Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự

Xây dựng môi trường tiếng trong dạy học ngoại ngữ hiện nay là một đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện

đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp và hành động. Trên cơ sở

đánh giá khái quát thực trạng môi trường dạy học tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự, chỉ ra

những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng

môi trường tiếng phù hợp với đối tượng học ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng

Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển của Học viện.

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 1

Trang 1

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 2

Trang 2

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 3

Trang 3

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 4

Trang 4

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 5

Trang 5

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 6

Trang 6

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4600
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự
ngôn ngữ cử chỉ, ngữ 
điệu trong biểu đạt cảm xúc, hiểu biết về văn hóa 
Pháp còn hạn chế.
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Những tồn tại trên bắt nguồn từ nhiều nguyên 
nhân chủ quan và khách quan. Từ quan sát, kinh 
nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và học viên, 
chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan: 
Địa bàn đóng quân của Học viện xa trung 
tâm; chế độ quản lý học viên tại đơn vị và quy 
định của ngành đối với cán bộ, giảng viên, học 
viên khi tiếp xúc với người nước ngoài;
Tiếng Pháp là môn ngoại ngữ 2, thời lượng 
giảng dạy hạn chế;
Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu 
còn một số điểm chưa phù hợp, cần đổi mới.
Nguyên nhân chủ quan:
Một bộ phận học viên ý thức học tập chưa 
cao, chưa xác định được động cơ học tập đúng 
đắn, phương pháp học tập chưa phù hợp, chất 
lượng tự học chưa cao;
Một số giảng viên chưa thực sự quan tâm đến 
việc xây dựng môi trường tiếng cho người học; 
giảng dạy có lúc còn nặng về giảng giải, ngữ 
pháp, chưa đa dạng hóa các hoạt động trong giờ 
giảng; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy còn hạn chế; kiểm tra, đánh giá có lúc chưa 
thường xuyên, chưa kịp thời, hình thức còn đơn 
điệu; chưa quan tâm đến việc bố trí không gian 
phù hợp với lớp học ngoại ngữ;
Khoa, Tổ bộ môn chưa thường xuyên tổ chức 
các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, sân chơi 
ngôn ngữ-văn hóa cho học viên.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI 
TRƯỜNG TIẾNG DẠY HỌC TIẾNG PHÁP 
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của 
người dạy và người học
Để xây dựng môi trường dạy học tiếng Pháp 
tích cực, trước tiên, giảng viên phải nhận thức 
đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong 
việc tạo môi trường tiếng; thống nhất về quan 
điểm dạy học ngoại ngữ, về sự cần thiết và tính 
khả thi của việc xây dựng môi trường tiếng cho 
đối tượng học ngoại ngữ 2. Cùng với đó, cần 
phối hợp chặt chẽ với hệ quản lý học viên tiến 
hành giáo dục, xây dựng cho học viên động cơ 
học tập đúng đắn. 
Nhiệm vụ của giảng viên là phải khơi dậy ở 
người học động lực hay lý do chính đáng xuất 
