Xây dựng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao bước thay đổi lớn về chất lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
ABSTRACT
Currently, in the Mekong Delta provinces, the quality of pangasius fingerling
(Pangasianodon hypophthalmus) production and the survival rate (from
alevins to fingurelings) are very low (just over 10%). This situation has
influenced negatively to the production, productivities, prices and the
competitiveness of pangasius products in the international market. From
these challenges, this paper will analyze the limitations existing mainly in
producing pangasius fingerlings in the Mekong Delta region. Based on that,
we will propose viewpoints, objectives and criteria as well as solutions for
high quality three-level pangasius fingerling production linkage with fast
growth, good disease resistance and high survival rate,. as a basis for local
authorities to build models of high quality three-level pangasius fingerling
production linkage towards efficiency and sustainability, adapting to climate
change and international economic integration. In the linkage, interprises
are considered as a key factor of the value chain who share risks and benefit
with other factors in the value chain following rules of market economy and
being mutually beneficial.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao bước thay đổi lớn về chất lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
ạt động sản xuất giống theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ NN&PTNT về việc quản lý giống thủy sản. - Mỗi cơ sở phải có quy trình tiêu độc, khử trùng ao, bể, dụng cụ, thiết bị; quy trình vệ sinh, khử trùng cho công nhân, thực hiện phòng, chữa bệnh, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 49 – 59 56 - Thức ăn sử dụng phải đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản và thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. - Quản lý cá bố mẹ và cá hậu bị chặt chẽ, không xảy ra cận huyết, không làm biến đổi gen, không được lai xa các loài thuộc giống Pangasianodon với nhau hoặc với giống Pangasius. 3) Đối với đơn vị cấp 3 phải đạt các tiêu chí sau: - Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp và tuân thủ những quy định nêu tại QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất thủy sản - Điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường và QCVN 01-81: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - Điều kiện vệ sinh thú y. Tiếp nhận nguồn cá bột từ đơn vị cấp 2, cung cấp giống cho các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; đáp ứng đầy đủ các qui định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ- CP của Chính phủ ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy sản; - Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý tuân thủ những quy định nêu tại QCVN 62- MT:2016/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Bùn thải, chất thải phải được thu gom, xử lý; Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và ao ương nuôi theo Điểm a, khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy sản. - Quy trình sản xuất giống tuân thủ những quy định nêu tại TCVN 9963: 2014: Cá nước ngọt - Cá tra - Yêu cầu kỹ thuật; Quyết định 1673/QĐ-BNN-TCTS về ban hành quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống. - Các cơ sở sản xuất giống cá tra phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định; - Trong quá trình sản xuất giống, cơ sở phải theo dõi, ghi chép quá trình sản xuất; lập và lưu giữ hồ sơ về chất lượng giống theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ NN&PTNT về việc về quản lý giống thủy sản và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba (03) năm. - Phải xây dựng nội quy, biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y thủy sản. Theo dõi kịp thời phát hiện cá bị bệnh, bị chết và xử lý. Thông báo ngay tình hình dịch bệnh theo quy định. d. Một số giải pháp chủ yếu - Giải pháp cơ chế, chính sách: + Chính sách đầu tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối các nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ quản lý hiện có để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung; nâng cấp trại giống bao gồm: Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020 (Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1434/QĐ-TTG ngày 22/9/2017); Dự án giống thủy sản sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 4141/QĐ-BNN-KH ngày 20/10/2017); Thí điểm đặt hàng một số sản phẩm KH-CN của Bộ NN&PTNT (Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 02/6/2011); Quyết định 674/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/4/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm từ cá da trơn),... Ngoài ra, các tỉnh vận dụng nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất giống của địa phương mình. + Chính sách tín dụng: Các thành phần kinh tế đầu tư vào chuỗi cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL được vay ưu đãi, hạn mức vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay, cơ cấu lại nợ và cho vay mới,... theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 49 – 59 57 + Chính sách đất đai: Về giao và cấp đất, miễn giảm tiền sử dụng và thuế đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hỗ trợ thuê mặt đất/nước theo điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cần chủ động tạo quỹ đất bằng cách thuê lại nông dân, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, sau đó cho doanh nghiệp thuê có thời hạn. + Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề/tập huấn chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho các thành phần kinh tế theo Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/6/2013 về Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2013-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Giải pháp về thị trường: - Cung cấp thông tin minh bạch về chất lượng con giống, giá cả, nhu cầu,... rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông. - Trên cơ sở nhu cầu thực tế về giống của các tỉnh trong vùng, hình thành chuỗi liên kết kiểm soát cung - cầu cá tra giống. - Xây dựng thương hiệu sản phẩm cá giống chất lượng cao trên nền tảng chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm cá tra ở cả 3 cấp đều được gắn mã vạch, giúp cho quá trình truy xuất được nguồn gốc, từ cá bố mẹ, ương, nuôi, chế biến và tiêu thụ. + Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất: - Địa phương và doanh nghiệp xây dựng cơ chế quản lý trong liên kết chuỗi liên kết cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, đặt biệt là xây dựng khung hợp tác liên kết 3 cấp. - Xác định các vùng sản xuất giống cá tra tập trung gắn với sự liên kết vùng ĐBSCL. - Tổ chức lại sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL theo mô hình 3 cấp, lấy doanh nghiệp là hạt nhân của chuỗi liên kết 3 cấp. + Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư: Về khoa học công nghệ: Thực hiện các đề tài nghiên cứu, tuyển chọn giống cá tra bố mẹ chất lượng cao, kháng bệnh, tăng trưởng tốt, quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra, mua bản quyền công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá tra theo mục c khoản 1 điều 9 của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung theo quy định. - Đơn vị cấp 1: Ứng dụng công nghệ chọn giống theo tính trạng mong muốn, hoàn thiện nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống cá tra có tính trạng di truyền chọn lọc có khả năng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh,... - Đơn vị cấp 2: Đầu tư các khu sản xuất giống cá tra tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghiệp đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát được chất lượng con giống. - Đơn vị cấp 3: Đầu tư khu ương giống và thực hiện ương giống theo tiêu chuẩn SQF 1000 (chọn ao và địa điểm, cải tạo ao, cấp nước và gây màu nước, giống và mật độ thả, thức ăn và cách cho ăn đúng theo tiêu chuẩn SQF 1000) để đảm bảo con giống có chất lượng tốt. Về khuyến ngư: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, tham quan nâng cao trình độ kỹ thuật, nhân rộng mô hình trình diễn; tuyển chọn dự án khuyến ngư trong sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao theo các quy định hiện hành. + Giải pháp về bảo vệ môi trường Các cơ sở sản xuất giống cá tra phải đảm bảo có AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 49 – 59 58 hệ thống nước cấp và nước thoát riêng biệt, các chỉ tiêu môi trường nước cấp phải tuân thủ theo QCVN 01-81:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - Điều kiện vệ sinh thú y; Nguồn nước thải có các thông số môi trường tuân thủ theo QCVN 62- MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; Có kế hoạch quan trắc, giám sát chất lượng nước đinh kỳ và đột xuất. Ngoài ra đối với các đơn vị cấp 3 thì các thông số môi trường nước trong ao nuôi phải tuân thủ QCVN02-20:2014/BNNPTNT: Quy chuẩn quốc gia cơ sở nuôi cá tra trong ao - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và ao ương nuôi phải đáp ứng qui định tại Điểm a, khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy sản. + Giải pháp về liên doanh, liên kết 3 cấp - Liên kết dọc và ngang theo chuỗi: (i) Liên kết học theo chuỗi từ cấp 1 đến cấp 2 và 3 (từ khâu chọn giống bố mẹ đến khâu sản xuất giống và ương giống, cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm); (ii) Liên kết ngang giữa các đơn vị cấp 1, 2, 3 với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Trong chuỗi liên kết cá tra giống 3 cấp chất lượng cao, các doanh nghiệp được xác nhận là hạt nhân của chuỗi, cùng nhau chia sẻ các rủi ro và lợi ích kinh tế theo quy luật kinh tế thị trường các bên cùng có lợi. - Các đơn vị cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải liên kết với nhau thông qua các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế để đảo bảo quyền và lợi ích hợp pháp và gắn kết trong chuỗi. Trường hợp doanh nghiệp chuyên sản xuất giống có thể đồng thời thực hiện cả 3 cấp. - Các bên có liên quan trong mối liên kết đứng ra xây dựng quy chế điều phối, hoạt động cho các bên, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong chuỗi sản xuất về quyền lợi và trách nhiệm của các bên. - Là sự liên kết chủ yếu giữa các hộ ương giống tạo thành mô hình hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất giống hoặc nông hộ) để tạo đầu mối và vùng sản xuất tập trung nhận đặt hàng và ký kết với doanh nghiệp. - Các hộ được địa phương tạo điều kiện quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung hoặc vùng ương dưỡng giống cá tra đủ điều kiện. + Giải pháp về hợp tác quốc tế Hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ủy hội Mekong quốc tế nghiên cứu họ cá tra trên lưu vực sông Mekong, nghiên cứu hệ gen của cá tra; nghiên cứu các chỉ thị phân tử có liên kết với tính trạng cần chọn lọc chọn ra những tính trạng tốt cho nguồn gen cá tra nuôi tại Việt Nam. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - Kết luận 1) Các tiêu chí xây dựng và lựa chọn các cấp trong liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang đạt được những tính trạng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, tỉ lệ sống cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về kinh tế - xã hội - môi trường theo qui định hiện hành của Việt Nam và quốc tế làm cơ sở cho các địa phương trong vùng ĐBSCL triển khai xây dựng các mô hình liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao, nhằm nâng cao sản lượng và năng suất nuôi, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế, giúp ngành cá tra của Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. 2) Thông qua chuỗi liên kết giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, nguồn giống cá tra được kiểm soát tận gốc phục vụ tốt và đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm, đáp ứng đủ nguyên liệu xuất khẩu trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt của các nhà nhập khẩu. Đây là bước thay đổi lớn về chất lượng cá tra vùng ĐBSCL. 3) Trong chuỗi liên kết cá tra giống 3 cấp chất lượng cao, các doanh nghiệp được xác nhận là AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 49 – 59 59 hạt nhân của chuỗi, cùng nhau chia sẻ các rủi ro và lợi ích kinh tế theo quy luật kinh tế thị trường các bên cùng có lợi. - Kiến nghị 1) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn: Xây dựng các lộ trình và giải pháp cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý cho các hạng mục công trình dự án đầu tư ngay sau khi Đề án được Bộ phê duyệt. 2) Các Bộ, ban ngành có liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các chương trình/dự án trong liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL khi được phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương trong việc đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư ngay sau khi Đề án được phê duyệt đảm bảo theo các qui định hiện hành về bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. 3) Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng ĐBSCL: Uỷ ban Nhân dân các tỉnh vùng ĐBSCL có phát triển nuôi cá tra chỉ đạo triển khai đề án, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị và doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao theo các tiêu chí đã định hướng. 4) Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra liên kết: Tuân thủ đúng theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hiện hành về cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh môi trường(QCQG 02-15): 2009/BNNPTNT và TCVN 9963: 2014 Cá nước ngọt - cá tra - yêu cầu kỹ thuật; Điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cơ sở phải tuân thủ theo qui định tại Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/3/2019 quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Thủy sản./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2013a). Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (số 1445). Hà Nội: Văn phòng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2013b). Quy hoạch Tổng thể ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (số 1445). Hà Nội: Văn phòng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2014a). Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (số 2760). Hà Nội: Bộ NN&PTNT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2014b). Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Hà Nội: Bộ NN&PTNT. Phạm Kim Oanh và Trương Hoàng Minh. (2011). Thực trạng nuôi cá tra có liên kết và không liên kết ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa học Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học, 20, 48-58. Phạm Văn Khánh. (1996). Sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ không xuất bản). Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, Việt Nam. Tổng cục Thủy sản. (2014). Tình hình lưu giữ, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chọn giống và đề xuất biện pháp quản lý. Hà Nội: Bộ NN&PTNT. Tổng cục Thủy sản. (2017a). Tổng quan nghề nuôi cá tra giai đoạn 2010-2017, định hướng và giải pháp phát triển bền vững. Tài liệu phục vụ Hội nghị Phát triển chuỗi sản xuất cá tra bền vững. Hà Nội: Bộ NN&PTNT. Tổng cục Thủy sản. (2017b). Báo cáo hiện trạng sản xuất giống cá tra. Hà Nội: Bộ NN&PTNT. Hiệp Hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP. (2017). Thống kê số liệu xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Hà Nội: VASEP
File đính kèm:
- xay_dung_lien_ket_san_xuat_giong_ca_tra_3_cap_chat_luong_cao.pdf