Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện vào khoảng năm 1870 – 1913, cho đến nay đã

trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên các lĩnh vực của đời sống xã

hội, kể cả văn hoá. Vấn đề đặt ra là bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tồn tại và phát triển theo

xu hướng nào trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà thế giới đang trở thành “thế giới

phẳng”, “ngôi nhà toàn cầu”.

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 1

Trang 1

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 2

Trang 2

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 3

Trang 3

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 4

Trang 4

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 5

Trang 5

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 6

Trang 6

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 7

Trang 7

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 8

Trang 8

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 9

Trang 9

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu

Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
cũng nhận thấy sự cần 
thiết phải tích hợp các giá trị văn hóa tốt đẹp của các nước tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ: 
“dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất của nước ngoài: Chính quyền xô viết + trật tự 
đường sắt phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tờ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ 
etc.etc. ++ = ∑ = Chủ nghĩa xã hội” [5, tr.684]. 
 Tích hợp văn hóa thành công và sử dụng nó làm động lực để phát triển đất nước phải 
kể đến Nhật Bản. Từ thời xa xưa, mặc dù có những thời kỳ “bế quan tỏa cảng” vì lý do 
chính trị, nhưng do nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Nhật Bản vẫn có nhu cầu giao 
thương với lục địa để bổ sung nguồn cung cấp. Theo tinh thần đó, Nhật Bản đã phát triển 
ngành vận tải biển và mở rộng giao thương với Triều Tiên, Trung Quốc. Thậm chí, ngay từ 
rất sớm, Nhật Bản đã có ý định biến Triều Tiên – một vùng lãnh thổ gần nhất và yếu nhất 
trong khu vực – thành một vùng đệm, vừa là để ngăn ngừa sự ảnh hưởng và các nguy cơ 
xâm lược từ phía các đế quốc Trung Hoa, Mông Cổ, Nga, vừa là để bảo vệ cho các con 
đường thương mại của mình trên khu vực lục địa Châu Á. Thế là, Nhật Bản đã xâm chiếm 
Triều Tiên từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII, sau đó nó lại nhiều lần xâm chiếm vào thế kỷ XVI, 
XIX và đầu thế kỷ XX, thiết lập ở đây một sự áp chế quân sự và một mối quan hệ thương 
mại bán thuộc địa. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC −−− SỐ 7/2016 165 
 Vào thời Minh Trị (Meiji Tennou, 1868), người Nhật đã hiểu ra: đất nước sẽ không thể 
phát triển nếu không mở cửa với bên ngoài. Đây cũng là thời điểm giai cấp tư sản Nhật 
 Bản đã lớn mạnh, chính tư tưởng của giai cấp này đã chiến thắng phe bảo thủ và làm thành 
 hậu thuẫn cho chính sách mở cửa của Nhật hoàng Minh Trị. Đây cũng là thời điểm chấm 
 dứt chủ nghĩa biệt lập của Nhật Bản. Lúc này, Nhật Bản đã mở rộng giao lưu với phương 
 Tây để học tập để học tập những truyền thống tốt đẹp của các nền văn hóa phương Tây 
 bằng việc cử phái đoàn đi học tập tại Mỹ và châu Âu. Tác giả Đào Trinh Nhất cho rằng 
 “không có cái hay nào của Tây phương mà Nhật không bắt chước, không có cơ quan chế 
 độ hữu ích nào của Tây phương mà Nhật không làm theo” [9, tr.135]. “Thuở đó, người 
Nhật xuất dương cầu học ở các nước Âu Mỹ rất nhiều”, họ tiếp nhận một cách sáng tạo 
 như hải quân làm theo của Anh, lục quân lại tổ chức theo kiểu Pháp, điện tín và xe lửa học 
 tập Mỹ... Với ý thức quốc gia mạnh mẽ, lòng tự hào gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc theo 
 kiểu “kỹ thuật phương Tây, đạo lý Nhật Bản” đã làm cho Nhật vượt cả phương Tây, trở 
 thành cường quốc phát triển nhất nhì thế giới. Như vậy, Nhật Bản đã hiện đại hoá theo kiểu 
phương Tây nhưng trên nền tảng giá trị văn hoá dân tộc. 
 Có thể nói, Nhật Bản là tấm gương cho phát triển văn hoá thời kỳ hội nhập. Mặc dù, 
