So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trong tiếng Hán và tiếng Việt trợ từ ngữ khí là từ loại đặc biệt thường

đứng ở vị trí cuối câu, có số lượng rất nhiều và cách dùng trong câu rất

linh hoạt. Đặc biệt hiện tượng liên dùng của loại từ này trong tiếng

Hán và tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, giữa hai ngôn ngữ tồn tại

nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Bài viết đã tiến hành thống kê,

phân tích, so sánh về phương diện ngữ pháp của hiện tượng liên dùng

trợ từ ngữ khí để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn

ngữ này. Kết quả thể hiện trong bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích,

giúp cho người học và người nghiên cứu phân biệt rõ sự giống nhau và

khác nhau về phương diện ngữ pháp của hiện tượng liên dùng loại từ

này trong tiếng Hán và tiếng Việt, thông qua đó nâng cao được sự hiểu

biết và thấy được sự phong phú về ngữ pháp của hai ngôn ngữ này.

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 1

Trang 1

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 2

Trang 2

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 3

Trang 3

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 4

Trang 4

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 5

Trang 5

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 6

Trang 6

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 03/01/2022 600
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt

So sánh hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt
 kết hợp với trợ từ khác, vì thế hiện tượng liên dùng trợ từ ngữ khí 
trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Nguyễn Văn Hiệp cũng đề cập đến hiện tượng liên 
dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt, ông cho rằng “vị trí trợ từ ngữ khí liên dùng tuân theo 
qui luật nhất định” [10]. Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả Phan Mạnh Hùng về hiện tượng 
liên dùng của 22 trợ từ này và phân chia làm 3 loại dưới đây [11]: 
Loại a: Tổ hợp liên dùng trợ từ ngữ khí ở vị trí trước gồm “thế, ấy, với”. 
Loại b: Gồm liên dùng với loại a đứng vị trí sau và liên dùng với loại c đứng vị trí trước bao 
gồm các trợ từ ngữ khí “đây, đấy, kia (cơ), chứ, đâu, thôi, đi, đã, á, vậy”. 
Loại c: tổ hợp liên dùng đứng vị trí sau bao gồm “ạ, nhỉ, nhé, à, ư, hả, nào, mà, này”. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 211 - 217 
 214 Email: jst@tnu.edu.vn 
Ba loại này liên dùng kết hợp với nhau theo một quy luật nhất định và theo thứ tự a+b+c, ở 
giữa có thể khuyết thiếu. Thông qua khảo sát ngữ liệu chúng tôi thống kê được trong tiếng Việt 
có 6 loại tổ hợp liên dùng của trợ từ ngữ khí như bảng 2. 
Bảng 2. Thống kê tổ hợp liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt 
 Hai trợ từ ngữ khí liên dùng 
a+b 
