Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình TPACK là mô

hình xác định những kiến thức mà người dạy cần có để có thể giảng dạy

hiệu quả với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trong đó tác giả trình

bày một mô hình cụ thể trong dạy và học Tin học đó là mô hình TPACK

và áp dụng vào tiết 23, thực hành soạn thảo văn bản, lớp D12 Tiểu học,

trường Đại học Hoa Lư và một hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những kết

quả của bài viết là những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dạy và

học Tin học ở trường Đại học Hoa Lư.

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 1

Trang 1

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 2

Trang 2

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 3

Trang 3

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 4

Trang 4

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 5

Trang 5

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 6

Trang 6

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 7

Trang 7

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 8

Trang 8

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 9

Trang 9

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư

Vận dụng mô hình TPACK để nâng cao chất lượng trong dạy và học tin học ở trường Đại học Hoa Lư
 thiết bị di động một 
cách thuận tiện. [2] . Có nhiều công nghệ hỗ trợ cho M-learning như máy tính cầm 
tay, máy tính xách tay, smartphone và máy tính bảng. M-learning tập trung vào 
tính di động của người học có thể truy cập ở mọi nơi, tương tác với các công nghệ 
di động. Thiết bị di động cho phép tạo điều kiện tương tác trong thời gian thực, 
cho phép sinh viên có được phản hồi ngay lập tức. Giảng viên cũng có thể đánh 
giá mức độ hiểu của sinh viên bằng cách sử dụng các thiết bị di động, cung cấp 
các cập nhật theo thời gian thực về tiến trình của sinh viên, cho phép giảng viên 
thích nghi và cá nhân hóa việc giảng dạy. [1]. Tính di động mạnh mẽ của nó thể 
hiện việc thay thế sách cùng các phương tiện truyền thống và mọi người sử dụng 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 141 
sẽ được chia sẻ ngay lập tức cùng một nội dung. Sử dụng trực tiếp thiết bị di động 
trong các lớp học để tăng cường học tập lấy sinh viên làm trung tâm, hợp tác nhóm 
giữa các sinh viên thông qua các ứng dụng giao tiếp, màn hình tương tác và các 
tính năng video. Với mạng dữ liệu di động hoặc Wifi của thiết bị di động thì các 
tính năng của nó có thể truy cập thông tin theo yêu cầu, truy cập vào các hoạt 
động của lớp học. Với các công nghệ di động ngày nay có thể thay thế các tài 
nguyên cồng kềnh như sách giáo khoa, giáo cụ trực quan và công nghệ thuyết 
trình, sinh viên có thể tham gia và thao tác thông tin nhờ công nghệ tương tác và 
đa chế độ. 
 Đã có nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới ứng dụng M-Learning trong 
việc dạy và học. Nhật Bản, Đài Loan và Nam Phi là những nước đi đầu trong việc 
ứng dụng M-Learning, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước có tiềm năng lớn, 
còn Australia, Canada và Ấn Độ cũng đang thử nghiệm về M-Learning. Tại 
Pakistan, Trường Rehan là một trong những sáng kiến đầu tiên cung cấp các khóa 
học từ xa có thể truy cập từ điện thoại di động cơ bản. Ứng dụng này cung cấp 
các trình tự giáo dục ngắn, cho thấy cách viết tên và từ phổ biến và truyền đạt các 
khái niệm toán học và khoa học. Trường Rehan ước tính rằng hơn 40.000 cá nhân 
theo dõi bài học của mình, nhưng con số thực sự chắc chắn cao hơn. [1] . Tại 
Papua New Guinea, dự án SMS Story đã cải thiện các hoạt động trong lớp của 
giáo viên trong việc dạy trẻ đọc bằng cách sử dụng các tin nhắn ngắn và gửi qua 
SMS. [1]. Kể từ những năm 1960, các công nghệ thông tin và truyền thông khác 
nhau đã làm dấy lên sự quan tâm mạnh mẽ đến châu Phi cận Sahara như một cách 
