Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất

TÓM TẮT

Tôm he chân trắng hay tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang là đối tượng chủ lực được

xác định trong mục tiêu phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp. Trong tình hình phát triển mới

của đất nước, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất luôn được quan tâm và phát

triển. Công nghệ biofloc là một trong những công nghệ được thế giới nghiên cứu và phát triển

trong khoảng 10 năm trở lại đây và tại Việt Nam, công nghệ biofloc ứng dụng trong nuôi thâm

canh tôm he chân trắng đã được triển khai nghiên cứu từ năm 2011-2013. Mục tiêu nghiên cứu là

năng suất đạt 15 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm 10% so với quy trình nuôi thông thường, bảo vệ môi

trường. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng công nghệ biofloc đã đạt được năng suất trên 15

tấn/ha, chi phí sản xuất giảm 15%. Nguyên vật liệu vận hành công nghệ sẵn có và rẻ tiền tại Việt

Nam. Khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là khả thi.

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 6

Trang 6

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 7

Trang 7

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 8

Trang 8

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất
Phương pháp phân tích mẫu đánh giá 
chất lượng nước: Nitơ dạng amoni (N - NH4+ 
hoặc được ký hiệu là TAN) phân tích bằng 
phương pháp so màu Nessler.
Số liệu được nhập và xử lý sơ bộ trên 
phần mềm Excel. Phân tích số liệu dựa trên 
phần tính toán thống kê SPSS 17.
III.	KẾT	QUẢ	
3.1.	Tỷ	lệ	sống	và	năng	suất	
Ở quy mô nghiên cứu ứng dụng công 
nghệ tại ao nuôi 2.500 m2, kết quả cho thấy tỷ 
lệ sống ở các ao nuôi tôm ứng dụng công nghệ 
biofloc (BFT) đạt ≥ 80%, (trong khi ao đối 
chứng tỷ lệ sống chỉ đạt 42,2%). Hệ số chuyển 
hóa thức ăn FCR dao động khoảng 0,74-0,79; 
FCR ao đối chứng (ĐC) là 1,25 (bảng 1).
K là hệ số kinh nghiệm (ở nghiên cứu này, độ sâu của nước là 1,2 m, chiều dài tôm > 9 cm nên lấy hệ 
số K = 1,3)
Ao nuôi Ao BFT 1 Ao BFT 2 Ao BFT 3 Ao ĐC
Diện tích ao (m2) 2.100 2.000 2.100 2.200
Mật độ thả (con)/m2 100 100 100 100
Thời gian nuôi (ngày) 85 90 87 70
Trọng lượng trung bình 
khi thu (Wtb)
17,29 ± 1,02a 18,67 ± 0,21 a 18,17 ± 1,12 a 10,65 ± 1,23b
Tỷ lệ sống (%) 80 ± 1,45a 83,3 ± 2,63 a 82,54 ± 3,03 a 42,2 ± 5,73 b
FCR 0,74 ± 0,002a 0,79 ± 0,016 a 0,76 ± 0,012 a 1,25 ± 0,017 b
Năng suất tấn/ha 13,52 ± 0,15a 15,55 ± 0,40 a 15,00 ± 0,23 a 4,34 ± 0,45 b
Bảng 1. Tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi trong các ao BFT và ao ĐC (n = 8; độ tin cậy = 95%)
Ghi chú: Số liệu cùng hàng có ký hiệu chữ cái (a, b, c,...) khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <0,05)
Tỉ lệ sống (%) =
Số tôm thu được trung bình trong một chài (con)
Diện tích chài (m2) × Diện tích ao (m2) × K × Mật độ thả (con/m2)
× Diện tích chài (m2)
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
78 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
trực tiếp tại các doanh nghiệp tại Hải Phòng 
và Bạc Liêu. Kết quả đạt được tôm có tỷ lệ 
sống trung bình 76%; hệ số chuyển hóa thức 
ăn 0,94; tốc độ tăng trưởng trung bình 1,84 
g/tuần; trọng lượng trung bình 22 g/con; thời 
gian nuôi trung bình khoảng 85 ngày; hệ số 