Ấy đấy, ấy kia, ấy chứ, ấy đây, ấy thôi, ấy cơ, thế đấy, thế kia, thế chứ, thế thôi, thế á, với đây, 
với đấy, với kia, với chứ, với đi, với đã. 
a+c 
Ấy ạ, ấy nhỉ, ấy nhé, ấy à, ấy ư, ấy nhỉ, ấy hả, ấy mà, ấy chắc, ấy này, thế ạ, thế nhỉ, thế à, thế 
hả, thế ư, thế này, với ạ, với nhỉ, với nhé, với này, với nào, với mà. 
b+b 
Đây đấy, đây đã, đây vậy, đấy chứ, đấy thôi, đấy kia, đâu đấy, đâu chứ, thôi đấy, thôi chứ, thôi 
đâu, thôi đã, thôi á, thôi vậy, đi đấy, đi kìa, đi chứ, đi thôi, đi đã, đi á, đi vậy, đã đây, đã chứ, đã 
á, đã vậy, vậy đấy. 
b+c 
Đây ạ, đây nhỉ, đây nhé, đây à, đây ư, đây hả, đây nào, đây mà, đây này, đấy ạ, đấy nhỉ, đấy 
nhé, đấy à, đấy ư, đấy hả, đấy mà, kia ạ, kia nhỉ, kia nhé, kia à, kia ư, kia hả, kia nào, kia mà, 
kia này, chứ ạ, chứ nhỉ, chứ à, chứ hả, chứ nào, chứ mà, chứ này, đâu ạ, đâu nhỉ, đâu nhé, đâu 
hả, đâu nào, đâu mà, thôi ạ, thôi nhỉ, thôi nhé, thôi à, thôi ư, thôi hả, thôi nào, thôi mà, thôi này, 
đi ạ, đi nhỉ, đi nhé, đi à, đi ư, đi hả, đi nào, đi mà, đi này, đã ạ, đã nhỉ, đã nhé, đã à, đã hả, đã 
nào, đã mà, đã này, á ạ, á hả, vậy ạ, vậy nhỉ, vậy nhé, vậy à, vậy ư, vậy hả, vậy nào, vậy mà, cơ 
ạ, cơ nhỉ, cơ nhé, cơ à, cơ ư, cơ hả, cơ mà, cơ này. 
 Ba trợ từ ngữ khí liên dùng 
a+b+c 
Thế đấy ạ, thế kia ạ, thế kia à, thế cơ ạ, thế cơ à, thế cơ mà, với đấy nhé, với chứ ạ, với chứ 
nhỉ, với đi nào, với đi mà, với đã ạ, với đã nhé, với đã nào, với đã mà, với đã này. 
b+b+c Đấy chứ nhỉ, đâu đấy nhé, thôi đấy ạ, thôi đấy nhé, thôi vậy nhỉ, đi chứ nhỉ, đi thôi ạ, đi đã nhé 
 Bốn trợ từ ngữ khí liên dùng 
 Ấy thế cơ mà, ấy vậy cơ mà, ấy thế cơ à, ấy vậy cơ à, ấy rồi đấy nhé, ấy rồi đấy nhỉ, đâu 
đấy ấy nhỉ 
Thông qua khảo sát và thống kê chúng tôi thấy rằng số lượng các trợ từ ngữ khí liên dùng 
trong tiếng Việt tương đối nhiều từ 22 trợ từ ngữ khí đơn dùng đã kết hợp với nhau tạo thành 220 
tổ hợp. Trong đó, có cả hiện tượng 2, 3 và 4 trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau, tuy nhiên số lượng 
2 trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau chiếm số lượng lớn. Trợ từ ngữ khí liên dùng trong tiếng Việt 
cũng tuân theo trật tự quy luật nhất định và vị trí trong câu rất linh hoạt. 
3.3. So sánh về phương diện ngữ pháp của hiện tượng liên dùng trợ từ ngữ khí trong tiếng 
Hán và tiếng Việt 
3.3.1. Đặc điểm giống nhau về phương diện ngữ pháp của hiện tượng liên dùng trợ từ ngữ khí 
trong tiếng Hán và tiếng Việt 
Hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt rất phổ biến. Thông qua 
khảo sát trật tự liên dùng của các trợ từ ngữ khí chúng ta có thể thấy trợ từ ngữ khí liên dùng 
trong tiếng Hán và tiếng Việt có những đặc điểm tương đồng sau: 
Thứ nhất, từ trật tự liên dùng của trợ từ ngữ khí chúng ta có thể thấy hiện tượng liên dùng của 
trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có quy luật nhất định. Trong tiếng Hán 6 trợ từ 
