Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”)

Để có được những đề xuất hữu ích cho việc biên soạn bài tập tham khảo học phần tiếng Trung

thương mại tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, bài viết tập trung vào hai nội dung

chính. Nội dung thứ nhất là khảo sát tổng thể các dạng bài tập trong “Giáo trình nghe nói tiếng

Hán thương mại (Quyển 1)” của tác giả Quý Cẩn chủ biên, nội dung thứ hai là thông qua kết quả

khảo sát đó, đưa ra một vài đề xuất hữu ích trong việc thiết kế biên soạn bài tập tham khảo cho học

phần tiếng Trung thương mại tại Trường. Thông qua bốn tiêu chí của tác giả Lý Tuyền: tính thực

tiễn, tính thực dụng, tính khoa học và tính hấp dẫn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân tích,

đánh giá tổng cộng 14 dạng đề bài, 226 bài tập trong giáo trình. Kết quả khảo sát là những nhận

xét mang tính khái quát nhất về những ưu điểm và hạn chế trên phương diện thiết kế bài tập của

giáo trình này, đồng thời đưa ra những định hướng trong công tác biên soạn bài tập tham khảo

phục vụ công tác giảng dạy học phần tiếng Trung thương mại tại Trường Ngoại ngữ - Đại học

Thái Nguyên.

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 1

Trang 1

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 2

Trang 2

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 3

Trang 3

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 4

Trang 4

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 5

Trang 5

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 6

Trang 6

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 7

Trang 7

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 960
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”)

