Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Tóm tắt

Nguồn lợi thủy sản trên đầm Ô loan, tỉnh Phú Yên tương đối đa dạng và phong phú.

Nhưng gần đây, do khai thác quá mức và quản lý yếu kém, nguồn lợi sinh vật và điều kiện

sống trong đầm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi những giải pháp cấp bách

để duy trì nguồn lợi và bảo vệ môi trường đầm cho phát triển bền vững.

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 9

Trang 9

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 17680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên
 từng loại ngư cụ không tăng mà có chiều hướng giảm một cách nghiêm 
trọng, minh chứng cho sự khai thác nguồn lợi quá mức. Hơn nữa, trong mùa khô, mực 
nước trong đầm giảm thấp, mức độ ô nhiễm tăng lên, ngư dân vẫn còn lén lút sử dụng 
các ngư cụ mang tính huỷ diệt  đưa đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy 
sản trong đầm. Đây là điều báo động cho các nhà quản lý nghề cá phải sớm có những 
giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cũng như duy trì sự 
phát triển ổn định của hệ sinh thái đầm. 
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
4.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan 
Đi đôi với việc khai thác hợp lý, cần phải áp dụng những thành quả khoa học 
kỷ thuật để nuôi trồng các loài thủy sản. Đây là vấn đề chiến lược nhằm phát triển 
lâu bền nguồn lợi. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển không chỉ nâng cao năng suất 
sinh học cho thủy vực, tăng sản lượng thủy sản trong chiến lược kinh tế, mà còn bảo 
vệ được nguồn lợi, đảm bảo tính đa dạng sinh học trong đầm [3]. 
Bắt đầu từ năm 1980, ý tưởng nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan đã được 
các nhà quản lý, chuyên môn đề cập đến. Mãi đến năm 1985 - 1986, mới triển khai 
một số đề án: trồng rau câu ở xã An Cư (Xí nghiệp nuôi trồng Phú Sơn) nhưng đều 
không thành công [3]. 
Bảng 4. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan qua các năm 
Đơn vị tính: ha 
Năm 
Diện tích nuôi trồng thủy sản của 5 xã 
xung quanh đầm (ha) 
Tổng cộng 
An 
Hoà 
An 
Hiệp 
An 
Cư 
An 
Hải 
An Ninh 
Đông 
1996 22 20 60 4 45,0 151,0 
1997 50 40 102 8 50,0 250,0 
1998 80 50 125 11 57,5 324,0 
1999 80 50 125 11 58,5 325,0 
2001 80 50 125 11 57,5 324,0 
2005 82 51 126 14 58,5 335,0 
2008 88 54 128 18 59,5 347,5 
2012 91 58 139 25 68 381,0 
(Nguồn: Thống kê của chi cục BVNL TS tỉnh Phú Yên, 2012) 
Năm 1988 - 1989, nhà nước có một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi 
trồng thủy sản, nhờ đó nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan bắt đầu phát triển. 
Năm 1989, toàn đầm có 10ha diện tích nuôi trồng, chủ yếu là trồng rau câu. 
Năm 1990, tình hình nuôi cá ở vùng đầm Ô Loan được đẩy mạnh, tuy nhiên 
nghề nuôi cá chủ yếu chỉ là nuôi ghép trong các ao nuôi tôm và rau câu. Các đối 
tượng nuôi trong đầm là nhóm cá Đối, cá Dìa, cá Hồng, cá Mú. Các loài cá nuôi 
này đồng thời là những đối tượng đánh bắt chính trong đầm (Chi cục Bảo vệ nguồn 
lợi thủy sản Phú Yên, năm 2012). 