ngữ khí điển hình liên dùng đều theo trật tự nhất định là a+b+c+d+e. Trong tiếng Việt các trật tự 
liên dùng đều tuân thủ theo quy luật nhất định là a+b+c, ngoại trừ các tổ hợp liên dùng “đã đi - đi 
đã, đã đây - đây đã, đấy thôi - thôi đấy, thôi vậy - vậy thôi...” trong loại b thì các tổ hợp liên dùng 
này có thể đảo ngược vị trí. 
Thứ hai, trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có hiện tượng liên dùng của hai và ba trợ từ ngữ 
khí, trong đó hai trợ từ ngữ khí liên dùng nhiều hơn ba từ. Các trợ từ ngữ khí liên dùng này 
thường đứng ở cuối câu đơn hoặc cuối phân câu câu phức. Ví dụ: 
(1)爸,您是逗我玩呢吧。 
(2) Con gái bác đấy à? 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 211 - 217 
 215 Email: jst@tnu.edu.vn 
(3) 我忽然感到,在他的记、目中,我也该算是已经老化和过时的了吧? 
(4) Bạn mà như vậy, tôi không giúp bạn đâu đấy nhé. 
Trong ví dụ (1) và (2) trợ từ ngữ khí liên dùng “呢吧”, “đấy à” ở cuối câu do 2 trợ từ ngữ khí 
kết hợp với nhau, đứng ở cuối câu đơn. Ví dụ (3) và (4) trợ từ “的了吧”, “đâu đấy nhé” đứng ở 
cuối câu phức do 3 trợ từ ngữ khí kết hợp với nhau tạo thành. 
Thứ ba, trợ từ ngữ khí liên dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể xuất hiện trong câu 
trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. 
(5) 为了事业,为了T台,我既然可不顾母亲的病,想想也真够狠心的了。 
(6)Dạ thưa anh, anh Lâm đây cũng là một nhà văn rất hay đấy ạ. 
(7) 现在家里真的不再支持自己到光荣院里工作了吗? 
(8) Đi thôi chứ? 
(9) 这是人民群众表达感情的特殊方式,它是比金子还要珍贵的啊! 
(10) Đẹp quá đi chứ! 
(11) 我看您还是把那篇背时文章收回了吧。 
 (12) Con cứ chú tâm vào học hành đi nhé. 
Trong ví dụ (5), (6) trợ từ ngữ khí liên dùng “的了” và “đấy ạ” dùng trong câu trần thuật. Trợ 
từ ngữ khí liên dùng “了吗” và “thôi chứ” dùng trong câu nghi vấn ở ví dụ (7), (8). Trong ví dụ 
(9) và (10) trợ từ ngữ khí liên dùng “的啊” và “đi chứ” dùng trong câu cảm thán. Trong ví dụ 
(11) và (12) trợ từ ngữ khí liên dùng “了吧” và “đi nhé” dùng trong câu cầu khiến. 
Thứ tư, liên dùng trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có hiện tượng phân tầng rõ 
ràng, cả tổ hợp liên dùng của hai hoặc ba trợ từ ngữ khí đều có hiện tượng này. Ví dụ: 
(13) Xin lỗi anh đặt phòng bao nhiêu vậy ạ? 
Tầng 1: Xin lỗi anh đặt phòng bao nhiêu + vậy 
Tầng 2: Xin lỗi anh đặt phòng bao nhiêu vậy + ạ 
Trong ví dụ (13) ở tầng 1, nội dung câu thêm trợ từ ngữ khí “vậy” biểu thị ngữ nghĩa của trợ 
từ ngữ khí là hỏi, đến tầng thứ 2 toàn câu thêm trợ từ ngữ khí “ạ” biểu thị thái độ thân mật lịch sự 
của người nói. 
(14) 我还以为你刚才已经给过钱了呢。 
Tầng 1:我还以为你刚才已经给过钱 +了 
Tầng 2:我还以为你刚才已经给过钱了+ 呢 
Trong ví dụ (14) có 2 trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau “了呢”, trợ từ ngữ khí “了” ở tầng thứ 
1 biểu thị ngữ khí sự việc đã kết thúc, trợ từ ngữ khí “呢” trong tầng thứ 2 biểu thị ngữ khí không 
nên hoài nghi. 