Khảo sát thiết kế bài tập trong giáo trình Tiếng Hán thương mại tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (Khảo sát “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại”)
ượng câu hỏi 
cho mỗi bài tập là quá ít. Tuy rằng nội dung 
kiến thức cơ bản đảm bảo yêu cầu của bài học, 
giúp người học nắm được kiến thức từng bài, 
nhưng chưa thực sự hỗ trợ người học được 
rèn luyện, trau dồi thêm kĩ năng. 
Thứ hai, độ khó của bài tập. Theo khảo sát 
bên trên, có 10/14 dạng bài tập có độ phức tạp, 
chiếm 71,42%. Tức là các dạng bài tập trong 
giáo trình này đa số đều có độ khó nhất định 
so với trình độ người học, một số bài tập yêu 
cầu phạm vi kiến thức rộng, độ khó cao, tạo 
ra những hạn chế nhất định cho người học 
chưa có kinh nghiệm làm việc và kiến thức 
chuyên ngành. Một số bài tập nhiều yêu cầu 
hoặc yêu cầu nâng cao và chuyên sâu hơn, 
người học khó mà đáp ứng được, ví dụ: "请
收集一个你的国家遭遇到的技术性贸易壁
垒或反倾销的例子。分析一下遭遇到这些
非关税壁垒的原因以及最后的结果如何?" 
[3, tr.72] (Bạn hãy thu thập một vụ án của đất 
nước bạn về bán phá giá hoặc vấp phải hàng 
rào thương mại kỹ thuật. Phân tích một chút 
nguyên nhân của việc gặp phải những vụ phi 
hàng rào thuế quan như thế này và kết quả 
cuối cùng như thế nào?). Đề bài kiểu như này 
có rất nhiều yêu cầu và độ khó rất cao, điều 
này gây áp lực cho người học và có thể hiệu 
quả học tập sẽ không cao. Kiểu đề bài này sau 
mỗi chuyên đề đều có một bài, chúng tôi cho 
rằng phù hợp với một bài tập lớn, có thể cho 
người học làm việc hoặc thảo luận theo nhóm, 
cần có nhiều thời gian để thu thập tài liệu, 
phân tích các nội dung trong bài yêu cầu, nếu 
không người học khó mà hoàn thành nhiệm 
vụ theo yêu cầu của đề bài giao. Qua đó có 
thể thấy một số dạng bài tập chưa thực sự phù 
hợp với đặc điểm và môi trường học tập của 
người học. 
2.2.2. Tính thực dụng 
Nguyên tắc tính thực dụng của bài tập trong 
giáo trình để chỉ người học có thể vận dụng 
được các kiến thức đã học được, liên hệ với 
thực tế, để luyện tập, củng cố kiến thức hoặc 
rèn luyện kỹ năng làm bài. Theo tác giả Lý 
Tuyền [4, tr.211], tính thực dụng ở đây chỉ 
người học có thể sử dụng được trong thực tế, 
gần gũi với cuộc sống hàng ngày, làm cho 
người học cảm thấy là học xong dùng được. 
Thông qua khảo sát và phân tích, chúng tôi 
nhận thấy, tính thực dụng trong thiết kế giáo 
trình này có những ưu nhược điểm như sau: 
Ưu điểm 
Theo cách biểu đạt ở trên, tính thực dụng 
trong thiết kế bài tập của giáo trình này chủ 
yếu thể hiện qua việc người học có thể sử 
dụng trong thực tế, biết vận dụng các kiến 
thức chuyên ngành đã được học, liên hệ với 
thực tế để luyện tập, nắm vững kiến thức và 
dần dần nâng cao trình độ. Trong giáo trình 
này, các dạng bài tập rất thực dụng, được thiết 
kế để người học phát huy tối đa năng lực tư 
duy và khả năng liên hệ với thực tế để luyện 
tập. Đa số các bài tập đều lựa chọn ngữ cảnh 
tại Trung Quốc hoặc xuất phát từ môi trường 
người học, dần dần dẫn dắt thâm nhập vào 
các chủ đề trong lĩnh vực thương mại của 
quốc gia người học hoặc tình hình thương mại 
quốc tế. Ví dụ: 
"中国南方钢铁公司有一批钢材要出口到越
南。你是该公司的业务员,但你对报关的业
务不太熟悉。请模仿课文的对话,设计一个
你在报关咨询专业报关员的情景。" [3, tr.60] 
Vi Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 87 - 94 
 Email: jst@tnu.edu.vn 92 
(Công ty thép Nam Phương Trung Quốc có 
một lô hàng thép cần xuất khẩu sang Việt 
Nam. Bạn là nhân viên nghiệp vụ của công ty 
đó, nhưng bạn chưa thông thạo nghiệp vụ 
khai báo hải quan. Hãy mô phòng đoạn hội 
thoại trong bài khóa, thiết kế một hoạt cảnh 
bạn đang xin tư vấn nhân viên chuyên khai 
báo hải quan). 
Hạn chế 
Qua khảo sát và phân tích chúng tôi phát hiện 
vẫn còn một số bài tập chưa thực sự hữu dụng, 
người học sau khi học xong khó có thể vận 
dụng ngay vào thực tế. Ví dụ: 
"根据对话内容,请说说为什么“商场如战
场”?在“知己知彼,百战不殆”之外,关
