Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn

Tóm tắt – Kế toán quản trị sử dụng các phương pháp kế toán để cung cấp

thông tin phục vụ việc điều hành tổ chức. Dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp

nghiên cứu có liên quan hình thành số liệu cơ sở để làm căn cứ ra quyết định

quản trị, mà cụ thể là quản trị lĩnh vực dịch vụ khách sạn, chúng tôi xét thấy chủ

đề “Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất

đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn” cần thiết và phù hợp tại hội

thảo này. Tham luận góp phần làm rõ hơn phương trình áp dụng để phân tích tìm

ra thông tin từ số liệu giả định, minh họa cho phương pháp nghiên cứu thực hiện

mô hình.

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 1

Trang 1

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 2

Trang 2

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 3

Trang 3

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 4

Trang 4

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 5

Trang 5

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 6

Trang 6

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 7

Trang 7

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 8

Trang 8

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 9

Trang 9

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 9280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn

Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn
 được một cái gì đó, có thể 
thông qua hành vi mua, trao đổi hay sản xuất. Các nhà kinh tế cũng đã phân loại 
chi phí thành những loại khác nhau. Chẳng hạn, nếu dựa vào chức năng của chi 
phí thì gồm có: chi phí trong sản xuất và chi phí sau sản xuất (hay thường gọi là 
chi phí lưu thông); nếu dựa vào cách ứng xử của chi phí thì gồm có: chi phí biến 
đổi (biến phí hoặc chi phí khả biến) và chi phí cố định (định phí). Hoặc có những 
loại chi phí với thuật ngữ trừu tượng hơn: chi phí chìm; chi phí cơ hội; chi phí 
biên 
2.1.4. Các khái niệm liên quan trong lĩnh vực du lịch 
Du lịch là gì? 
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization), du lịch bao 
gồm tất cả hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, 
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn 
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác trong thời gian liên tục 
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, loại trừ người 
du hành có mục đích chính là kiếm tiền. 
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong 
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một 
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Còn 
ở góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho 
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động 
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. 
Có thể nói, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành 
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp, vừa mang đặc điểm của 
ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
247 
Sản phẩm du lịch 
Sản phẩm là do lao động của con người tạo ra. Trong lĩnh vực marketing, 
sản phẩm (product) thường được hiểu là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để 
tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay 
ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. 
Sản phẩm du lịch cũng có nhiều khái niệm, do có nhiều cách tiếp cận khác 
nhau. Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi 
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở 
vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. 
Theo Luật Du lịch, sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn 
nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Trong phạm vi tham luận này, 
thuật ngữ điểm đến du lịch chính là sản phẩm du lịch được các đơn vị khai thác du 
lịch phục vụ cho du khách trên cơ sở quản lí của Nhà nước. 
Các thành phần du lịch 
Du lịch là một ngành công nghiệp nhiều mặt với nhiều thành phần bao gồm 