còn nhiều điều cần xem xét nhưng sự hội nhập của Nhật Bản vẫn cung cấp được nhiều bài 
học để chúng ta cùng suy ngẫm. 
2.3. Văn hóa Hồ Chí Minh – biểu tượng sự tích hợp văn hóa của Việt Nam 
 Việt Nam là một dân tộc có nhiều khả năng tích hợp và biểu tượng cao nhất của sự 
tích hợp văn hoá nhân loại trên cơ sở truyền thống văn hoá dân tộc chính là người anh 
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 
1969). Điều đó trước hết là kết quả của một đời không ngừng học tập và thâu thái; thêm 
nữa, do Người đã luôn biết xuất phát từ bản lĩnh, bản sắc của văn hoá dân tộc để tiếp thu và 
biến hoá các giá trị văn hóa của nhân loại, làm phong phú vốn văn hoá của mình mà vẫn 
giữ được tinh thần thuần tuý Việt Nam . 
 Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình Nho giáo nên Người đã học hỏi ở Nho giáo 
quan niệm về vai trò quan trọng của giáo dục cải tạo con người. Người có tinh thần nhân 
ái, từ bi của Phật giáo. Lối sống coi nhẹ hình thức của Lão giáo thể hiện qua cách ăn, mặc, 
ở. Ở Hồ Chí Minh có dấu ấn của cả Nho - Phật - Đạo. Hồ Chí Minh rất có ý thức về sự tích 
hợp các nền văn hóa. Người từng viết: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học 
lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam... có tinh thần thuần túy Việt Nam hợp với tinh 
thần dân chủ” (Báo Cứu quốc, 1946). 
166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
 Trên hành trình đến với văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn 
hoá Pháp trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và phong 
cách văn hoá của Người. Tại Pháp, Người đã tiếp thu lý tưởng nhân quyền, dân quyền và 
pháp quyền của các nhà Khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế 
độ thực dân, đòi các quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa. Có thể tìm thấy dấu ấn ảnh hưởng 
các giá trị của nền Cộng hoà Pháp trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam , lời mở đầu 
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946... 
 Lý tưởng Tự do , Bình đẳng , Bác ái của cách mạng Pháp đã hấp dẫn Hồ Chí Minh và 
thôi thúc Người sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau những từ ấy. Người đã 
nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị về con 
người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách mạng tư 
sản Pháp; còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề 
cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Hồ Chí Minh, Tự 
do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; Bình đẳng cũng 
được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác ái 
(fraternité) – một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù 
của mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu khái 
niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, nên 
Người thường quen gọi những người lao động, các dân tộc bị áp bức là anh em. Tóm lại, 
 Hồ Chí Minh nhận thức Tự do , Bình đẳng , Bác ái qua lăng kính của ngươì dân bị áp bức 
 châu Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp. Giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh 
 theo đuổi suốt đời là: Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì 
 tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Điều quan trọng ấy lại không có trong bảng giá trị 
 của nền Cộng hoà Pháp, vì vậy, trong thư kêu gọi những người Pháp hãy cộng tác bình 
 đẳng, thân thiện với Việt Nam để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc, Người đã 
 chủ động bổ sung vào khẩu hiệu ấy một từ nữa: “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng 
 vào đạo đức: Tự do - Bình đẳng - Bác ái - Độc lập” [8, tr.458]. Thêm Độc lập để ràng buộc 
 họ: “Nước Pháp muốn độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không độc lập?”. 
Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại là lựa chọn, tích 
hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân 
tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng, không vay mượn nguyên xi một mô hình 
ngoại lai nào; tức là tiếp thu trên cơ sở phê phán, tiếp nhận gắn liền với đổi mới, theo các 
tiêu chí: Dân tộc, Dân chủ và Nhân văn. 