于《孙子兵法》,你还知道哪些?" [3, tr.15] 
(Căn cứ vào nội dung bài khóa, hãy nói một 
chút vì sao “thương trường như chiến trường”? 
Ngoài câu “Biết mình biết người, trăm trận 
trăm thắng” ra, nói về “Binh pháp Tôn Tử”, 
bạn còn biết thêm những gì?),chủ đề này chủ 
yếu mang tính lý luận, không hoàn toàn phù 
hợp với nhu cầu phổ biến của người học. 
2.2.3. Tính khoa học 
Nguyên tắc tính khoa học yêu cầu ngôn ngữ 
cần phải quy phạm, giải thích phải khoa học, 
tổ chức nội dung cần phải phù hợp với các 
quy luật ngôn ngữ và quy luật học tập ngôn 
ngữ. Tác giả Lý Tuyền cho rằng, nội dung 
phải “quy phạm và được sắp xếp hợp lí” [4, 
tr.198]. Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc tính 
khoa học của bài tập được thể hiện ở sự tương 
quan giữa nội dung, hình thức bài tập với nội 
dung dạy học, mục đích dạy học và đặc điểm 
của bài học. 
Ưu điểm 
“Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương mại” 
là cuốn giáo trình nghe và nói, các dạng bài 
tập trong giáo trình này chủ yếu tập trung vào 
việc bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ 
về lĩnh vực thương mại cho người học, đặc 
biệt chú trọng việc luyện tập đối thoại theo 
ngữ cảnh, tình huống, phân vai. Thông qua 
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các dạng bài 
tập trong giáo trình được thiết kế rất khoa học, 
ngôn ngữ quy phạm chính xác, bố cục rõ ràng, 
tổng thể sắp xếp hợp lí, phù hợp với đặc điểm 
của từng bài học, cụ thể như sau: 
Thứ nhất, nội dung bài khóa và hình thức, 
cũng như số lượng bài tập rất hợp lý, số lượng 
bài tập phân chia cân đối giữa các phần nghe 
và nói. Cụ thể trong tổng số 14 dạng bài tập 
trong giáo trình có 7 dạng bài tập trung rèn 
luyện kỹ năng nghe, và 7 dạng bài tập còn lại 
chú trọng luyện tập kỹ năng nói. Về tổng thể, 
các dạng bài tập trong giáo trình chú trọng rèn 
luyện kỹ năng nghe và nói, các dạng bài tập này 
được thiết kế đan xen, lồng ghép nhau để người 
học linh hoạt luyện tập và đạt hiệu quả cao. 
Thứ hai, độ khó tăng dần, được nhắc lại ở 
nhiều ngữ cảnh, có chú trọng mở rộng nâng 
cao. Trước hết tính khoa học được thể hiện ở 
sự sắp xếp rất hợp lý về độ khó của các dạng 
bài tập, các dạng bài tập có độ khó tăng dần, 
hầu hết các nội dung luyện tập được nhắc lại 
nhiều lần trong các ngữ cảnh khác nhau, để 
giúp người học củng cố kiến thức đã được 
học. Ví dụ: trong chuyên đề 1, bài khóa 3 [3, 
tr.6], các câu hỏi trong các bài tập được thiết 
kế có độ khó tăng dần, lặp đi lặp lại nhiều lần 
nội dung “和不同的国家的人谈判” (đàm 
phán với người ở các quốc gia khác nhau) ở 
các ngữ cảnh, để người học ghi nhớ, củng cố 
kiến thức sâu hơn, cụ thể: bài tập gợi ý trước 
khi nghe, bài 2 [3, tr.6]: 和不同的国家的人
谈判会有什么不同? (Đàm phán với người 
ở các quốc gia khác nhau có gì khác nhau?); 
bài tập phán đoán đúng sai, bài 1 [3, tr.6]: “因
为谈判双方国家的文化不同,所以跟不同
国家的人谈判差别很大。” (Bởi vì văn hóa 
quốc gia khác nhau giữa đôi bên đàm phán, 
cho nên sự khác biệt của người đàm phán của 
các quốc gia khác nhau rất lớn);bài tập trả 
lời câu hỏi, bài 4 [3, tr.7]: 为什么与不同的国
家的人谈判差别很大?(Vì sao sự khác biệt 
với người đàm phán của các quốc gia khác 
nhau rất lớn?) . 
Qua đây có thể khẳng định, bài tập trong giáo 
trình này đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu 
đó là ôn tập, củng cố nội dung kiến thức đã 
được học. Ngoài ra, có khá nhiều dạng bài tập 
được mở rộng nâng cao, theo khảo sát thì có 
5/14 (35,71%) dạng bài tập được thiết kế mở 
Vi Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 87 - 94 
 Email: jst@tnu.edu.vn 93 
rộng nâng cao, nhằm luyện tập chuyên sâu, 
nâng cao hơn cho người học. Phần bài tập 
theo dạng củng cố kiến thức trên lớp là những 
nội dung đã sẵn có trong bài khóa, còn phần 
mở rộng nâng cao là phần giúp người học 
luyện tập cách tự biểu đạt và ôn tập củng cố 
kiến thức sau buổi học trên lớp. 
