Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam

Bài viết nghiên cứu về các căn cứ miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo

quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế (CISG 1980). Thông qua việc so sánh với một số nguồn luật khác, bài viết cũng đánh giá về sự

tương thích và ưu điểm của các quy định trong pháp luật Việt Nam và Công ước về vấn đề này,

qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, hướng tới sự đồng bộ và chuyên nghiệp

trong tiến trình cải cách tư pháp.

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 1

Trang 1

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 2

Trang 2

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 3

Trang 3

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 4

Trang 4

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 5

Trang 5

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam

Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam
ng “người thứ 
ba” này có thể khác biệt và tách biệt với người 
bán, chẳng hạn như nhà cung cấp nguyên liệu 
thô, nhà thầu phụ của các bộ phận bán sản 
xuất. Ví dụ, bên cung cấp da cho nhà máy 
sản xuất giày da xuất khẩu. Các nhà cung 
cấp nguyên liệu hoặc nhà thầu phụ là bên thứ 
ba, mà là bên làm nguồn cung cấp hàng hóa, 
nguyên liệu cho người bán theo quan điểm 
của Hội đồng tư vấn CISG không phải là loại 
“người thứ ba” được đề cập trong Điều 79.28. 
Ở đây, khoản 1 Điều 79 vẫn là điều khoản đối 
sánh để xác định trách nhiệm của người bán 
đối với các hành vi hoặc thiếu sót của“người 
thứ ba” mà người bán mặc định không thể 
viện dẫn trong trường hợp không thể cung 
cấp hàng hóa phù hợp. Tuy nhiên, một ngoại 
lệ nên được cho phép đối với những trường 
hợp rất đặc biệt, trong đó người bán không 
kiểm soát được sự lựa chọn nhà cung cấp 
khi nhà cung cấp đó là độc quyền hoặc đó là 
nhà cung cấp duy nhất có thể cung cấp được 
một lượng hàng đủ lớn theo yêu cầu. Trong 
trường hợp đó, mặc định nhà cung cấp có thể 
được coi là trở ngại thực sự ngoài tầm kiểm 
soát của người bán. 
Nhóm thứ hai: “Người thứ ba” được xác 
định là những người “độc lập” được bên 
bán giao tham gia để thực hiện trực tiếp tất 
7  CISG Advisory Council, Exemption of Liability for 
Damages Under article 79 of the CISG. Nguồn truy cập: 
https://www.cisgac.com/cisgac-opinion-no7-p2/, 
trích dẫn ngày 20/8/2019
8  CISG Advisory Council, Exemption of Liability for 
Damages Under article 79 of the CISG. Nguồn truy cập: 
https://www.cisgac.com/cisgac-opinion-no7-p2/, 
trích dẫn ngày 20/8/2019
MIỄN TRÁCH NHIỆM DO CÓ SỰ THAM GIA CỦA BÊN THỨ BA... 
148 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
cả hoặc một phần hợp đồng với người mua9. 
Tuy rằng không dễ để xác định chính xác “... 
Một người thứ ba đã tham gia để thực hiện toàn bộ 
hoặc một phần của hợp đồng...”, nhưng dường 
như quy định đã chỉ ra những người thứ ba 
đó là những người không giống như nhà 
cung cấp nguyên liệu hay những người phụ 
thuộc vào người bán. Đó không chỉ là những 
cá nhân hoặc pháp nhân riêng biệt mà còn độc 
lập về mặt kinh tế và chức năng với bên bán, 
bên ngoài cơ cấu tổ chức của bên bán, không 
thuộc phạm vi kiểm soát hoặc trách nhiệm 
của bên bán. Nhóm người này được cho là 
nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 79 vì 
nếu bên thứ ba nằm trong sự quản lý của bên 
vi phạm thì hành vi của bên thứ ba cũng được 
đồng nhất với hành vi của bên vi phạm10. Nếu 
đánh đồng “người thứ ba” này có thể là người 
thứ ba nằm trong sự quản lý của bên vi phạm 
thì quy định về người thứ ba theo Điều 79 
CISG sẽ không còn có ý nghĩa.
Như vậy, “người thứ ba” theo Điều 79.2 
của CISG phải là bên độc lập với bên vi phạm, 
không chịu sự kiểm soát và chỉ đạo của bên 
vi phạm. Đồng thời, sự tham gia của bên thứ 
ba phải có mục đích trực tiếp thực hiện hợp 
đồng chính giữa bên bán và bên mua. Khoản 
2 Điều 79 CISG không áp dụng cho bên thứ 
ba nào đơn thuần tham gia với tư cách bổ 
trợ hoặc tạo tiền đề cho một bên thực thi hợp 
đồng chính.
Ngoài ra, về cách hiểu thế nào là việc“tham 
gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng” 
của người thứ ba nêu trên, CISG tạm thời 