Từ năm 1996 đến nay, nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan phát triển mạnh, đối 
tượng nuôi chính là tôm sú với diện tích được sử dụng là 347,5ha (bảng 4). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 5 * 2014 77 
Trong đầm, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 63,5ha (năm 1995) đến 
381,0 ha (năm 2012), bình quân tăng 42,9%. Diện tích này chủ yếu để nuôi tôm sú 
và tôm thẻ chân trắng. Mật độ thả từ 3 - 5 con/m2 (năm 1995), tăng 10 -11 con/m2 
(năm 2008), tăng tiếp 11 - 13 con/m2 (năm 2012). Sản lượng cũng tăng từ 79 tấn 
(năm 1995) đến 270 tấn (năm 1998) và năm 2008 giảm còn 200 tấn, năm 2012 còn 
190 tấn. 
Bảng 5. Thống kê năng suất, sản lượng nuôi tôm ở đầm Ô Loan 
STT 
Năm 
 Chỉ tiêu 
1986 1995 1996 1997 1998 1999 2005 2008 
2012 
1 
Mật độ con 
(con/m
2
) 
Thả 
tự nhiên 
3 – 5 6 - 8 7 - 10 8 - 10 7 - 10 8-10 8 – 11 11-13 
2 
Năng suất 
(tấn/ha/vụ) 
0,20 0,73 0,84 0,57 0,48 0,37 0,35 0,32 0,30 
3 Sản lượng (tấn) 2 79 220 250 270 210 205 200 190 
(Nguồn: Thống kê của chi cục BVNL TS tỉnh Phú Yên, 2012) 
Qua bảng trên, ta thấy diện tích nuôi trồng tăng 29% mỗi năm nhưng năng 
suất, sản lượng giảm. Năng suất bình quân cao nhất năm 1996 là 0,84 tấn/ha/vụ, sản 
lượng chung cao nhất năm 1998 đạt 270 tấn. Rõ ràng nghề nuôi Tôm đầm Ô Loan 
không bền vững, liên tục từ năm 1997 đến nay có nhiều ao nuôi bị dịch bệnh mất 
trắng. Năm 1998 mất trắng 2 vụ là 160ha, năm 1999 mất trắng 2 vụ là 195ha, tỉ lệ 
diện tích mất trắng là 34,57% tổng diện tích thả nuôi. 
Thống kê năm 2008, số hộ nuôi có lãi 49 hộ, chiếm 5%; hoà vốn 49 hộ, chiếm 
5%; bị lỗ vốn và mất trắng 874 hộ, chiếm 90%. Năm 2013, diện tích dịch bệnh là 
79,5ha, chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng. 
Sở dĩ, nghề nuôi tôm ở đầm Ô Loan không thành công là do phần lớn ao 
nuôi tôm đào đắp tự phát không theo qui hoạch, có 258ha không có quyết định 
giao đất chiếm 79,63% so với tổng diện tích nuôi tôm trong đầm. Chính điều này, 
gây khó khăn cho việc cấp thoát nước của các ao nuôi, lây lan dịch bệnh từ các 
ao này sang ao khác. 
Qui trình nuôi áp dụng chưa phù hợp với điều kiện bãi triều, mặt nước đầm. 
Hầu hết các ao nuôi diện tích nhỏ, nhưng mật độ thả dày, nuôi 2 vụ/năm, thiếu sục 
khí, thiếu nước ngọt bổ sung, tẩy dọn ao nuôi kém, sử dụng 20 - 30% thức ăn chưa 
qua chế biến. 
Nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan đã chịu hậu quả nặng nề của các chất thải 
vào đầm: lượng lớn thức ăn dư thừa, phân bón, hoá chất, làm cho môi trường đầm bị 
ô nhiễm; diện tích đầm nuôi mở rộng đã làm giảm diện tích tự nhiên, xâm lấn các 
78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
vùng nước sinh sản, sinh trưởng, không những thế còn ảnh hưởng đến giá trị văn 
hoá - du lịch của đầm. 
4.3. Vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản và một số giải pháp cho phát triển 
nghề cá bền vững trong đầm 
Nguồn lợi sinh vật ở các vực nước được hình thành trong tổ hợp các điều kiện 
của một hệ sinh thái. Bởi vậy, hoạt động khai thác của con người phải được xem như 
một nhân tố quan trọng, có tác động đến sự biến đổi và tiến hoá của hệ thống. 
