Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng
Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) để xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả
khảo sát với 204 người tiêu dùng, được phân tích sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính
(Structural Equation Modeling - SEM) cho thấy cả ba yếu tố “Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh”,
“Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh”, và “Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn
xanh” đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng khách sạn xanh của du khách.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng
kết hôn 47 23,0% Chưa có gia đình 150 73,5% Khác 7 3,4% Trình độ học vấn Sau đại học 54 26,5% Cao đẳng/Đại học 127 62,3% Cấp 3 trở xuống 23 11,3% Tình trạng công việc Toàn thời gian 139 68,1% Bán thời gian 32 15,7% Tự kinh doanh 23 11,3% Khác 10 4,9% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 26.0 Phạm Thị Tú Uyên, Phan Hoàng Long Tập 129, Số 5C, 2020 88 Phân tích khám phá nhân tố (EFA) Vì thang đo được dịch ra tiếng Việt nên cần được kiểm định bằng Phân tích khám phá nhân tố (Exploratory Factors Analysis – EFA) để khẳng định độ tin cậy và tính nhất quán các nhân tố của thang đo đối với các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn mực hành vi, và Nhận thức kiểm soát hành vi). Phần mềm SPSS 26.0 được sử dụng cho phân tích này. Quy trình EFA được tiến hành theo Hair & cs. [6]. Kết quả EFA của các biến độc lập cho thấy hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là 0,919 > 0,80 và phép thử Barlett có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1% (p<0,001) nên dữ liệu khảo sát là rất phù hợp cho EFA. Kết quả tải nhân tố (Bảng 3) cho thấy các biến quan sát đều được giữ nguyên và tải phù hợp vào 3 nhân tố có giá trị Eigen lớn hơn 1. Tổng phần trăm phương sai giải thích (Total variance explained) là 79,252%, cho thấy các nhân tố này giải thích trên 50% biến thiên của dữ liệu. Các tương quan biến tổng đều ở trên mức 0,30. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo (Bảng 4) cũng cho thấy các thang đo đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,70. Do đó có thể khẳng định độ tin cậy của thang đo. Bảng 3. Kết quả tải nhân tố của EFA đối với các biến độc lập Biến quan sát Nhóm nhân tố 1 (Thái độ) Nhóm nhân tố 2 (Chuẩn mực hành vi) Nhóm nhân tố 3 (Nhận thức kiểm soát hành vi) TD1 0,861 TD2 0,853 TD3 0,805 TD4 0,790 TD5 0,706 TD6 0,678 TD7 0,656 CM1 0,874 CM2 0,856 CM3 0,801 KS1 0,869 KS2 0,825 KS3 0,824 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 26.0 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 89 Bảng 4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thang đo Cronbach’s Alpha Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh 0,937 Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh 0,913 Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,917 Ý định hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,922 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 26.0 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Sau khi kết quả EFA xác định các nhân tố cũng như độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factors Analysis – CFA) được tiến hành để xác nhận tính hợp lý (validity – bao gồm tính hợp lý hội tụ, convergent validity, và tính hợp lý phân biệt, discriminant validity) của thang đo. Phần mềm AMOS 26.0 được dùng cho phân tích này. Kết quả phân tích CFA trong Bảng 5 cho thấy các giá trị tải chuẩn của các biến quan sát đều trên 0,50 và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1% (p < 0,001). Độ tin cậy tổng hợp của các nhân tố là từ 0,914 đến 0,943, đều trên mức 0,70. Các giá trị phương sai trích trung bình (Average Value Extracted – AVE) của các nhân tố đều cao hơn 0,50 (từ 0,686 đến 0.798). Những kết quả này khẳng định độ tin cậy và