Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc

Câu chữ “” , câu chữ “” , câu liên động , câu kiêm ngữ, câu tồn hiện là

các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc hiện đại. Hiện tại, nghiên cứu về các kiểu câu

này tại Việt Nam tương đối ít hoặc gần như không có. Bài nghiên cứu tập trung giới thiệu bức

tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt này tại Trung Quốc, phát hiện

thấy rằng, nghiên cứu về các kiểu câu đặc biệt này chủ yếu hoàn thiện và có tính hệ thống từ

khoảng những năm 80 cùa thế kỉ XX; các quan điểm nghiên cứ vô cùng đa dạng, nhiều chiều;

các nghiên cứu tiêu biểu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: định nghĩa kiểu câu, phân loại

câu, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đây chính là cơ sở đáng tin cậy về mặt lý

thuyết, làm tiền đề cho việc đối chiếu sang tiếng Việt, giảng dạy các kiểu câu này cho sinh viên

chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại Việt Nam

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 1

Trang 1

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 2

Trang 2

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 3

Trang 3

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 4

Trang 4

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 5

Trang 5

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 6

Trang 6

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 7

Trang 7

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 8

Trang 8

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6360
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc

Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc
ngữ nghĩa của câu chữ “被”, chữ “被” xuất 
hiện trong câu tạo sự kết nối về mặt ngữ 
nghĩa29. ********* Tổ Nhân Thực trong “Phân tích 
đặc trưng biểu nghĩa của câu chữ ‘被’”30,††††††††† 
đã căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng loại 
câu này đưa ra trường hợp bắt buộc hoặc 
không sử dụng hoặc có thể sử dụng hoặc 
không dạng thức câu bị động, đồng thời 
phân tích lỗi sai thường gặp khi sử dụng câu 
bị động của sinh viên nước ngoài, từ đó chỉ 
ra ngữ cảnh và phạm vi sử dụng của loại câu 
này. 
2.3 Tổng quan tình hình nghiên 
cứu câu lien động(连动句) 
Lữ Thúc Tương trong Lữ Thúc 
Tương toàn tập, tập 631 ‡‡‡‡‡‡‡‡‡ đã đưa ra định 
nghĩa về câu liên động như sau: “hai động 
từ trong câu nếu không có quan hệ đẳng lập, 
cũng không phân định được thành động từ 
chính phụ thì gọi là cấu trúc liên động. Đinh 
Thanh Thụ và nhiều tác giả trong cuốn 
Giảng thoại ngữ pháp Hán ngữ hiện đại32§§§§§§§§§ 
đã bàn luận khá chi tiết về hình thức liên 
động, theo tác giả: “Hình thức liên động là 
kết cấu gồm nhiều động từ dùng liên tiếp, 
trong đó tất cả các động từ đều thuộc cùng 
một chủ ngữ”. Các tác giả cũng đồng thời 