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là lấy đi một phần nguồn lợi, tương đương 
với sự gia tăng hàng năm của nguồn lợi đó. Khai thác hợp lý không gây nên tình 
trạng các sinh vật mất khả năng khôi phục lại số lượng của quần thể, đồng thời phải 
đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất. 
Khai thác hợp lý là một vấn đề phức tạp trong khoa học. Muốn khai thác hợp 
lý, cần phải dựa trên những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cá thể, các đặc 
điểm của nguồn lợi, đặc điểm vùng nước để đề ra những tiêu chuẩn và qui định kích 
thước tối thiểu của từng đối tượng khai thác, qui định mắt lưới, vùng đánh bắt, vùng 
bảo vệ, thời gian khai thác, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt lạc hậu 
(chất nổ, bã độc, rà điện, lưới điện,). 
4.3.1. Qui hoạch tổng thể cho việc sử dụng tổng hợp nguồn lợi thủy sản của đầm 
 Cá cũng như các dạng tài nguyên khác trong đầm là kết quả của quá trình tương 
tác giữa các quần xã sinh vật với môi trường nói riêng hay giữa lục địa và biển nói 
chung. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau và biến đổi theo sự 
biến đổi của các nhân tố tự nhiên và hoạt động của con người. Hiện tại tác động của 
con người lên các hệ sinh thái nói chung hay lên tài nguyên sinh vật nói riêng ngày 
càng mạnh, thường làm cho chúng biến đổi theo hướng suy giảm, nhất là trong khung 
cảnh khí hậu toàn cầu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. 
 Chính vì vậy, để tránh hậu quả do con người gây ra làm thất thoát đa dạng, suy 
giảm nguồn lợi và ô nhiễm môi trường nói chung hay đầm Ô Loan nói riêng trước hết 
phải quy hoạch lại nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ngay trong đầm 
4.3.1.1. Qui hoạch và tổ chức lại nghề khai thác 
 Để quy hoạch khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên, cần đánh giá lại tình 
hình nguồn lợi, hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như dựa vào tiềm 
năng đất đai và nguồn lực lao động của ngành để quy hoạch lại theo chiến lược phát 
triển KT-XH của địa phương, song theo hướng phát triển bền vững mà trước đây 
chưa được quan tâm. Trong quy hoạch, trước hết cần phải xem xét đến sức chịu 
đựng của môi trường để hạn chế sự phát triển chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu tính 
toán của người dân trong khai thác và diện tích nuôi thả trong đầm, giảm thiểu thất 
thoát đa dạng sinh học, suy kiệt nguồn lợi và gây ô nhiễm môi trường. 
 Những giải pháp ưu tiên trong quy hoạch gồm các vấn đề dưới đây: 
 Về lao động nghề cá: Cần tính toán số hộ và người tham gia hoạt động nghề cá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 5 * 2014 79 
và phân bố lại lực lượng này phù hợp với tiềm năng khai thác và nuôi trồng của 
đầm. Trong nuôi trồng phải quy hoạch lại diện tích, hướng đến nuôi quảng canh cải 
tiến, nhất là nuôi bán thâm canh để tránh xâm lấn nhiều diện tích mặt nước và các hệ 
sinh thái có vai trò quan trọng trong đời sống của đầm. 
 Lực lượng dư thừa do trước đây nghề cá phát triển tự phát cần được chuyển đổi 
sang các nghề khác, đảm bảo sinh kế cho họ. 
 Về ngư cụ : Các ngư cụ khai thác cá trong đầm là ngư cụ truyền thống, lạc hậu 
với mắt nhỏ 8-15mm nhằm tận thu; sử dụng chủ yếu là lưới cố định (đăng, chà rạo, 
lưới chấn). Do vậy các nhà quản lý phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục ngư dân 
sử dụng lưới chài có mắt lưới theo tiêu chuẩn ngành (a=10-15;15 -18; 18-22) để 
giảm bớt cá có kích thước nhỏ chưa tham gia vào đàn khai thác, đồng thời giảm 
thiểu số lượng ngư cụ, nhất là các ngư cụ khai thác bị động như đăng, chấn. 
