Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện

Họ, hụi, biêu, phường là hình thức vay vốn giữa các cá nhân trong xã hội. Pháp luật nước ta

đã bổ sung nhiều quy định mới và chặt chẽ về trách nhiệm pháp lý của chủ họ trong Nghị định số

19/2019/NĐ-CP về Họ, hụi, biêu, phường. Bài viết phân tích trách nhiệm pháp lý của chủ họ và đề

xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho chế định này.

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện trang 1

Trang 1

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện trang 2

Trang 2

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện trang 3

Trang 3

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện trang 4

Trang 4

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3040
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện

Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện
như thủ tục phiền hà, cần 
thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Một số khác 
có đồng vốn nhàn rỗi, nhưng không có nhu 
cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng 
nhưng vẫn muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần 
lại có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng 
buộc như hợp đồng vay tài sản. Một số người 
khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn có 
một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện 
đời sống của mình Tất cả những mong 
muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi 
tham gia giao dịch hụi3. 
2. Trách nhiệm pháp lý của chủ họ và 
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách 
nhiệm pháp lý của chủ họ
Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, 
3  Phạm Ngọc Bình (2017), “Một số vấn đề lý luận và 
thực tiễn giải quyết tranh chấp nợ hụi tại tỉnh Trà Vinh”, 
Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
trường, Trường Đại học Trà Vinh.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CHỦ HỌ THEO PHÁP LUẬT...
70 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
thu các phần họ và giao các phần họ đó cho 
thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ 
cho tới khi kết thúc dây họ (khoản 3 Điều 4 
Nghị định số 19/2019/NĐ-CP). Chủ họ có vai 
trò đặc biệt quan trọng trong dây họ từ hoạt 
động thiết lập dây họ đến các hoạt động thực 
hiện, vận hành và chấm dứt dây họ. Với vai 
trò này, chủ họ được quy định có nhiều nghĩa 
vụ như: Thông báo cho các thành viên về nơi 
cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi; 
thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần 
họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng 
dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người 
muốn gia nhập dây họ; giao các phần họ cho 
thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ; nộp thay 
phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà 
có thành viên không góp phần họ, trừ trường 
hợp có thỏa thuận khác. Ngoài những nghĩa 
vụ trên, chủ họ còn có các nghĩa vụ khác như: 
Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và 
cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ 
khi có yêu cầu; gửi thông báo theo quy định 
tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2019/NĐ-
CP4; các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 
125 và Điều 136 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP; 
các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo 
quy định của pháp luật.
Khi chủ họ vi phạm các nghĩa vụ của 
mình, họ phải chịu các trách nhiệm pháp lý 
do luật quy định. Theo quy định tại Điều 23 
Nghị định số 19/2019/NĐ-CP: “Trường hợp 
đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao các phần họ 
cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách 
nhiệm đối với thành viên đó như sau:
1. Thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 
3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
4  Khoản 1 Điều 14. Thông báo về việc tổ chức dây họ: 
“Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân 
dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một 
trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ 
từ 100 triệu đồng trở lên;
b) Tổ chức từ hai dây họ trở lên”.
5  Khoản 1 Điều 12. Sổ họ: “Chủ họ phải lập và giữ sổ 
họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên 
lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì 
các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và 
giữ sổ họ”.
6  Điều 13. Giấy biên nhận: “Khi góp họ, lĩnh họ, nhận 
lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan thì 
thành viên có quyền yêu cầu chủ họ hoặc người lập và giữ 
sổ họ cấp giấy biên nhận về việc đó”.
2. Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành 
viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 
22 của Nghị định này.
3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những 
người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm 
theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.
4. Bồi thường thiệt hại (nếu có)”.
Theo quy định trên, trách nhiệm pháp 
lý của chủ họ nếu đến kỳ mở họ mà chủ họ 
không giao các phần họ cho thành viên được 
lĩnh họ bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện đúng nghĩa vụ quy 
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị 
định số 19/2019/NĐ-CP, cụ thể: Chủ họ có 
trách nhiệm tiếp tục giao các phần họ cho 
thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ và nộp 
thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở 
họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ 
trường hợp có thỏa thuận khác. Đây chính là 
trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được 
quy định tại Điều 352 BLDS năm 2015: “Khi 
bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ 
của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có 
nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Với trách 
nhiệm pháp lý này, quyền lợi của thành viên 
được lĩnh họ tại kỳ mở họ được bảo đảm.
Thứ hai, trả lãi đối với số tiền chậm giao 
cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại 
khoản 1 Điều 22 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP. 
Như vậy, bên cạnh phần họ mà chủ họ phải tiếp 
tục trả cho người lĩnh họ thì chủ họ còn phải 
trả thêm khoản tiền lãi đối với số tiền chậm trả 
được xác định theo thời gian trả quá hạn.
Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 19/2019/
NĐ-CP quy định vấn đề trả lãi của chủ họ 
như sau: 
(i) Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ 
không giao hoặc giao không đầy đủ các phần 
họ cho thành viên được lĩnh họ thì phải trả lãi 
đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời 
gian chậm trả. 
(ii) Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc 
chậm giao phần họ được xác định theo thỏa 
thuận của các bên nhưng không được vượt 
quá mức lãi suất 20%/năm của số tiền chậm 
trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa 
thuận thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm 
của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả. 
Như vậy, quy định trên đã xác định rõ 
cách tính lãi chậm trả nếu chủ họ chậm giao 
phần họ cho người lĩnh và lãi suất để tính lãi. 
Theo đó, công thức tính lãi do chủ họ không 
giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ 
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
71Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
cho thành viên được lĩnh họ được xây dựng 
như sau:
Lãi đối với phần họ chưa giao = Phần họ chưa 
giao x lãi suất theo thoả thuận (không vượt 
quá 20%/năm)/ hoặc 10% (nếu không có thỏa 
thuận về lãi suất) x thời gian chậm giao.
Để hiểu hơn về cách tính lãi đối với phần 
họ mà chủ họ chưa giao, có thể xem xét ví dụ 
cụ thể sau đây: Đến 01/5/2020 là ngày A được 
lĩnh họ, tuy nhiên chủ họ không giao tiền họ 
cho A số tiền là: 20.000.000 đồng. Một năm 
sau, chủ họ mới giao tiền họ cho A. Giữa chủ 
họ và A không có thỏa thuận về vấn đề trả lãi 
khi chủ họ chậm giao tiền. Theo quy định của 
luật, chủ họ phải trả cho A số tiền lãi trong 
thời gian chậm trả 01 năm là: 20.000.000 x 10% 
x 1 = 2.000.000 đồng. Như vậy, đến hạn trả họ 
cho A nhưng chủ họ không trả mà quá hạn 
01 năm mới trả được thì chủ họ phải trả cho 
A 20.000.000 đồng phần họ và 2.000.000 đồng 
tiền lãi do chậm giao.
Quy định về cách thức tính lãi này tương 
đồng với cách thức tính lãi chậm trả trong 
hợp đồng vay nói chung. Điều này hoàn toàn 
phù hợp bởi bản chất của họ vì họ chính là 
hợp đồng vay tài sản.
Thứ ba, chịu phạt vi phạm trong trường 