Hạn chế 
Thứ nhất, một số dạng bài tập thiết kế bị 
trùng lặp, tuy tên gọi bài tập khác nhau, 
nhưng yêu cầu nhiệm vụ là hoàn thành như 
nhau. Ví dụ: bài tập “填空题”(Điền từ vào 
chỗ trống) và bài tập “综合上面课文的内
容,听后完成对话” (Tổng hợp nội dung của 
các bài khóa đã học, nghe xong hoàn thành 
hội thoại) bản chất là như nhau, cùng là nghe 
xong điền từ vào chỗ trống. Tuy rằng nội 
dung cần điền trong các bài tập không bị 
trùng lặp, nhưng ít nhiều vẫn gây ra sự nhàm 
chán cho người học, hạn chế phát huy năng 
lực tư duy ngôn ngữ. 
Thứ hai, tiêu đề bài tập phức tạp hóa, dễ 
khiến người học phải dồn sự tập trung vào 
việc phân tích đề bài, mà có thể quên đi mục 
đích chính, như dạng bài tập điền từ tổng hợp 
bên trên đã nhắc đến: 
“综合上面四段课文的内容,听后完成对话” 
(Tổng hợp nội dung của 4 bài khóa đã học, 
nghe xong hoàn thành hội thoại) [3, tr.101]. 
Mục tiêu của dạng bài tập này chỉ cần người 
học căn cứ vào nội dung nghe được, để điền 
từ vào chỗ trống là đã hoàn thành nhiệm vụ, 
nhưng tiêu đề của bài tập lại rất phức tạp, 
dùng từ ngữ khá vòng vèo, tạo độ khó và tạo 
cảm giác áp lực cho người học. Qua quan sát, 
chúng tôi nhận thấy phần bài tập trong giáo 
trình nghe và nói khác sử dụng tiêu đề tương 
đối đơn giản, dễ nhớ như: "听后填空” 
(Nghe xong điền từ),“综合填空" (Điền từ 
tổng hợp)... Vì vậy, chúng tôi cho rằng tiêu đề 
nên đi trực tiếp vào yêu cầu của bài tập, đủ ý, 
ngắn gọn và súc tích, dễ thực hiện, cần giảm 
thiểu những từ ngữ không cần thiết hoặc phức 
tạp hóa đề bài. 
Thứ ba, ngôn ngữ sử dụng trong một số bài 
tập không thống nhất, độ dài ngắn trong cùng 
một dạng bài của một số cũng không tương 
đồng. Qua thống kê, chúng tôi phát hiện có 
một số bài tập về mặt nội dung và yêu cầu có 
sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Trung và tiếng 
Anh, trong khi đó những bài tập khác trong cả 
giáo trình đều chỉ sử dụng duy nhất một ngôn 
ngữ là tiếng Trung, cụ thể là bài tập “商务情
景练习” (Luyện tập tình huống thương mại) 
[3, tr.30]; bài tập này không những không 
thống nhất về ngôn ngữ, mà độ dài cũng 
không tương đồng với các bài tập còn lại, đề 
bài và yêu cầu quá dài (300 - 400 chữ), trong 
khi đó các bài tập cùng dạng bài này có độ dài 
chỉ khoảng từ 100 đến 120 chữ. 
2.2.4. Tính hấp dẫn 
Tác giả Lý Tuyền cho rằng "Tính hấp dẫn của 
giáo trình do nhiều yếu tố tạo thành”, nhưng 
chủ yếu vẫn là “hai phương diện: nội dung và 
hình thức" [4, tr.224]. Bài tập tuy là một phần 
nhỏ trong giáo trình giảng dạy, nhưng cũng 
vẫn rất cần hấp dẫn, thu hút và khơi gợi được 
hứng thú học tập cho người học. Chúng tôi 
thông qua nội dung và hình thức của các dạng 
bài tập trong giáo trình để đánh giá tính hấp 
dẫn trong thiết kế, biên soạn bài tập của giáo 
trình này như sau: 
Ưu điểm 
Thứ nhất, xét về nội dung, các chuyên đề 
trong “Giáo trình nghe nói tiếng Hán thương 
mại” rất trọng tâm, mới mẻ, mang tính thời sự, 
hấp dẫn người học. Đồng thời cung cấp khối 
kiến thức nền tảng, phục vụ cho công việc 
trong tương lai của người học. Những nội 
dung kiến thức này không những chắc chắn sẽ 
sử dụng trong công việc sau khi tốt nghiệp, 
mà cũng rất cần thiết trong đời sống hàng 
ngày, ví dụ: 
“2005 年 7 月,欧盟正式决定对中国出口
的皮鞋进行反倾销调查。其中温州皮鞋涉
案金额 2000多万美元,涉案企业 6家。请
设计一个温州的一家制鞋企业向律师咨询
如何应对反倾销调查的对话。” (Tháng 7 
năm 2005, EU đã chính thức điều tra chống 
bán phá giá đối với xuất khẩu giầy da Trung 
Quốc. Trong đó, tổng số tiền liên quan đến vụ 
án ở Ôn Châu là hơn 20 triệu đô la Mỹ, 6 
doanh nghiệp liên quan đến vụ án. Hãy thiết 
kế một đoạn hội thoại một doanh nghiệp giầy 
Vi Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 87 - 94 
 Email: jst@tnu.edu.vn 94 
da Ôn Châu xin tư vấn luật sư để ứng phó với 
vụ điều tra chống bán phá giá này ra sao.)[3, 
tr.75]... 
Nội dung của những đề bài tập này sẽ khiến 