Thứ năm, từ góc độ ngữ nghĩa, trợ từ ngữ khí liên dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt đều giữ 
nguyên ngữ nghĩa ban đầu.Ví dụ: 
(15) Lần này là thật chứ hả anh Lộc? 
(16) 噢,李缅宁还没给你介绍我是谁呢吧? 
Trong ví dụ (15), (16) các trợ từ ngữ khí “chứ, hả, 呢, 吧” dùng trong tổ hợp liên dùng đều 
giữ nguyên ngữ khí của ngữ nghĩa ban đầu. Trợ từ ngữ khí “chứ, hả” biểu thị ngữ khí nửa tin nửa 
ngờ và nhấn mạnh ngữ khí nghi vấn. Trợ từ ngữ khí “呢” và “吧” biểu thị ngữ khí khoa trương 
và nửa tin nửa ngờ. Nhưng sau khi các trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau thì ngữ nghĩa biểu đạt sẽ 
yếu hơn so với ngữ nghĩa ban đầu chưa có hiện tượng liên dùng. 
3.3.2. Đặc điểm khác nhau về phương diện ngữ pháp của hiện tượng liên dùng trợ từ ngữ khí 
trong tiếng Hán và tiếng Việt 
Hiện tượng liên dùng của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt mặc dù có nhiều điểm 
tương đồng nhưng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt dưới đây: 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 211 - 217 
 216 Email: jst@tnu.edu.vn 
Thứ nhất, trong tiếng Việt có hiện tượng 4 trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau nhưng trong 
tiếng Hán không có hiện tượng này. Tiếng Việt có hiện tượng liên dùng của hai hoặc ba trợ từ 
ngữ khí là phổ biến nhất nhưng ngẫu nhiên xuất hiện hiện tượng bốn trợ từ ngữ khí liên dùng với 
nhau như “ấy thế cơ à, ấy vậy cơ à, ấy rồi đấy nhé, ấy rồi đấy nhỉ, ấy thế cơ mà, đâu đấy ấy nhỉ”. 
Ví dụ: 
(17) Cái cuốn sách của tôi đâu đấy ấy nhỉ? 
Thứ hai, trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt sau khi liên dùng thì vị trí giữa chúng có thể đảo 
ngược, ngược lại tiếng Hán không có hiện tượng này. Tiếng Việt có một số trợ từ ngữ khí loại b 
sau khi liên dùng vị trí của hai trợ từ ngữ khí có thể đảo ngược lại tạo thành tổ hợp liên dùng mới, 
ngữ nghĩa của chúng cũng thay đổi, biểu thị ngữ khí không giống nhau. Thông qua khảo sát ngữ 
liệu chúng tôi tìm được các trợ từ ngữ khí có thể tham gia vào hiện tượng này là “đã đi-đi đã, thôi 
vậy-vậy thôi, thôi chứ-chứ thôi, đây thôi-thôi đây, đã đây-đây đã, đấy thôi-thôi đấy”. Ví dụ: 
(18) Kết quả buổi họp hôm qua chẳng phải tôi đã nói với cậu rồi đấy thôi. 
(19) Tôi không có nhiều thời gian, hỏi trong vòng 10 phút thôi đấy. 
 Ví dụ (18) là câu trần thuật, “đấy” và “thôi” kết hợp với nhau biểu thị ngữ khí hòa dịu nhấn 
mạnh người nói đã thực hiện sự việc rồi. Ví dụ (19) là câu cầu khiến, “đấy thôi” đảo ngược vị trí 
thành “thôi đấy” nên ngữ nghĩa của câu cũng thay đổi, người nói dùng “thôi đấy” để biểu thị ngữ 
khí uyển chuyển nhấn mạnh một yêu cầu nào đó. 
Thứ ba, trong tiếng Hán và tiếng Việt trợ từ ngữ khí sau khi liên dùng thường đứng ở vị trí 
cuối câu đơn hoặc cuối phân câu trong câu phức. Ngoài ra, trong tiếng Việt trợ từ ngữ khí sau khi 