chỉ ra sự khác nhau giữa cấu trúc liên động 
và cấu trúc đẳng lập, nếu như trong cấu trúc 
đẳng lập các động từ có cấu trúc ngang 
hàng, có thể đổi vị trí cho nhau thì động từ 
trong cấu trúc liên động là không thể thay 
đổi vị trí trước sau do phải tuân theo thứ tự 
cấu trúc cố định.
 Về phạm vi và phân loại câu liên động: Lý Lâm Định(李临定)trong Các kiểu câu Hán ngữ 
hiện đại********** đã phân chia cấu trúc câu liên động thành sáu loại: 
Trần Kiến Dân trong Luận bàn về các kiểu câu Hán ngữ hiện đại 33††††††††††đã chỉ ra các đặc 
điểm và tính chất của câu liên động, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của vị ngữ chia câu liên 
động thành mười loại: 
28
§§§§§§§§石定栩, 胡建华. (2005). “被”的句法地位
. 当代语言学, 7(3), 213-224. 
29
*********刘进. (2009). 近代汉语“被”字句研究中的
主要问题. 殷都学刊,30(1), 118-125. 
30
†††††††††祖人植. (1997). “被”字句表义特性分析
. 汉语学习(3), 47-51. 
31
‡‡‡‡‡‡‡‡‡吕叔湘. (2012).吕叔湘全集,第六卷,辽
宁教育出版社,2012 
32
§§§§§§§§§丁声树等.(1999).现代汉语语法讲话,商
务印书馆,北京,1999,112页 
33
†††††††††† 陈建民.(1986).现代汉语句型论.语文出版
社 
14 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Lận Hoàng nghiên cứu đặc điểm, 
phạm vi của câu liên động, trên cơ sở đó 
chia câu liên động thành năm loại34;‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡ Thẩm 
Khai Mộc nghiên cứu về thuộc tính của câu 
liên động, từ đó chỉ ra ba điều kiện hình 
thành và 把 hình thức cơ bản của câu liên 
động35.§§§§§§§§§§ 
 Nghiên cứu tiêu biểu về cấu trúc, ngữ 
nghĩa câu liên động có thể kể đến Nhiêu 
Cần, tác giả tập trung phân tích cấu tạo từ 
trong cấu trúc liên động36; *********** Hồng Miểu 
nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa câu liên 
động trong tiếng Hán hiện đại37;†††††††††††Lý Lâm 
Định nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, quan 
hệ ngữ nghĩa của hai động từ trong câu liên 
động38,‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡ ngoài ra còn nghiên cứu về quan 
hệ tầng bậc của trạng ngữ, giới từ trong 
câu liên động; Dương Thành Khải39 §§§§§§§§§§§ đã 
đưa ra định nghĩa câu liên động từ góc độ 
cấu trúc và ngữ nghĩa từ đó phân loại câu 
34 蔺璜. (1983). 连动式的特点与范围. 山西师大学报:社会科学版(3), 71-75. 
35 沈开木. (1986). 连动及其归属. 汉语学习(5), 19-21. 
36 饶勤. (1993). 从句法结构看复合词中的一种新的构词方式——连动式构词. 汉语学习(6), 15-16. 
37 洪淼. (2004). 现代汉语连动结构研究. (Doctoral dissertation, 南京师范大学). 
38 李临定(1981).“连动句”,语文研究,1981(2) 
39 杨成凯(2000).连动式研究,语法研究和探索,商务印书馆,2000,119页 
40 许利. (2006). 汉语连动式的结构特征. 大学时代:b版(2), 18-19. 
41 马鸣春. (1984). 连动句与动词状语句的对比. 兰州学刊(6), 96-100. 
42 宋玉柱. (1978). 也谈“连动式”和“兼语式”——和张静同志商榷. 郑州大学学报(哲学社会科学版
)(2), 32-40. 
43 郑红明. (1991). 谈《提要》中“紧缩句”和“连动句”的划界. 高校教育管理(2), 45-46. 
44
 吴峰. (1992). 难以区别的兼语句与连动句. 语文教学与研究(1). 
45 黎锦熙(1992).新著国语文法,湖南教育出版社,1992,65. 
46 赵元任(1948).Mandarin Primer, An Interrise Course in Spoken Chinese, Harvard University 
Press, 1948 
liên động trên phương diện cấu trúc và chức 
năng; Hứa Lợi nghiên cứu đặc trưng cấu 