phát từ mong muốn, nhu cầu bên trong của bản 
thân trong quá trình học tiếng Pháp: Yêu thích 
và có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Pháp (kiến 
trúc, ẩm thực, thời trang, âm nhạc); có ý định 
đi du lịch, du học ở một quốc gia có sử dụng 
tiếng Pháp; sử dụng tiếng Pháp như một công 
cụ hỗ trợ cho việc học tập ngoại ngữ chuyên 
ngành ở đại học hoặc làm ngoại ngữ 2 để tiếp tục 
theo học đào tạo sau đại học ngoại ngữ chuyên 
ngành. Muốn vậy, giảng viên phải gần gũi 
trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học 
Bảng 1. Tổng kết điểm kiểm tra học phần môn tiếng Pháp (học kỳ II năm học 2015-2016)
Nghe Nói Đọc Viết TBC
Không đạt 7/161 (4,4%) 6/161 (3,7%) 3/161 (1,9%) 7/161 (4,4%) 3/161 (1,9%)
Đạt 97/161 (60,2%) 20/161 (12,4%) 43/161 (26,8%) 37/161 (22,9%) 49/161 (30,4%)
Khá 40/161 (24,9%) 65/161 (40,4%) 70/161 (43,4%) 72/161 (44,7%) 84/161 (52,2%)
Giỏi, XS 17/161 (10,5%) 70/161 (43,4%) 45/161 (27,9%) 45/161 (28%) 25/161 (15,5%)
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
viên để có định hướng về động cơ học tập đúng 
đắn cho các em. Quá trình giảng dạy, cần quan 
tâm đến nhu cầu, sở thích của người học, dạy 
những cái họ cần, họ quan tâm, dạy kiến thức 
và kỹ năng giúp ích cho họ trong quá trình học 
tập và công tác sau này. Quan niệm này cũng 
ảnh hưởng đến phương pháp và nội dung giảng 
dạy của giảng viên: không nên nặng về kiến thức 
ngôn ngữ mà có thể lồng ghép dạy kiến thức văn 
hóa hay các kỹ năng mềm khác hữu ích hơn với 
người học. Giảng viên cần hướng dẫn cho học 
viên tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng 
tạo nhiệm vụ học tập, dần dần làm phát sinh nhu 
cầu của người học về tri thức khoa học, nhu cầu 
giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng 
trong cuộc sống. Qua đó, học tập biến thành 
động cơ thúc đẩy các em tìm thấy niềm vui và 
vượt qua các khó khăn trong học tập.
3.2. Đổi mới phương pháp dạy học và 
kiểm tra đánh giá
Người dạy và người học là hai mắt xích quan 
trọng nhất trong quá trình dạy học. Phương pháp 
dạy học và kiểm tra đánh giá giữ vai trò quyết 
định trong việc nâng cao chất lượng dạy học 
ngoại ngữ nói chung và cải thiện môi trường 
tiếng dạy học ngoại ngữ nói riêng.
3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
Xây dựng và cải thiện môi trường tiếng dạy 
học tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự 
trước hết phải được thực hiện bằng việc đổi mới 
phương pháp dạy học của thầy và trò theo hướng 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng 
tạo của người học; phù hợp với đặc thù môn học, 
nội dung bài học, đối tượng người học.
Trong giờ học chính khóa
Một là: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, 
phương tiện giảng dạy.
Mỗi phương pháp giảng dạy đều có những ưu 
điểm và hạn chế nhất định. Căn cứ vào mục tiêu, 
nội dung bài học, thời gian lên lớp và đối tượng 
người học, giảng viên cần lựa chọn và kết hợp 
nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy. Điều 
này rất quan trọng vì đặc thù của môn học theo 
giáo trình Initial là dạy tiếng Pháp tổng hợp bao 
gồm dạy kỹ năng nghe, kỹ năng nói, ngữ âm, ngữ 
pháp, từ vựng thông qua tình huống nghe. Như 
vậy, khi dạy từ vựng hoặc tình huống nghe, giáo 
viên có thể sử dụng phương pháp nghe-nhìn, 
