải thiện tương đương với cá XY 
đối chứng ở phần thân nhưng kém đẹp hơn cá 
XY đối chứng ở các vây lưng và đuôi.
Việc tạo cá bảy màu toàn đực bằng17α - 
MT đã chưa thể tạo được cá đực XX đẹp tương 
đương cá đực XY. Đề nghị nên có hướng nghiên 
cứu tạo cá siêu đực YY và cho giao phối cá siêu 
đực YY với cá cái XX để tạo ra 100% cá đực 
XY cung cấp cho thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp Thành 
phố Hồ Chí Minh, 2012. Xuất khẩu cá cảnh 
thành phố Hồ Chí Minh, tiềm năng cơ hội và 
thách thức
Dzwillo M., 1962. Uber kiinstliche Erzeugung 
funktioneller Mannchen weiblichen
Genotyps bei Lebiates reticuzatus. Bioz. zentrazbz. 
81: 575 - 584.
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Dzwillo M., 1966. Uber den Einfluss von 
Methyltestosteron auf primare und sekundare 
Geschlechtsmerkmale wahrend verschiedener 
phasen der embryonal - entwickiung von lebiates 
reticuzatus. Zooz. Anz., Suppl. 29: 471 - 476.
Fernando A.A. and Phang V.P.E., 1990. Inheritance 
of red and blue caudal fin colourations in two 
domesticated varieties of the guppy, Poecilia 
reticulata. J. Aqua. Trop. 5: 209 - 217.
Fernando A.A. and Phang V.P.E., 1989. X - linked 
inheritance of red and blue tail colourations of 
domesticated varieties of the guppy, Poecilia 
reticulate and its implications to the farmer. 
Singapore J. Pri. Ind. 17 (1): 19 - 28.
Guerrero R.D., 1975. Use of androgens for the 
production of all male Tilapia aurea. Trans. 
Am. Fish. Soc. 104: 342 - 348. 
Haskins C.P., Young P., Hewitt R.E. and Haskins 
E.F., 1970. Stabilizer heterozygosis of 
supergenes mediating certain Y - linked colour 
patterns in population of Lebistes reticulatus. 
Heredity, Vol. 25: 575 - 589.
Kavumpurath S. and Pandian T.J., 1992. 
Production of YY male in the Guppy poecilia 
reticulata by Endocrine sex reversal and 
progeny testing asi. Fish sci 5: 265 - 276.
Kirpichnikov V.S., 1987. Di truyền và chọn giống 
cá (Nguyễn Tường Anh dịch) Nxb Lêningrad, 
98 - 129.
Pandian T.J. and Sheela S.G., 1995. Hormnal 
Induction Of Sex Reversal. In Fish Aquaculture 
138: 1 – 22
THE EFFECT OF 17α - METHYLTESTEOSTERON ON THE 
COLOR QUALITY OF GUPPIES (Poecilia reticulata)
Nguyen Thi Kim Lien1*, Vu Cam Luong2
ABSTRACT
Sex-reversal was applied for guppies fish to produce all male guppies for trading purpose. How-
ever, the color quality of sex-reversal male guppies was not reported. This study was conducted to 
evaluate the effects of17α - Methyltestosteron (17α - MT) on the color quality of guppies (Poecilia 
reticulata). In this study,17α – MT was used by the feeding method for gravid females with dose 
of 300, 400 and 500 mg/kg feed during 5-9 days prior to parturition.The 17α - MT can produce 
94.9-98.8% male phenotype guppies, in which the 90-day-old XX male can be distinguished with 
XY male throughout the body size and caudal fin shape. Further test of XX male by mating with 
XX female resulting 96.5% of 90-day-old female guppy. The results also showed that the 17α - MT 
can not improve the color quality of XY male guppies comparing with original XY male, while the 
color quality of XX male guppies was similar with original XY male at the body and less than with 
the original XY male at the dorsal and caudal fins.
Keywords: Guppy,17α – Methyltestosteron, color quality.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Thanh Vũ 
Ngày nhận bài: 25/11/2016 
Ngày thông qua phản biện: 13/12/2016 
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 Research and Development Center for High Technology Agriculture, HCMC
2 Faculty of Fisheries, Nong Lam University
*Email: lienkimnguyen85@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_17_methyltestosteron_len_chat_luong_mau_sac_cu.pdf