phân phối du lịch, giao thông và cơ sở hạ tầng, các cơ sở du lịch như nhà ở, cơ sở 
thực phẩm và đồ uống, và các dịch vụ hỗ trợ. Cả khu vực tư nhân và công cộng 
đều tham gia vào ngành. Thách thức đối với các nhà hoạch định và quản lí du lịch 
trong cả hai lĩnh vực sẽ là đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời cân bằng các 
nguồn tài nguyên quý giá hữu hạn, bảo tồn truyền thống, văn hóa bản địa và chịu 
trách nhiệm xã hội đối với các tác động tiêu cực đối với một điểm đến của địa 
phương đó. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Thông tin trong tham luận là dữ liệu thứ cấp được chúng tôi thu thập từ các 
tài liệu chính thức đã xuất bản hoặc công bố trên các phương tiện truyền thông 
chính thống. Số liệu được nhóm tác giả tổng hợp và xử lí. Các phương pháp 
thống kê, so sánh và diễn dịch kết quả nhằm phát hiện vấn đề thực tiễn làm cơ sở 
cho việc thảo luận và đóng góp ý kiến của các chuyên gia. 
3. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Sự thay đổi của chi phí khả biến 
Chi phí khả biến thực thụ là những chi phí khả biến có sự biến động cùng tỉ 
lệ với mức độ hoạt động. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi 
phí hoa hồng, bao bì đóng gói. 
Về mặt toán học, chi phí khả biến thực thụ thể hiện theo phương trình sau: 
Y = bX. 
Trong đó: 
Y: là tổng biến phí. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
248 
b: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động. 
X: là mức độ hoạt động. 
Nếu minh họa bằng đồ thị thì hệ số góc của đường biểu diễn của chi phí khả 
biến thực thụ sẽ không đổi, đường biểu diễn của loại chi phí khả biến thực thụ 
thuộc dạng tuyến tính hay đường thẳng. 
Hình 1: Chi phí khả biến thực thụ 
(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị [2], [5]-[8]) 
3.2. Sự thay đổi của chi phí bất biến 
 Chi phí bất biến thực thụ là những chi phí bất biến có tính chất cơ cấu, liên 
quan đến cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi. Nếu muốn 
thay đổi loại chi phí bất biến này doanh nghiệp cần một khoảng thời gian tương 
đối dài. Ví dụ: khấu hao tài sản cố định, chi phí lương. 
Về phương diện toán học, chi phí bất biến thực thụ thể hiện theo phương 
trình: 
Y = a (với a là hằng số) 
Tương tự, đường biểu diễn của chi phí khả biến thực thụ thì đường biểu diễn 
của loại chi phí bất biến thực thụ cũng thuộc dạng tuyến tính và song song với 
trục hoành hay có hệ số góc bằng không. 
Hình 2: Chi phí bất biến thực thụ [2], [5]-[9] 
Số SP (Mức độ 
hoạt động) 
Số 
tiền 
Y = 
bX 
b 
S
ố 
t
i
ề
n 
Số SP 
(Mức độ 
hoạt động) 
Y 
= a 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
249 
3.3. Xây dựng mô hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé 
nhất – Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn 
Tổng chi phí bao gồm nhiều bộ phận chi phí khác nhau trong quá trình sản 
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các bộ phận chi phí này có hình thức 
ứng xử không giống nhau. Các nhà kinh tế đã xây dựng được công thức chi phí 
bao gồm hai bộ phận là chi phí khả biến thực thụ và chi phí bất biến thực thụ. 
Y = a + bX 
Trong đó: 
+ Y: Tổng chi phí 
+ a: Chi phí bất biến 
+ b: Chi phí khả biến 
+ X: Mức độ hoạt động (căn cứ vào cách ứng xử chi phí) 
Dựa trên công thức xác định chi phí trên, ta có thể vận dụng phương pháp 
quản trị dựa trên phương pháp bình phương bé nhất. Phương pháp này ứng dụng 
toán thống kê sao cho tổng bình phương các độ lệch từ các tọa độ đến đường hồi 
quy là bé nhất. Đường hồi quy có được chính là đường biểu diễn của công thức 
chi phí. Đây là phương pháp có sai số nhỏ nhất. 
Giả sử, xét trường hợp giả định tại một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 
khách sạn, với quy mô nhỏ, cụ thể như sau: 
Bảng 1: Tài liệu giả định của một doanh nghiệp dịch vụ khách sạn 
Stt Diễn giải Ghi chú 
1 Ngành nghề kinh doanh Dịch vụ khách sạn 
2 Tình trạng hoạt động Được 3 năm 
3 Quy mô 20 phòng 
4 Giá cho thuê (đã có thuế) 180.000 đ/ngày 
5 Phân loại khách sạn Đạt chuẩn lưu trú 