tiết kiệm thức ăn 0,37 tương đương khoảng 
28% (Bảng 2).
Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, 
hầu hết các ao nuôi tôm tại khu vực tôm có 
hiện tượng tôm chết do bệnh gan tụy khi ao 
nuôi tôm chưa đạt kích cỡ thu hoạch. Ao đối 
chứng của đề tài tôm chết sớm do bệnh gan 
tụy, vì vậy, tỷ lệ sống tính đến lúc thu hoạch 
chỉ đạt 42,2%. 
Tại 10 ao nuôi (khoảng 5 ha) ứng dụng 
công nghệ BFT ở quy mô sản xuất, ứng dụng 
STT Thông số Đơn vị tính Đối chứng 1 Đối chứng 2 Trung bình ao BFT
1 Diện tích ao nuôi m2 5.400 5.000 4.900
2 Tỷ lệ sống % 75,22 76,96 76,0
3 Mật độ thả con/m2 100 100 101,4
4 Thức ăn kg 10.441 11.077 7.913
5 FCR 1,32 1,30 0,94
6 Tốc độ tăng trưởng g/tuần 1,54 1,82 1,84
7 Trọng lượng TB g/con 21,1 22,1 22,0
8 Sản lượng kg 7.936 8.504 8493
9 Thời gian nuôi ngày 96 85 85
10 Năng suất kg 14.696 17.008 17.337
11 Giảm FCR 0,37
Bảng 2. Kết quả nuôi tôm ứng dụng công nghệ BFT quy mô lớn 5 ha tại Hải phòng và Bạc Liêu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ứng dụng 
công nghệ BFT nuôi thâm canh tôm thẻ chân 
trắng tại Việt Nam có cơ sở khẳng định ổn 
định năng suất trên 15 tấn/ha và hệ số thức ăn 
giảm (khoảng 28%) đồng nghĩa với giảm chi 
phí sản xuất (ít nhất là 10% so với quy trình 
nuôi thông thường hiện nay).
3.2.	 Hiệu	 quả	 giảm	 thiểu	 ô	 nhiễm	 môi	
trường	và	phát	triển	bền	vững
Thông số quan trọng của ao nuôi tôm 
BFT là tổng nồng độ amoni (TAN) và nitrit 
trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng 
độ TAN trong các ao nuôi BFT (ở quy mô thử 
nghiệm ao 2.500 m2 và các ao sản xuất ứng 
dụng) luôn có giá trị thấp dưới 0,5 mg/l và đạt 
đảm bảo giá trị thấp trong cả vụ nuôi (trong 
khi các ao nuôi đối chứng, nồng độ TAN > 1 
mg/l vào những tuần cuối của vụ nuôi, hình 1, 
2). Nồng độ TAN cao sẽ là nguyên nhân tiềm 
ẩn phát sinh amoniac (khí độc) gây nguy hiểm 
cho tôm nuôi.
Vấn đề môi trường nhận được sự quan 
tâm rất lớn của hệ thống nuôi tôm thâm canh 
trong đó mối quan tâm lớn nhất là xử lý bùn 
và nước (Hình 3). Công nghệ BFT hoàn toàn 
đáp ứng yêu cầu xử lý bùn và nước ao nuôi 
tôm, và như vậy đạt mục tiêu giảm ô nhiễm 
môi trường.
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 79
Hình 1. Nồng độ TAN trong các ao nuôi BFT quy mô thử nghiệm 2.000 m2
Hình 2. Nồng độ TAN trong các ao nuôi ứng dụng BFT quy mô sản xuất
Hình 3. Hiệu quả môi trường giảm thiểu lượng bùn đáy, đáy ao cuối vụ nuôi không nhiều bùn 
tại Công ty TNHH Khoa Thành, Hải Phòng
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
80 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
hệ số thức ăn cao trên 1,37. Mới đây nhất, năm 
2/2010 tại hội thảo “The 2nd YSLME Regional 
Science Conference, Xiamen, China, 24-26 
Feb, 2010” In Kwon Jang đã công bố kết quả 
nghiên cứu hệ thống nuôi tôm chân trắng siêu 
thâm canh không trao đổi nước. Quy mô sản 
xuất với hệ thống ao 1.000 m2 ứng dụng BFT, 
kết quả cho thấy năng suất đạt 5,4 kg/m2 (54 
tấn/ha) so với nuôi truyền thống chỉ đạt 0,15 - 
0,3 kg/m2, hệ số chuyển hóa thức ăn là 1,22 (so 
với nuôi truyền thống là 1,7 - 2,0).
Với vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi 
trường tác động chính của nuôi tôm tới môi 
trường là thức ăn thừa với nồng độ dinh dưỡng 
nitơ và phôt pho cao. Khoảng 40% nitơ và 
44% phốt pho từ thức ăn sẽ dư thừa trong ao 