hợp những người tham gia dây họ có thỏa 
thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 
418 BLDS năm 2015. 
Khi chủ họ chậm giao phần họ cho thành 
viên lĩnh họ, chủ họ phải chịu nhiều hậu quả 
pháp lý bất lợi khác nhau. Bên cạnh việc phải 
tiếp tục giao phần họ, trả lãi cho thành viên 
lĩnh họ, chủ họ còn có thể chịu thêm một 
khoản phạt vi phạm. 
Về vấn đề phạt vi phạm đối với chủ họ, 
điều kiện phạt cũng như những vấn đề pháp 
lý khác được áp dụng theo quy định tại Điều 
418 BLDS năm 2015. Cụ thể, phạt vi phạm là 
sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng; 
theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một 
khoản tiền cho bên bị vi phạm. Như vậy, cả 
trong Nghị định số 19/2019/NĐ-CP và BLDS 
năm 2015 đều đã ghi nhận rõ ràng về điều 
kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm đối với chủ 
họ đó là phải có sự thoả thuận giữa những 
người tham gia dây họ về việc phạt chủ họ 
nếu chủ họ chậm giao phần họ. Ngược lại, 
những người tham gia dây họ không thoả 
thuận về vấn đề phạt vi phạm đối với chủ họ 
thì chủ họ không phải chịu loại trách nhiệm 
này.
Mặc dù khoản 3 Điều 23 Nghị định 
số 19/2019/NĐ-CP đã quy định điều kiện áp 
dụng chế tài phạt vi phạm đối với chủ họ, 
nhưng quy định này còn chung chung nên tạo 
ra nhiều cách hiểu chưa thống nhất: Quan điểm 
thứ nhất: Để áp dụng chế tài phạt vi phạm khi 
chủ họ chậm giao phần họ thì chủ họ và tất 
cả các thành viên trong dây họ bắt buộc phải 
có một thỏa thuận thống nhất về vấn đề phạt 
vi phạm trong dây họ. Giả sử trong dây họ 
có 30 thành viên hay 100 thành viên thì tất cả 
những thành viên này đều phải có thoả thuận 
thống nhất về việc phạt vi phạm chủ họ nếu 
chủ họ giao chậm phần họ. Quan điểm thứ hai: 
Trong dây họ có nhiều thành viên, trong số 
đó, nếu thành viên nào thoả thuận về phạt vi 
phạm với chủ họ thì khi chủ họ vi phạm với 
thành viên đó thì chủ họ mới phải chịu phạt. 
Còn những thành viên khác không có thoả 
thuận về việc phạt vi phạm với chủ họ thì khi 
chủ họ chậm giao phần họ cho thành viên đó, 
họ không có quyền phạt chủ họ. Giả sử như 
trong dây họ có 10 thành viên, khi tham gia 
dây họ, thành viên M thỏa thuận rõ với chủ 
họ nếu chủ họ không giao đúng và đầy đủ 
phần họ cho M thì phải chịu phạt 5.000 đồng/
ngày (tính từ thời điểm chậm giao phần họ 
tại kỳ mở họ). Các thành viên còn lại trong 
dây họ không thỏa thuận về vấn đề phạt. Như 
vậy, trong trường hợp chủ họ vi phạm với M 
thì chủ họ phải chịu phạt theo thỏa thuận. 
Còn trường hợp chủ họ vi phạm với các thành 
viên còn lại thì không có cơ sở để phạt chủ họ 
vì không có thỏa thuận phạt đối với các thành 
viên đó.
Việc có nhiều cách hiểu khác nhau về chế 
tài phạt vi phạm với chủ họ sẽ gây ra khó 
khăn trên thực tiễn trong quá trình thực hiện 
dây họ, đặc biệt ở nước ta tồn tại rất nhiều 
dây họ. Đồng thời, trong quá trình giải quyết 
tranh chấp liên quan đến các dây họ, việc hiểu 
không thống chất chế tài phạt vi phạm đối với 
chủ họ sẽ tạo ra nhiều lúng túng, bất đồng cho 
các cơ quan có thẩm quyền.
Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả cho rằng 
việc lý giải theo quan điểm thứ hai phù hợp 
hơn bởi những lý do sau đây:
- Đối với các hợp đồng, thường các thành 
viên ký kết và tham gia hợp đồng cùng một 
thời điểm. Ngược lại, trong dây họ, không 
phải tất cả các thành viên tham gia dây họ đều 
cùng một thời điểm mà có thành viên tham gia 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CHỦ HỌ THEO PHÁP LUẬT...
72 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
dây họ từ đầu và có những thành viên tham 
gia dây họ sau đó tại nhiều thời điểm khác 
nhau. Bởi vậy, việc yêu cầu tất cả các thành 
viên trong dây họ và chủ họ cùng có một thoả 
thuận thống nhất về vấn đề phạt vi phạm chủ 
họ nếu chủ họ chậm giao phần họ là không 
phù hợp và khả thi. Vì vậy, đối với nội dung 
liên quan đến phạt vi phạm của chủ họ thì mỗi 
thành viên có quyền thỏa thuận riêng với chủ 
họ. Theo đó, thành viên nào có thoả thuận với 
chủ họ về việc phạt vi phạm thì thành viên đó 
có quyền phạt chủ họ và ngược lại, nếu giữa 
thành viên trong dây họ và chủ họ không có 
thoả thuận về việc phạt vi phạm thì thành 
viên đó cũng không được quyền phạt chủ họ 
nếu chủ họ chậm giao phần họ.