cũng chưa giải thích rõ. Theo tác giả Sophia 
Berry: “Lỗi của bên thứ ba và sự miễn trừ 
trách nhiệm theo Điều 79(2) của Công ước 
viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc 
tế có thực sự cần thiết cho hoạt động thương 
mại quốc tế hiện đại?” (“Third Party Defaults 
9  CISG Advisory Council, Exemption of Liability for 
Damages Under article 79 of the CISG. Nguồn truy cập: 
https://www.cisgac.com/cisgac-opinion-no7-p2/, 
trích dẫn ngày 20/8/2019
10  Denis Tallon, Commentary on the International Sales 
Law: The 1980 Vienna Sales Convention. Nguồn truy 
cập: 
bb79.html, trích dẫn ngày 21/8/2019
and Exemption from Liability in Damages 
under the CISG: Is Article 79(2) Necessary for 
Modern International Commerce to Function 
Effectively?”)11 thì điều kiện này có thể được 
hiểu là bên thứ ba phải có quan hệ hợp đồng 
với bên vi phạm, đồng thời hợp đồng phụ 
này phải được ký sau khi hợp đồng chính 
giữa bên bán và bên mua được ký kết, và có 
tồn tại quan hệ ràng buộc giữa hợp đồng phụ 
với mục đích của hợp đồng chính. Nghĩa là, 
những việc do bên thứ ba làm có kết nối với 
hợp đồng chính, việc họ làm là phương tiện 
để thực hiện hợp đồng chính12.
 Để được miễn trách nhiệm, trong trường 
hợp “người thứ ba” tham gia thực hiện một 
phần hoặc toàn bộ hợp đồng, phải đáp ứng 
điều kiện rất chặt chẽ được quy định tại 
Điều 79.2: (i) Bên vi phạm được miễn trách 
theo quy định tại Điều 79.1 và đồng thời, (ii) 
Người thứ ba cũng phải được miễn trách khi 
áp dụng các điều kiện tại Điều 79.1. Nghĩa 
là, việc người thứ ba không thực hiện được 
hợp đồng đối với bên vi phạm cũng phải do 
gặp“trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát” sẽ cấu 
thành một yếu tố để xem xét điều kiện miễn 
trách cho bên vi phạm khi gặp“trở ngại nằm 
ngoài tầm kiểm soát” theo quy định tại Điều 
79.1. Hay nói cách khác, điều kiện cả người 
bán (bên vi phạm) và người thứ ba (người 
thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng 
chính giữa người bán và người mua) không 
thực hiện được hợp đồng đều là do gặp “trở 
ngại nằm ngoài tầm kiểm soát” là điều kiện kép 
cần phải được đồng thời đáp ứng. 
Để đáp ứng được điều kiện thứ nhất, hành 
vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên thứ 
nhất phải do một trở ngại nằm ngoài tầm 
kiểm soát, mà trở ngại này đến từ việc người 
thứ ba không thực hiện hợp đồng. Tức là, việc 
11  Sophia Berry, Third Party Defaults and Exemption 
from Liability in Damages under the CISG: Is Article 79(2) 
Necessary for Modern International Commerce to Function 
Effectively. Nguồn truy cập: 
edu/cisg/biblio/berry.htm, trích dẫn ngày 20/8/2019
12  Trần Thanh Tâm, Phạm Thanh Cao (2017) , “Miễn 
trách nhiệm do người thứ ba theo Điều 79 Công ước của 
Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Từ 
góc nhìn so sánh luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt 
Nam số 07(110)/2017, tr 58-66.
LÊ THỊ ANH XUÂN - NGUYỄN THỊ MINH TRANG
149Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
người thứ ba độc lập không thực hiện hợp 
đồng phải là một sự kiện khách quan với bên 
vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm này không 
thể lường trước hay có thể khắc phục được. 
Cụ thể hơn, giả sử khi nhà cung cấp vi phạm 
nghĩa vụ giao hàng với bên bán (ví dụ không 
giao hàng hay giao hàng muộn), bên bán phải 
chịu trách nhiệm với bên mua về việc này vì 
đã chọn nhà cung cấp không phù hợp. Mặt 
khác, trong mọi trường hợp, bên bán luôn có 
thể tìm một nhà cung cấp thay thế. Trường 
hợp ngoại lệ chỉ xảy ra khi nhà cung cấp là 
độc quyền hoặc là nhà cung cấp duy nhất có 
thể cung cấp một lượng hàng đủ lớn theo đơn 
hàng của bên mua. Lúc này, bên bán không 
thể có một nhà cung cấp thay thế phù hợp 
và được coi là gặp “trở ngại nằm ngoài tầm 
kiểm soát” của bên bán khi nhà cung cấp này 
vi phạm hợp đồng với bên bán (điều kiện thứ 
nhất ở trên được đáp ứng). 
Tuy nhiên, khi điều kiện thứ nhất được 
đáp ứng thì vẫn chưa đảm bảo để bên vi 
phạm được miễn trách nhiệm theo Điều 80 
của CISG mà cần phải xét đến điều kiện thứ 
hai nữa. Điều kiện thứ hai đòi hỏi người thứ 
ba không thực hiện hợp đồng khiến bên vi 