 Cần chuyên hóa khai thác cho từng khu vực trong đầm theo từng loại nghề. 
 Hoàn toàn cấm và giám sát chặt chẽ việc người dân sử dụng chất nổ, xung 
điện, bả độc trong khai thác. 
 Về thuyền bè: Do mật độ thuyền máy và thuyền thủ công hoạt động trên đầm 
khá cao, nhất là vào thời kỳ mùa khô, lượng nước trong đầm thấp nên phải giảm bớt 
số lượng thuyền máy để tránh tiếng ồn và khuấy đảo khối nước, giảm thiểu ô nhiễm 
dầu do sự rò rỉ xăng nhớt và thau rửa. 
 Về thời vụ khai thác: Khai thác cá trong đầm diễn ra quanh năm, song tập 
trung chính vào thời kỳ mùa khô trùng với thời gian sinh sản của các loài thủy sản. 
Do vậy, địa phương cần quy định một khoảng thời gian xác định và khoanh một số 
khu vực được xem là nơi sinh sản, nuôi dưỡng con non (các bãi cỏ nước, cửa các 
sông đổ vào đầm, cửa đầm...) tạm ngừng khai thác, phù hợp với Luật Nghề cá, nhất 
là đối với một số loại nghề như đăng, chấn nhằm đảm bảo cho sự tái sản xuất của 
các đàn cá và động vật thủy sinh có giá trị trong khai thác. 
4.3.1.2. Tổ chức lại nghề nuôi trồng thủy sản 
Cần có chính sách chia quyền sử dụng mặt nước cho từng hộ ngư dân quản lý trong 
nuôi trồng thủy sản để giữ gìn trật tự an ninh trên đầm và bảo vệ môi trường đầm. 
Tuyển chọn các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, nhất là những loài bản địa, 
phù hợp với đất đai, khí hậu thời tiết của đầm (rong câu, rong mơ, tôm sú, hầu sò, cá đối, 
cá tráp vây vàng...). 
Hình thức nuôi trong điều kiện phổ biến hiện nay nên chọn là nuôi quảng canh cải 
tiến và bán thâm canh. 
4.3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường 
4.3.2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học 
Bảo tồn các hệ sinh thái và nơi sống đối với các loài thủy sản trong đầm, trước 
hết là vùng nước ven bờ. Nghề NTTS không được xâm lấn quá mức diện tích đầm. 
Duy trì mối quan hệ của đầm thường xuyên liên thông với biển nhằm duy trì 
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
mực nước và đa dạng sinh học của đầm, trước hết, các ngư cụ khai thác, nơi khoanh 
nuôi không cản trở con đường lưu thông của nước ra vào đầm 
Bảo tồn các loài thủy sinh vật, gồm cả các loài cá, nhất là các loài quí hiếm 
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. 
4.3.2.2. Bảo vệ môi trường cho đầm 
Quản lý và có biện pháp xử lý chất thải từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường 
đầm như: 
- Giảm thiểu ô nhiễm dầu mỡ từ các máy thủy hoạt động trên đầm, trước hết 
giảm bớt số thuyền máy. 
- Phân, rác và nước thải sinh hoạt, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 
) cần được xử lý trước khi đổ vào đầm bằng các biện pháp sinh học rẻ tiền (xây 
dựng các hầm biogas, các hồ sinh học, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ...) 
- Quản lý nguồn thải do NTTS như thuốc chữa bệnh thủy sản, nguồn thức ăn 
dư thừa... 
4.3.3. Về quản lý nghề cá của đầm 
 Đầm và nguồn lợi của đầm là chỗ dựa, tạo sinh kế cho người dân sống ven 
đầm. Song nếu như không được quản lý, người dân chưa nâng cao được nhận thức 
và khai thác tùy tiện thì nguồn lợi này cũng cạn kiệt, đe dọa đến đời sống của chính 
các cộng đồng cư dân và an ninh xã hội. Do vậy, các biện pháp cấp bách trong lĩnh 
vực này cần được quan tâm đúng mức. 
