Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam

Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa (CISG 1980) đã có hiệu lực ở Việt Nam

từ 01/01/2017. Bài viết tập trung phân tích những quy định của Công ước về phạm vi áp dụng

thông qua một số trường hợp tranh chấp, từ đó đưa ra khuyến nghị áp dụng các điều khoản về

phạm vi áp dụng cho các cơ quan kiểm sát, xét xử cũng như doanh nghiệp của Việt Nam

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3680
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam

Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam
lệ đóng góp của nguyên vật 
liệu mà người mua cung cấp đối với quá trình 
sản xuất hàng hóa. 
Trong một vụ việc diễn ra vào năm 1995 giữa 
người bán Hungary và người mua Úc liên quan 
đến hợp đồng mua bán container18, Tòa trọng 
tài của Hungary đã sử dụng phương pháp định 
lượng thuần túy trong bối cảnh giải thích khoản 
1 Điều 3 của CISG 1980. Tòa trọng tài nhận định 
người mua đã cung cấp kim loại và phụ kiện cần 
thiết để sản xuất các thùng chứa. Ví dụ, người 
mua đã cung cấp nguyên liệu và phụ kiện với giá 
trị 23.000 sA để sản xuất 12 container, tức là xấp 
xỉ 2.000 sA cho mỗi container. Trong khi đó, giá 
trung bình của một thùng chứa được sản xuất là 
từ 12.000 sA đến 20.000 sA. Do đó, không thể nói 
rằng nguyên vật liệu người mua cung cấp là một 
phần quan trọng đối với quá trình sản xuất các 
container. 
Ngoài ra, một số Tòa án cho rằng các hướng 
dẫn, thiết kế hoặc thông số kỹ thuật này được 
xem là các “nguyên vật liệu” phục vụ cho quá 
trình sản xuất (nguyên vật liệu có thể tồn tại ở 
dạng hữu hình hoặc vô hình), do đó, các Tòa án 
vẫn xem xét tiêu chí “cung ứng phần lớn” tại 
khoản 1 Điều 3 để xác định phạm vi áp dụng của 
CISG 198019. Một số Tòa án khác nhận thấy các 
thiết kế hay thông số kỹ thuật không được coi là 
“các nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hoặc 
chế tạo hàng hóa” theo nghĩa tại Điều 3.1 của 
Công ước20. 
Trường hợp 2: Hợp đồng bao gồm nghĩa vụ giao 
hàng và nghĩa vụ cung ứng dịch vụ
Trong thực tiễn của hoạt động mua bán hàng 
hóa quốc tế, ngày càng nhiều các hợp đồng được 
18  CLOUT case No. 164 Arbitration—Arbitration 
Court attached to the Hungarian Chamber of 
Commerce and Industry, Hungary, 5 December 
1995, Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.pace.edu/
cases/951205h1.html, truy cập ngày 16/09/2020
19  CLOUT case No. 157 [Cour d’appel Chambéry, 
France, 25 May 1993]. Nguồn truy cập: https://
cisgw3.law.pace.edu/cases/930525f1.html, truy cập 
ngày 17/09/2020
20  CLOUT case No. 331, Handelsgericht des Kantons 
Zürich, Switzerland, 10 February 1999. Nguồn truy 
cập: https://cisgw3.law.pace.edu/cases/990210s1.
html, truy cập ngày 17/09/2020
ký kết dưới hình thức “hỗn hợp”, trong đó một 
phần hợp đồng liên quan đến việc giao hàng hóa 
và phần còn lại quy định các nghĩa vụ về dịch 
vụ như giám sát việc lắp đặt và đào tạo nhân sự 
cho người mua. Về nguyên tắc, khoản 2 Điều 3 
quy định loại hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi 
Công ước nếu phần liên quan đến nghĩa vụ cung 
ứng dịch vụ không phải là “nghĩa vụ chủ yếu” 
của hợp đồng. Tòa phúc thẩm Muchen trong 
vụ tranh chấp hợp đồng mua bán máy sản xuất 
cửa sổ nêu trên cũng đã giải quyết trường hợp 
hợp đồng “hỗn hợp” theo quy định tại Điều 3.2. 