trúc của câu liên động, trên cơ sở so sánh 
đặc điểm động từ trong cấu trúc liên động 
với các cấu trúc khác, từ đó đưa ra phạm vi 
câu liên động40. ************ Ngoài ra còn có các 
nghiên cứu sự khác nhau giữa cấu trúc liên 
động và các cấu trúc khác, điển hình có 
nghiên cứu của Mã Minh Xuân nghiên cứu 
so sánh câu liên động với câu vị ngữ động 
từ41;††††††††††††Tống Ngọc Trụ so sánh câu liên động 
với câu vị ngữ là hai cụm chủ vị42;‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡Trịnh 
Hồng Minh nghiên cứu ranh giới giữa câu 
liên động và câu rút gọn43; §§§§§§§§§§§§ Ngô Phong 
nghiên cứu về sự giống nhau giữa câu kiêm 
ngữ và câu liên động44.************* 
2.4. Tổng quan tình hình 
 nghiên cứu câu kiêm ngữ(兼语句) 
Về định nghĩa câu kiêm ngữ, Lê 
Cẩm Hy45; ††††††††††††† Triệu Nguyên Nhiệm46 ‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡ đều 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 15 
cho rằng những thành phần câu vừa có chức 
năng chủ ngữ, vừa có chức năng tân ngữ gọi 
là thành phần kiêm ngữ. Lữ Thúc Tương47 §§§§§§§§§§§§§ 
gọi câu liên động là câu chuyển vị(递谓式
), ông cho rằng: “Câu chuyển vị là câu có 
hai động từ không cùng thuộc một chủ ngữ, 
chủ ngữ của động từ thứ hai là tân ngữ của 
động từ thứ nhất, động từ thứ nhất thường 
là các động từ như 使, 叫, 让 hoặc các động 
từ có ý nghĩa tương đương với các động từ 
này.” ; Hoàng Bách Vinh, Liêu Tự 
Đông48**************cho rằng, hình thức kiêm ngữ là tân 
ngữ của động từ đứng trước kiê chủ ngữ của 
động từ đứng sau, cấu trúc này tạo ra thành 
phần mang hai chức năng vừa là tân ngữ 
vừa là chủ ngữ gọi là thành phần kiêm ngữ. 
 Về phân loại câu kiêm ngữ, Lữ Thúc 
Tương49†††††††††††††† căn cứ vào đặc điểm của động từ 
thứ nhất chia câu kiêm ngữ thành ba loại: 
động từ mang hai tân ngữ biểu thị “mệnh 
lệnh”; động từ mang hai tân ngữ biểu thị 
“tán đồng” hoặc “trách mắng”; động từ 
mang ba tân ngữ biểu thị “cho”, “tặng”. 
Đinh Thanh Thụ cho rằng động từ thứ nhất 
trong câu kiêm ngữ có thể là từ “有” hoặc“
没有”50.‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡Tống Ngọc Trụ căn cứ ngữ nghĩa 
của động từ thứ nhất phân chia động từ câu 
kiêm ngữ thành năm loại: mệnh lệnh, trợ 
giúp, sở hữu, tâm lý, giới thiệu51.§§§§§§§§§§§§§§Du Nhữ 
Kiệt chia câu kiêm ngữ thành 11 loại bao 
gồm: sai khiến, mệnh lệnh, khuyên nhủ, nhờ 
vả, cung cấp, giới thiệu, phối hợp, giúp đỡ, 
tháp tùng, yêu ghét, có không52. *************** Từ các 
phân loại câu kiêm ngữ cho thấy các cách 
47 吕叔湘(2012).吕叔湘全集,第六卷,
辽宁教育出版社 
48 黄伯荣,廖序东(2007).现代汉语,北
京高等教育出版社 
49 吕叔湘(1980).现代汉语八百词,北京
商务印书馆 
50 丁声树,吕叔湘,李荣(1957).现代汉
语语法讲话,北京商务印书馆 
phân loại đều căn cứ trên đặc điểm ngữ 
nghĩa của động từ thứ nhất, đồng thời động 
từ thứ nhất thường là động từ mang ngữ 
nghĩa cầu khiến hoặc mệnh lệnh. 
 Về ngữ nghĩa câu kiêm ngữ các nghiên cứu 