nuôi, trong đó khoảng 17,9% nitơ và 40,8% 
phốt pho lắng đọng ở bùn đáy ao nuôi (Hien, 
2003). Đối với nuôi tôm chân trắng năng suất 
cao, hệ số thức ăn thường > 1, lượng thức ăn 
thừa rất, nhất là những tháng cuối vụ nuôi, 
nồng độ các dạng nitơ trong nước sẽ tăng cao 
và sẽ phải thực hiện một số giải pháp giảm 
thiểu nồng độ amoni trong nước, tránh hiện 
tượng hình thành khí độc amoniac. Phốt pho 
chủ yếu tồn tại trong bùn ao nuôi và có thể 
đưa ra ngoài bằng cách loại bỏ bùn. Nếu nuôi 
tôm theo kiểu truyền thống, để giảm thiểu dinh 
dưỡng trong ao nuôi sẽ thực hiện quá trình trao 
đổi nước ở mức cao. Nếu thực hiện trao đổi 
nước, chất thải ra ngoài vực nước tiếp nhận, 
gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới chất lượng nước 
của môi trường xung quanh. Ở khía cạnh khác, 
nuôi tôm bền vững cần phải có những tác động 
nhỏ nhất đến môi trường (chủ yếu là đất và 
nước). Định hướng cho sự phát triển bền vững 
là tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị hạ tầng 
sử dụng, giảm thiểu tối đa lượng chất thải. 
Khi ứng dụng công nghệ BFT, nồng độ TAN 
trong ao nuôi tôm đã được giải quyết. Công 
nghệ BFT có thể ứng dụng nuôi tôm năng 
suất cao. Nồng độ TAN trong nước không 
được vượt giới hạn 1 mg/l. Tuy nhiên, trong 
ao nuôi BFT, nếu biofloc phát triển ổn định sẽ 
IV.	THẢO	LUẬN
Vấn đề năng suất và nâng cao hiệu quả 
sản xuất: Tốc độ sinh trưởng của tôm ở ao đối 
chứng thấp hơn ao BFT nên trong cùng một 
khoảng thời gian nuôi, hiệu quả sử dụng thức 
ăn ở ao đối chứng thấp hơn ao BFT. Một cách 
cụ thể hơn đó là tôm ăn thức ăn công nghiệp 
nhưng lớn chậm dẫn tới FCR tăng; trong khi 
đó, ở ao BFT ngoài thức ăn công nghiệp còn 
có thức ăn tự nhiên đó chính là các hạt floc. 
Công ty nuôi trồng thủy sản Belize đã ứng 
dụng công nghệ nuôi tôm BFT với hệ thống 
khép kín. Ao nuôi tôm với diện tích từ 0,065-
1,6 ha, mật độ ương nuôi 125 – 140 con/m2, 
mật độ thả giống 100 con/m2. Năng suất nuôi 
đã đạt 12 tấn/ha. Tỷ lệ C/N được ứng dụng 
trong ao nuôi tôm là 11/1. Hệ số chuyển hóa 
thức ăn là 2 (sử dụng thức ăn 24%CP) và giảm 
so với đối chứng khoảng 20% (Browdy và ctv., 
2001; Burford và ctv., 2003, McIntosh 1999, 
2001; Rosenberry, 2006). Một ứng dụng khác 
tại Indonexia bởi TS. Nyan Taw thực hiện với 
các ao nuôi tôm lót bạt, mật độ thả giống 130 
con/m2, thức ăn 34% CP. Năng suất đã đạt 22 
tấn/ha. Hệ số chuyển hóa thức ăn là 1-1,3. Chi 
phí sản xuất giảm khoảng 15-20% so với hệ 
thống nuôi thông thường (Nyan Taw, 2009). 
Tại Central Pertiwi Bahari (CP, Indonesia) đã 
nuôi thử nghiệm ứng dụng công nghệ biofloc 
lần đầu tiên vào năm 2005 ở 26 ao nuôi tôm 
có diện tích 0,5 ha (Nyan Taw (2005, 2006). 
Mật độ thả nuôi 131 con/m2, trọng lượng trung 
bình đạt 17,4 g/con, năng suất đạt 10,9 tấn/
ha, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình 1,04 
(giảm gần 40% lượng thức ăn so với các ao 
nuôi theo công nghệ thông thường có FCR là 
1,73), thời gian nuôi khoảng 147 ngày. Năm 
2008, ở Indonesia, kết quả ứng dụng công nghệ 
BFT nuôi TCT đã đạt được năng suất trung 
bình 12,686 tấn/ha/vụ nuôi, hệ số chuyển hóa 
thức ăn là 1,13. Năm 2009, kết quả ứng dụng 
công nghệ BFT nuôi TCT tại Java, Indonesia 
(Avnimelech, 2009) cho thấy năng suất đã 
được tăng lên đáng kể, cao nhất trên 18 tấn/ha, 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 81
viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Trường 
Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trang 62- 78.
Nguyễn Thị Thu Hiền, 2005. Nghiên cứu đánh giá 
sức tải môi trường tại vùng nuôi trông thủy 
sản Đồ Sơn - Hải phòng. Luận văn tốt nghiệp 
Thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
Trang 12- 18.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguy, 2013. Nghiên cứu 
ứng dụng công nghệ Biofloc nuôi thâm canh 
tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei), 
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước thuộc 
Chương trình Công nghệ sinh học Nông 
nghiệp và Thủy sản đến năm 2020. Tài liệu 
lưu trữ tại Cục Thông tin Công nghệ Quốc 
Gia Việt Nam. Trang 34 – 52.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Huấn, 2012. 
Nghiên cứu xác định tỷ lệ cácbon và nitơ 
(C/N) ứng dụng công nghệ Biofloc nuôi 
thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus 
vanamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn. Số 22, kỳ 2. Trang 70 – 74.
Tài	liệu	tiếng	Anh
 Andrew, J. R., and Jeffrey M. L.,. 2008. Solids 
Management in Biofloc Based Aquaculture 
Systems. p 56 - 72.
Bender, J., Lee, R., Sheppard, M., Brinkley, 
K., Philips, P., Yeboah, Y., and Wah, R.C., 
2004. A waste effluent treatment system 
based on microbial mats for black sea 
bass Centropristis striata recycled-water 
mariculture, Aquac. Eng. 31, 73-82.
Environment Canada, 2003. Canadian water 
quality guidelines for the protection of 
aquatic life: nitrate ion. Ecosystems healt: 
science based solutions report No. 1–6. 
National Guidelines and Standards Office. 
Water Policy and Coordination Directorate. 
p 114
Gutierrez-Wing, M.T., Malone, R.F., 2006, 
Biological filters in aquaculture: trends and 
research directions for freshwater and marine 
applications. Aquac. Eng. 34 (3), 163–171.
Hien, N.T.T., Dung, V., Hambrey, J., 2003. Tropcical 
Environment Capacity Aquaculture. p 21.
In Kwon Jang, 2010. Super – Intensive shrimp 
culture using no water exchange. The 2nd 
không có nồng độ TAN > 1 mg/l. Nếu quan 
trắc được nồng độ TAN>1 mg/l, cần bổ sung 
nguồn các bon, chế phẩm dạng Nitrosomonas 
sp, Nitrobacteria sp và Bacillus sp càng sớm 
càng tốt. Nồng độ nitrit trong ao nuôi có thể 
tăng cao trong trường hợp vi khuẩn nitrat hóa 
hoạt động không hiệu quả, hoặc thiếu vi khuẩn 
nitrat hóa. Nồng độ nitrit trong ao nuôi chấp 
nhận được khoảng 5 mg/l. Nitơ dạng nitrit gây 
độc tố cấp tính cho TCT ở mức hàm lượng 
3-6 mg/l (Lin và Chen, 2001) (Lin và Chen, 
2003) hầu hết loài nuôi biển khi nồng độ nitrit 
ở mức hàm lượng 2,2-50 mg/l thì ấu trùng các 
loài đó bị tổn thương (Environment Canada, 
2003); với cá giò giống nitrit là thông số trở 
thành độc tố khi mức hàm lượng vượt quá 36,1 
mg/l (Cự và Hiền, 2005). Tuy nhiên, khi hàm 
lượng TAN cao quá ngưỡng cho phép cũng 
gây độc cho động vật thuỷ sinh, nồng độ gây 
chết (LC
50
) là 34,83 mg/l (Cự và Hiền, 2005).
V.	KẾT	LUẬN
Kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ 
biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng 
(Litopenaeus vannamei) đạt năng suất ổn định 
15 tấn/ha, gia tăng hiệu quả kinh tế bởi giảm 
chi phí thức ăn khoảng 28% (tổng chi phí sản 
xuất đã giảm ít nhất 10% so với quy trình nuôi 