để tăng khả năng tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng và sự công bằng ở đó. Ở 
châu Phi cận Sahara, giáo viên và học sinh phải đối mặt với tình trạng thiếu tài 
liệu giảng dạy. Số lượng sách giáo khoa có sẵn là rất hạn chế, vì vậy rất ít học 
sinh có thể sử dụng sách giáo khoa trên lớp hoặc ở nhà. Do thiếu sách giáo khoa 
ở nhiều trường học ở châu Phi, máy tính bảng và điện thoại di động được chính 
phủ và các tổ chức quốc tế xem là một giải pháp để cung cấp quyền truy cập vào 
tài liệu học tập. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 142 
 Ngày nay ở Việt Nam số lượng người dùng Smartphone tăng nhanh chóng, 
có nhiều địa điểm làm việc di động, có nhiều công ty phát triển phần mềm trên 
điện thoại di động và hệ thống viễn thông không ngừng được nâng cao chất lượng 
là điều kiện thuận lợi để phát triển M-Learning. Trong các trường đại học và cao 
đẳng hiện nay, đa số sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ di động và 
Smartphone với kỹ năng sử dụng và khai thác các ứng dụng công nghệ hiện đại 
rất tốt do đó sẽ đáp ứng được những yêu cầu của người học khi tiếp cận với M-
Learning. Bên cạnh đó với yêu cầu tự học của sinh viên cho nên việc triển khai 
ứng dụng CNTT trong dạy và học Tin học là rất cần thiết. 
2.2. Giới thiệu về mô hình TPACK 
 TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) là mô hình xác 
định những kiến thức mà người dạy cần có để có thể giảng dạy hiệu quả với sự hỗ 
trợ của công nghệ thông tin (CNTT). Mishra & Koehler (2006) đã phát triển 
TPACK dựa trên nền tảng lý thuyết do tác giả Shulman đưa ra năm 1986 là mô 
hình Pedagogical Content Knowledge (PCK). [5]. Đó là mối tương tác giữa kiến 
thức về nội dung giảng dạy (viết tắt là CK) và phương pháp sư phạm (viết tắt là PK). 
 Bằng những lập luận của mình Mishra & Koehler đã cho thấy sự cần thiết 
của việc kết hợp cả ba yếu tố nội dung giảng dạy, phương pháp sư phạm và công 
nghệ từ đó đưa ra kiến thức về công nghệ (viết tắt là TK) để bổ sung cho lý thuyết 
của tác giả Shulman. Lý thuyết mới này có tên là kiến thức nội dụng sư phạm 
công nghệ, từ đó đề xuất mô hình TPCK . [4] gồm ba khối kiến thức chính: 
 + Kiến thức về nội dung giảng dạy – CK (Content Knowledge) 
 + Kiến thức phương pháp – PK (Pedagogical Knowledge) 
 + Kiến thức công nghệ – TK (Technological Knowledge) 
 Đối với mô hình TPACK thì bao gồm ba thành tố chính đan xen lẫn nhau 
như sơ đồ dưới đây: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 143 
 Ba vòng tròn với những thành phần giao nhau là ba thành tố chính của 
TPACK, mỗi vòng tròn là một mảng kiến thức quan trọng của người dạy: kiến 
thức về lĩnh vực dạy-học (CK–Content Knowledge), kiến thức về phương pháp 
sư phạm (PK– Pedagogical Knowledge) và kiến thức về CNTT (TK–
Technological Knowledge) 
 Khi kết hợp ba mảng kiến thức lại với nhau sẽ tạo thành một mô hình tổng 
hợp về năng lực cần có của người dạy gọi là TPACK (Technological Pedagogical 
Content Knowledge). Với sự tương tác của ba mảng kiến thức trên thì các dạng 
kiến thức mới được hình thành cũng được mô hình TPACK đề cập đến: 
 1 - Kiến thức phương pháp sư phạm sử dụng trong lĩnh vực dạy-học (PCK 
– Pedagogical Content Knowledge). 
 2 - Kiến thức về các công cụ CNTT chuyên dùng trong lĩnh vực dạy-học 
(TCK – Technological Content Knowledge). 
 3 - Kiến thức về cách kết hợp giữa phương pháp sư phạm và công nghệ 
(TPK – Technological Pedagogical Knowledge). 
 Người dạy cần có cả ba mảng kiến thức trên để ứng dụng CNTT vào việc 
dạy-học đạt hiệu quả cao, tuy nhiên việc vận dụng, mức độ tham gia của từng khối 
kiến thức trong những hoàn cảnh, bài học cụ thể phải hợp lý. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 144 
 Khi có mô hình TPACK ta sẽ thấy được những mô hình đào tạo khác kém 
hiệu quả mà người dạy chỉ đơn giản tập trung vào một loại năng lực nào đó. Đây 