Trong hợp đồng giữa người mua Đức và người 
bán Italia, ngoài việc người mua sẽ cung cấp một 
số nguyên vật liệu, các bên còn thỏa thuận rằng 
hàng hóa sau khi hoàn thành sẽ được vận chuyển 
đến địa điểm kinh doanh của người mua, tại đó 
các kỹ thuật viên của người bán sẽ tiến hành 
lắp ráp. Tòa án nhận thấy giá trị của dịch vụ sử 
dụng các thợ máy trong 06 tuần chỉ cấu thành 
một phần nhỏ trong tổng giá trị chi phí của hợp 
đồng, ngoài ra, đặc điểm quá trình chế tạo hàng 
hóa quan trọng hơn so với việc lắp đặt và đưa 
hàng hóa vào hoạt động. Vì vậy, nghĩa vụ chủ 
yếu trong trường hợp này là cung cấp hàng hóa 
chứ không phải là dịch vụ. 
“Tính chủ yếu” của các nghĩa vụ thông thường 
được xác định dựa trên giá trị kinh tế của nghĩa vụ 
đó trong hợp đồng. Trong vụ tranh chấp diễn ra 
vào năm 2006 giữa người mua Đan Mạch và người 
bán Thụy Sĩ liên quan đến hợp đồng mua bán hệ 
thống máy đóng chai, Tòa án dân sự (Zivilgericht) 
Basel-Stadt nhận thấy: Nếu giá trị kinh tế của các 
nghĩa vụ cung ứng dịch vụ lớn hơn 50% giá trị 
kinh tế của toàn bộ nghĩa vụ của người bán thì 
hợp đồng này không thuộc phạm vi điều chỉnh 
của CISG 198021. Theo đó, một Tòa án tại Pháp đã 
kết luận rằng hợp đồng mua bán và tháo dỡ nhà 
kho cũ thuộc phạm vi áp dụng của CISG 1980 với 
lý do giá trị của các dịch vụ tháo dỡ chỉ chiếm 25% 
tổng giá trị của hợp đồng22.
Bên cạnh việc tính toán giá trị kinh tế của 
nghĩa vụ cung ứng dịch vụ, một số Tòa án cho 
rằng cần thiết phải xét đến các hoàn cảnh ký kết 
hợp đồng, mục đích của hợp đồng để xác định 
“tính chủ yếu” khi áp dụng quy định tại khoản 
2 Điều 3. Tòa án quận Mainz (Đức) lập luận là 
21  Switzerland 8 November 2006 Civil Court Basil-
Stadt (Packaging machine case). Nguồn truy cập: 
https://cisgw3.law.pace.edu/cases/061108s1.html, 
truy cập ngày 17/09/2020
22  CLOUT case No. 152, Cour d’appel Grenoble, France, 
26 April 1995. Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.pace.
edu/cases/950426f2.html, truy cập ngày 17/09/2020 
NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH - BÙI THỊ QUỲNH TRANG
113Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên đều đặt 
trọng tâm vào các nghĩa vụ trong hợp đồng đối 
với việc bán và giao loại hàng hóa chất lượng cao 
này. Tòa án nhận thấy trước các nghĩa vụ khác 
của hợp đồng như vận chuyển, lắp đặt, bảo trì là 
nghĩa vụ phụ so với nghĩa vụ giao hàng23. 