- Họ là loại giao dịch tập hợp một số lượng 
lớn các thành viên tham gia, có những dây họ 
số lượng thành viên lên tới hàng trăm người. 
Do đó, yêu cầu phải có một thỏa thuận thống 
nhất của tất cả các thành viên trong dây họ 
về vấn đề phạt vi phạm là điều không hợp 
lý, bởi điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các 
thành viên trong dây họ. Trong khi đó, pháp 
luật được ghi nhận dựa trên nguyên tắc bảo 
vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể trong 
xã hội nên phương thức bắt buộc phải có một 
thoả thuận thống nhất giữa tất cả thành viên 
trong dây họ về việc phạt vi phạm đối với chủ 
họ là không khả thi.
- Cách hiểu tất cả các thành viên trong 
dây họ phải có thoả thuận thống nhất với chủ 
họ về vấn đề phạt vi phạm đã vô hình chung 
hạn chế quyền tự do hợp đồng của các thành 
viên trong dây họ. Bởi lẽ, mỗi một thành viên 
trong dây họ có quyền lựa chọn và quyết định 
việc phạt hay không phạt chủ họ nếu chủ họ 
chậm giao phần họ cho thành viên đó. 
- Pháp luật hợp đồng cả Việt Nam và thế 
giới đều thừa nhận tự nguyện và thỏa thuận 
là những nguyên tắc cốt lõi để xác lập, thực 
hiện hợp đồng. Vậy nên, giữa thành viên của 
dây họ và chủ họ hoàn toàn được quyền thỏa 
thuận về các nội dung liên quan đến dây họ, 
miễn sao các thỏa thuận này không vi phạm 
điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Từ các phân tích trên, tác giả kiến nghị bổ 
sung khoản 3 Điều 23 Nghị định số 19/2019/
NĐ-CP như sau: “Chịu phạt vi phạm trong 
trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa 
thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 
của Bộ luật dân sự. Thoả thuận phạt vi phạm có 
thể được xác lập giữa tất cả các thành viên trong 
dây họ hoặc giữa một, một số thành viên trong dây 
họ và chủ họ”.
Bên cạnh vấn đề phạt vi phạm đối với chủ 
họ, mức phạt khi chủ họ chậm giao phần họ 
cũng được xem xét. Vấn đề này áp dụng khoản 
2 Điều 418 BLDS năm 2015 như sau: “Mức phạt 
vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp 
luật liên quan có quy định khác”. Như vậy, BLDS 
không giới hạn mức phạt mà để cho các bên 
trong hợp đồng quyết định, trừ trường hợp 
luật liên quan có quy định khác. Theo quy định 
này, mức phạt đối với chủ họ khi chậm giao 
phần họ không bị giới hạn mà hoàn toàn phụ 
thuộc vào thoả thuận của các bên.
Thứ tư, bồi thường thiệt hại (nếu có). Chủ 
họ chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu có sự thỏa 
thuận giữa chủ họ và thành viên. Khi đó, chế 
tài bồi thường áp dụng với chủ họ khi có thiệt 
hại thực tế xảy ra cho thành viên trong dây 
họ; có hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ họ: 
Chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ 
các phần họ cho thành viên được lĩnh họ; 
hành vi vi phạm của chủ họ là nguyên nhân 
trực tiếp gây ra thiệt hại cho thành viên trong 
dây họ. Như vậy, chế tài bồi thường được 
áp dụng đối với chủ họ mà không cần điều 
kiện phải có thoả thuận trước đó. Khoản bồi 
thường thiệt hại mà thành viên lĩnh họ được 
nhận do việc chậm giao phần họ của chủ họ 
là những lợi ích mà lẽ ra thành viên trong dây 
họ sẽ được hưởng do việc tham gia dây họ 
mang lại. Thành viên trong dây họ còn có thể 
yêu cầu chủ họ chi trả chi phí phát sinh do 
không hoàn thành nghĩa vụ mà không trùng 
lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích 
mà hợp đồng mang lại./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005 và 2015;
2. Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 
27/11/2006 và Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 
19/02/2019 về Họ, hụi, biêu, phường;
3. Trần Văn Biên (Viện Nhà nước và Pháp luật), 
Họ, hụi, biêu, phường trong hệ thống pháp luật Việt Nam: 
Quá khứ và hiện tại, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam 
học lần thứ 3, Tiểu ban Pháp luật Việt Nam;
4. Phạm Ngọc Bình, “Một số vấn đề lý luận và 
thực tiễn giải quyết tranh chấp nợ hụi tại tỉnh Trà 
Vinh” (2017), Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp trường, Trường Đại học Trà Vinh;
5. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển 
bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam tập 
2, Nxb Từ điển bách khoa.

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_phap_ly_cua_chu_ho_theo_phap_luat_dan_su_hien_ha.pdf