tính hợp lý hội tụ của thang đo. Phân tích tính hợp lý phân biệt (Bảng 6) cho thấy căn bậc hai của AVE của mỗi nhân tố đều lớn hơn tương quan giữa nhân tố đó với các nhân tố khác. Điều này xác nhận tính hợp lý phân biệt của thang đo [6]. Các chỉ số về mức độ phù hợp của thang đo (goodness-of-fit indicators) là như sau: χ2⁄df = 2,636, NFI = 0,920; TLI = 0,937; CFI = 0,949; RMSEA = 0,090 (pclose < 0,001). Chỉ số χ2⁄df < 3 và các chỉ số NFI, TLI, và CFI đều lớn hơn 0,90 cho thấy đây là thang đo phù hợp. Chỉ số RMSEA mặc dù lớn hơn 0,80 (mức rất tốt) nhưng vẫn nằm ở mức 0,90 (mức tốt) và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.1% (pclose < 0,001), do vậy vẫn đáp ứng được điều kiện của một thang đo phù hợp [6]. Phạm Thị Tú Uyên, Phan Hoàng Long Tập 129, Số 5C, 2020 90 Bảng 5. Kết quả CFA Biến Giá trị tải chuẩn Giá trị t Phương sai trích trung bình (AVE) Độ tin cậy tổng hợp (CR) Thái độ 0,686 0,938 TD1 0,739 TD2 0,783 11,485*** TD3 0,691 10,009*** TD4 0,896 13,353*** TD5 0,859 12,736*** TD6 0,892 13,293*** TD7 0,910 13,581*** Chuẩn mực chủ quan 0,780 0,914 CM1 0,875 CM2 0,909 17,848*** CM3 0,865 16,459*** Nhận thức kiểm soát hành vi 0,789 0,918 KS1 0,912 KS2 0,883 18,829*** KS3 0,870 18,210*** Ý định hành vi 0,798 0,943 YD1 0,912 YD2 0,884 19,356*** YD3 0,884 19,378*** *p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên AMOS 26.0 Bảng 6. Phân tích tính hợp lý phân biệt (1) (2) (3) (4) Thái độ (1) 0,828 Chuẩn mực chủ quan (2) 0,673 0,883 Nhận thức kiểm soát hành vi (3) 0,679 0,589 0,889 Ý định hành vi (4) 0,772 0,755 0,861 0,893 * Ghi chú: Tương quan giữa các nhân tố được in thường, giá trị căn bậc hai của AVE được in đậm. Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên AMOS 26.0 và EXCEL 2016 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 91 Kiểm định mô hình cấu trúc (SEM) Mô hình cấu trúc SEM (Hình 2) được phân tích bằng phần mềm AMOS 26.0. Các chỉ số cải biến mô hình (modification indices) cho thấy cần có sự hiệp biến (covariance) giữa các biến độc lập. Khi đưa hiệp biến vào mô hình, các chỉ số về mức độ phù hợp của mô hình là tương đương như trong phân tích CFA nói trên (χ2⁄df = 2,636; NFI = 0,920; TLI = 0,937; CFI = 0,949; RMSEA = 0,090; pclose<0,001) và cải thiện hơn nhiều so với mô hình không có sự hiệp biến. Hình 2. Mô hình cấu trúc (SEM) Nguồn: Mô hình SEM trên AMOS 26.0 Kết quả SEM được trình bày trong phần A của Bảng 7. Hệ số chuẩn của các mối tương quan đều là dương và lần lượt là 0,198; 0,297; và 0,551 cho các giả thuyết H1, H2, và H3. Các hệ số này đều có ý nghĩa thống kê cao, ở mức 1% (p < 0,01) đối với giả thuyết H1 và mức 0,1% (p < 0,001) đối với giả thuyết H2 và H3. Kết quả này cho thấy tất cả các giả thuyết của nghiên cứu này đều được ủng hộ mạnh mẽ. Kết quả này là tương đồng với các nghiên cứu quốc tế trước đây [4,7,11,19,22]. Trong trường hợp Việt Nam, Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động lớn nhất đến Ý định lựa chọn khách sạn xanh. Tiếp đến là Chuẩn mực chủ quan và Thái độ. Điều này cho thấy đối với du khách, việc có ý định lựa chọn khách sạn xanh hay không phụ thuộc lớn vào việc họ tin vào khả năng có thể thực hiện được việc lựa chọn đó hay không, và điều này có thể còn quan trọng hơn sức ép xã hội cũng như thái độ của chính họ đối với khách sạn xanh. Phần B của Bảng 7 cho thấy độ hiệp biến giữa 3 biến độc lập là 0,673; 0,679 và 0,589 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%. Điều này biểu thị có mối tương quan cao giữa Thái độ, Chuẩn mực Phạm Thị Tú Uyên, Phan Hoàng Long Tập 129, Số 5C, 2020 92 Bảng 7. Kết quả SEM A. Kết quả các giả thuyết Hệ số chuẩn Giá trị t H1: Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh Ý định hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,198 3,160** H2: Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh Ý định hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,297 