liên dùng có thể đứng ở vị trí đầu câu hoặc tạo thành câu độc lập mà trong tiếng Hán không có vị 
trí này. Ví dụ: 
(20) Đấy nhé, tuần sau em Dương lấy chồng rồi đấy nhé! 
(21) Con đã làm vỡ bình hoa phải không? Đâu ạ. 
Trong ví dụ (20) trợ từ ngữ khí “đấy” kết hợp với “ nhé” tạo thành tổ hợp trợ từ ngữ khí liên 
dùng “đấy nhé” đứng đầu câu. Ví dụ (21) trợ từ ngữ khí “đâu” kết hợp với “ạ” tạo thành tổ hợp 
“đâu ạ” đứng độc lập tạo thành câu độc lập để trả lời câu hỏi của người nói. 
Thứ tư, trong tiếng Hán giữa các trợ từ ngữ khí liên dùng không thể thêm bất cứ từ ngữ nào ở 
giữa, ngược lại trong tiếng Việt có thể thêm từ ngữ chỉ người ngôi thứ hai ở giữa các trợ từ ngữ 
khí liên dùng hoặc xuất hiện ở sau tổ hợp liên dùng này, nhưng tuyệt đối không thể xuất hiện ở vị 
trí trước tổ hợp liên dùng này. Ví dụ: 
(22) Vâng, thế con chỉ đứng ở cổng chờ cậu thôi mẹ nhé! 
(22) Không, chỉ mưa bụi đấy thôi cậu ạ, nhưng vì tôi đi xa quá nên mới ướt hết cả. 
(23) Em mới về, hơi mệt đấy thôi chị. 
(24) Nhà con chỉ cảm xoàng đấy thôi mà mẹ, không can gì. 
Trong tiếng Việt bất kì là hai hay ba trợ từ ngữ khí liên dùng có thể kết hợp với từ chỉ người ở 
ngôi thứ 2, từ chỉ người ở ngôi thứ 2 là “mẹ, cậu” đứng giữa tổ hợp trợ từ ngữ khí liên dùng “thôi 
nhé, đấy thôi ạ” như trong ví dụ (21) và (22), từ chỉ người ngôi thứ 2 là “chị, mẹ” đứng sau tổ 
hợp trợ từ ngữ khí liên dùng “đấy thôi, đấy thôi mà” như trong ví dụ (23) và (24). 
Thứ năm, thông qua khảo sát ngữ liệu chúng tôi thấy rằng, trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán liên 
dùng không thể ngừng ngắt hoặc tách ra, trong khi đó tiếng Việt lại có hiện tượng này và trong 
văn viết thể hiện bằng dấu phẩy. Ví dụ: 
Tổ hợp trợ từ ngữ khí “chứ nhỉ” ở giữa hai trợ từ này có ngừng ngắt hoặc không. 
(25a) Đi thì đi cả, không thì thôi chứ nhỉ? 
(25b) Đi thì đi cả, không thì thôi chứ, nhỉ? 
Ngoài ra có thể thêm từ ngữ chỉ người ngôi thứ 2 ở giữa tổ hợp liên dùng này như ví dụ (26), (27): 
(26) Đi đâu thế, hở em? 
(27) Ở trên đồi sau nhà có vô số cành khô cơ, mẹ ạ. 
Thứ sáu, trong tiếng Hán và tiếng Việt trợ từ ngữ khí cùng biểu thị ngữ khí nghi vấn thì không 
thể liên dùng với nhau, chẳng hạn như trong tiếng Hán trợ từ ngữ khí “吧” và “吗” đều biểu thị 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 211 - 217 
 217 Email: jst@tnu.edu.vn 
ngữ khí nghi vấn dùng trong câu hỏi nên không thể liên dùng với nhau, trong tiếng Việt có trợ từ 
ngữ khí “hả, ư” và “ư, sao” cũng không thể liên dùng với nhau. 
Tuy nhiên, thông qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi thấy rằng ở đặc điểm này tiếng Việt có sự 
khác biệt so với tiếng Hán là trợ từ ngữ khí cùng biểu thị mệnh lệnh có thể cùng xuất hiện như trợ từ 
ngữ khí “đi, nào, với” có thể liên dùng tạo thành tổ hợp “đi với, với nào, đi nào, với đi”. Ví dụ: 
(28) Giúp mình một tay với nào! 