chính là cơ sở cho việc phân tích kiến thức, năng lực của người dạy để từ đó có 
những giải pháp đào tạo người dạy đáp ứng yêu cầu dạy-học. 
 Ngoài ra, TPACK cũng tạo cơ sở để người thiết kế những hoạt động học 
tập hiệu quả hơn. TPACK cho thấy việc học đạt hiệu quả cao nhất khi người dạy 
và người học cùng sử dụng sức mạnh của CNTT để khám phá tri thức trong môi 
trường học tập có gắn kết chặt chẽ với thực tiễn. 
 Bên cạnh đó TPACK có thể hỗ trợ người dạy đánh giá một hoạt động học 
tập hiệu quả bằng cách đưa ra các câu hỏi liên quan đến các thành tố của mô hình 
TPACK, như: 
 a.Ý tưởng dạy-học trong hoạt động học tập này có phù hợp với mục tiêu 
của bài học không? (CK) 
 b. Ý tưởng dạy-học này thì phương pháp sư phạm nào hỗ trợ tốt nhất? (PCK) 
 c. Để giúp người học lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất thì cần sử dụng các 
công cụ CNTT như thế nào? (TCK) 
 d. Công cụ CNTT nào sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất cho phương pháp sư phạm 
mà người dạy sử dụng? (TPK) 
 e. Để triển khai hoạt động học tập này thì người dạy cần biết công cụ CNTT 
nào? (TK) 
 f. Để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao nhất thì tất cả các yếu tố trên cần 
được phối hợp thế nào? (TPACK) 
2.3. Vận dụng mô hình TPACK trong dạy và học tin học 
Tiết 23: Thực hành soạn thảo văn bản (Học phần tin học đại cương, lớp D12 
Tiểu học) 
a.Giờ học trên lớp 
Về kiến thức: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 145 
- Ôn tập các thao tác soạn thảo cơ bản 
- Ôn tập các cách định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn 
bản. 
- Ôn tập cách định dạng kiểu dáng (style). 
Về kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng thực hành thành thạo các kiểu định dạng kí tự, định dạng đoạn văn 
bản, định dạng trang văn bản, định dạng kiểu dáng (style). 
- Về thái độ: 
- Rèn luyện tính khoa học, thái độ ham học hỏi. 
- Tập trung chú ý quan sát, tích cực học tập. 
Về năng lực hướng tới: 
- Thao tác thực hành các kĩ năng soạn thảo cơ bản, các kĩ năng định dạng kí tự, 
định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản, định dạng kiểu dáng (style). 
- Phương pháp và phương tiện dạy học: 
- Dạy học theo mô hình TPACK. 
- Sử dụng slide bài giảng, máy chiếu, máy tính, sách giáo trình, tài liệu giảng dạy. 
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học 
Chuẩn bị: 
 Giảng viên sử dụng Kahoot tạo trò chơi để kích thích sự hứng thú của người 
học, đem lại sự hào hứng cho sinh viên trước khi bắt đầu vào bài học mới. 
Tổ chức lớp : 
 Giảng viên giới thiệu cho sinh viên truy cập vào địa chỉ: kahoot.it và nhập 
mã pin để tham gia trò chơi ôn tập nội dung về soạn thảo văn bản, chờ đến khi số 
sinh viên tham gia được thông báo trên máy giảng viên đầy đủ và hỏi cả lớp đã 
sẵn sàng thì click vào nút play để cho sinh viên bắt đầu chơi. 
- Kết quả được đánh giá như sau 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 146 
+ Bạn nào đạt số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ là người chiến thắng giành được 
9 điểm và nếu không sai bất kỳ câu hỏi nào thì được 10 điểm 
+ Các bạn về thứ 2, thứ 3 lần lượt sẽ giảm 1 điểm. 
Tổng kết 
 Sau khi sinh viên hoàn thành xong trò chơi giáo viên thông báo kết quả 
được tổng hợp tự động trên kahoot, công bố điểm cho sinh viên và ôn tập lại các 
kiến thức đã học. 
Hoạt động 2: Thực hành soạn thảo văn bản 
Chuẩn bị: 
 Giảng viên đăng nhập vào google classroom của lớp học đang giảng dạy 
gửi yêu cầu sinh viên thực hiện soạn thảo và định dạng theo mẫu bài tập số 1 trang 
107 (Tài liệu giảng dạy) và nộp bài muộn nhất sau 15 phút. 
Tiến hành hoạt động: 
 Sinh viên thực hành soạn thảo văn bản theo mẫu trong khoảng thời gian là 
15 phút. Giảng viên bao quát các máy tính trong lớp và hỗ trợ những sinh viên 
còn gặp khó khăn vướng mắc trong quá trình soạn thảo, đồng thời quan sát trên 