5,184*** H3: Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn xanh Ý định hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,551 9,127*** B. Giá trị hiệp biến Hệ số chuẩn Giá trị t Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh 0,673 6,635*** Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,679 6,766*** Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn xanh 0,589 6,494*** *p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001 Nguồn: Kết quả SEM trên AMOS 26.0 chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi của các du khách tại Việt Nam đối với việc lựa chọn khách sạn xanh. Như vậy, có thể nói, nâng cao một trong ba yếu tố này có thể dẫn đến sự gia tăng của 2 yếu tố kia. 5 Kết luận và các hàm ý quản trị Nghiên cứu này áp dụng mô hình TPB cơ bản để kiểm tra tác động của các yếu tố “Thái độ đối với việc lựa chọn khách sạn xanh”, “Chuẩn mực chủ quan lựa chọn khách sạn xanh”, và “Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn khách sạn xanh” lên ý định lựa chọn khách sạn xanh của các du khách đến Đà Nẵng. Kết quả SEM cho thấy cả ba yếu tố trên đều có tác động tích cực lên ý định lựa chọn khách sạn xanh. Kết quả này chỉ ra rằng để tác động đến xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú là khách sạn xanh cần có sự quan tâm đến một số vấn đề như sau. Thứ nhất, chính quyền cũng như các khách sạn cần tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân và khách du lịch về khách sạn xanh, qua đó lan tỏa thái độ và chuẩn mực xã hội về các tác động tích cực đến môi trường của việc lựa chọn khách sạn xanh (yếu tố Thái độ và Chuẩn mực chủ quan). Hơn nữa, yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố tác động quan trọng nhất đến ý định lựa chọn khách sạn xanh nên cần có các chính sách hợp lý để việc lựa chọn khách sạn xanh là dễ dàng đối với du khách. Ngoài ra, cả 3 yếu tố trên có mối tương quan cao (giá trị hiệp biến cao) nên các chính sách, chiến lược nói trên cần được xây dựng và tiến hành một cách đồng bộ để ảnh hưởng đến cả 3 yếu tố, qua đó đạt được hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 93 nên gặp một số khó khăn trong việc thu thập dữ liệu (số lượng mẫu là 204). Các nghiên cứu tiếp theo có thể nâng quy mô khảo sát để có kết quả cao hơn, đồng thời có thể xem xét mở rộng mô hình TPB để đi sâu nghiên cứu các yếu tố có liên quan. Tài liệu tham khảo 1. Ajzen (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(1), 179–211. 2. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980), Understanding attitude and predicting social behavior, Prentice- Hall, Englewood Cliffs, NJ. 3. Bohdanowicz, P. (2005), European hoteliers’ environmental attitudes: greening the business, Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 46(2), 188–204. 4. Chen, M. F., & Tung, P. J. (2014), Developing an extended theory of planned behavior model to predict consumers’ intention to visit green hotels, International Journal of Hospitality Management, 36, 221–230. 5. Dean, M., Raats, M.M., & Shepherd, R. (2012), The role of self-identity, past behavior, and their interaction in predicting intention to purchase fresh and processed organic food, Journal of Applied Social Psychology, 42(3), 669–688. 6. Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (2009), Multivariate Data Analysis (8th Edition), Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. 7. Han, H., & Kim, Y. (2010), An investigation of green hotel customers' decision formation: Developing an extended model of the theory of planned behavior, International Journal of Hospitality Management, 29(4), 659–668. 8. Han, H., & Yoon, H. J. (2015), Hotel customers' environmentally responsible behavioural intention: Impact of key constructs on decision in green consumerism, International Journal of Hospitality Management, 45, 22–33. 