(29) Con không sớm đi đánh răng đi nào? 
4. Kết luận 
Trong tiếng Hán và tiếng Việt trợ từ ngữ khí đều được dùng với tần suất cao và sử dụng đa 
dạng trong câu, do đó sự liên dùng của trợ từ ngữ khí giữa hai ngôn ngữ này cũng rất phức tạp. 
Bài viết dựa trên phương diện ngữ pháp để tiến hành phân tích hiện tượng liên dùng của trợ từ 
ngữ khí trong tiếng Việt và tiếng Hán đã thấy rằng giữa hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng 
như: trật tự liên dùng giữa các trợ từ ngữ khí phải theo quy luật nhất định, đều có hiện tượng 2 
hay 3 trợ từ ngữ khí liên dùng với nhau và thường đứng ở cuối câu hoặc cuối phân câu câu phức, 
có thể xuất hiện trong các loại hình câu, có hiện tượng phân tầng và giữ nguyên được ngữ nghĩa 
biểu đạt ban đầu. Tuy nhiên, hiện tượng liên dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng tồn tại rất 
nhiều điểm khác biệt như: tiếng Việt có hiện tượng đảo ngược vị trí; có 4 trợ từ ngữ khí liên 
dùng; có thể kết hợp với từ ngữ chỉ người ngôi thứ hai ở vị trí giữa hoặc phía sau tổ hợp liên 
dùng; có thể dừng ngắt giữa các trợ từ liên dùng (trong văn viết ngăn cách bằng dấu phẩy), tiếng 
Hán đều không có các đặc điểm này khi liên dùng các trợ từ ngữ khí với nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] M. Phuong, “A contrastive study on the function of modal particle in sentences,” China Journal of 
language, vol. 21, no. 2, p. 137, 2011. 
[2] L. D. Te, “Analyzing the function of the modal particle in the modality aspect,” Namkinh University 
Journal, vol. 32, no. 3, pp. 141-152, 2002. 
[3] H. V. Pham, Modal particle in modern Vietnamese. Vietnamese Social Science publishing House, 2003. 
[4] V. H. Nguyen, “ Classified modal particle from the end of sentence,” Vietnam Journal of language, no. 
5, pp. 54-63, 2001. 
[5] Q. B. Diep, Vietnamese grammar. Vietnamese Social Science publishing House, 2009. 
[6] C. T. Ly, “The phenominon of co - existence of modal particle,” China Journal of language, vol. 32, no. 
3, pp. 91-92, 2006. 
[7] T. P. Tran, “Analyzing the pragmatic function of the modal particle in Chinese questioning sentences,” 
Trungbac University Journal, vol. 21, no. 6, pp. 64-66, 2008. 
[8] D. H. Chu, Study of grammar semantics. Beijing University press,1999. 
[9] H. T. Dinh, “On the phenominon of co-existence of modal particle,” Language research and teaching, 
vol. 19, no. 3, pp. 34-40, 2001. 
[10] V. H. Nguyen, “ Classify end-sentence modal partical in Vietnamese,” Vietnam Journal of language, no. 
5, pp. 54-62, 2001. 
[11] H. V. Pham, “Some function features of modern Vietnamese modal particle,” Ph.D thesis, University of 
Social Sciences and Humanities - Hanoi National University, 2004. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hien_tuong_lien_dung_cua_tro_tu_ngu_khi_trong_tieng.pdf