phạm vi phạm nghĩa vụ phải là do họ gặp một 
trường hợp trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát. 
Bởi vì, trong mọi tình huống, khi người thứ 
ba vi phạm hợp đồng với bên bán thì người 
thứ ba này sẽ phải bồi thường theo hợp đồng 
giữa họ và bên bán, và bên bán sẽ phải bồi 
thường cho bên mua do vi phạm hợp đồng 
với bên bán. Điều kiện thứ hai chỉ xảy ra khi 
chính người thứ ba cũng vi phạm hợp đồng 
với bên bán do gặp phải một “trở ngại nằm 
ngoài tầm kiểm soát” của họ (ví dụ do gặp 
phải động đất, thiên tai) khiến cho họ không 
thể cung cấp hàng hóa theo hợp đồng cho bên 
bán. Trong trường hợp này, bên bán sẽ không 
nhận được khoản bồi thường nào (do người 
thứ ba được miễn trách nhiệm theo Điều 79.1 
CISG).13 
13  Nhóm CISG 1980 Việt Nam (2016), 101 câu hỏi đáp 
về Công ước của Liên hợp quốc về MBHHQT (CISG 
1980). Nguồn truy cập: http: viac_101cauhoidapCISG 
1980_2016_15-12-2016-1046pdf.pdf, trích dẫn ngày 
12/1/2019
Như vậy, có thể thấy để áp dụng điều kiện 
miễn trách theo Điều 79.2 CISG, bên vi phạm 
phải chứng minh được điều kiện kép đồng 
thời được áp dụng cho cả bên thứ ba và cho 
chính mình.
Đối sánh với pháp luật Việt Nam hiện 
hành, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật 
thương mại năm 2005 mặc dù có ghi nhận sự 
tham của người thứ ba trong giao dịch: “Khi 
được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể 
ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện 
nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với 
bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện 
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”14, nhưng 
không đặt ra điều kiện kép cho trường hợp 
miễn trách. Trong 04 căn cứ miễn trách ghi 
nhận tại Điều 294 Luật thương mại năm 2005, 
cũng chỉ ghi nhận 02 trường hợp có thể tiềm 
ẩn sự có mặt của bên thứ ba chứ không hoàn 
toàn là bên thứ ba thực hiện một phần hoặc 
toàn bộ hợp đồng: Bên vi phạm được miễn 
trách nhiệm khi “Xảy ra sự kiện bất khả kháng”; 
và“Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện 
quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm 
quyền mà các bên không thể biết được vào thời 
điểm giao kết hợp đồng”. Theo đó, các hành vi 
vi phạm của một bên do thực hiện quyết định 
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà các 
bên không thể biết trước được vào thời điểm 
giao kết hợp đồng cũng có thể xem như là 
một sự kiện bất khả kháng khi các bên không 
thể biết trước và cũng không thể khắc phục 
được (Ví dụ: Quyết định đóng cửa cảng đi 
và cảng đến của hai nước xuất khẩu và nhập 
khẩu do phòng ngừa sự lây lan của đại dịch). 
Các điều kiện để miễn trách của pháp luật 
Việt Nam không quy định một cách trực tiếp 
nhưng cũng có nét tương đồng với khoản 1 
Điều 79 của Công ước Viên 1980 về điều kiện 
miễn trách thông qua quy định về “Sự kiện bất 
khả kháng” tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân 
sự năm 2015. Theo đó, các sự kiện được xem 
là “bất khả kháng” trong Bộ luật dân sự Việt 
Nam hay “trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát” 
của CISG đều bao gồm: Một là, sự kiện xảy 
ra nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên hay 
nói cách khác đây phải là sự kiện khách quan; 
hai là, sự kiện đó không thể lường trước được; 
14  Điều 283 Bộ luật dân sự năm 2015.
MIỄN TRÁCH NHIỆM DO CÓ SỰ THAM GIA CỦA BÊN THỨ BA... 
150 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
ba là, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc 
phục được. 
Tuy nhiên, từ thực tiễn án lệ của CISG cho 
thấy phạm vi áp dụng về trường hợp“trở ngại 
nằm ngoài tầm kiểm soát” của CISG rộng hơn so 
với trường hợp “bất khả kháng” trong quy định 
tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 (quy định 
về thời gian không tính vào thời hiệu). Miễn 
trách nhiệm đặt ra khi có sự kiện “trở ngại nằm 
ngoài tầm kiểm soát” của CISG còn bao gồm cả 
các trường hợp do “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” 
(hardship). Theo quan điểm số 07 của Hội đồng 
tư vấn CISG cho rằng, một sự thay đổi hoàn 
cảnh khi không thể được tiên liệu một cách 
hợp lý, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở 