tại địa phương). Về vấn đề môi trường nuôi, 
nồng độ amonia luôn thấp hơn 0,5 mg/l, hàm 
lượng bùn đáy cuối vụ nuôi giảm rõ rệt và như 
vậy giảm ô nhiễm môi trường. 
TÀI	LIỆU	THAM	KHẢO
Tài	liệu	tiếng	Việt
Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Quang 
Dũng, 2005. Nghiên cứu quy trình công 
nghệ lọc sinh học phục vụ sản xuất giống cá 
biển. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện Khoa 
học Việt Nam. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên 
và Môi trường Biển. Trang 55 – 80.
Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012. Luận văn Tiến sỹ 
Kỹ thuật Môi trường "Nghiên cứu ứng dụng 
công nghệ lọc sinh học xử lý tuần hoàn nước 
ương nuôi cá biển". Tài liệu lưu trữ tại Thư 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
82 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
Matos, J., Costa, S., Rodrigues, A., Pereira, R., 
Pinto, I.S., 2006. Experimental integrated 
aquaculture of fish and red seaweeds in 
Northern Portugal. Aquaculture 252 (1), 
Aquaculture of fish and red seaweeds in 
Northern Portugal. Aquaculture 252 (1), 
31–42.
YSLME Regional Science Conference, 
Xiamen, China. p 35 - 42.
Chen, J-C., Lin, C., 2001. Toxicity of copper 
sulfate for survival, growth, molting and 
feeding of juveniles of the tiger shrimp, 
Penaeus monodon. Aquaculture, 192 (1), 
55-65.
Chen, J-C., Lin, Y-C., 2003. Acute toxicity of nitrite 
on Litopenaeus vannamei (Boone) juveniles 
at different salinity levels. Aquaculture 224 
(1-4), 193-201.
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 83
APPLICATION OF BIOFLOC TECHNOLOGY ON INTENSIVE CULTURE 
OF WHITE SHRIMP (Litopenaeus vannamei) FOR PRODUCTION 
DEVELOPMENT
Nguyen Thi Thu Hien1*, Nguyen Van Huan1, Vu Anh Tuan2, Nguyen Van Khoe3 
ABSTRACT
White leg shrimp (Litopenaeus vannamei) is identified as the main aquaculture species for 
economic development strategy of the agriculture industry. The application of technology 
for improvement of efficiency in production has been paid a lot of interest and investment. 
Biofloc technology is one of the world’s technologies that has been studied and developed 
for the last 10 years. In Vietnam, the study on applications of biofloc technology in white 
leg shrimp intensive farming has been done from 2011-2013. The objective of this research 
was to acquire 15 tonnes of shrimp/ha with 10% reduction in production cost compared to 
the conventional method and to provide better environmental protection. These results show 
that the application of Biofloc could help to increase the production to 15 tonnes/ha and to 
reduce 15% production cost. The material inputsfor operating this system are available and 
cheap in Vietnam. The findings show the applicability of the technology in production and 
create value-added products.
Keywords: biofloc technology, intensive shrimp culture, white leg shrimp (Litopenaeus vannamei)
Người phản biện: ThS. Nguyễn Đinh Hùng
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2015
Ngày duyệt đăng: 07/8/2015
1Research Institute for Aquaculture No.1
*Email: nguyenthuhien@ria1.org
2Research Institute for Aquaculture No.2
3Khoa Thanh Limited Liability Company in Hai Phong

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_biofloc_nuoi_tham_canh_tom_he_chan_trang.pdf