1.3. Phạm vi áp dụng của Công ước đối với 
các loại hàng hóa 
CISG 1980 không áp dụng đối với một số 
loại hàng hóa nhất định. Dựa vào mục đích của 
việc mua hàng, theo quy định tại Điều 2.a, Công 
ước không áp dụng nếu hàng hóa được mua để 
phục vụ mục đích cá nhân hoặc gia đình. Tuy 
nhiên, nếu hàng được mua bởi một cá nhân cho 
mục đích kinh doanh, giao dịch thì sẽ được điều 
chỉnh bởi CISG 1980. Riêng đối với hợp đồng tiêu 
dùng, yếu tố quyết định phạm vi áp dụng của 
Công ước là ý định sử dụng của hàng hóa. Một 
hợp đồng tiêu dùng thuộc trường hợp loại trừ 
áp dụng Công ước khi ý định dùng cho cá nhân 
hoặc gia đình được bên bán biết trước hoặc vào 
thời điểm giao kết hợp đồng. 
Dựa vào loại giao dịch, theo quy định tại Điều 
2.b, Công ước không áp dụng cho các giao dịch 
bán đấu giá bởi giao dịch bán đấu giá có các quy 
định đặc thù trong pháp luật của các quốc gia. Do 
vậy, những giao dịch này sẽ tiếp tục được điều 
chỉnh bởi những quy định đó, mặc dù người đấu 
giá thành công có thể đến từ một quốc gia khác. 
Tương tự, Điều 2.c loại trừ việc áp dụng Công 
ước cho những giao dịch mua bán hàng hóa để 
thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp. Điều 
2.d loại trừ các giao dịch mua bán chứng khoán 
vì những giao dịch này liên quan đến những vấn 
đề khác với thương mại hàng hóa thông thường, 
và một số hệ thống pháp luật không xem chứng 
khoán là một loại hàng hóa.
Dựa vào loại hàng hóa, Điều 2.e loại trừ áp 
dụng CISG cho những giao dịch mua bán tàu 
thủy, máy bay, thủy phi cơ. Điều 2.f loại trừ áp 
dụng Công ước cho giao dịch mua bán điện năng 
trên cơ sở rằng trong một số hệ thống pháp luật, 
điện năng không được xem là hàng hóa và mua 
bán quốc tế điện năng liên quan đến những vấn 
đề đặc thù so với những vấn đề thông thường 
của mua bán hàng hóa quốc tế. 
1.4. Loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước
CISG 1980 được xây dựng trên nền tảng 
nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng. Do đó, 
Công ước cho phép các bên có thể thỏa thuận về 
23  CLOUT case No. 346, Landgericht Mainz, Germany, 
26 November 1998. Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.
pace.edu/cases/981126g1.html, truy cập ngày 17/09/2020 
việc loại trừ phạm vi áp dụng Công ước theo quy 
định tại Điều 6. 
Trong một hợp đồng mua bán xe ô tô giữa 
người mua Singapore và người bán Đức, các bên 
đã thỏa thuận về một điều khoản chọn luật, trong 
đó luật của Đức được áp dụng đối với hợp đồng 
này, đồng thời loại trừ việc áp dụng Công ước về 
Mua bán hàng hóa quốc tế (ULIS) và Công ước 
về Giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc 
tế (ULF). Tòa phúc thẩm Muchen cho rằng CISG 
1980 được áp dụng theo quy định tại Điều 1.1.a 
bởi tại thời điểm ký kết hợp đồng, cả Đức và 
Singapore đều là thành viên của Công ước. Ngoài 
ra, Tòa án lập luận rằng việc các bên loại trừ áp 
dụng ULIS và ULF không đồng nghĩa với việc loại 
trừ áp dụng CISG 1980. Tòa án cũng lưu ý trong 
một giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, việc loại 
trừ áp dụng CISG 1980 phải được thể hiện bằng 
quyết định rõ ràng của các bên tham gia24. 
