Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người,

nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành

nhiều sự quan tâm tới việc Phòng, chống BLGĐ và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp

như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân

sự, .và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều

chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ).

Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc

sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia

đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng

của xã hội. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng và nguyên nhân của

BLGĐ; Thực tiễn thực hiện pháp luật về PCBLGĐ và một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4320
Bạn đang xem tài liệu "Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
hải chứng kiến BLGĐ. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ của nhiều gia đình. 
1.2 Nguyên nhân bạo lực gia đình 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, nhưng các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLGĐ là: 
Từ nhận thức của mỗi người: Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo 
lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định 
kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không 
ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo 
hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Cộng đồng và xã hội vẫn coi 
BLGĐ là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp. Nhiều người với trình độ 
nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi 
mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ. Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy 
đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay cả những gia đình mà 
thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì BLGĐ cũng vẫn xảy ra. 
1613 
Từ nền kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới BLGĐ vì khó khăn về 
kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới 
các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên BLGĐ. Tuy nhiên 
không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có BLGĐ. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có 
mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả 
nhưng bạo lực vẫn xảy ra. 
Từ tệ nạn xã hội: Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâmlà những 
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới BLGĐ. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức 
của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Lúc đó, 
chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với 
nhau hơn. 
Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống BLGĐ: Luật Phòng, chống BLGĐ năm 
2007 quy định về các hành vi bị coi là BLGĐ và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ 
thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp 
nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng 
kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCBLGĐ 
còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của 
mình trong phòng chống BLGĐ. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi 
BLGĐ là vấn đề riêng của mỗi gia đình. Đồng thời, chưa xử lý triệt để các vụ việc BLGĐ xảy ra tại địa 
phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ BLGĐ có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc 
người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ ‚nín nhịn‛ mà 
không triệt để xử lý theo pháp luật người gây BLGĐ. 
2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA 
ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Hiện nay hệ thống luật pháp có của nước ta đã có được những đạo luật cơ bản liên quan BLGĐ 
như: Luật Bình đẳng giới (2006), Luật PCBLGĐ (2007), Nhà nước cũng đã xây dựng những chương 
trình hành động như: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Chương trình 
hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020. Đề ra những quy định xử lý cụ thể đề xử lý những 
hành vi BLGĐ như: Theo Khoản 1 Điều 42 Luật PCBLGĐ 2007 quy định về xử lý người có hành vi vi 
phạm pháp luật về PCBLGĐ: ‚Người có hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ tuỳ theo tính chất, 
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.‛. Theo các quy định trên, người 
có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống BLGĐ trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 
Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi BLGĐ luôn có quyền yêu cầu được bồi 
thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe. Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP 
ban hành ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an 
1614 
toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống BLGĐ, thì 
hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành 
viên gia đình phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Còn đối với hành vi sử dụng các 