chủ yếu phân tích quan hệ ngữ nghĩa giữa 
các thành phần trong câu như: mối liên hệ 
giữa động từ thứ nhất, thành phần kiêm ngữ 
và động từ thứ hai; Quan hệ ngữ nghĩa của 
động từ thứ nhất với thành phần kiêm ngữ; 
Quan hệ ngữ nghĩa giữa thành phần kiêm 
ngữ với động từ thứ hai; Quan hệ ngữ nghĩa 
giữa động từ thứ nhất với động từ thứ hai. 
Điển hình là nghiên cứu của Du Nhữ 
Kiệt53††††††††††††††† tác giả cho rằng đặc điểm chung của 
động từ trong câu kiêm ngữ động là luôn 
biểu thị ý nghĩa cầu khiến, mệnh lệnh, đồng 
thời động từ thứ nhất là tác nhân để động từ 
thứ hai xuất hiện. Về quan hệ của động từ 
thứ nhất và động từ thứ hai trong câu kiêm 
ngữ, tác giả Thẩm Song Thắng cho rằng 
mức độ động tác được biểu thị trong động 
từ thứ hai thường yếu hơn động từ thứ nhất, 
giữa hai động từ có quan hệ tầng bậc54.‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡Tác 
giả Hoàng Hiểu Đông thì cho rằng cấu trúc 
ngữ nghĩa giữa các thành phần trong câu 
kiêm ngữ là cấu trúc phức đa nguyên, đa 
tầng, đối với quan hệ ngữ nghĩa giữa động 
từ thứ nhất, thành phần kiêm ngữ với động 
từ thứ hai, tác giả cho rằng có một nhân tố 
C – là nhân tố ẩn trong quan hệ ngữ nghĩa 
này, nó có thể biểu thị mục đích kết quả, 
51 宋玉柱(1986).现代汉语语法十讲,南
开大学出版社,天津,1986,91-93. 
52 游汝杰. (2002). 现代汉语兼语句的句法和
语义特征. 汉语学习(6), 1-6. 
53 游汝杰. (2002). 现代汉语兼语句的句法和
语义特征. 汉语学习(6), 1-6. 
54 沈双胜. (2004). 汉语兼语式谓语与汉英对
应表达. 四川外语学院学报, 20(4), 93-96. 
16 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
nguyên nhân, sở hữu tồn tại, xưng hô giải 
thích.55§§§§§§§§§§§§§§§. 
 Về cấu trúc câu kiêm ngữ, các nghiên cứu 
còn tồn tại các ý kiến trái chiều. Do hiện 
tượng kiêm ngữ là hiện tượng khá đặc thù 
trong tiếng Trung Quốc, nhiều nhà nghiên 
cứu ngôn ngữ Trung Quốc dùng các lý 
thuyết ngôn ngữ phương Tây để giải thích 
hiện tượng này. Hồ Dụ Thụ, Phạm Hiểu 
không công nhận chức năng kiêm ngữ của 
thành phần kiêm ngữ trong câu, tuy nhiên 
vẫn cho rằng đây là một cấu trúc rất đặc biệt 
trong tiếng Trung Quốc, đồng thời cho rằng 
trong cấu trúc câu này tồn tại một phạm trù 
trống(空语类—empty category)làm chủ 
ngữ của động từ thứ hai. Về nghiên cứu đối 
chiếu câu kiêm ngữ trong tiếng Hán với các 
ngôn ngữ khác điển hình có Thẩm Song 
Thắng, Trần Tú Quyên56 **************** nghiên cứu đối 
chiếu câu kiêm ngữ trong tiếng Trung Quốc 
với câu tân ngữ phức trong tiếng Anh. 
2.5. Tổng quan tình hình nghiên 
cứu câu tồn hiện (存现句) 
Trong Hán ngữ hiện đại57†††††††††††††††† xuất bản 
năm 1991, hai tác giả Hoàng Bá Vinh - Liêu 
Tự Đông đã đưa ra định nghĩa về câu tồn 
hiện như sau: câu tồn hiện là một kiểu câu 
đặc thù dùng để miêu tả môi trường xung 
quanh, kiểu câu này biểu thị ở đâu đó tồn 
tại, xuất hiện, biến mất người hoặc vật nào 
đó. Với các nghiên cứu về sau, định nghĩa 
này ngày càng được hoàn thiện hơn. Câu 