máy chiếu khi có sinh viên làm xong trước và nộp bài trong google classroom thì 
chữa bài cho những sinh viên đó. 
 Sau khi hết giờ, giảng viên chiếu 3 bài bất kỳ sinh viên đã gõ lên máy chiếu. 
Các sinh viên khác nhận xét bài thực hành đó và bổ sung sửa lỗi (nếu có). Các bài 
thực hành của sinh viên sẽ được giảng viên nhận xét, đánh giá và cho điểm rồi gửi 
cho sinh viên sau buổi học đó. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi để củng cố và nâng cao kĩ năng gõ văn bản 
Chuẩn bị: 
Giảng viên cài sẵn vào 40 máy tính trong phòng máy phần mềm Typingmaster. 
Tiến hành hoạt động: 
- Giảng viên hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 147 
- Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm tự thi đấu để chọn ra người 
xuất sắc nhất. 
- Giảng viên yêu cầu sinh viên xuất sắc nhất của mỗi nhóm đại diện các nhóm vào 
phần kiểm tra và tiến hành thi đấu giữa các nhóm trong thời gian qui định. 
- Kết quả đánh giá như sau: 
  Nhóm đạt tỉ lệ đúng nhiều nhất và hoàn thành sớm nhất giành được 10 điểm 
  Nhóm xếp thứ 2 giành 9 điểm 
  Nhóm xếp thứ 3 giành 8 điểm 
  Nhóm xếp thứ 4 giành 7 điểm 
Tổng kết: 
  Giảng viên sử dụng Netop school để chiếu kết quả của các máy tính đã thi 
 đấu lên máy chiếu cho cả lớp quan sát và tổng kết công bố điểm của các 
 nhóm. 
b) Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Chuẩn bị của giảng viên: 
- Giảng viên tạo câu hỏi trắc nghiệm trên google form cho sinh viên có thể tự học 
bằng cách làm các câu hỏi trắc nghiệm trên điện thoại di động để ôn lại các vấn 
đề trong nội dung bài học, các vấn đề trong bài thực hành và trao đổi và thảo luận 
với giảng viên trong google classroom. 
- Giảng viên thực hiện các bài giảng điện tử Elearning, upload lên GoogleDrive 
và chia sẻ trong google classroom để sinh viên nắm vững hơn các nội dung bài 
học. 
- Giảng viên upload các tài liệu tham khảo lên GoogleDrive và chia sẻ để sinh 
viên tìm hiểu thêm các kiến thức về soạn thảo văn bản. 
- Tạo các chủ đề thảo luận trên công cụ Padlet để sinh viên cùng nhau thảo luận, 
trao đổi nội dung bài học 
Tiến hành hoạt động: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 148 
- Giảng viên hướng dẫn sinh viên tham gia vào các nội dung trên. 
3. KẾT LUẬN 
 Ứng dụng CNTT thực sự rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học giúp 
cho giờ học sinh động và gây hứng thú cho người học trong quá trình tiếp nhận 
tri thức. Để vận dụng có hiệu quả điều này cho quá trình dạy và học thì cần phải 
hiểu rõ mô hình TPACK. 
 TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) là mô hình xác 
định những kiến thức mà người dạy cần có để có thể giảng dạy hiệu quả với sự hỗ 
trợ của công nghệ thông tin (CNTT). TPACK là sự tác động lẫn nhau của ba dạng 
tri thức chính: Kiến thức về nội dung giảng dạy – CK (Content Knowledge); Kiến 
thức phương pháp – PK (Pedagogical Knowledge); Kiến thức công nghệ – TK 
(Technological Knowledge). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Agence Française de Développement, Agence universitaire de la 
Francophonie, Orange, & UNESCO. (2015). 
[2]. Crescente, Mary Louise; Lee, Doris (March 2011). "Critical issues of m-
learning: design models, adoption processes, and future trends". Journal of the 
Chinese Institute of Industrial Engineers . 28(2): 111–123. 
[3]. Crompton, H. (2013). "A historical overview of mobile learning: Toward 
learner-centered education". In ZL Berge & LY Muilenburg (Eds.), Handbook of 
mobile learning (pp. 3–14). Florence, KY: Routledge. 
[4]. Mishra & Koehler (2006), Technological Pedagogical Content Knowledge: 
A Framework for Teacher knowledge. Teachers College Record. 108 (6). 1017–
1054. 
[5]. Shulman, Knowledge and Teaching: Foundations of the New Reform, 1987. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_mo_hinh_tpack_de_nang_cao_chat_luong_trong_day_va_h.pdf