 - Nâng cao nhận thức của cả cán bộ quản lý và người dân về Luật Đa dạng sinh 
học, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Thủy sản trên cơ sở lồng ghép vào các hoạt động 
kinh tế-xã hội và văn hóa của địa phương, tuyên truyền giáo dục trong nhà trường, 
các đoàn thể quần chúng (Cựu chiến binh, Người Cao tuổi, Thanh thiếu niên, Phụ 
nữ...) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
 - Trong phong trào xây dựng nông thôn mới và làng xã văn hóa cần đẩy mạnh 
xây dựng “Hương ước” nhằm huy động các cộng đồng dân cư cùng tham gia quản lý 
đa dạng sinh học và nguồn lợi cho phát triển bền vững. Mẫu hình này đã xuất hiện ở 
một số địa phương như quản lý nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái san hô Rạn 
Trào, bảo vệ rừng ngập mặn (Khánh Hòa, Giao Xuân, Nam Định). 
 - Các công việc chính ở trên muốn thành công, đương nhiên các cấp chính 
quyền, từ địa phương đến trung ương cần quan tâm và hỗ trợ tích cực, trước hết giúp 
cho địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, nguồn vốn để chuyển đổi nghề 
nghiệp, kiến thức và các biện pháp khoa học-công nghệ, cũng như các biện pháp 
hành chính-kinh tế nghiêm minh để thưởng, phạt công minh đối với mọi công dân 
sống và làm việc trên lưu vực đầm giầu tiềm năng này. 
5. Kết luận và đề nghị 
 Đầm Ô Loan là cơ sở quan trọng, tạo sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống 
quanh đầm, song do khai thác nguồn lợi quá mức, trước hết là nghề nuôi trồng thuỷ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 5 * 2014 81 
sản thiếu sự quản lí nên trong suốt mùa khô đầm trở nên ô nhiễm nặng và nguồn lợi 
ngày càng suy giảm. 
Ngay từ bây giờ, các cấp quản lí và cư dân trong vùng cần phải giảm cường 
độ khai thác một cách hợp lí và hạn chế tối đa nạn ô nhiễm môi trường do nuôi trồng 
để đầm trở lại trạng thái tự nhiên của mình, nguồn lợi được duy trì, đảm bảo cho 
khai thác lâu dài và bền vững 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Văn Chung và Huỳnh Quang Năng, 1980. Nguồn lợi và khả năng phát triển 
nuôi trồng hải sản trong đầm Ô Loan Phú Khánh. Tuyển tập NCB, II-1, Nha Trang, 
309-318 
[2] Nguyễn Thị Phi Loan, 2010. Khu hệ cá và đặc tính sinh học một số loài cá kinh tế 
đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. Luận án Tiến sĩ. 
[3] Vũ Trung Tạng, 1994. Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam. Nhà xb KHKT, Hà Nội, 
272 tr. 
[4] Nguyễn Hữu Sửu, 1981. Đặc điểm hình thái và trầm tích đáy đầm Ô Loan. Tuyển tập 
NCB, II-2, 201-209. 
[5] Sở Nông nghiệp và PTNN Phú Yên. Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2013. Số 
270/BC – SNN. 
Abstract 
The realities of exploitation and protection of fisheries resources 
in O Loan lagoon, Phu Yen province 
Fisheries resources in O Loan lagoon, Phu Yen province is in a relative max format 
and rich. But recently, due to overfishing and poor management, the aquatic resources and 
environmental conditions of the lagoon are critically degraded, which requires the urgent 
solutions for conserving such resources and protectiing that environment for their 
sustainable development. 
Key words: Fisheries resources, O Loan lagoon 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_khai_thac_va_bao_ve_nguon_loi_thuy_san_dam_o_loan.pdf