nghe-nói, kết hợp dùng clip, tranh ảnh, ngôn ngữ 
cử chỉ nhưng khi giảng các vấn đề ngữ pháp, nên 
sử dụng phương pháp diễn giảng tích cực (khác 
với thuyết trình truyền thống) để người học quan 
sát, tự phát hiện và rút ra các quy luật ngữ pháp, 
sau đó hướng dẫn người học bổ sung, hệ thống 
hóa kiến thức. Đối với nội dung luyện tập, đóng 
vai theo tình huống tương tự, giảng viên có thể 
nêu tình huống, hướng dẫn học viên giải quyết 
tình huống bằng cách xác định mục tiêu giao 
tiếp (objectifs de communication), hành vi ngôn 
ngữ (actes de parole), thực hiện các nhiệm vụ 
(tâches à réaliser) thông qua tương tác, trao đổi 
với bạn học cùng lớp, làm việc theo cặp, nhóm. 
Theo đường hướng giao tiếp và hành động, 
giảng viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, 
điều phối các hoạt động, đưa ra ý kiến đánh 
giá, phản hồi. Để hoàn thành các mục tiêu giao 
tiếp, giảng viên cần khêu gợi, động viên học 
viên, không nên can thiệp chữa lỗi ngay khi 
người học mắc lỗi, tạo cho các em sự tự tin, 
thoải mái khi giao tiếp bằng tiếng Pháp. Dù là 
dạy ngoại ngữ 2 song giảng viên không nên sử 
dụng tiếng Việt quá nhiều trong giờ giảng mà 
chỉ khi cần thiết mới dùng. Kết hợp các phương 
tiện giảng dạy, vận dụng linh hoạt kiến thức 
ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, giáo án điện tử, 
tranh, ảnh, những mẩu chuyện vui hay những 
bài hát tiếng Pháp để giảng dạy cho người học, 
đặt các em vào môi trường tiếng, luôn phải 
động não, sáng tạo và thực hành tiếng Pháp.
Hai là: Đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học.
Song song với việc sử dụng linh hoạt các 
phương pháp, phương tiện giảng dạy, giảng viên 
cần lồng ghép, đa dạng hóa các hoạt động trong 
giờ học, sử dụng các trò chơi ngôn ngữ-văn hóa, 
thậm chí là vận động cơ thể để đảm bảo phát 
48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
triển toàn diện cả bốn kỹ năng thực hành tiếng, 
đồng thời giảm bớt sự mệt mỏi, mất tập trung, 
duy trì được không khí học tập sôi nổi cho học 
viên, nhất là các buổi lịch huấn luyện bố trí từ 
hai cặp tiết trở lên. 
Tùy vào đối tượng người học, tình hình học 
tập cụ thể trên lớp và thời lượng cho phép, giáo 
viên có thể tổ chức các hoạt động, trò chơi ngôn 
ngữ-văn hóa nhằm củng cố, phát triển kiến thức 
từ vựng, ngữ pháp, văn hóa, rèn phản xạ, kỹ 
năng nghe-nói cho học viên, sinh viên. Ví dụ: 
Tình huống 1 “Métro, boulot, dodo” (Giáo trình 
Initial 1, Bài 14, tr. 70-71) về một ngày bình 
thường của người Pháp; thời lượng: 04 tiết, giáo 
viên có thể áp dụng một trong các hoạt động, trò 
chơi sau:
Thuyết trình (Exposé): Yêu cầu học viên 
chuẩn bị và kể về một ngày bình thường của 
mình trước lớp.
Kể chuyện theo tranh (Raconter une journée 
ordinaire à travers les dessins): Thiết kế từ hai 
đến ba bộ tranh, mỗi bộ từ từ 5 đến 7 tranh về 
các hoạt động trong ngày, yêu cầu người học 
vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp đã học về 
cách nói giờ, hoạt động trong ngày để kể lại câu 
chuyện theo trình tự các bức tranh.
Đóng vai theo tình huống tương tự (Jeu de 
rôle): Hai người bạn gặp nhau tại điểm đón xe 
buýt, chào, hỏi thăm sức khỏe và trao đổi về 
cuộc sống thường ngày, kết thúc hội thoại bằng 
câu: C’est: “Métro, boulot, dodo”!
Trò chơi dây chuyền (Jeu de la chaîne): Yêu 