cho người học cảm thấy hữu ích, tạo hứng thú 
cho người học chủ động học hỏi, tìm tòi và 
lĩnh hội kiến thức. 
Thứ hai, xét về hình thức, chúng tôi nhận thấy 
tổng thể các dạng bài tập trong giáo trình 
được thiết kế hài hòa, trình bày bắt mắt, tạo 
được sự hấp dẫn cho người học. Cụ thể: Hình 
thức bài tập sau mỗi bài khóa trong mỗi 
chuyên đề được thiết kế đồng đều giống nhau, 
rất cân đối, bao gồm 14 dạng bài chia đều cho 
luyện tập hai kỹ năng nghe và nói. Tạo cho 
người học cảm giác quen thuộc, chuẩn bị sẵn 
tâm lý làm bài. Tác giả sử dụng gam màu 
mạnh để thiết kế toàn bộ giáo trình, đó là hai 
màu đỏ và đen. Gam màu đỏ tạo sự chú ý 
mạnh với người học kết hợp với màu đen 
truyền thống. Tiêu đề bài tập và đáp án được 
sử dụng gam màu đỏ, nội dung sử dụng gam 
màu đen, tạo sự khác biệt rõ rệt, đồng thời tạo 
sự chú ý đặc biệt cho người học, khiến người 
học chú trọng hơn, nhớ lâu hơn. 
Hạn chế 
Trong thiết kế tài liệu giảng dạy, tranh ảnh 
cũng là một trong những yếu tố thể hiện tính 
hấp dẫn, thu hút người học. Tuy nhiên, về 
phương diện thiết kế sử dụng hình ảnh, các 
bài khóa và bài tập trong giáo trình hoàn toàn 
không sử dụng bất kỳ tranh ảnh hay hình ảnh 
nào minh họa. Chúng tôi cho rằng, nên thiết 
kế thêm hình ảnh hoặc tranh ảnh minh họa 
cần thiết cho từng dạng bài tập, giúp người 
học nhận thức tích cực hơn, góp phần gây 
dựng niềm hứng thú học tập. 
3. Kết luận 
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, 
để thiết kế và biên soạn, biên tập được các 
dạng bài tập tham khảo cho học phần tiếng 
Trung thương mại cần thực hiện được những 
nội dung sau: Thứ nhất, thiết kế bài tập phải 
kết hợp luyện tập kiến thức chuyên ngành và 
luyện tập ngôn ngữ giao tiếp, đảm bảo các 
tiêu chuẩn: tính chuẩn xác, tính lưu loát và độ 
phức tạp. Thứ hai, các dạng bài tập cần phải 
phong phú, nội dung mang tính thời đại, tư 
liệu ngôn ngữ nên sưu tầm từ thực tế, kết hợp 
tính thực dụng và tính dẫn dắt, hỗ trợ người 
học ghi nhớ lâu, học đến đâu, sử dụng luôn 
đến đó. Thứ ba, thiết kế bài tập cho đối tượng 
sinh viên đạt trình độ trình độ tiếng Hán trung 
cao cấp, cần cân nhắc tới số lượng bài tập và 
số lượng câu hỏi trong từng bài. Ngoài số bài 
tập đã cung cấp trong giáo trình, chúng tôi 
kiến nghị nên thiết kế biên soạn thêm 3-5 
dạng bài tập khác nữa, bao gồm các dạng bài 
luyện tập từ (như: giải thích cụm từ chuyên 
ngành, chọn từ điền chỗ trống), các dạng bài 
tập luyện tập câu (như: sắp xếp từ thành câu, 
đặt câu với cụm từ chuyên ngành, dịch câu), 
các dạng bài luyện tập đoạn văn (như: sắp xếp 
câu thành đoạn, điền từ vào chỗ trống trong 
đoạn văn ngắn, dịch đoạn văn ngắn, dịch hội 
thoại...). Cuối cùng, các dạng bài tập được 
biên soạn thêm có thể được vận dụng ngay 
trong quá trình giảng dạy trên lớp, giúp người 
học luyện tập và củng cố kiến thức ngay sau 
phần nội dung lý thuyết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES 
[1]. J. M. Zhao, “On the Evaluation of Chinese 
Language Teaching Materials”, Language 
Teaching and Research, vol. 3, pp. 5-8, 1998. 
[2]. Y. Li, “Base on “Bridge - Practical Chinese 
Intermediate Course,” Language Teaching 
and Research, vol. 2, pp. 35-38, 1998. 
[3]. J. Ji, Business Chinese Listening and Speaking 
Course, University of International Business 
and Economics Press, vol. 1, 2008. 
[4]. Q. Li, Theoretical Thinking on Teaching 
Chinese as a Foreign Language. Beijing 
Commercial Press, 2012. 
[5]. J. Zhou, and L. Tang, “Investigation and 
Thinking on the Design of Chinese textbook 
exercises,” Language Teaching and Research, 
vol.4, pp. 22-25, 2004. 
[6]. Y. Di, Spoken Chinese: From Teaching to 
Testing. Beijing Language and Culture 
University Press, 2013. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thiet_ke_bai_tap_trong_giao_trinh_tieng_han_thuong.pdf