công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình hay không 
kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời 
hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi BLGĐ, trừ 
trường hợp nạn nhân từ chối sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. 
Tuy quy định của pháp luật cụ thể và mang tính răn đe như vậy nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất 
cập khó khăn khi đưa vào thực tế. Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình vẫn 
không có chiều hướng giảm. Ngày càng có nhiều trường hợp bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm 
trọng được phát hiện, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa thật sự hiệu quả, nhận 
thức về bạo lực gia đình chưa đầy đủ. Đặc biệt ở một số vùng nông thôn, đa số người dân chưa 
nhận thức được chính xác thế nào là bạo lực gia đình, nhầm lẫn giữa bạo lực gia đình với những 
mâu thuẫn thường gặp hàng ngày trong đời sống gia đình. Bạo lực gia đình chưa được phát hiện 
và ngăn chặn kịp thời; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống 
bạo lực gia đình chưa được hiểu và thực hiện đúng. Từ đó cho thấy, trên thực tế hệ thống luật và các 
chính sách chưa thật sự đi vào cuộc sống của người dân, các chương trình chưa phổ biến được đến 
đời sống người dân. Việc ban hành Luật PCBLGĐ tuy được coi như căn cứ pháp lý cơ bản từ lâu, 
nhưng vẫn còn có những vấn đề đó là việc phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ tuyên truyền, 
mà phải đi sâu vào phân tích những khía cạnh cụ thể, chỉ rõ trách nhiệm thừa hành pháp luật của 
từng đơn vị, cá nhân. Như hiện nay, ở không ít địa phương, khi nạn nhân tìm đến ‚gõ cửa‛ các cơ 
quan có trách nhiệm thì lại bị lảng tránh, hay bị các cơ quan có thẩm quyền này từ chối giải quyết vì 
đó là chuyện gia đình người ngoài không nên can dự. Hay nếu giải quyết thì việc giải quyết chủ yếu 
dừng lại trên cơ sở hòa giải còn lại thì phạt tiền cảnh cáo những việc đó thể hiện cơ quan có trách 
nhiệm đã xem nhẹ hậu quả của BLGĐ cũng như không đánh giá đúng mức độ vi phạm của người 
gây ra bạo lực. Điều đó cũng làm giảm số người dám đứng lên tố cáo, đấu tranh với hành vi BLGĐ. 
Ngoài ra, theo quy định của Luật PCBLGĐ 2007 quy định về BLGĐ hiện nay vẫn còn những bất cập. 
Như định nghĩa: ‚BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây 
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác‛ của Luật PCBLGĐ năm 2007, làm 
sao để xác định được ‚hành vi có khả năng gây tổn hại‛. Hay như, quy định: ‚BLGĐ là hành vi cố ý 
của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối 
với thành viên khác trong gia đình‛ và bổ sung ‚Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng 
được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết 
hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng‛ (Khoản 2 Điều 2 Luật PCBLGĐ 2007). Như vậy không 
hợp lý, bởi khái niệm ‚thành viên gia đình‛ là chưa rõ ràng, thậm chí có trường hợp nhiều cặp đôi 
sinh sống không đăng ký kết hôn, nhưng vẫn xảy ra bạo lực. Chưa kể, quy định trong xử phạt cũng 
có nhiều bất cập. Theo Khoản 1 Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Thì đối với các hành vi sau đây: 
Đối xử tệ với thành viên gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho 
hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân hay bỏ mặc không chăm sóc các thành viên trong gia đình là người 
già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ thì phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 
1615 
đồng. Phạt tiền con có hành vi bạo lực với cha hoặc mẹ, mà con không có tiền nộp phạt thì cha mẹ 
phải nộp thay. Hoặc phạt tiền đối với người không có việc làm, không có thu nhập là không hợp lý. 
Những quy định về biện pháp cấm tiếp xúc giữa người gây bạo lực và nạn nhân, hay mức xử phạt 
chưa đủ sức răn đe,Những bất cập trong công tác xử lý cũng được thể hiện qua con số thống kê 
- từ năm 2012 đến 2015 có 71.906 trường hợp chỉ xử lý theo hình thức phê bình, 6.570 trường hợp xử 
phạt hành chính và chỉ xử lý hình sự được 942 trường hợp [3]. Điều đó cho thấy việc xử lý ở mức độ 
nhắc nhở, hòa giải đã không mang lại hiệu quả cao. 
3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG 
BẠO LỰC GIA ĐÌNH 
Từ thực tiễn của BLGĐ ở nước ta trong các năm gần đây và thực tiễn thực hiện pháp luật phòng 
chống BLGĐ vào đời sống chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn BLGĐ là do pháp luật chưa được phổ 
biến rộng rãi đến người dân cũng như cán bộ đặt biệt là những vùng xâu vùng xa, một phần là do 
nhận thức của người bị bạo lực, một phần khác là do pháp luật chưa đủ răng đe đối với người bạo 
hành. Vì vậy chúng tôi đưa ra môt số kiến nghị nhầm đảm bảo thực hiện pháp luật về PCBLGĐ: 
– Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng các chương 
trình giáo dục kiến thực pháp luật kỹ năng về gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn, tăng 
cường trang bị kiến thực nền tảng về văn hóa gia đình, kiến thức pháp luật liên quan cho trẻ 