tồn hiện không chỉ biểu thị ý nghĩa tồn tại 
mà còn phải thỏa mãn được điều kiện về 
hình thức, tức là: thành tố đầu của câu tồn 
hiện luôn là từ ngữ chỉ địa điểm, phía sau 
55 黄晓冬. (2009). 试论兼语短语的语义结构
. 四川师范大学学报(社会科学版), 36(6), 
38-43. 
56 陈秀娟. (2010). 致使义的汉语兼语句和英
语复合宾语句的对比研究. (Doctoral 
dissertation, 吉林大学). 
động từ vị ngữ luôn là danh từ chỉ người 
hoặc vật tồn tại, xuất hiện hoặc biến mất. 
(Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại ứng dụng- Cố 
Vy Hoa, Phan Văn Ngu, Lưu Nguyệt 
Hoa)58.‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡. 
Nghiên cứu về đặc tính, phạm vi và 
phân loại câu tồn hiện, thông qua tổng hợp 
và phân tích các tài liệu liên quan, nhóm 
nghiên cứu nhận thấy, trong giới nghiên cứu 
Trung Quốc tồn tại tương đối nhiều các 
quan điểm khác nhau, thậm chí là trái 
ngược. Các quan điểm nghiên cứu được tóm 
tắt dưới đây: 
Trong giới nghiên cứu Trung Quốc, 
có nhiều ý kiến tranh luận về việc câu tồn 
hiện nên được xếp là loại câu phân loại theo 
kết cấu ngữ pháp hay là loại câu phân loại 
theo mục đích nói. Đa số các nhà nghiên 
cứu Trung Quốc vẫn ủng hộ quan điểm câu 
tồn hiện là loại câu phân loại theo kết cấu 
ngữ pháp, tuy nhiên trong bài viết “Luận 
bàn về phạm vi và tính chất của câu tồn 
hiện”59,§§§§§§§§§§§§§§§§tác giả Phan Văn đã đưa ra quan 
điểm trái ngược. Phan Văn cho rằng kết cấu 
cú pháp của câu tồn hiện thiếu tính thống 
nhất, nhưng mục đích giao tiếp của loại câu 
này thì lại đồng nhất, đều tập trung biểu đạt 
ý nghĩa tồn tại. Vì vậy, tác giả khẳng định 
việc xếp câu tồn hiện vào loại câu phân loại 
theo mục đích giao tiếp hợp lí hơn là xếp 
câu tồn hiện vào loại câu phân loại theo kết 
cấu ngữ pháp. 
Về phạm vi và phân loại câu tồn 
hiện, phạm vi khoanh vùng câu tồn hiện phụ 
thuộc rất nhiều vào tiêu chuẩn nhận diện của 
loại câu này. Đa số các nghiên cứu hiện nay 
57 黄伯荣, & 廖序东. (1991). 现代汉语 (增订
版). 高等教育出版社. 
58 刘月华, 潘文娱等. (2001). 实用现代汉语
语法.增订本. 商务印书馆. 
59 潘文. (2003). 现代汉语存现句研究,(
Doctoral dissertation, 复旦大学) 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 17 
về câu tồn đều kết hợp hai tiêu chí ý nghĩa 
biểu đạt và kết cấu để nhận biết câu tồn hiện. 
Về mặt kết cấu, một câu tồn hiện phải có các 
thành tố cấu tạo theo mô hình: “Từ ngữ chỉ 
thời gian, không gian (thành tố A) + động 
từ + 着/了(thành tố B) + danh từ/ cụm danh 
từ(thành tố C)” đồng thời, kết cấu trên phải 
biểu đạt ý nghĩa “tồn tại”. 
 Nghiên cứu về cấu trúc ngữ pháp trong câu 
tồn hiện chủ yếu nghiên cứu các thành phần 
cấu thành trong câu. Trong cuốn Các vấn đề 
tân ngữ - chủ ngữ trong tiếng Hán60***************** của 
Lữ Nghệ Bình (1956), có nhiều nghiên cứu 
đã đưa ra các quan điểm về đặc tính ngữ 
pháp của thành tố đầu (A) trong câu tồn 
hiện. Đa phần các nhà nghiên cứu đều cho 
rằng thành tố đứng đầu trong câu tồn hiện 
(còn gọi là thành tố A) luôn là chủ ngữ của 