 Hồ Chí Minh tiến lên một mức xa hơn là tích hợp các giá trị văn hoá Đông - Tây với 
tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin để giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC −−− SỐ 7/2016 167 
no, hạnh phúc cho dân tộc mình. Hồ Chí Minh đã từng nói với một nhà báo: “Học thuyết 
Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê - su có ưu điểm là 
lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ 
nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước chúng 
tôi. Khổng Tử, Giê - su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều 
muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống 
trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất 
hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị 
ấy” [10, tr.172]. Khả năng tích hợp ở Hồ Chí Minh là một đặc điểm rõ rệt mà nhiều báo chí 
thế giới đã nêu. Tóm lược về sự tích hợp văn hóa ở con người, nhà báo phương Tây đã viết 
về Hồ Chí Minh rất sâu sắc và tinh tế “ở con người Hồ Chí Minh mỗi người đều thấy hiển 
hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được yêu quý nhất trong gia đình mình... 
Hình ảnh Hồ Chí Minh đã được hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng 
bác ái của Chúa, triết học của C.Mác, thiên tài cách mạng của V.I. Lênin và tình cảm của 
một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên” [2, tr.19] 
 Ở Hồ Chí Minh có sự kết tinh truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam và văn hoá nhân 
loại với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Di sản tinh thần này của Hồ Chí Minh đang là bài học 
có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nhất là đối với các nước 
đang phát triển: trên con đường giao lưu hội nhập, tiếp thu thành tựu văn hóa, khoa học - 
công nghệ của nhân loại, làm giàu cho mình mà không đánh mất truyền thống và bản sắc 
văn hóa dân tộc. 
3. KẾT LUẬN 
 Thế giới mà chúng ta đang sống là một di sản văn hoá đặc biệt, ràng buộc chúng ta với 
 tổ tiên và con cháu chúng ta, phân biệt chúng ta với những thành viên của các nền văn hóa 
 khác. Các dân tộc khác nhau để lại trong văn hóa những đặc điểm văn hoá dân tộc khác 
 nhau. Lịch sử loài người là quá trình trao đổi và giao lưu giữa các nền văn hoá. Sự trao đổi 
 và giao lưu văn hoá đó khiến cho mỗi nền văn hoá, trong quá trình “va chạm” với nhau, 
 trên cơ sở gìn giữ bản sắc văn hoá của mình, đã đồng thời hấp thụ và tham khảo các nền 
 văn hoá khác, thậm chí còn hình thành sự hoà đồng giữa các nền văn hoá khác nhau về 
 chất. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng bản sắc văn hoá mới, phù hợp với nhu cầu 
phát triển đất nước và đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại nhưng không làm mất diện 
 mạo độc đáo của dân tộc là mục tiêu trọng tâm của các quốc gia trong điều kiện toàn 
 cầu hoá. 
168 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. David Held, Regulating globalization? The reinvention of politics (Điều tiết toàn cầu hóa? 
 Việc tái tạo của chính trị),  
 2. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự 
 nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
 3. James N. Rosneau (2000), “The challenges and tensions of a globalized world” (Những thách 
 thức và sức ép về một thế giới toàn cầu), American Studies International , Vol.38, No.2, June 
 2000, pp.8-22,  
 4. Joseph Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái , (Nguyễn Ngọc Toàn dịch) Nxb Trẻ. 
 5. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia. 
 6. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị Quốc gia. 
 7. Manred B. Steger (2011), Toàn cầu hóa (Nguyễn Hải Bằng dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu 
 đính) Nxb Tri thức, Hà Nội. 
 8. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia. 
 9. Đào Trinh Nhất (2015), Nhật Bản duy tân 30 năm , Nxb Thế giới. 
 10. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn (2007), Tôn giáo học, Nxb Đại học Sư phạm. 
 11. Tạ Thị Ngọc Thảo, “Cạnh tranh toàn cầu hóa, nhìn lại câu chuyện cây ô liu và chiếc lexus”, 