6 Công suất tối đa cho thuê ngày 20 phòng/ngày 
7 Công suất tối đa cho thuê tháng (20 phòng* 
30 ngày) 
600 phòng/tháng 
8 Chi phí kinh doanh Bao gồm biến phí và định 
phí 
(Nguồn: Nhóm tác giả minh họa) 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
250 
Tại Bảng 1 trên, nhóm tác giả đã minh họa tài liệu kinh doanh giả định của 
một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn để có thể vận dụng xây dựng mô 
hình quản trị chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất đối với loại hình 
doanh nghiệp này. Trên cơ sở tổng hợp được dữ liệu đầu vào, để có thể xây dựng 
được mô hình quản trị chi phí phù hợp với lĩnh vực khách sạn, nhóm tác giả thấy 
rằng, theo cách ứng xử chi phí kinh doanh của khách sạn thì gồm có hai bộ phận 
chi phí, đó là chi phí biến đổi (biến phí hay khả biến) và chi phí cố định (định phí 
hay bất biến) và các nhóm chi phí này có mối quan hệ với số lượng phòng cho 
thuê trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể xem ở 
Bảng 2. 
Bảng 2: Mức độ hoạt động và chi phí hoạt động trong 12 tháng 
của khách sạn 
Tháng 
Số phòng cho 
thuê- X 
(phòng) 
Chi phí hoạt 
động- Y 
(đồng) 
X*Y X2 
1 
450 
40.500.000 
18.225.000.000 202.500 
2 315 40.950.000 12.899.250.000 99.225 
3 
380 
41.800.000 
15.884.000.000 144.400 
4 
445 
42.275.000 
18.812.375.000 
198.025 
5 
298 
37.250.000 
11.100.500.000 
88.804 
6 
370 
38.850.000 
14.374.500.000 136.900 
7 
462 
46.200.000 
21.344.400.000 
213.444 
8 
305 
35.075.000 
10.697.875.000 
93.025 
9 
378 
48.006.000 
18.146.268.000 
142.884 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
251 
10 
425 
34.000.000 
14.450.000.000 
180.625 
11 
330 
44.550.000 
14.701.500.000 
108.900 
12 
375 
41.250.000 
15.468.750.000 140.625 
Cộng 
4.533 490.706.000 186.104.418.000 1.749.357 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán) 
Từ Bảng 2, kết hợp với hệ phương trình sau: 
XY = aX + bX2 (1) 
Y = na + bX (2) 
 Ta có: 
(1) 186.104.418.000 = 4.533a + 1.749.357b 
(2) 490.706.000 = 12a + 4.533b 
 Giải hệ phương trình trên, ta được nghiệm hệ phương trình: 
a = 33.338.172 
b = 19.997 
Vậy, phương trình chi phí được xác định là: 
Y = 33.338.172 + 19.997 X (Với 298 ≤ X ≤ 462) 
 Trên cơ sở của phương trình chi phí, ta có thể phân loại được chi phí đối 
với khách sạn, cụ thể như sau: 
Bảng 3: Phân bổ chi phí khả biến, bất biến và hỗn hợp 
TT Hạng mục 
I Chi phí khả biến 
1 Vật tư tiêu hao trong phòng: dầu gội, lược, khăn tắm, giấy vệ sinh 
2 Vật tư tiêu hao chung: xà bông, dầu thơm 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
252 
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất chi phí cụ thể) 
Để tối đa hoá lợi nhuận, ngoài việc có được doanh thu, một vấn đề quan 
trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Chi phí có 
3 Chi phí điện 
4 Chi phí nước 
II Chi phí bất biến 
1 Chi phí khấu hao nhà cửa 
2 Chi phí khấu hao trang thiết bị 
3 Chi phí lương nhân viên 
4 Chi phí quảng cáo 
5 Chi phí truyền hình cáp 
6 Chi phí Internet 
7 Chi phí lãi vay (nếu có) 
8 Chi phí: rác thải môi trường, an ninh trật tự 
9 Chi phí khác 
III Chi phí hỗn hợp 
1 Chi phí điện thoại cố định 
2 Chi phí văn phòng phẩm 
3 Chi phí công cụ dụng cụ 
4 Chi phí bảo trì máy lạnh, máy giặt, tivi 
5 Chi phí sửa chữa nhỏ: thay thế vật tư điện, nước 
6 Chi phí sửa chữa lớn: sơn tường, thay thế mới thiết bị 
7 Chi phí khác 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
253 
thể thay đổi theo mức độ hoạt động và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với 
việc ra quyết định. Do đó, nhà quản lí phải nhận thức được chi phí sẽ ứng xử như 
thế nào trong một tình huống cụ thể. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương 
ứng, công ti sẽ xác định được lợi nhuận. 
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí để xác định chi phí khả biến và bất 
biến nhằm xác định mức phí tổn dự kiến phát sinh trong kì khi có sự tăng (giảm) 
của mức độ hoạt động, giúp nhà quản trị có được phương thức kiểm soát chi phí 