cầu học viên kể về một ngày làm việc theo lượt 
tuần tự từng học sinh trong lớp. Giảng viên chỉ 
định một học sinh đặt câu mở đầu, lần lượt các 
bạn khác tiếp nối, phát triển theo trình tự thời gian 
để hoàn thành một câu chuyện logic, hấp dẫn. 
Ngoài ra, giảng viên cũng có thể khuấy động 
không khí học tập bằng cách cho học viên chơi 
một số trò chơi đơn giản, vui nhộn hơn với 
phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. 
Tả hình, bắt chữ (Description et nomination 
de l’activité): Giảng viên chọn ra 3 nhóm, mỗi 
nhóm 2 người. Lần lượt từng nhóm tham gia trò 
chơi trong vòng 2 phút, thực hiện và giải mã 5 
hành động. Một người bốc thăm lần lượt các lá 
phiếu từ 1 đến 5, dùng cử chỉ, động tác miêu tả 
một hoạt động trong ngày (thức dậy, đánh răng, 
rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng, uống cà phê, 
nghe nhạc, đi chợ, học bài, đọc sách, ngủ) 
được biểu diễn bằng hình ảnh trên lá phiếu. 
Người còn lại trong nhóm có nhiệm vụ quan sát, 
đoán và gọi tên hành động đó bằng tiếng Pháp. 
Sau thời gian thi đấu, đội nào đoán đúng nhiều 
nhất, nhanh nhất là đội chiến thắng và có quyền 
yêu cầu thành viên hai đội thua thực hiện một 
hành động vui nhộn nào đó.
Trò chơi ô chữ (Mots croisés): Giáo viên 
thiết kế các ô chữ, gồm 12 hàng, tương ứng với 
12 từ được dấu kín có đặc điểm chung âm cuối 
là [o] (ví dụ: métro, stylo, vélo, gâteau, boulot, 
photo, tôt, judo, kimono, zéro, loto, euro). Ứng 
với mỗi hàng là lời giải thích, gợi ý để tìm ra 
từ được dấu trong ô chữ ở hàng đó. Chọn ra 3 
đội chơi, mỗi đội 2 đến 3 người, sau khi giảng 
viên đọc gợi ý, đội nào giơ tay hoặc bấm chuông 
nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời; trả lời 
đúng ghi được 1 điểm; trả lời sai hai đội còn lại 
có quyền giơ tay hoặc bấm chuông giành quyền 
trả lời, trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc 12 câu 
hỏi, đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội chiến 
thắng. Những câu chưa trả lời được giành cho 
các bạn còn lại trong lớp.
Giảng viên có thể chuẩn bị những món quà 
nho nhỏ hoặc tính điểm quá trình cho các đội 
chiến thắng, tạo thêm hứng thú và động lực học 
tập cho các em. 
Ba là: Tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin vào dạy học.
Công nghệ thông tin đã và đang góp phần 
giúp người dạy đổi mới phương pháp và hình 
thức giảng dạy, tạo môi trường học mang tính 
tương tác cao. Sử dụng công nghệ thông tin và 
đa phương tiện cho phép người dạy và người học 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
tiếp cận nguồn thông tin phong phú, bài giảng 
trở nên trực quan, sinh động hơn, thu hút sự tập 
trung, tạo được sự say mê hứng thú của học viên, 
giúp các em nắm bắt vấn đề nhanh và dễ dàng 
hơn, nhớ lâu hơn. 
Giảng viên có thể khai thác công nghệ thông 
tin phục vụ giảng dạy bằng nhiều hình thức: 
Thu thập tài liệu, tra cứu thông tin trên các trang 
mạng; biên soạn giáo án điện tử; sử dụng các 
chương trình, phần mềm và các trang mạng hỗ 
trợ giảng dạy. Giảng viên có thể khai thác các 
phần mềm dạy ngữ âm, ghi âm, luyện nghe-nói 
giúp người học được tiếp cận với môi trường 
giao tiếp thực tế nhất. Để hướng dẫn học viên 
học tập, quản lý kết quả học tập của học viên, 
đặc biệt là hình thành “cộng đồng Pháp ngữ” thu 