 12. Trần Nho Thìn (2015), “Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Văn hóa học, số 2/2015. 
 13. Thomas Friedman (2012), Thế giới phẳng , (Nguyễn Quang A, Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên 
 Phong dịch), Nxb Trẻ. 
 14. Thomas Friedman (2014), Chiếc Lexus và cây ô liu , (Lê Minh dịch), Nxb Tri thức. 
 15. UNDP (2004), “Human Development Report 2004. Cultural liberty in today’s diverse world” 
 (Báo cáo phát triển con người 2004. Tự do văn hoá trong thế giới đa dạng ngày nay, chương 
 5),  
 16. Ngô Thế Phúc (2007), Một số vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội. 
 THE TREND OF CULTURAL DEVELOPMENT 
 IN THE GLOBAL CONTEXT 
 Abstracts: The trends of globalization have appeared in the period 1870 – 1913. Until 
 now, it has become popular and taken place in all aspects of social life, including culture. 
 The question is, how national cultural characteristic survive and develop in the era of 
 globalization, while the world is becoming “flat world”, “world house”. 
 Keywords : cultural globalization, cultural trends, a homogenized culture, integrated cultural. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC −−− SỐ 7/2016 169 
 THỂ LỆ GỬI BÀI 
1. Tạp chí Khoa học là ấn phẩm của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, công bố các công trình 
 nghiên cứu và bài viết tổng quan trong nhiều lĩnh vực khoa học. Tạp chí được xuất bản 
 định kì, mỗi số về một lĩnh vực cụ thể: Khoa học Xã hội và Giáo dục; Khoa học Tự 
 nhiên và Công nghệ. 
 2. Tác giả có thể gửi toàn văn bản thảo bài báo cho Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập hoặc 
 biên tập viên theo địa chỉ email ghi ở dưới. Tất cả bản thảo bài báo gửi công bố đều 
 được thẩm định về nội dung khoa học bởi các nhà khoa học chuyên ngành có uy tín. 
 Tạp chí không nhận đăng các bài đã công bố trên các ấn phẩm khác và không trả lại bài 
 nếu không được duyệt đăng. 
3. Bố cục bài báo cần được viết theo trình tự sau: tóm tắt (nêu ý tưởng và nội dung tóm tắt 
 của bài báo); mở đầu (tổng quan tình hình nghiên cứu, tính thời sự của vấn đề, đặt vấn 
 đề); nội dung (phương pháp, phương tiện, nội dung nghiên cứu đã thực hiện); kết luận 
 (kết quả nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo) và tài liệu tham khảo . 
 Bài báo toàn văn không dài quá 10 trang đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times 
 New Roman (Unicode), cỡ chữ (Size) 12 thống nhất cho toàn bài, lề trái 3 cm, lề phải 2 
 cm, cách trên, cách dưới 2.5 cm, giãn dòng (Multiple) 1.25. Các thuật ngữ khoa học và 
 đơn vị đo lường viết theo quy định hiện hành của Nhà nước; các công thức, hình vẽ cần 
 được viết theo các ký hiệu thông dụng; tên hình vẽ đặt dưới hình, tên bảng, biểu đồ đặt 
 trên bảng. Khuyến khích các bài sử dụng chương trình LaTex với khoa học tự nhiên, 
 công thức hóa học có thể dùng ACD/Chem Sketch hoặc Science Helper for Word. Bài 
 báo phải có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tóm tắt viết không quá 10 dòng. Tóm 
 tắt tiếng Việt đặt sau tiêu đề bài báo và tên tác giả, tóm tắt tiếng Anh gồm cả tiêu đề bài 
 báo đặt sau tài liệu tham khảo . Các tên nước ngoài được ghi bằng kí tự Latinh. Cuối bài 
 có ghi rõ cơ quan công tác, số điện thoại, địa chỉ email của tác giả. 
 4. Phần Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài báo và sắp xếp theo mẫu 
 dưới đây: 
 1. John Steinbeck (1994), Chùm nho phẫn nộ (Phạm Thủy Ba dịch, tập 2), Nxb Hội 
 nhà văn, H., tr.181. 
 2. Bloom, Harold (2005), Bloom’s guides: John Steinbeck’s The Grapes of Wrath, 
 New York: Chelsea House, pp.80-81. 
 3. W.A Farag, V.H Quintana,. G Lambert-Torres (1998), “A Genetic-Based Neuro-Fuzzy 
 Approach to odelling and Control of Dynamical Systems”, IEEE Transactions on neural 
 Networks Volume : 9 Issue: 5, pp.756-767. 
 Trung tâm Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
 Số 98, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội 
 Tel: 04.3.767.1409; Fax: 04.3. 833.5426 
 Email: tapchikhoahoc@daihocthudo.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_phat_trien_van_hoa_trong_boi_canh_toan_cau.pdf