Trong một tranh chấp khác phát sinh từ hợp 
đồng mua bán máy giữa người bán Bỉ và người 
mua Đức, Tòa án quận Namur (Bỉ) cũng đưa ra 
kết luận tương tự. Tòa án nhận thấy hợp đồng 
được điều chỉnh bởi CISG 1980 bởi các bên có địa 
điểm kinh doanh tại các quốc gia thành viên của 
Công ước và các điều kiện áp dụng Công ước 
đều thỏa mãn. Về việc loại trừ áp dụng CISG 
1980, Tòa án cho rằng các bên không loại trừ việc 
áp dụng Công ước một cách rõ ràng hoặc ngầm 
định. Hợp đồng không có bất kỳ điều khoản nào 
đề cập đến luật áp dụng cũng như việc loại trừ 
áp dụng CISG 1980, các bên chỉ có thể loại trừ 
việc áp dụng Công ước bằng điều khoản rõ ràng, 
ví dụ “Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật 
mua bán hàng hóa theo Bộ luật dân sự Đức”. 
Hơn nữa, Tòa án chỉ ra là hợp đồng bằng tiếng 
Đức không được xem là loại trừ áp dụng Công 
ước một cách ngầm định25. 
Theo thực tiễn xét xử, các bên trong hợp 
đồng có thể loại trừ việc áp dụng CISG 1980 
một cách rõ ràng hoặc ngầm định. Các bên có 
thể loại trừ việc áp dụng CISG một cách rõ ràng 
thông qua việc soạn thảo một điều khoản trong 
hợp đồng quy định việc CISG sẽ không được áp 
dụng, đồng thời chỉ rõ luật áp dụng để giải quyết 
các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Ngoài ra, 
các bên còn có thể loại trừ việc áp dụng CISG 
24  CLOUT No.826, Appellate Court München, Auto case, 
19 October 2006. Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.
pace.edu/cases/061019g1.html, truy cập ngày 18/09/2020
25  Belgium 15 January 2002 District Court Namur (SA 
P. v. AWS). Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.pace.
edu/cases/020115b1.html, truy cập ngày 18/09/2020
PHÂN TÍCH PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980...
114 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
một cách ngầm định. Theo đó, việc các bên thỏa 
thuận lựa chọn luật của một quốc gia không phải 
thành viên của Công ước cũng được xem là một 
trường hợp loại trừ áp dụng Công ước. Hoặc 
trong một số trường hợp, Tòa án cũng công nhận 
ý chí loại trừ áp dụng Công ước khi các bên thỏa 
thuận chọn luật của quốc gia thành viên Công 
ước nhưng trong đó phải chỉ rõ luật nào của quốc 
gia sẽ được áp dụng đối với hợp đồng. 
2. Một số khuyến nghị 
Trên cơ sở phân tích các quy định của Công 
ước Viên 1980 về phạm vi áp dụng thông qua 
một số tranh chấp tiêu biểu, bài viết đưa ra một 
số khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp trong 
quá trình áp dụng các điều khoản về phạm vi áp 
dụng như sau: 
Thứ nhất, Việt Nam đã trở thành thành viên 
của Công ước từ ngày 01/01/2017; do đó, tất cả 
các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty có 
địa điểm kinh doanh tại Việt Nam và các đối tác 
có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác sẽ 
mặc nhiên thuộc phạm vi áp dụng của Công ước. 
Tuy nhiên, cần hiểu rằng CISG được áp dụng 
không có nghĩa là luật quốc gia không còn vai trò 
gì nữa. Trật tự công cộng vẫn phải được tuân thủ 
và luật quốc gia vẫn điều chỉnh những vấn đề mà 
CISG không chạm tới. 
Thứ hai, trong trường hợp một công ty có địa 
điểm kinh doanh tại Việt Nam ký kết một hợp 
đồng mua bán hàng hóa với một đối tác có địa 
điểm kinh doanh tại một quốc gia không phải là 
thành viên của Công ước thì hợp đồng này chỉ có 
thể được điều chỉnh bởi Công ước theo các quy 
tắc tại Điều 1.1.b. Cụ thể, nếu tranh chấp phát 
sinh và các bên khởi kiện tại một tòa án của Việt 
Nam thì tòa án sẽ áp dụng các quy tắc Tư pháp 
quốc tế của Việt Nam để xác định luật thực định 
áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên 
theo hợp đồng. Quy phạm xung đột cho hợp 
đồng hiện hành là Điều 683 Bộ luật dân sự năm 
2015. Theo điểm a khoản 2 Điều 683 của Bộ luật, 
nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng thì 
luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với 
hợp đồng là luật của nước nơi người bán cư trú 
nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp 
nhân (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa). Do 
đó, luật thực định trong trường hợp này là luật 
của nước người bán. Nếu người bán là công ty 
của Việt Nam thì Công ước được áp dụng thay 
cho luật quốc gia Việt Nam bởi Công ước lúc này 
đã trở thành một phần nội luật của Việt Nam. 