thích hợp hơn hay nhận dạng các tiềm năng sinh lợi tốt hơn. Chính vì vậy, nhà 
quản trị cần có những thông tin nhất quán qua các chỉ tiêu phân tích thích hợp, 
cho phép họ nhận biết kết quả có thể xảy ra nhằm đưa ra các quyết định phù hợp 
dựa trên các tham số được xác định trước. 
Mặt khác, việc phân biệt giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định giúp ta có 
thể đánh giá tác động của chi phí biến đổi như một công cụ định giá sản phẩm, 
hoặc để xác định được lợi nhuận mong đợi thông qua phân tích mối quan hệ giữa 
chi phí (cost) – khối lượng (volume) và lợi nhuận (profit), mặc dù bản chất của 
một khoản mục chi phí nào đó có thể không ứng xử hoàn toàn như vậy. Điều này 
cần đến sự trợ giúp của khái niệm gọi là “phạm vi phù hợp”. Một khoản mục chi 
phí được nhận dạng là chi phí khả biến hay chi phí bất biến tùy thuộc vào cách 
ứng xử của nó đối với mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Phạm vi phù 
hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chi phí của doanh nghiệp và rất 
cần thiết cho người quản lí, bỏ qua sự quan tâm đối với phạm vi phù hợp khi xem 
xét sự ứng xử của chi phí sẽ dẫn người quản lí đến những quyết định sai lầm. 
4. KẾT LUẬN 
Phương pháp bình phương bé nhất khi xây dựng mô hình quản trị chi phí có 
độ chính xác cao nhất. Có nhiều phương pháp để xây dựng mô hình chi phí, tuy 
nhiên việc lựa chọn phương pháp nào để quản trị chi phí là tùy thuộc vào người 
quản trị, khả năng thu thập số liệu và sự lựa chọn chủ quan của nhà quản trị. 
Trong một số trường hợp, việc ra quyết định là một công việc phức tạp và hết sức 
quan trọng của các nhà quản trị. Để ra được một quyết định đúng đắn, các nhà 
quản trị cần rất nhiều thông tin. Việc nắm bắt thông tin về chi phí tốt sẽ giúp ban 
giám đốc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
Quản lí chi phí hợp lí nhấn mạnh đến việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên 
trong doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu tạm thời không nói đến thị trường kinh 
doanh và các yếu tố khác, việc thất bại của doanh nghiệp không phải là do thiếu 
nguồn tài chính mà là kết quả của việc quản lí tài chính không hiệu quả, trong đó, 
quản lí chi phí chặt chẽ (lưu ý: với ý nghĩa hiệu quả, chứ không phải tiết kiệm thái 
quá) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài 
nguyên trong doanh nghiệp. Việc kiểm soát việc sử dụng tài sản trong công ti, 
tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích là điều vô cùng quan trọng. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
254 
Có thể thấy rằng, việc quản lí và kiểm soát chi phí hợp lí là vấn đề rất quan 
trọng đối với doanh nghiệp. Chúng ta đã có rất nhiều bài học thực tế về việc quản 
lí chi phí không hợp lí gây thất thoát rất nhiều tiền của của doanh nghiệp. Việc 
quản lí chi phí một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu sự cần thiết phải liên tục đưa ra 
các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Tài chính. Quyết định số 48/2006 ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp 
vừa và nhỏ. 2006. 
[2] Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực. Giáo trình Kế toán Quản trị. 
TP. HCM: Nhà Xuất bản Thống kê; 2006. 
[3] Bộ Tài chính. Thông tư số 53/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong 
doanh nghiệp. 2006. 
[4] Hugh Coombs, David Hobbs, Ellis Jenkins. Management Accounting 
Principles and Applications. SAGE Publications; 2005. 
[5] Bùi Văn Trường. Kế toán quản trị. TP. HCM: Nhà Xuất bản Lao động – Xã 
hội; 2006. 
[6] Nguyễn Phú Giang. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. TP. HCM: Nhà 
Xuất bản Tài chính; 2005. 
[7] Tập thể tác giả Khoa Kế toán – Kiểm toán. Kế toán Quản trị. TP. HCM: Nhà 
Xuất bản Thống kê; 2000. 
[8] Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, La Xuân Đào. Giáo trình Kế toán phân tích. 
TP. HCM: Nhà Xuất bản Thống kê; 2000. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_quan_tri_chi_phi_theo_phuong_phap_binh_phuo.pdf