nhỏ trong các nhà trường, nhằm định hình, nâng cao nhận thức pháp luật của cả hai giới về 
quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. 
– Đối với các hòa giải viên cần được nhận thức rõ ràng, trau dồi thêm nhiều kiến thức để có thể 
đủ khả năng giải quyết, xử lý vấn đề hợp tình hợp lý, góp phần khuyên ngăn, ngăn chặn 
BLGĐ tiếp tục diễn ra. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm 
cho hòa giải viên, giảm thiểu đối đa sự sai sót trong lúc hòa giải gây hiểu lầm hay vấn đề trở 
nên nghiêm trọng hơn. 
– Tăng cường phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, hỗ trợ các gia 
đình có hoàn cảnh sống khó khăn. Chính quyền các cấp cần quan tâm nhiều hơn đến hoàn 
cảnh sống của từng hộ gia đình trong địa phương. 
– Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của 
Mặt trận trong việc nghiên cứu, lồng ghép tuyên truyền pháp luật về hòa giải ở cơ sở đối với 
các vụ việc BLGĐ, nhất là đối với phụ nữ trong các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát động như: ‚Toàn dân đoàn kết 
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư‛, ‚Xây dựng khu dân cư 5 không‛, ‚Xây dựng gia đình 
5 không 3 sạch‛, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn 
minh, trong đó đưa tiêu chí không có BLGĐ, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ 
bạc, ma túy để công nhận gia đình văn hóa. 
– Cần quy định các hành vi cụ thể của BLGĐ: Hành vi BLGĐ được liệt kê tại Điều 2 Luật Phòng, 
chống BLGĐ năm 2007, theo chúng tôi, là quá chung chung và không đầy đủ. Điều này dẫn 
đến tình trạng người thực hiện hành vi bạo lực cũng không biết mình đang thực hiện hành vi 
1616 
BLGĐ, đồng thời nạn nhân cũng khó xác định được đâu là hành vi BLGĐ để tố cáo, để yêu 
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp. Do đó cần phải phân loại hành vi BLGĐ 
như: Bạo lực thân thể: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương 
tới sức khỏe, tính mạng của họ; Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất 
cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh 
con; Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân 
phẩm, tâm lý của thành viên gia đình; Bạo lực về mặt xã hội: gồm việc cắt đứt các mối quan 
hệ giữa người phụ nữ với người thân trong gia đình và bạn bè; Bạo lực về kinh tế: là hành vi 
xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do 
kinh doanh, quyền sở hữu tài sản). Ngoài ra cần bổ sung các hành vi bạo lực tình dục 
trong quan hệ vợ chồng như: hành vi ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, 
ép buộc lựa chọn giới tính của thai nhi, ngăn cản không cho sử dụng biện pháp tránh thai. 
– Tăng cường lên án những hành vi bạo lực, đưa ra công khai trước toàn dân về hậu quả pháp 
lý mà người gây ra BLGĐ phải gánh chịu. Đây cũng như một phương pháp răn đe và phòng 
ngừa hiệu quả trong công tác phòng chống BLGĐ đạt hiệu quả đáng kể. 
4 KẾT LUẬN 
BLGĐ luôn là một vấn đề nhức nhói gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh 
dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân. BLGĐ làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã 
hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Biết được tầm nguy hiểm của BLGĐ nhà nước ta đã đưa ra 
nhiều quy định cụ thể nhầm hạn chế cũng như giảm thiểu tình trạng BLGĐ. Nhưng pháp luật dù có 
cụ thể thế nào nhưng không đưa được vào thực tiễn cuộc sống của người dân thì cũng không có 
hiệu quả. Từ những nghiên cứu về thực trạng BLGĐ cũng như thực trạng áp dụng pháp luật phòng 
chống BLGĐ của Việt Nam trong những năm gần đây chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị nhầm 
tăng hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về PCBLGĐ vào thực tiễn nước ta góp phần đẩy lùi cũng 
như tiêu diệt vấn nạn BLGĐ giúp cho xã hội ổn định đất nước ngày càng phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] hptt://tuoitre.net/chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/425703/Vi-sao-ba-Lieu-dotchong.htlm, truy cập 
ngày 10/06/2020. 
[2]  
truy cập ngày 11/06/2020. 
[3] https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/doi-song-van-hoa/ban-gop-su-doi/item/30389102-
thieu-che-tai-trong-phong-chong-bao-luc-gia-dinh.html?limitstart=60, truy cập ngày 
11/06/2020. 
[4] https://www.nhandan.com.vn/hangthang/doisongxahoi/van-hoa-gia-dinh/item/13042702-
.htmlm, truy cập ngày 10/06/2020. 
1617 
[5] Khúc Hồng Thiện, Thiếu chế tài trong PCBLGĐ, Nhân dân cuối tuần đăng ngày 12/08/2016. 
https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/30389102-thieu-che-tai-trong-phong-chong-
bao-luc-gia-dinh.html, truy cập ngày 09/06/2020. 
[6] Luật Bình đẳng giới 2006. 
[7] Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. 
[8] Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy 
và chữa cháy; phòng, chống, chống BLGĐ. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_tien_thuc_hien_phap_luat_ve_phong_chong_bao_luc_gia_din.pdf