nên vô cùng khó khăn hoàn toàn có thể được 
xem là cơ sở miễn trách nhiệm theo Điều 79 
của CISG15. Quan điểm này được xây dựng từ 
thực tiễn trong quá trình xét xử các tranh chấp 
mua bán hàng hóa quốc tế khi trên thực tế xuất 
hiện những trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ 
bản khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên 
cực kì khó khăn và bên có nghĩa vụ đưa ra yêu 
cầu được miễn trách nhiệm. Mặc dù vậy, vẫn 
còn nhiều tranh cãi xảy ra do CISG chưa có 
quy định cụ thể về vấn đề này. 
Đối chiếu với pháp luật Việt Nam, Bộ 
luật dân sự năm 2015 lần đầu tiên quy định 
tại Điều 420 về trường hợp “hoàn cảnh thay đổi 
cơ bản” khi hội tụ đủ các điều kiện tại khoản 
1 như sau: “(i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên 
nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; 
(ii) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không 
thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; 
(iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các 
bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết 
hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn 
khác;(iv) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không 
có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại 
nghiêm trọng cho một bên; (v) Bên có lợi ích bị ảnh 
hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong 
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp 
đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ 
ảnh hưởng đến lợi ích.” Dựa vào các dấu hiệu 
15  CISG Advisory Council, Exemption of Liability for 
Damages Under article 79 of the CISG. Nguồn truy cập: 
https://www.cisgac.com/cisgac-opinion-no7-p2/, 
trích dẫn ngày 20/8/2019
của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định 
tại Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 trên đây 
cho thấy, các căn cứ để xác định “hoàn cảnh thay 
đổi cơ bản” nêu trên của pháp luật Việt Nam 
tương đồng với điều kiện được chấp nhận để 
áp dụng miễn trách nhiệm theo quan điểm 
số 07 của Hội đồng tư vấn CISG về trường 
hợp theo Điều 79.1 của Công ước. Tuy nhiên, 
không giống CISG, “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” 
lại không là căn cứ miễn trách theo quy định 
của pháp luật Việt Nam và có hệ quả pháp lý 
hoàn toàn khác với “sự kiện bất khả kháng”. 
Theo quan điểm số 07 của Hội đồng tư vấn 
CISG và thực tiễn xét xử cho thấy khi hoàn 
cảnh này xảy ra, CISG có thể miễn trách nhiệm 
cho bên vi phạm hợp đồng. Còn tại Việt Nam, 
“hoàn cảnh thay đổi cơ bản” không phải là một 
trong các căn cứ để bên vi phạm nghĩa vụ hợp 
đồng có thể được miễn trách nhiệm. Khi hoàn 
cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh 
hưởng được quyền yêu cầu bên kia đàm phán 
lại hợp đồng. Nếu đàm phán không thành, các 
bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và kết quả 
là Tòa án có thể cho phép các bên tiến hành sửa 
đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Như vậy, đây là 
điểm rõ ràng khác biệt và có thể nói là tiến bộ 
hơn hẳn của pháp luật Việt Nam hiện hành so 
với quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp 
đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan tới 
miễn trách. Bởi lẽ, thực tế cho thấy quy định 
như vậy là hoàn toàn hợp lý vì bản chất sự 
thay đổi cơ bản của hoàn cảnh không phải lúc 
nào cũng làm cho việc thực hiện hợp đồng tại 
thời điểm đó là không thể thực hiện được mà 
chỉ khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên cực 
kì khó khăn mà thôi. 
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, mặc 
dù không có quy định rõ ràng về vai trò của 
người thứ ba trong vi phạm của bên vi phạm 
như quy định của Điều 79.2 CISG nhưng các 
quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 
2015 và Điều 294 Luật thương mại năm 2005 
đã phần nào thể hiện quan điểm khá tương 
đồng của Việt Nam về vấn đề miễn trách. Tuy 
nhiên, Việt Nam vẫn cần tách quy định về sự 
kiện bất khả kháng ra khỏi Điều 156 Bộ luật 
dân sự năm 2015 và đưa về phần giải thích các 
thuật ngữ để mang tính chuyên nghiệp hơn 
cho Bộ luật này./.

File đính kèm:

  • pdfmien_trach_nhiem_do_co_su_tham_gia_cua_ben_thu_ba_theo_cisg.pdf