Ngược lại, nếu người bán là đối tác thì luật của 
nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết tranh 
chấp đối với hợp đồng này. 
Thứ ba, một lưu ý nữa đối với các cơ quan 
tài phán của Việt Nam là Công ước sẽ không áp 
dụng đối với một số hợp đồng nhất định. Từ thực 
tiễn xét xử, có thể nhận thấy các hợp đồng phân 
phối sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của Công 
ước. Tuy nhiên, các hợp đồng riêng biệt cho các 
đơn đặt hàng được xem là hợp đồng mua bán 
hàng hóa và được điều chỉnh bởi Công ước. Đối 
với hợp đồng trao đổi hàng hóa, Luật thương 
mại Việt Nam năm 2005 chưa có quy định về hợp 
đồng trao đổi hàng hóa, nhưng Bộ luật dân sự 
năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 đều có quy 
định về hợp đồng trao đổi tài sản: “Hợp đồng 
trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, 
theo đó, các bên giao tài sản và chuyển quyền sở 
hữu đối với tài sản cho nhau”26, đồng thời, khẳng 
định mỗi bên đều được coi là người bán đối với 
tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với 
tài sản nhận về. Theo pháp luật Việt Nam, hợp 
đồng trao đổi hàng hóa là một dạng đặc biệt của 
hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, theo cách 
tiếp cận của một số học giả, Công ước có thể áp 
dụng cho loại hợp đồng này nếu pháp luật quốc 
gia xem nó là một hợp đồng mua bán hàng hóa. 
Thứ tư, một vấn đề khác các bên cần xét đến 
là: Liệu rằng các bên có thể lựa chọn áp dụng 
Công ước trong các trường hợp không thỏa mãn 
các điều kiện tiên quyết để áp dụng Công ước 
hay không? Đối với một quốc gia thành viên 
Công ước, đây là một trong những vấn đề quan 
trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm, đặc 
biệt là trong các hợp đồng hỗn hợp khi nghĩa vụ 
cung ứng dịch vụ là chủ yếu như Hợp đồng xây 
dựng hay các loại hợp đồng chìa khóa trao tay. 
Về nguyên tắc, Công ước sẽ không loại trừ phạm 
vi áp dụng đối với các hợp đồng này nếu các bên 
muốn lựa chọn áp dụng Công ước thông qua 
điều khoản chọn luật trong hợp đồng. 
Thứ năm, Công ước cho phép việc loại trừ 
áp dụng Công ước, tuy nhiên, các bên phải thể 
hiện ý định loại trừ một cách rõ ràng hoặc ngầm 
định. Tuy vậy, từ khía cạnh doanh nghiệp, việc 
loại trừ áp dụng Công ước không phải là một lựa 
chọn được khuyến khích cho các doanh nghiệp 
Việt Nam. Trong các giao dịch mua bán hàng hóa 
quốc tế, nếu các bên loại trừ việc áp dụng Công 
ước, thay vào đó lựa chọn áp dụng pháp luật của 
một quốc gia khác, các bên sẽ phải đối mặt với 
nhiều vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận và tìm 
hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài khi 
tranh chấp xảy ra./.
26  Khoản 1 Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2005 và 
khoản 1 Điều 455 Bộ luật dân sự năm 2015

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_pham_vi_ap_dung_cua_cong_uoc_vien_1980_ve_hop_dong.pdf