nhỏ của thầy cô và học trò, giảng viên có thể tạo 
lập nhóm gồm các học viên và là quản trị viên 
của nhóm.
Để phát huy tối đa vai trò của công nghệ thông 
tin trong giảng dạy, tạo môi trường tiếng, giảng 
viên cần thường xuyên học tập, nâng cao hiểu 
biết và vận dụng thành thạo công nghệ thông tin 
vào giảng dạy; đồng thời hướng dẫn người học 
khai thác công nghệ thông tin để học tập, nghiên 
cứu. Tuy nhiên, giảng viên phải hiểu rõ tính hai 
mặt của công nghệ thông tin, sàng lọc, kiểm định 
thông tin, tài liệu trước khi sử dụng; không được 
lạm dụng công nghệ thông tin; việc khai thác 
phim, tranh ảnh phải đảm bảo thời lượng phù 
hợp, đúng lúc, đúng chỗ.
Ngoài giờ học chính khóa
Một là: Quản lý, nâng cao chất lượng giờ tự 
học của học viên.
Hoạt động tự học tập, nghiên cứu của học 
viên bao hàm cả hai công việc: chuẩn bị cho các 
giờ lên lớp (lý thuyết, seminar, làm việc nhóm, 
thực hành) và tự học có hướng dẫn (nghiên 
cứu, đọc tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học 
tập, làm bài tập tuần, nhóm, bài tập tháng, bài 
tập giữa kỳ hoặc cuối kỳ). Mục đích chính của 
việc tổ chức hình thức dạy học này là rèn luyện 
cho người học khả năng tự nghiên cứu, học hỏi, 
phát hiện và giải quyết vấn đề với các nguồn 
tài liệu được hướng dẫn, tích lũy kinh nghiệm 
tự học và khẳng định những kiến thức, kỹ năng 
được triển khai trên lớp. 
Để nâng cao chất lượng tự học của học viên, 
giảng viên cần chú ý giao nhiệm vụ hoặc bài tập 
nhận thức rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với khả 
năng nhận thức của đa số người học; phải hình 
thành ý thức, thói quen tự học, rèn luyện kỹ năng 
tự học, khả năng lập kế hoạch tự học. Hướng dẫn 
cho học viên phương pháp học hiệu quả đối với 
từng kỹ năng. Giao bài tập và hướng dẫn học 
viên thực hiện bài tập ở nhà. Đa dạng hóa các 
dạng bài tập giúp học viên rèn luyện cá nhân và 
thực hành theo nhóm. Thường xuyên kiểm tra, 
đánh giá kết quả tự học của học viên, hình thành 
cho các em ý thức, thói quen tự giác học tập. 
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với hệ 
quản lý học viên và giảng viên chủ nhiệm lớp về 
tình hình học tập, rèn luyện của học viên, của tập 
thể lớp, kịp thời đề ra biện pháp phù hợp. 
Giảng viên nên tăng cường sử dụng hình 
thức này khi học viên đã có vốn kiến thức nhất 
định, có thể tự lực hoàn thành nhiệm vụ tự học 
mà không cần sự có mặt trực tiếp của giảng viên. 
Ngoài ra, việc khuyến khích người học tham gia 
làm đề tài khoa học (bằng tiếng Việt) về các lĩnh 
vực ngôn ngữ-văn hóa của Pháp cũng góp phần 
nâng cao chất lượng tự học tập, nghiên cứu của 
học viên.
Hai là: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, 
giao lưu, sân chơi ngôn ngữ, văn hóa với quy 
mô phù hợp.
Trên thực tế, các hoạt động ngoại khóa, sân 
chơi ngôn ngữ-văn hóa luôn là những hoạt động 
được người học trông đợi và đem lại kết quả khả 
quan trong việc hình thành môi trường học tập 
tích cực, hiệu quả. Thông qua các hoạt động, 
học viên, đặc biệt là học viên quân sự, được hòa 
nhập vào “cộng đồng Pháp ngữ”, có cơ hội để 
giao lưu, học hỏi và thực hành tiếng Pháp, tạo 
được sự hứng thú và động lực thúc đẩy học viên 
tiến bộ trong học tập.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_moi_truong_tieng_day_hoc_ngoai_ngu_2_tieng_phap_tai.pdf