9. Han, H., Hsu, L. T. (Jane), & Lee, J. S. (2009), Empirical investigation of the roles of attitudes toward green behaviors, overall image, gender, and age in hotel customers' eco-friendly decision making process, International Journal of Hospitality Management, 28, 519–528. 10. Han, H., Hsu, L. T. J., Lee, J. S., & Sheu, C. (2011), Are lodging customers ready to go green? An examination of attitudes, demographics, and eco-friendly intentions, International Journal of Hospitality Management, 30(2), 345–355. 11. Han, H., Hsu, L.-T., & Sheu, C. (2010), Application of the Theory of Planned Behavior to green hotel choice: testing the effect of environmental friendly activities, Tourism Management, 31(3), 325–334. Phạm Thị Tú Uyên, Phan Hoàng Long Tập 129, Số 5C, 2020 94 12. Han, H., Lee, J.-S., Trang, H. L. T., & Kim, W. (2018), Water conservation and waste reduction management for increasing guest loyalty and green hotel practices, International Journal of Hospitality Management, 75, 58–66. 13. Han, H., Moon, H., Lee, H. (2019), Excellence in eco-friendly performance of a green hotel product and guests’ proenvironmental behavior, Social Behavior and Personality, 47(12), e8317. 14. Laroche, M., Bergeron, J., & Barbaro-Forleo, G. (2001), Targeting consumers who are willing to pay more for environmentally friendly products, Journal of Consumer Marketing, 18(6), 503–520. 15. Lee, J., Hsu, L., Han, H., & Kim, Y. (2010), Understanding how customers view green hotels: how a hotel's green image can influence behavioral intentions, Journal of Sustainable Tourism, 18(7), 901–914. 16. Nguyen Thi My Hanh, Ngo Thi Quynh Trang, Pham Thi Thu Phuong, & Hoang Thi Lan Huong (2017), Barriers to ASEAN green hotel standard in the hotel industry: a case study in Ha Noi, Thai Nguyen University’s Journal of Science and Technology, 175(15), 201–206. 17. Paul, J., Modi, A., & Patel, J. (2016), Predicting green product consumption using theory of planned behavior and reasoned action, Journal of Retailing & Consumer Sevices, 29, 123–134. 18. Teng, C.-C., Lu, A. C. C., & Huang, T.-T. (2018), Drivers of consumers’ behavioral intention toward green hotels, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 30(2), 1134–1151. 19. Teng, Y. M., Wu, K. S., & Liu, H. H. (2013), Integrating altruism and the theory of planned behavior to predict patronage intention of a green hotel, Journal of Hospitality & Tourism Research, 39(3), 299–315. 20. Thao, Nguyen Thi Phuong (2017), The relationship between eco-friendly practices and attitudes toward green hotels for domestic tourists, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2), 101–111. 21. Trang, H. L. T., Lee, J.-S., & Han, H. (2019), How do green attributes elicit pro-environmental behaviors in guests? The case of green hotels in Vietnam, Journal of Travel & Tourism Marketing, 36(1), 14–28. 22. Verma, V. K., & Chandra, B. (2018), An application of theory of planned behavior to predict young Indian consumers' green hotel visit intention, Journal of Cleaner Production, 172, 1152–1162. jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 95 USING THEORY OF PLANNED BEHAVIOR (TPB) TO EXAMINE TOURISTS’ INTENTION TO STAY IN GREEN HOTELS IN DANANG Pham Thi Tu Uyen, Phan Hoang Long* University of Economics- The University of Danang, 71 Ngu Hanh Son, Đa Nang, Vietnam Abstract: This study employs the Theory of Planned Behaviour (TPB) to examine factors affecting tourists’ intention to stay in green hotels in Danang. Structural Equation Modeling (SEM) results of 204 respondents show that all three factors “Attitude”, “Subjective norms”, and “Perceived behavioral control” have positive and significant impacts on tourists’ behavioral intention to stay in green hotels. Key words: Theory of Planned Behaviour, tourists’ intention to stay, green hotels, Da Nang city
File đính kèm:
- ung_dung_ly_thuyet_hanh_vi_du_dinh_tpb_trong_nghien_cuu_y_di.pdf