câu. Phạm Phương Liêni (范芳莲,1963), 
Lý Lâm Địnhii (李临定,1984) nghiên cứu 
về thành tố (A) cho rằng (A) được tạo thành 
bởi kết cấu “động từ kiêm giới từ + tân 
ngữ”; Nghiên cứu về giới từ “zai” (在) khi 
cụm giới từ - tân ngữ làm thành tố đầu trong 
câu tồn hiện có nghiên cứu của Trữ Trạch 
Tương (1996) . Các nghiên cứu về thành tố 
(B) trong câu tồn hiện tương đối phong phú. 
Các nghiên cứu này chủ yếu tập chung đưa 
ra quan điểm thảo luận về các loại động từ 
có thể làm thành tố B, ví dụ như “Phân tích 
câu tồn hiện có sử dụng động từ ‘you’(有)” 
của Cao Thận Quý (1990)61,†††††††††††††††††“Câu tồn hiện 
chứa chữ ‘you’(有) và câu tồn hiện chứa 
chữ ‘shi’ ( 是 )” của Cố Chí Cương 
(1992)62.‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡Ngoài ra còn có các nghiên cứu 
về đặc điểm ngữ nghĩa của động từ và các 
60 吕冀平. (1956). 汉语的主语宾语问题. 中
华书局. 
61 高慎贵(1990).用”有”的存现句试析.逻辑与
语言学习, 2 
62 顾志刚(1992).是‘字’存现句一兼析‘有’字
存现句.南通师专学报, 2 
thành phần đi sau động từ, như “Câu tồn 
hiện”của Trương Học Thành (1982)63, §§§§§§§§§§§§§§§§§ 
“Câu tồn hiện động thái” của Tống Ngọc 
Trụ (1982)64.****************** Thành tố (C) trong câu tồn 
hiện thường là danh từ và thường là danh từ 
không xác định, tuy nhiên trong một số điều 
kiện nhất định, (C) có thể là danh từ xác 
định, thậm chí là danh từ riêng. Nghiên cứu 
về mối liên hệ giữa các thành phần trong câu 
tồn hiện còn tương đối ít và chưa có nhiều 
quan điểm nổi bật. Nhìn chung, các học giả 
đều chỉ ra rằng khi câu tồn hiện khuyết đi 
thành tố B, chỉ có “thành phần A + thành 
phần C”, lúc này phía trước thành tố C bắt 
buộc phải có số lượng từ, nếu không câu sẽ 
không có nghĩa. 
 Các nghiên cứu về ngữ nghĩa và 
ngữ dụng của câu tồn hiện không nhiều, các 
nghiên cứu có liên quan chủ yếu vận dụng 
các lí thuyết vị từ - tham thể, lí thuyết phân 
tích đặc điểm ngữ nghĩa (语义特征分析法
/Semantic feature analysis) để phân tích 
động từ trong câu tồn hiện. 
Trương Học Thành (1982)65†††††††††††††††††† đã căn cứ vào 
động từ và đặc điểm ngữ nghĩa của động từ 
phân câu tồn hiện thành bốn loại: câu chữ 
“you”(有),câu chữ “shi”(是), câu động 
từ tĩnh thái, động từ động thái; Thôi Kiến 
Tân (1987) trong bài “Động từ vị ngữ trong 
câu tồn hiện”66,‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡thì lại căn cứ trên đặc điểm 
ngữ nghĩa của động từ để tiến hành phân 
chia động từ trong câu tồn hiện thành ba loại 
chính: động từ biểu thị sự xuất hiện hay biến 
mất nhanh chóng, động từ biểu thị xu 
hướng, động từ biểu thị động tác. Phan Văn 
(2003) đã tiến hành phân loại khá chi tiết 
63 张学成(1982).存现句.语言学年刊 
64 宋玉柱(1982).动态存现句.汉语学习 
65
 潘文, & 延俊荣. (2007). 论现代汉语存现句
的语用分类. 江苏社会科学(1), 209-213. 
66 崔建新. 隐现句的谓语动词[J]. 语言教学与
研究, 1987(2):45-54. 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_nghien_cuu_cac_kieu_cau_dac_biet_trong_tieng_trung.pdf